Connect with us

Sách hay

Nuôi dưỡng một đứa trẻ hạnh phúc

Được phát hành

,

Cuốn sách là tập hợp 56 bài học thực tiễn, được đúc kết từ chính kinh nghiệm của tác giả trong quá trình thực hiện những khóa học về tâm lý và phát triển trẻ em của mình, từng bước dẫn dắt bạn đọc bước vào thế giới nội tâm của trẻ thơ. Từ đó, cha mẹ có thể thấu hiểu con trẻ hơn, đồng hành cùng con trên mỗi chặng đường trưởng thành, thay vì áp đặt một cách giáo dục cứng nhắc.

Vì lo lắng cho tương lai của con cái, các bậc cha mẹ muốn các con nỗ lực không ngừng. Mong muốn của phụ huynh đã vô tình tạo áp lực cho con cái, khiến chúng muốn phản kháng.

Dua tre hanh phuc anh 1
Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái là vấn đề nhiều gia đình gặp phải. Ảnh: U.P.

Ngày nay, phần lớn các bậc cha mẹ trẻ đều lo lắng về tương lai của con mình. Vì hiểu rõ những áp lực của xã hội hiện đại, họ luôn căng thẳng và lo âu, thậm chí hình dung về tương lai của con từ khi con còn chưa ra đời. Họ sốt sắng lên kế hoạch cho cuộc sống của con, cho con vào học những trường mẫu giáo tốt, đầu tư mua nhà ở gần các trường học chất lượng cao.

Khi con vào tiểu học, họ ép con phải học hành chăm chỉ, không ngừng tiến bộ, thậm chí cả cuối tuần cũng không được nghỉ ngơi. Mục tiêu đặt ra là sau sáu năm nỗ lực, con có thể vào trường cấp hai lý tưởng, tiếp theo là trường chuyên cấp ba. Họ tưởng rằng chỉ cần con tuân theo kế hoạch, mọi cánh cửa sẽ mở ra dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế thường không diễn ra như dự tính, và kế hoạch không thể lường trước được những biến đổi.

Nhiều bậc cha mẹ chỉ mơ mộng về tương lai tươi sáng mà không suy nghĩ đến khả năng con mình không có tố chất học tập, hoặc có thể con sẽ thích chơi hơn học, không muốn nỗ lực tiến bộ. Hơn nữa, khi bước vào tuổi dậy thì, con có thể yêu sớm và không tập trung vào việc học, dẫn đến thành tích giảm sút.

Nói chung, trẻ em là những cá thể độc lập, không thể mãi mãi nghe lời cha mẹ. Một ngày nào đó, các em sẽ trưởng thành, có suy nghĩ và quan điểm riêng, và muốn xây dựng cuộc sống theo cách của mình. Trong tình huống này, kế hoạch của cha mẹ có thể sẽ bị phá vỡ, khi con không muốn tiếp tục đi theo hướng mà cha mẹ đã định sẵn.

Hệ quả là, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có thể chuyển từ hòa thuận sang căng thẳng, và không khí gia đình có thể trở nên nặng nề, thay vì ấm áp và hạnh phúc.

Đặc biệt khi con cái bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ thường cảm thấy mình và con cái như trở thành kẻ thù. Nếu cha mẹ chỉ hướng đông, con cái sẽ ngay lập tức chọn phía tây; nếu cha mẹ chỉ hướng bắc, con sẽ lập tức quyết định đi về phía nam.

Đôi khi, ý tưởng ban đầu của trẻ có thể trùng với dự định của cha mẹ, nhưng ngay khi nghe cha mẹ ra lệnh, trẻ sẽ lập tức thay đổi quyết định, thậm chí từ bỏ ý định ban đầu để phản kháng. Tại sao lại như vậy? Bởi vì trẻ muốn khẳng định sự độc lập của mình với cha mẹ. Trong tình huống này, nếu cha mẹ vẫn tiếp tục cố gắng kiểm soát, trẻ sẽ càng thêm nổi loạn.

Các bậc cha mẹ thông thái nên tạo cho trẻ không gian tự lập và tự do, từ đó làm dịu đi tâm lý nổi loạn và giúp trẻ dễ dàng lắng nghe những lời khuyên hợp lý từ cha mẹ.

Cuộc chiến giữa cha mẹ và con cái đã diễn ra từ lâu, và dù dưới bất kể hình thức nào, nguyên nhân sâu xa vẫn là cha mẹ muốn con cái trở nên xuất sắc hơn mà quên mất rằng mong muốn ban đầu của họ là mong con được hạnh phúc. Tâm hồn của con trẻ đơn giản, ngây thơ và trong sáng; dù có làm gì, mục đích duy nhất của các em là tìm kiếm niềm vui.

Nếu cha mẹ không bị ám ảnh bởi việc nuôi dạy con thành những tài năng ưu tú nhất, thì mong muốn ban đầu của họ có thể trùng hợp với mục tiêu của con cái. Do đó, để xóa bỏ mâu thuẫn giữa cha mẹ với con cái và thống nhất mối quan hệ này, cha mẹ cần nhớ đến mong muốn ban đầu của mình.

Cha mẹ có thể cho rằng nếu con cái không đủ xuất sắc thì không thể đạt được hạnh phúc, nhưng đây là một hiểu lầm. Cha mẹ thường nghĩ rằng con cái phải nổi bật để trở thành người thành đạt và có cuộc sống hạnh phúc như họ tưởng tượng. Thực tế, hạnh phúc của trẻ rất đơn giản. Khi còn nhỏ, trẻ có thể chơi với một mảnh giấy trong thời gian dài và cảm thấy hạnh phúc.

Tuy nhiên, cha mẹ thường không hiểu niềm vui của con, và không hiểu lý do trẻ thích chơi với cát và bùn hơn là những đồ chơi hiện đại. Trong quá trình trưởng thành, cha mẹ liên tục truyền đạt quan điểm của mình cho con, nhưng càng như vậy, con cái càng nổi loạn và muốn phản bác quan điểm của cha mẹ để khẳng định quan điểm của riêng mình. Vậy ai đúng ai sai? Rõ ràng, trẻ em mới là những người đúng.

Từ góc độ tâm lý học, hạnh phúc thực sự là cảm giác từ trái tim. Niềm hạnh phúc của trẻ không phụ thuộc vào sự đánh giá hay cảm nhận của người khác mà là khả năng cảm nhận hạnh phúc trong chính bản thân chúng. Vì vậy, trẻ có thể cảm thấy hạnh phúc ngay cả khi làm công việc khó khăn nhất, trong khi những đứa trẻ giàu có và có địa vị cao chưa chắc đã hạnh phúc.

Nếu như vậy, tại sao cha mẹ không buông bỏ nỗi lo lắng về tương lai của con cái, cho phép chúng tự tạo dựng hạnh phúc riêng và theo đuổi những ước mơ của mình? Khi cha mẹ tôn trọng con cái hơn và nhận thức được rằng hạnh phúc quan trọng hơn sự ưu tú, thì chỉ số hạnh phúc của trẻ sẽ được nâng cao đáng kể.

Nguồn: https://znews.vn/cuoc-chien-dai-dang-giua-cha-me-va-con-cai-post1530094.html

Sách hay

Thêm một lần sống sâu

Được phát hành

,

Bởi

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bac si Nguyen Bao Trung anh 1Bac si Nguyen Bao Trung anh 2

Thêm một lần sống sâu

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Vô thường

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-vo-thuong-de-hieu-rang-khi-con-nguoi-ta-chet-di-hai-tay-buong-thong-duoc-mat-bai-thanh-bong-choc-hoa-hu-khong-post1530428.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Bài cúng rằm tháng Giêng

Được phát hành

,

Bởi

Bài văn khấn được in trong cuốn “Thờ Cúng Cổ Truyền Việt Nam – Nghi lễ và thực hành nghi lễ” của tác giả Trung chính Quách Trọng Trà.

van khan anh 1

Nguồn: https://znews.vn/bai-cung-ram-thang-gieng-post1530570.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Những quốc bảo truyền ngôi trong lễ đăng quang của vua Nguyễn

Được phát hành

,

Bởi

Trong lễ đăng quang (lễ tiến tôn hoặc lễ lên ngôi) của các vua Nguyễn, đi cùng ba nghi thức quan trọng gồm lễ trao kim sách, lễ khánh hạ và lễ dùng ấn ngọc là các bảo vật truyền quốc của vương triều.

Trong nghi lễ tiến tôn vua Gia Long – vị vua đầu tiên của triều Nguyễn vào ngày 12 tháng 5, năm Gia Long thứ 5, tức ngày 28/6/1806 ở điện Thái Hòa, có nghi thức dâng sách vàng nói về việc lên ngôi của nhà vua.

Le len ngoi vua Nguyen anh 1

Sách vàng lễ lên ngôi vua Gia Long. Nguồn: kienthuc.

Kim sách và ấn ngọc truyền quốc

Theo bài viết Les archives des Empreurs d’Annam et l’histoireannamite (Tài liệu lưu trữ của các Hoàng đế An Nam và lịch sử An Nam) của nhà cổ tự người Pháp, Giám đốc Nha Lưu trữ Đông Dương (1917-1945) PaulBoudet, bản sách này gồm 10 tấm vàng, được kết nối với nhau bằng những vòng hình tròn… Tên của sách là: Sách vàng nhân dịp lễ lên ngôi của Hoàng đế Gia Long.

Đại Nam thực lục chép: “Mờ sáng, trống nghiêm hồi thứ ba, hữu ty đặt long đình để sách vàng ở trên thềm giữa điện, lại đặt án dâng sách vàng ở phía nam lư hương, đặt án để tờ chiếu ở gian bên tả của điện, bên hữu dưới thềm điện lại đặt một cái án nữa, đặt trước hòm sách tuyên đọc và hòm biểu mừng. Khâm thiên giám báo giờ.

Vua mang mũ cửu long, áo bào vàng, đai ngọc, ngự ở điện. Ty Bả lệnh tấu nhạc lớn. Người giữ hương đốt hương. Nhạc lớn dứt tiếng, các quan bày ban chầu lạy tiến sách văn. Quan truyền chỉ tuyên rằng: “Hoàng thượng có chiếu”. Quan tuyên chiếu đọc chiếu. Quan ban chiếu bưng đi niêm yết. Các quan dâng biểu làm lễ mừng”.

Trong lễ lên ngôi của vua Thiệu Trị vào ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu, tức ngày 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, bên cạnh kim sách, còn có sự xuất hiện của ấn ngọc truyền quốc.

Trong bài Lễ đăng quang của vua Thiệu Trị, tiếng Pháp Cérémonies qui accompagnèrent l’avènement de l’empereur Thiêu Tri, đăng trên Revue indochinoise, số ra ngày 15 tháng 8 năm 1904), tác giả A.Bouchet cho biết, lễ đăng quang diễn ra ba nghi thức quan trọng gồm lễ trao kim sách, lễ khánh hạ và lễ dùng ấn ngọc. Đi cùng với các nghi thức đó là các bảo vật truyền quốc của vương triều.

Theo tác giả, nghi thức bắt đầu bằng việc trao kim sách. Trước sự chứng kiến của bách quan đang quỳ gối, một đại thần Nội Các kính cẩn bưng hòm kim sách đặt lên hoàng án tại gian giữa. Rồi ông trở ra. Quan đọc kim sách bước đến thềm điện tại gian giữa, mặt quay về hướng bắc. Ông quỳ xuống nhận kim sách, đọc to một lượt rồi trả về vị trí cũ.

Nghi thức tiến hành xong, hai vị quan rời đi. Bắt đầu nghi thức thứ hai, lễ Khánh hạ. Hai viên quan ở Nội Các cùng tiến lên nhận hòm biểu mừng và hòm lễ mừng từ châu án đặt lên hoàng án. Nghi thức hoàn thành, hai vị quan rút lui sau khi lạy năm lạy.

Cuối cùng là nghi thức thứ ba, lễ dùng ấn ngọc. Một đại thần Bộ Lại quỳ trước mặt nhà vua tâu vua dùng ấn ngọc truyền quốc. Sau đó, hai đại thần Nội Các tiến về phía hoàng án. Một người nhận hòm ấn ngọc, người kia nhận chiếu lên ngôi vừa lấy ra từ ống kim phụng. Đến trước hoàng án, người thứ nhất đóng ấn ngọc lên chiếu lên ngôi do người thứ hai lấy ra rồi cả hai để ấn và chiếu về lại chỗ cũ.

Buổi lễ hoàn tất, một đại thần Bộ Lễ quỳ trước Hoàng thượng để tâu trình với người. Về phần mình, Bộ Lại đề nghị Nội Các đóng ấn truyền quốc lên các bản sao chiếu lên ngôi. Bản sao được gửi đi các tỉnh còn ấn truyền quốc sẽ được cất vào tráp có khóa và được một thái giám đưa về điện Cần Chánh ngay khi xong việc.

Le len ngoi vua Nguyen anh 2

Ấn Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ được làm bằng loại đá ngọc màu trắng gọi là bạch ngọc. Niên đại: Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Nguồn: baotanglichsu.

Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang mới hoàn tất

Trong lễ đăng quang của vua Khải Định vào ngày 18/5/1916, bên cạnh nhận ngọc tỉ truyền quốc, vị vua mới còn được trao những bảo vật quý giá khác.

Theo cuốn Vua Khải Định hình ảnh & sự kiện, tác giả Võ Hương An (con của Võ Văn Lang, Nhất đẳng Thị vệ cuối cùng của triều Nguyễn) cho biết, ngay sau khi phế truất vua Duy Tân, ngày 16/5/1916, triều đình đã làm lễ nhập cung cho vua mới. Ngày 17/5/1916, Bộ Lễ chuẩn bị một hoàng án đặt giữa điện Cần Chánh, trên đó có bốn món quốc bảo truyền ngôi gồm: Ngọc tỷ có khắc 9 chữ Đại Nam thụ thiên vĩnh mạng truyền quốc tỷ; một bộ hoàng bào; một cái hốt bằng ngọc trên có khắc hai chữ Vương mạng; một cuốn sách bằng vàng có tên là Thánh chế mạng danh kim sách.

Ngày 18/5/1916, triều đình thiết đại triều nghi tại điện Thái Hòa để chính thức làm lễ đăng quang vua Khải Định.

Sau các nghi lễ rước vua ra điện Thái Hòa, và các nghi lễ vái lạy phức tạp, một vị quan đọc Hạ biểu – một hình thức diễn văn chúc mừng của triều đình và thần dân đối với nhà vua nhân lễ đăng quang. Sau khi hạ biểu được đọc xong, các quan phụ trách lui về vị trí cũ.

Lúc đó, một viên quan thuộc Bộ Lại bước ra khỏi hàng, quỳ trên lối đi ở giữa, hướng vào điện hô lớn: “Thỉnh dụng ngọc tỉ!” (kính mời dùng ấn ngọc).

Ở trong điện, nghe tiếng xướng đó, hai viên quan Nội các trực sẵn, bước đến cái bàn có ngọc tỉ, mở trắp lấy ngọc tỉ in vào hộp son rồi đóng vào ân chiếu. Ân chiếu này là một tuyên cáo về việc lên ngôi của vua, và công bố niên hiệu mới – Khải Định – cho thần dân được rõ. Cùng lúc với việc đóng ngọc tỉ vào ân chiếu, chín phát ống lệnh nổ vang trước Kỳ đài, báo hiệu một triều đại mới bắt đầu.

Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang chính thức hoàn tất. Vua bước xuống ngai, ra khỏi điện Thái Hòa, trở về điện Cần Chánh.

Ngay khi vua vừa quay lưng rời khỏi điện Thái Hòa thì một quan của Nội các đã bưng cái tráp đựng Kim sách và cái tráp đựng hạ biểu giao ngay cho các thị vệ để mang về điện vua ở.

Các quan Bộ Lại sẽ mang các bản phó ân chiếu đến đóng ngọc tỉ rồi mới gửi đi các tỉnh (mỗi tỉnh một bản) để bố cáo cho toàn dân biết một triều đại mới bắt đầu.

Trong các lễ đăng quang của vua Nguyễn, lễ đăng quang của vua Thành Thái vào ngày mồng 2 Tết năm Kỷ Sửu (1889) tại điện Thái Hòa là không có ngọc tỷ truyền quốc. Vì sao lại như vậy?

Theo tác giả Bửu Kế (sách Chuyện triều Nguyễn), lúc rời khỏi kinh thành Huế, sau ngày Kinh đô Huế thất thủ (23/5/1885), vua Hàm Nghi rút khỏi kinh thành đã mang theo ngọc tỷ truyền quốc và đánh mất tại tỉnh Quảng Bình. Vì thế, lúc tại vị, vua Đồng Khánh phải dùng một cái ấn khác.

“Ngoài ra, di chiếu cũng không có. Vua Dục Đức và vua Đồng Khánh không truyền ngôi lại cho vua Thành Thái? Thiếu ấn ngọc, di chiếu, nhưng lại thừa một toán lính Pháp bồng súng ở bên trong cửa Ngọ Môn”, tác giả sách chua xót viết.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-quoc-bao-truyen-ngoi-trong-le-dang-quang-cua-vua-nguyen-post1530499.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng