Connect with us

Sách hay

Những cuốn sách về châu Á được yêu thích ở Mỹ

Được phát hành

,

Người châu Á siêu giàu? Người châu Á điên rồ? Nếu đã yêu thích “Crazy Rich Asians” đừng bỏ qua những cuốn sách sau với những góc nhìn thú vị về châu Á.

1. What We Were Promised – Lucy Tan

Cuốn tiểu thuyết What We Were Promised của Lucy Tan.

Cuốn tiểu thuyết What We Were Promised của Lucy Tan.

What We Were Promised gồm 3 câu chuyện về những người Trung Quốc tìm cách hòa nhập với đời sống hiện đại ở một thành phố phát triển bậc nhất châu Á. Gia đình Zhen, gồm người vợ Lina, người chồng Wei và con gái Karen, sau hơn một thập kỷ sinh sống tại Mỹ, nay trở về Trung Quốc, ngỡ ngàng trước sự thay đổi chóng mặt ở quê hương mình.

Qiang, anh trai của Wei, người được cho là đã chết cách đây nhiều năm đột nhiên lại xuất hiện ở Thượng Hải. Và Sunny, cô hầu gái của nhà Wei lần đầu đặt chân lên thành phố để tự kiếm tiền nuôi sống bản thân mình.

Tác giả Lucy Tan chia sẻ rằng cô viết cuốn sách này từ nhiều góc nhìn khác nhau để có thể tô đậm nhất những rắc rối mà con người đang hiểu lầm nhau. Cuốn sách cũng đồng thời mang đến ấn tượng mới lạ về thành phố Thượng Hải sầm uất nhộn nhịp trong con mắt của những người Hoa kiều xa xứ, hoặc những người chuyển từ nông thôn lên thành thị.

Lucy Tan sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nhưng bố mẹ cô lại là người quê gốc tại Vũ Hán, Trung Quốc. Dù đã nhiều lần về thăm quê hương nhưng phải mãi đến năm 17 tuổi, cô mới lần đầu đặt chân đến các thành phố lớn của Trung Quốc. Bằng ngòi bút của một người Mỹ gốc Á, cô muốn gửi thông điệp đến những con người đang đi tìm nguồn gốc và bản ngã của chính mình: chúng ta là ai và chúng ta xứng đáng với điều gì.

2. The Windfall – Diksha Basu

Tác phẩm The Windfall của Diksha Basu.

Tác phẩm The Windfall của Diksha Basu.

Nếu như Crazy Rich Asians xoay quanh những người siêu giàu của Singapore thì The Windfall lại là câu chuyện của những người đang cố trở nên giàu có tại Ấn Độ. Sau nhiều năm sống tại khu nhà chật chội, ông bà Jha cuối cùng đã có thể thoải mái sống khi về già trong khi con trai họ theo học tại một trường đại học tại Mỹ.

Nhưng một ngày kia, họ có được một khoản tiền lớn và quyết định chuyển đến sống tại khu nhà cao cấp ở phía Đông New Dehli dành cho những người giàu có. Kể từ khi chuyển đến, họ háo hức để trở thành một phần của khu cư dân sống tại đây: quần áo là lượt, có vệ sĩ bảo vệ, hay những chiếc máy đánh bóng giày sáng loáng,..

Xoay quanh tầng lớp thượng lưu ở New Dehli, Ấn Độ, cuốn sách The Windfall làm sáng rõ về thứ địa vị xã hội đầy quyến rũ những cũng nhiều bấp bênh, niềm tự hào mong manh cũng như động lực để con người xây dựng và chia sẻ tổ ấm gia đình. Ngay cả những người giàu có, hóa ra cũng cần phải có một nơi thuộc về.

Diksha Basu sinh ra tại New Dehli, Ấn Độ và từng có khoảng thời gian là diễn viên Bollywood trước khi theo học tại Mỹ. Khi đặt chân đến Mỹ, cô nhận ra người dân nơi đây biết rất ít về Ấn Độ, hoặc luôn có cái nhìn định kiến về đất nước đông dân cư này. Nhờ đó, The Windfall ra đời chính là lời khẳng định của Basu với thế giới rằng “hoàn cảnh có thể được quyết định bởi biên giới, còn đặc tính của con người thì không”.

3. Sarong Party Girls – Cheryl Lu-Lien Tan

Sarong Party Girls là cuốn tiểu thuyết hài hước của Cheryl Lu-Lien Tan.

Sarong Party Girls là cuốn tiểu thuyết hài hước của Cheryl Lu-Lien Tan.

Trước ngưỡng tuổi 27, Jazzy lập ra một kế hoạch dành cho hội bạn thân của mình, Sarong Party Girls, sẽ có đám cưới lộng lẫy với một anh chàng da trắng và sinh những đứa con ngậm thìa bạc. Với niềm yêu thích những món đồ hàng hiệu, cùng bản tính mạnh dạn, sắc sảo, Jazzy quyết tâm biến giấc mơ đó thành hiện thực.

Hành trình đi tìm chồng của Sarong Party Girls bắt đầu từ những quán bar đêm sôi động, những khu phố sầm uất nhất của Singapore. Giữa một thành phố rực rỡ sắc màu, Jazzy và các cô bạn của mình lần lượt làm quen với tất cả những đàn ông họ cho là đủ tiêu chuẩn trước khi tìm ra điều họ thực sự khao khát: địa vị hay hạnh phúc.

Sarong Party Girls đề cập đến một vấn đề lâu đời đối với các cô gái châu Á: làm thế nào để có được một hôn nhân tốt. Không giống như bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào của Jane Austen, ở phương Tây, điều này có thể được xem như là cái nhìn quá lộ liễu về việc muốn trở nên giàu có, nhưng người châu Á không thực sự thấy sự cần thiết phải che giấu tham vọng và mong muốn giàu có của mình. Mong ước kết hôn để đổi đời trở nên phổ biến và khoa trương hơn bao giờ hết.

Bằng thứ tiếng Anh bản địa của người Singapore, Cheryl Lu-Lien Tan đã viết nên một câu chuyện đầy hài hước và hấp dẫn về những con người hiện đại ở thành phố được coi là trung tâm của châu Á. Sinh ra và lớn lên tại Singapore, Cheryl Lu-Lien Tan lần đầu tiên đến Mỹ vào năm 18 tuổi và hiện là một nhà báo có tiếng tại New York. Sarong Party Girls là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của cô, bên cạnh cuốn hồi ký về ẩm thực gia đình A Tiger in the Kitchen.

4. The Astonishing Color of After – Emily X.R. Pan

The Astonishing Color of After là cuốn sách đầu tay của Emily X.R. Pan

The Astonishing Color of After là cuốn sách đầu tay của Emily X.R. Pan

Đau buồn trước cái chết do tự tử của mẹ, Leigh – cô gái trẻ mang trong mình thiên hướng nghệ thuật đã quyết định bay từ Mỹ về Đài Loan để gặp ông bà ngoại của mình lần đầu tiên. Leigh mang trong mình một nửa dòng máu Mỹ, nửa còn lại là dòng máu châu Á, và suốt cả cuộc đời tìm kiếm thân phận thực sự của mình. Cô chưa bao giờ cảm thấy mình hoàn toàn là một người Mỹ, hay một người Trung Quốc, hay Đài Loan.

Để hiểu hơn về lý do mẹ cô đã tự tử, Leigh đi theo những bóng ma ký ức để khám phá bí mật gia đình và xây dựng lại mối quan hệ với ông bà ngoại trên mảnh đất quê hương cô chưa từng đặt chân tới. Đan xen giữa thực tại và mộng ảo, quá khứ và hiện tại, hy vọng và đau thương, The Astonishing Color of After là cuốn sách tuyệt đẹp về con đường tìm kiếm bản ngã thông qua lịch sử gia đình, nghệ thuật, lòng dũng cảm và tình yêu.

The Astonishing Color of After đề cao những giá trị văn hóa tâm linh của người châu Á trong việc chữa lành những vết thương tâm hồn. Cuốn sách cũng đem đến cho người đọc những bản sắc văn hóa – lịch sử riêng của Đài Loan nói riêng và cộng đồng Hoa ngữ nói chung.

Emily XR Pan sinh ra và lớn lên tại Mỹ, là con gái của một cặp vợ chồng di cư người Đài Loan. Cô có bằng cả về lĩnh vực văn học nghệ thuật và là đồng tác giả của series truyện thiếu niên FORESHADOW.

5. China Rich Girlfriend và Rich People Problems – Kevin Kwan

Series sách về giới siêu giàu châu Á của Kevin Kwan.

Series sách về giới siêu giàu châu Á của Kevin Kwan.

Đây chính là hai tập truyện tiếp theo của Crazy Rich Asians được viết nên bởi nhà văn Kevin Kwan trong series sách về những người siêu giàu ở châu Á.

China Rich Girlfriend lấy bối cảnh 2 năm sau các sự kiện xảy ra ở Crazy Rich Asians và vẫn tiếp tục xoay quanh nhân vật chính là Rachel Chu và Nick Young. Tuy nhiên bối cảnh truyện lần này diễn ra tại Thượng Hải, nơi những người giàu gần như làm chủ tại nơi đây. Tựa đề cuốn sách được bắt nguồn từ câu nói của Elenor, mẹ của Nick khi ví von những người Trung Quốc giàu có là các tỉ phú thực sự. “Đó không phải là những người chỉ giàu có hàng ngày với vài trăm triệu. Họ giàu có theo kiểu Trung Quốc!” (These people aren’t just everyday rich with a few hundred million. They are China rich!)

Trong khi đó, Rich People Problems xảy ra 2 năm sau China Rich Girlfriend khi cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế bắt đầu nổ ra trong gia đình Young. Với khối tài sản khổng lồ của bà nội để lại, các thành viên trong dòng họ lần lượt trở về, khởi đầu cho một trận chiến ngầm tồi tệ mà chỉ có thể xảy ra trong tầng lớp thượng lưu.

Tiếp nối thành công của phần một, China Rich Girlfriend và Rich People Problems của Kevin Kwan đều nhanh chóng giành được sự yêu mến của độc giả. Theo thông tin mới nhất, China Rich Girlfriend có thể sẽ được chuyển thể thành phim nhờ vào thành công ngoài mong đợi của Crazy Rich Asians, bộ phim đã khuynh đảo phòng vé mùa hè qua.

Nguồn: Thu Hoài (Zing)

Tiếp tục đọc
Nhấn vào đây để bình luận

You must be logged in to post a comment Login

Leave a Reply

Sách hay

Rủi ro từ những đồng tiền ảo như Pi, Bitcoin

Được phát hành

,

Bởi

Những loại tiền ảo như Pi, Ethereum, Bitcoin có thể tồn tại nhiều rủi ro từ pháp lý, bảo mật cho đến biến động thị trường.

pi network anh 1

Ảnh minh họa Pi Network. Nguồn: The Crypto Times.

Tiền ảo, đặc biệt là Bitcoin và Pi, đã trở thành một hiện tượng tài chính toàn cầu, thu hút sự chú ý của giới đầu tư cũng như các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển nhanh chóng, tiền ảo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại, từ pháp lý, bảo mật, gian lận đến biến động thị trường.

Những vấn đề của tiền ảo

Một trong những vấn đề người chơi tiền ảo phải đối mặt là rủi ro pháp lý. Theo cuốn sách Cryptocurrencies and Cryptoassets của nhà xuất bản Taylor & Francis, Bitcoin từng bị sử dụng trong các giao dịch chợ đen, rửa tiền và trốn thuế. Điều này khiến nhiều chính phủ trên thế giới phải đưa ra các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.

Trung Quốc đã cấm hoàn toàn hoạt động giao dịch tiền ảo, trong khi Nhật Bản yêu cầu các sàn giao dịch phải tuân thủ quy định về chống rửa tiền (AML) và xác minh danh tính khách hàng (KYC). Việc thiếu đi một hệ thống pháp lý thống nhất giữa các quốc gia có thể đặt ra câu hỏi về tính thanh khoản và khả năng tồn tại lâu dài của tiền ảo.

Bên cạnh đó, rủi ro bảo mật là mối lo ngại thường trực. Mặc dù nền tảng Bitcoin chưa từng bị tấn công nghiêm trọng, nhưng các sàn giao dịch tiền ảo lại là mục tiêu thường xuyên của tin tặc.

pi network anh 2

Mark Karpeles, CEO Mt. Gox là người giúp sàn giao dịch này vươn lên vị trí số một vào năm 2013. Ảnh: Bloomberg.

“Sự sụp đổ của sàn Mt.Gox tại Nhật Bản do bị đánh cắp hàng triệu đôla Bitcoin là một minh chứng điển hình. Năm 2018, vụ tấn công vào sàn Coincheck khiến hơn 530 triệu USD tiền ảo bị thất thoát. Trong chín tháng đầu năm đó, tổng giá trị tiền ảo bị đánh cắp lên đến 927 triệu USD“, trích từ cuốn sách Cryptocurrencies and Cryptoassets.

Ngoài vấn đề bảo mật, gian lận cũng là một nguy cơ lớn đối với thị trường tiền ảo. Theo số liệu từ Anh, chỉ riêng trong tháng 6 và 7 năm 2018, có tới 203 vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử với tổng thiệt hại hơn 2 triệu euro, trung bình mỗi nạn nhân mất hơn 10.000 euro.

Một rủi ro khác là tính biến động cao của tiền ảo. Bitcoin từng có thời điểm mất đến 61% giá trị chỉ trong một ngày vào năm 2013 và giảm tới 80% trong năm 2014. Năm 2018, thị trường tiền ảo tiếp tục chứng kiến sự lao dốc mạnh mẽ trước khi phục hồi dần vào giữa năm 2019. Giá trị của Bitcoin và các đồng tiền khác phụ thuộc phần lớn vào tâm lý thị trường và sự chấp nhận của người dùng, khiến chúng trở thành công cụ đầu tư có độ rủi ro cao.

Khi một sàn giao dịch phá sản, nhà đầu tư có thể mất trắng

Theo cuốn sách Cryptocurrency Risk and Governance Challenges (2023), nhiều nhà kinh tế học lo ngại rằng tiền điện tử không có đầy đủ đặc điểm của một loại tiền tệ thực sự mà chỉ là tài sản đầu cơ với mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với các loại tài sản khác.

pi network anh 3

Cuốn sách Cryptocurrency Risk and Governance Challenges của nhà xuất bản Taylor & Francis. Ảnh: Amazon.

Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara Malaysia) từng chỉ ra rằng trái ngược với vàng hay ngoại tệ, những tài sản có tính thanh khoản cao trong thời kỳ bất ổn, tiền điện tử chủ yếu được nắm giữ để đầu cơ, khiến giá trị của chúng dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của thị trường. Nếu các bên tham gia không sẵn sàng chấp nhận giao dịch bằng tiền ảo, giá trị của chúng có thể trở nên vô nghĩa.

Những biến động giá mạnh, rủi ro bảo mật cũng là một vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư tiền ảo. Theo cuốn The Book of Crypto của tác giả Henri Arslanian, các nền tảng giao dịch tiền ảo không có sự bảo vệ của các tổ chức bảo hiểm như FDIC (Mỹ) hay các hệ thống bảo đảm tiền gửi truyền thống. Khi một sàn giao dịch phá sản, nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số tiền của mình.

Ngoài ra, nhiều dự án tiền ảo kêu gọi vốn bằng hình thức ICO (Initial Coin Offering) nhưng thực chất chỉ là mô hình lừa đảo Ponzi. Các nền tảng cho vay tiền ảo cũng đối mặt với nguy cơ sụp đổ do quản lý rủi ro kém, như trường hợp của nền tảng Cred – công ty tuyên bố phá sản vào năm 2020 khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng.

Không thể phủ nhận rằng thị trường tiền điện tử vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn. Dữ liệu từ báo cáo của Fidelity năm 2021 cho thấy hơn 90% tổ chức tài chính đang quan tâm đến loại tiền này nhưng mức độ tham gia vẫn còn hạn chế do tính bất ổn và thiếu khung pháp lý rõ ràng.

Nguồn: https://znews.vn/rui-ro-tu-nhung-dong-tien-ao-nhu-pi-bitcoin-post1533272.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cùng mèo Miu cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cung-meo-miu-cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng