Connect with us

Sách hay

Những cuốn sách đắt nhất thế giới, có giá hàng chục triệu USD

Được phát hành

,

Trang Reader’s Digest chia sẻ với độc giả những cuốn sách cổ quý hiếm nhất thế giới, với giá bán lên tới hàng chục triệu USD.

dau gia kinh thanh anh 1

Đứng đầu danh sách là Codex Sassoon của một người ghi chép kinh vô danh. Đây là cuốn kinh thánh tiếng Do Thái gần như hoàn chỉnh và cổ nhất, từ khoảng cuối thế kỷ thứ 9 hoặc đầu thế kỷ thứ 10. Sau khi sở hữu Codex Sassoon từ năm 1989, nhà tài chính kiêm nhà sưu tập người Thụy Sĩ Jacqui Safra đã đấu giá cuốn sách tại Sothebys vào năm 2023 và đạt được mức giá kỷ lục là 38,1 triệu USD. Ảnh: BI.

dau gia kinh thanh anh 2

Thứ hai là cuốn Book of Mormon của Joseph Smith. Vào tháng 9/2017,Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (LDS) đã trả 35 triệu USD để mua cuốn Book of Mormon từ Cộng đồng của Chúa Kitô, nơi sở hữu cuốn sách này từ năm 1903. “Chúng tôi coi Book of Mormon là một văn bản thiêng liêng giống như Kinh thánh”, Steven E. Snow, sử gia và người ghi chép của LDS nói. Ảnh: Salt Lake Tribune.

dau gia kinh thanh anh 3

Tiếp đó là cuốn Codex Leicester của Leonardo da Vinci, được Bill Gates mua vào năm 1994 với giá 30,8 triệu USD. Về nguồn gốc tác phẩm, Leonardo da Vinci, người có thể có chỉ số IQ cao nhất từ ​​trước đến nay, đã biên soạn cuốn sổ tay 72 trang chứa hơn 300 hình minh họa, cùng các ghi chú và lý thuyết do ông sáng tạo ra từ năm 1506-1510 tại Florence và Milan, Italy. Và vào đầu những năm 1700, Bá tước Leicester đã mua nó và đặt theo tên của mình. Ảnh: CNBC.

dau gia kinh thanh anh 4

Ở vị trí thứ 4 là Sherborne Missal của John Whas và John Siferwas. Cuốn sách được viết trong khoảng năm 1399-1407 cho Tu viện St. Mary ở Sherborne, Dorset, Anh và được bán với giá khoảng 24,56 triệu USD năm 1998. Với trọng lượng khổng lồ gần 20 kg, cuốn sách chứa văn bản về các buổi lễ nhà thờ và có hàng nghìn hình minh họa trên 347 tờ giấy da. Ảnh: Amazon.

dau gia kinh thanh anh 5

Tác phẩm thứ 5 là cuốn Bestiary Northumberland của những người ghi chép vô danh. Đây là bộ bách khoa toàn thư thời Trung cổ, mô tả chi tiết về cả động vật có thật và động vật thần thoại. Với nội dung phong phú, cuốn sách cũng được sử dụng để dạy các bài học đạo đức theo quan điểm của Cơ đốc giáo. Năm 2007, Bảo tàng J. Paul Getty đã mua Northumberland Bestiary với số tiền không được tiết lộ, nhưng các chuyên gia ước tính khoảng 20 triệu USD. Ảnh: Mediavalists.

dau gia kinh thanh anh 6

Ở vị trí số 6 là New Book of Tang do Ouyang Xiu biên soạn. Đây là tác phẩm lịch sử về triều đại nhà Đường, cai trị Trung Quốc từ năm 618-907 sau Công nguyên. Nhà sử học Ouyang Xiu đã biên soạn cuốn sách này vào năm 1060. Năm 2018, China Guardian đã đấu giá tác phẩm này với giá cuối là 100 triệu NDT (17,1 triệu USD) cho một người mua giấu tên. Ảnh: Reader’s Digest.

dau gia kinh thanh anh 7

Tiếp đó là cuốn Bay Psalm Book của một ủy ban lãnh đạo Thanh giáo. Khoảng 20 năm sau khi nhóm Thanh giáo đầu tiên đến New England, Mỹ, một ủy ban gồm 30 trưởng lão đã ủy quyền biên soạn bản dịch mới 150 bài thánh vịnh tiếng Do Thái sang tiếng Anh. Kết quả là Bay Psalm Book được in tại Massachusetts, vào năm 1640. Năm 2013, doanh nhân người Mỹ David Rubenstein đã mua một ấn bản Bay Psalm Book tại một cuộc đấu giá của Sotheby với giá 14,16 triệu USD. Ảnh: NPR.

dau gia kinh thanh anh 8

Rothschild Prayer Book được các học giả Flemish biên soạn vào đầu những năm 1500. Bộ sưu tập các văn bản, thánh ca và hình ảnh Cơ đốc giáo Flemish thời Trung cổ này đã được bán với giá 13,6 triệu USD vào năm 2014. Sandra Hindman, một người buôn bán sách cổ, đã nói với Forbes vào năm 2014 rằng: “Các hình ảnh trong sách do những họa sĩ và người minh họa vĩ đại nhất thời bấy giờ vẽ nên”. Ảnh: Reader’s Digest.

dau gia kinh thanh anh 9

Cuốn Einstein-Besso Manuscript của Albert Einstein và Michele Besso. Được viết từ tháng 6 năm 1913 đến đầu năm 1914, đây là một trong hai bản thảo còn sót lại ghi lại sự phát triển của thuyết tương đối. Bản thảo dài 54 trang này đã được bán cho một người trả giá ẩn danh tại cuộc đấu giá của Christie vào tháng 11/2021 với giá 13,2 triệu USD. Một phần sức hấp dẫn của Einstein-Besso Manuscript là Einstein thường không giữ lại các bản thảo đầu tiên, vì vậy tài liệu dạng này đặc biệt hiếm. Ảnh: Yahoo.

dau gia kinh thanh anh 10

Gospels of Henry the Lion của các tu sĩ thuộc tu viện Benedictine ở Helmarshausen. Năm 1983, ấn bản này được bán với giá 11,7 triệu USD tại Sothebys London. Câu chuyện về cuốn sách này bắt đầu vào thế kỷ 12, khi một Công tước của Đức đã ủy quyền tạo nên một tác phẩm trưng bày trên bàn thờ Đức Mẹ tại nhà thờ Brunswick. Khi các tu sĩ hoàn thành cuốn sách vào khoảng năm 1188, nó dài 266 trang với 50 hình minh họa theo phong cách Romanesque. Ảnh: Reader’s Digest.

dau gia kinh thanh anh 11

Cuốn Birds of America của John James Audubon được bán với giá 11,5 triệu USD. Từ năm 1827-1838, nhà tự nhiên học John James Audubon đã ghi lại một loạt bản in chi tiết, sống động mô tả hàng trăm loài chim khác nhau ở Bắc Mỹ. Ấn bản hoàn chỉnh đầu tiên của Birds of America có tới 435 hình minh họa, trong đó, một số loài chim được mô tả hiện tuyệt chủng và sắp tuyệt chủng. Ảnh: Reader’s Digest.

dau gia kinh thanh anh 12

Cuốn St. Cuthbert Gospel được một người chép kinh thuộc tu viện vùng Northumbrian, Anh ghi lại vào cuối những năm 600. Đây là một trong những bằng chứng sớm nhất còn sót lại về cách đóng bìa sách kiểu phương Tây, bọc da và trang trí tinh xảo. Cuốn sách nhỏ như lòng bàn tay, có kích thước 138x92mm, đã được Thư viện Anh mua lại tại một cuộc đấu giá năm 2012 với giá hơn 10,7 triệu USD. Ảnh: Medieval Histories.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/nhung-cuon-sach-dat-nhat-the-gioi-co-gia-hang-chuc-trieu-usd-post1496541.html

Sách hay

Quyền làm chủ thân thể của phụ nữ

Được phát hành

,

Bởi

Hồi ký “Thân em” của siêu mẫu Emily Ratajkowski gợi suy ngẫm về việc phụ nữ và vẻ đẹp của họ bị đánh giá trên những thang đo, giá trị cũ của xã hội nặng nề “nhãn quan nam quyền”.

Emily Ratajkowski là siêu mẫu người Mỹ có hơn 30 triệu người theo dõi trên Instagram cá nhân và thường xuyên xuất hiện trên trang bìa nhiều tạp chí. Cô đại diện cho nhiều hãng thời trang cao cấp như Versace, Marc Jacobs, Dolce and Gabbana… và tham gia vào những dự án điện ảnh danh tiếng như Cô gái mất tích (Gone Girl).

Đẹp, nổi tiếng, giàu có, tưởng như có tất cả trong tay, nhưng những trải lòng của Emily trong hồi ký Thân em đã tiết lộ tâm tư của một cô gái làm việc trong ngành công nghiệp thời trang – giải trí nhiều góc khuất. Kể về trải nghiệm dần mất đi quyền làm chủ cơ thể của mình, Emily đặt ra loạt câu hỏi có tính bản chất về vẻ đẹp của phụ nữ và quyền làm chủ vẻ đẹp này.

Trong buổi tọa đàm chia sẻ về cuốn sách diễn ra vào giữa tháng 9, TS Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Lưu, ThS Nghiên cứu Phát triển Hoàng Giang Sơn và ThS Phụ nữ học – dịch giả Võ Quỳnh Lan đã phân tích và thảo luận về cách mà cuốn hồi ký của Emily chất vấn nhiều vấn đề xoay quanh phụ nữ và quyền làm chủ cơ thể của phụ nữ.

Advertisement
sieu mau,  co the,  dep anh 1

Siêu mẫu Emily Ratajkowski. Ảnh: Haper’s Bazaar.

Vẻ đẹp đo bằng hệ giá trị cũ

TS Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Lưu nhận xét qua cuốn sách, ta thấy được một cô gái ý thức rất rõ về vẻ đẹp của mình, hoàn toàn không phải một nhân vật ngây thơ đến ngây ngô. Điểm cuốn hút của cuốn sách nằm ở những giằng xé, phân vân, nghi hoặc trong nội tâm Emily. Cô vừa muốn dùng vẻ ngoài của mình để chinh phục thế giới vừa chán ghét việc người ta chỉ để ý đến cô vì vẻ ngoài.

Cô vui sướng được bố mẹ ủng hộ hết mực cho sự nghiệp làm người mẫu nhưng cũng lại cảm thấy xấu hổ hoặc ngại ngùng vì những khoe mẽ mà cô cho là quá đà của gia đình, đặc biệt là người mẹ. Bà rõ ràng rất ủng hộ con gái nhưng dường như đó không phải là vì bà nhìn nhận Emily với giá trị thực sự.

Nhiều đoạn viết về mẹ, Emily hoài nghi rằng bà say mê những lời ca ngợi vẻ đẹp dành cho con gái chỉ vì nhìn thấy ở đó hình bóng của mình thuở trẻ, coi nhan sắc của cô là “món quà thừa kế” của bà. Bà quan sát các cậu trai mới lớn để ý cô con gái tuổi teen của mình, luôn ngấm ngầm lấy thước đo của xã hội nam quyền để đánh giá giá trị của con gái.

Emily không hạnh phúc, không hài lòng với cách thế giới đối xử với mình, dù trong thời kỳ hoàng kim đỉnh cao của sự nghiệp. Cô cay đắng vỡ lẽ ra rằng cô chỉ có vẻ có quyền với cơ thể và cuộc đời mình, nhưng thực chất mọi con mắt đổ dồn về cô đều dưới một thước đo cũ kĩ kinh điển. Trong môi trường làm việc của cô, xã hội luôn đề cao và bảo vệ phụ nữ của cô, thực tế thì vị trí của phụ nữ chưa thay đổi.

Khi cô quyết định viết sách, người ta hỏi: Cô tự viết hay sao? Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ trong câu chuyện cho thấy cô bị xem như một ma-nơ-canh không hơn không kém.

Advertisement
sieu mau,  co the,  dep anh 2

Sách Thân em.

“Mình chỉ là cơ thể này thôi sao?”

ThS Phụ nữ học Võ Quỳnh Lan, người chuyển ngữ Thân em sang tiếng Việt, kể về giai đoạn đang học tại Mỹ, dùng thức ăn để vượt qua căng thẳng mà lên đến 80 kg. Khi ấy cô mới cảm nhận rất rõ mọi người dường như chỉ chăm chăm chú ý đến cơ thể mình, khiến cô phải tự hỏi: “Mình chỉ là cơ thể này thôi sao?”

Quỳnh Lan bị cuốn vào rối loạn ăn uống, khủng hoảng về cách nhìn nhận cơ thể, mất kết nối với cơ thể, không ý thức được những gì đang diễn ra với cơ thể. Cô dần dần nhận ra vấn đề cốt lõi ở đây chính là mối quan hệ của cô với cơ thể mình, với thức ăn và cả những người xung quanh. Nhờ bạn bè, huấn luyện viên thể dục mà Quỳnh Lan mới đưa mình về quỹ đạo, lấy lại cảm giác “đây là cơ thể của mình, ở đây, theo ý mình muốn”.

TS Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Lưu quan niệm ta chỉ có thể thoát ra khỏi những thước đo và đánh giá của xã hội bằng cách tự xây dựng giá trị sống bền vững của riêng mình. Một phụ nữ quyết định làm gì dù là làm đẹp hay làm giàu… chỉ vì cô ấy muốn vậy chứ không phải cô ấy muốn chiều lòng ai hay đám đông nào. Đẹp tức là bản thân thấy mình đẹp, không vì ai khen ngợi hay chê bai. Việc này tưởng dễ mà thực ra khó, vì xã hội nào cũng đầy rẫy ràng buộc và đánh giá.

ThS Nghiên cứu Phát triển Hoàng Giang Sơn cho rằng một xã hội chi phối bởi nhãn quan nam giới (male gaze) thì ảnh hưởng rất nhiều tới cách người phụ nữ nhìn nhận bản thân, cơ thể của mình. Phụ nữ luôn bị đưa vào vị thế là “bị nhìn, bị đánh giá” (bởi đàn ông) nên họ luôn được/bị dạy là cần thay đổi để phù hợp với tiêu chuẩn xã hội (hay thực tế là đàn ông) đặt ra.

Dẫu sao chăng nữa, cái đẹp về ngoại hình ngày nay vẫn rất được chú trọng, những người được số đông nhận xét là ưa nhìn vẫn có nhiều đặc quyền riêng. Tuy nhiên, ThS Hoàng Giang Sơn nhận định rằng nếu ta quan tâm nhiều hơn đến những yếu tố khác, như tiếng nói, tự chủ, hay đam mê, thì ta sẽ giảm bớt được áp lực về cái đẹp, áp lực đặt lên người nữ.

Advertisement

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/quyen-lam-chu-than-the-cua-phu-nu-post1498790.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Giải pháp thứ ba

Được phát hành

,

Bởi

Bằng việc nhìn vào vấn đề, thấu hiểu nhu cầu, cùng nhau tìm đến một giải pháp ưu việt hơn hẳn (gọi là “Giải pháp thứ Ba”) so với giải pháp mà mỗi bên đề xuất, vấn đề sẽ được giải quyết. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bằng việc nhìn vào vấn đề, thấu hiểu nhu cầu, cùng nhau tìm đến một giải pháp ưu việt hơn hẳn (gọi là “Giải pháp thứ Ba”) so với giải pháp mà mỗi bên đề xuất, vấn đề sẽ được giải quyết. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Giải pháp thứ ba

Bằng việc nhìn vào vấn đề, thấu hiểu nhu cầu, cùng nhau tìm đến một giải pháp ưu việt hơn hẳn (gọi là “Giải pháp thứ Ba”) so với giải pháp mà mỗi bên đề xuất, vấn đề sẽ được giải quyết. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498572.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Kiên cường trong gian khó

Được phát hành

,

Bởi

Truyện ngắn hiện đại Hàn Quốc tiêu biểu – Kiên cường trong gian khó được tuyển chọn từ những tác phẩm in trong Sách giáo khoa Quốc ngữ và Sách giáo khoa Văn học tại Hàn Quốc. Tuyển tập bao gồm những truyện ngắn được sáng tác từ thời kỳ đầu của nền văn học cận đại Hàn Quốc đến cuối những năm 1980, tái hiện những băn khoăn, trăn trở của một vùng đất cổ xưa trước những xáo trộn của thời cuộc.

Suốt tám năm viết lách cho đến khi mất lúc ba mươi mốt tuổi, độ tuổi còn rất trẻ, ông được xem là tác giả đầu tiên thổi một luồng gió mới vào văn đàn Hàn Quốc với dòng “văn học thể nghiệm”.

Choi Seo Hae (1900-1932)

Cuối năm 1924, nhà văn Choi Seo Hae vụt sáng trên văn đàn Hàn Quốc với ngòi bút khắc họa cuộc sống đi ngược lại trật tự vốn có lúc bấy giờ. Ông tự cho mình là “người cô độc tìm hoa mai ở phía Đông trong khi hàng nghìn vạn người khác chạy đi tìm trăng ở phía Tây”.

Advertisement

Suốt tám năm viết lách cho đến khi mất lúc ba mươi mốt tuổi, độ tuổi còn rất trẻ, ông được xem là tác giả đầu tiên thổi một luồng gió mới vào văn đàn Hàn Quốc với dòng “văn học thể nghiệm”. Ông đối đầu với sự đói kém bần cùng trong xã hội do Nhật Bản cai trị những năm 1920. Tất cả những trải nghiệm đều được nhà văn khắc họa một cách chân thực trong các tác phẩm xuất sắc.

Ông làm nhiều công việc khác nhau để trang trải cuộc sống, từ làm công cho nhà giàu đến lang thang phiêu bạt khắp nơi, rồi bị nghiện thuốc phiện, sau lại chuyển sang buôn bán đậu phụ, làm phụ hồ. Khi quay về quê hương, cái đói nhiều lần khiến ông tưởng chừng như cận kề cái chết, ông quyết định rời bỏ gia đình.

Truyen ngan anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Wallace Chuck/Pexels.

Các tiểu thuyết của ông sau này hầu hết đều chứa đựng những trải nghiệm đau đớn từ chính cuộc đời đầy sóng gió của mình. Cố quốc Nhật ký đào tẩu như lời giải thích về hành động tẩu thoát của bản thân nhà văn khi không thể bám rễ và sinh sống ở Gian Đảo, đành về nước và rời bỏ gia đình; Mười ba won là giai thoại mà chính ông gặp phải trong thời gian ở Hweryeong; Ngọn lửa đỏ là câu chuyện mẹ vợ ông bị chết đói ở Mãn Châu;

Các tác phẩm khác như Đêm trừ tịch, hay Sau khi nước lớn rút cùng những tác phẩm kể trên đều là những thể nghiệm và quan sát của nhà văn trong giai đoạn bần cùng. Đúng như suy nghĩ yêu cuộc sống nhưng không muốn sống lâu với đời, ông đã sớm từ giã trần thế. Tác phẩm của ông với chất hiện thực sâu sắc vẫn tồn tại mạnh mẽ cho đến tận ngày nay.

Choi Seo Hae, người thổi làn gió mới cho một giai đoạn văn học Hàn Quốc, sinh năm 1901 trong một gia đình có bố làm nghề đông y ở Seongjin, tỉnh Hamgyeongbuk. Bản thân ông đã có những năm tháng tuổi thơ đầy sóng gió. Khi còn bé, dưới sự dạy dỗ của cha, ông được học Hán văn và theo học Trường Phổ thông Seongjin, nhưng biến cố gia đình ập đến khiến việc học dang dở và không tốt nghiệp được.

Advertisement

Khao khát và nỗ lực sáng tác văn chương của ông rất mãnh liệt. Thời niên thiếu, ông thích đọc tiểu thuyết. Năm mười bốn tuổi ông đã sáng tác bài thơ theo lối văn xuôi mang tên Học Chi Quang. Thế nhưng sự bần cùng cực độ đã không cho phép ông có tâm trí để viết văn. Năm 1917, ông cùng mẹ đến Gian Đảo tìm kiếm một cuộc đời mới. Tuy nhiên hoàn cảnh tha phương bi thảm, không có người đồng hành, khiến ông phải trải qua vạn nghề để nuôi sống gia đình.

Mùa xuân năm 1923, sau bảy năm vật vờ trên đất Gian Đảo, cảm thấy vỡ mộng với cái nghèo tột độ, ông dắt díu mẹ và vợ về nước. Sau đó, ông làm việc lặt vặt trong một ga tàu gần biên giới và viết bài, đăng tác phẩm thơ Tự thân lên Bắc Tiên Nhật Nhật Tân Văn với bút danh Seo Hae. Thế nhưng liên tiếp khó khăn cùng tai họa khiến ông quyết định rời xa gia đình; mẹ ông và con gái về quê hương Seongjin, vợ về Pyeongan và Seo Hae khăn gói lên đường vô định.

Cậu Kim! Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa. Tôi sẽ cứu sống tôi trước tiên. Lúc này tôi đang như một xác chết bị thôi miên. Tôi là xác chết thì những người còn lại (tức gia đình tôi) có được cứu sống không? Nếu vậy, tôi định sẽ đè bẹp bọn đã thôi miên tôi, xóa sạch những thứ làm nên bầu không khí hiểm ác này.

Một đoạn được viết như trên trong Nhật ký đào tẩu là hiện thân của cuộc đời Seo Hae, khi chính ông là nhân vật có hoàn cảnh khốn cùng trong truyện. Năm 1924, với sự giới thiệu của Chunwon, ông tạm thời lưu lại ở chùa Bongseon vùng Yangju, ngay lập tức ông mở lớp văn học và viết Nhật ký đào tẩu.

Trước tác phẩm này, ông đã sáng tác Cố quốc Mười ba won trên Triều Tiên Văn đàn; tuy nhiên đến tận Nhật ký đào tẩu được viết vào tháng Ba năm 1925, phong cách văn học của ông mới bắt đầu nhận được sự quan tâm. Tiếp theo, ông cho ra đời loạt tác phẩm Cái chết của Bakdol, Đói nghèo và thảm sát, Sau khi nước lớn rút và nhận được rất nhiều sự tán dương từ trường phái văn học khuynh hướng mới đương thời. Bỗng chốc, ông trở thành tác gia nổi tiếng chỉ trong thời gian ngắn.

Advertisement

Năm 1926, Choi Seo Hae xuất bản tập truyện Vết máu, tháng tư cùng năm ông tái hôn với chị của một người bạn của ông là nhà thơ sijo Joun. Về sau, ông tiếp tục sáng tác và làm việc tại các tạp chí khác nhau như Bình luận hiện đại thế nhưng cái nghèo vẫn bám theo dai dẳng. Sống khắc khổ và ăn uống không điều độ khiến ông mắc bệnh dạ dày mãn tính, bệnh nặng tái phát khiến ông đau đớn trên giường bệnh và từ giã cõi đời vào tháng Sáu năm 1932 khi vừa bước qua tuổi ba mươi mốt.

Những tác phẩm được xây dựng từ chất liệu thực tế là cuộc sống bần cùng, khốn khổ của chính tác giả tuy không được đánh giá cao vì không phải là tinh túy của văn học nhưng chúng được xem là hồi chuông cảnh tỉnh đến quan niệm sáng tác của nhóm tác giả thuộc tầng lớp trí thức đương thời vốn đang nhìn xã hội với thái độ bàng quan. Đồng thời, tác phẩm của ông được đánh giá là văn học dân tộc xét trên phương diện miêu tả một cách chân thực đến mức trần trụi về nỗi thống khổ của dân tộc Hàn Quốc trong trải nghiệm Gian Đảo.

Nguồn: https://znews.vn/cuoc-doi-lang-bat-cua-nha-van-han-quoc-post1498781.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng