Connect with us

Sách hay

Nhật ký của nữ phi hành gia Italy đầu tiên

Được phát hành

,

Trong không gian, Mặt Trời mọc và lặn 16 lần/ngày. Những hành động như ăn, ngủ, đánh răng hay cắt tóc đều rất khác ở mặt đất.

Nu phi hanh gia dau tien cua Italy anh 1

Câu chuyện về hành trình của người phụ nữ Italy Samantha Cristoforetti trở thành phi hành gia được ghi lại trong cuốn sách Diary of an Apprentice Astronaut, sẽ phát hành ngày 27/8.

Trước khi đặt chân vào con thuyền du hành vũ trụ, người phụ nữ 43 tuổi dành 5 năm để tập luyện với các khóa học căng thẳng.

Nữ phi hành gia đi từ Houston (Mỹ) đến Nhật Bản rồi đặt chân đến Star City của Nga. Bà dành nhiều giờ trong máy ly tâm, tàu vũ trụ, tàu ngầm mô phỏng và thực hành đi bộ ngoài không gian.

Ngày 23/11/2014, bà bước vào con tàu vũ trụ cùng 2 bạn đồng hành, thực hiện chuyến bay đến Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).

Advertisement

Cuộc sống ngoài không gian

Trong con tàu đưa nhóm phi hành gia bay vào không gian ngày 23/11/2014, Samantha Cristoforetti là phụ nữ duy nhất. Cuốn sách là những trang nhật ký mà bà qua trong 199 ngày đặc biệt. Đó là giây phút đặt chân đến Trạm vũ trụ Quốc tế, những niềm vui và thử thách ở ngoài không gian. Đó còn là xúc cảm khi chứng kiến thiên nhiên với loạt cảnh tượng tuyệt vời hay Trái Đất nhìn từ trên cao.

Chạy không trọng lượng là như thế nào? Làm thế nào để nấu ăn trong không gian? Đánh răng và tắm ở vũ trụ ra sao? Những câu hỏi đó đều được Samantha Cristoforetti ghi lại và lý giải.

Những người thân yêu đã tặng cho Cristoforetti nhiều món đồ trang sức để bà đưa lên trạm vũ trụ. Số kỷ vật đó khiến nữ phi hành gia mỗi khi nhìn thấy đều không khỏi xúc động và tưởng tượng nó như “bức tranh lơ lửng về Trái Đất”.

Cristoforetti lo lắng về khoảng cách của những phi hành gia sau hành trình chu du ngoài không gian với người khác trên mặt đất và viết về nó trong cuốn nhật ký Diary of an Apprentice Astronaut của mình.

“Có chút đáng sợ. Vâng, mọi người nhìn bạn theo cách khác. Nó kém tự nhiên và tôi khó có thể tìm thấy mối quan hệ nào khiến mình tin tưởng”, nữ tác giả viết.

Vào cuối tuần, Cristoforetti sẽ đi thăm thú “chiếc kén” nơi mình sống gần 7 tháng. Bà vẫn cần cắt mái tóc mọc dài dựng ngược, thưởng thức giọng hát khàn của nghệ sĩ crooner người Italy Paolo Conte. Mỗi khi chạy bộ, nữ phi hành gia xem các tập phim của Battlestar Galactica.

The Guardian đánh giá cuốn sách của Cristoforetti “chứa đầy những điều kỳ quặc”. Đó là thói quen nghe đọc truyện Harry Potter bằng tiếng Nga để thực hành ngôn ngữ; băn khoăn về loại kem dưỡng ẩm nào nên dùng hay cách bà đắn đo để lại dòng tin nhắn cho ai đó liên lạc với mình: “Tôi sẽ rời hành tinh một thời gian và trở lại vào tháng 5/2015. Rất tiếc, tôi sẽ không đọc tin nhắn của bạn”.

Advertisement

Hôm nay, tôi thức giấc trên Trái Đất và sẽ ngủ vùi trong không gian.

Samantha Cristoforetti

Bà viết: “Thứ bảy là ngày dọn phòng, chúng tôi sẽ quét lên trạm vũ trụ để giảm tế bào vi sinh vật. Vấn đề lớn nhất là hút bụi. Trên Trái Đất, bụi lắng xuống còn ở ngoài không gian, chúng bay lửng lơ. Chúng tôi phải hút bụi cho các bộ lọc, bề mặt, sau đó dùng khăn lau khử trùng cho bất kỳ thứ gì đã chạm tay vào.

Thời gian trên ISS trôi qua rất nhanh. Nhưng 2 tháng sau, tôi như thấy mình đã ở đó cả đời. Tôi không thể nhớ được cảm giác chân chạm đất khi đi bộ. Không trọng lượng khi đó là thứ gì đó rất đỗi tuyệt vời”.

Cuộc sống của các phi hành gia đầy ắp những điều đầu tiên cùng nhiều cơ hội trải nghiệm các cảm giác mới lạ. Chẳng hạn, Cristoforetti là người đầu tiên pha cà phê espresso trong không gian. Nhưng điều đặc biệt nhất khiến nữ phi hành gia thích thú, đó là cảm giác không trọng lượng.

Bà chia sẻ trong cuốn sách: “Tôi nhớ cảm giác lơ lửng nhẹ nhàng đó. Tôi thật sự thích cuộc sống ở đó (ngoài không gian – PV). Nó đơn giản, trọn vẹn và ý nghĩa trong từng việc bạn làm”.

Advertisement

“Đi từ trần tục đến siêu phàm chỉ trong tích tắc”

Đó là lời nhận xét của Cristoforetti khi nói về cuộc sống ngoài không gian. Hàng ngày, công việc kiểm tra máy móc, đo đạc và theo dõi hình ảnh vệ tinh của họ sẽ bị gián đoạn bởi cực quang và những cơn mưa rào. Thỉnh thoảng, Trái Đất sẽ lướt qua các cửa sổ lớn của tàu vũ trụ, gợi cho phi hành đoàn nỗi nhớ nhà khó tả.

Khoảng thời gian ở trên không gian, Cristoforetti lần lượt chứng kiến những cảnh tượng rất đẹp. Đó là khi thế giới xung quanh nhuốm màu xanh, đỏ; những cơn lốc xoáy tàn phá bên dưới nhưng không chạm tới khoảng không tĩnh lặng mà họ đang đứng.

Bà cũng có thể ngắm nhìn sa mạc Namibia, vùng Caribe màu chàm pha lẫn ngọc lục bảo hay các đảo san hô vắng bóng người bất kể khi nào. Cristoforetti miêu tả giây phút đó là lúc “đắm chìm trong vẻ đẹp tuyệt trần, ngập tràn trong sự lộng lẫy của những vì sao”.

Đằng sau hành trình phi thường

Nữ phi hành gia 43 tuổi từng thuộc lực lượng không quân Italy. Bà được nhận vào Học viện Không quân Mỹ và tốt nghiệp năm 2005. Sau đó, Cristoforetti tham gia chương trình Đào tạo Phi công Phản lực của Euro-NATO tại căn cứ Không quân Sheppard, Mỹ. Năm 2009, bà được chọn làm phi hành gia ESA và chính thức gia nhập tổ chức này vào tháng 9.

Ngày 23/11/2014, Cristoforetti trở thành một trong ba phi hành gia trên con tàu vũ trụ bay vào không gian từ sân bay Baikonur ở Kazakhstan. Ngày 11/6/2015, bà trở về Trái Đất, trải qua 199 ngày lơ lửng trong vũ trụ.

Ngoài tiếng mẹ đẻ, phi hành gia Cristoforetti còn thông thạo 4 ngoại ngữ khác là tiếng Anh, Pháp, Đức và Nga. Năm 2016, bà học thêm tiếng Trung.

Nu phi hanh gia dau tien cua Italy anh 16

Cuốn sách Diary of an Apprentice Astronaut, dự kiến phát hành ngày 27/8. Ảnh: Amazon.

199 ngày sống trên Trạm ISS, nữ phi hành gia đã thực hiện thành công thí nghiệm do Cơ quan Vũ trụ Italy (ASI) đề ra. Đó là phân tích sinh thiết học, nghiên cứu về sinh lý cơ thể, sử dụng máy in 3D chế tạo các bộ phận thay thế cho Trạm vũ trụ Quốc tế…

Advertisement

Nó thuộc chương trình “Futuro” (trong tiếng Italy nghĩa là ‘Tương lai’).

Trong cuốn sách chứa đầy những quan sát mà bà gọi là “viễn cảnh vũ trụ”, Cristoforetti kể về câu chuyện phía sau cuộc hành trình đặc biệt.

“Mọi người hay kỳ vọng phi hành gia sẽ mang theo những điều vĩ đại khác thường. Nhưng không, bạn vẫn là bạn nhưng có cái nhìn, cảm quan sâu sắc hơn”, bà viết.

90% phi hành gia là nam giới. Chính vì vậy, cuộc du hành ngoài không gian của Cristoforetti trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều cô gái khám phá khoa học. Tuy nhiên, người phụ nữ này không muốn được công chúng ngợi ca vì giới tính.

Bà thừa nhận trong cuốn sách: “Tôi có lẽ đã trải qua sự phân biệt đối xử tựa như rất mơ hồ. Những bộ quần áo EMU sử dụng ngoài không gian không có kích thước cho phụ nữ vóc dáng trung bình”.

Advertisement

Đó cũng là lần đầu tiên Cristoforetti gặp trở ngại trên hành trình chinh phục vũ trụ của mình.

Cristoforetti từng bật cười khi phóng viên hỏi: “Cảm giác của bà như thế nào khi bay vào không gian với 2 người đàn ông hấp dẫn như vậy?”.

Vấp phải nhiều trường hợp đề cập đến giới tính, bà cho rằng nó không phải rào cản lớn và sẵn sàng đón nhận bằng con mắt lạc quan, hài hước.

Sau 199 ngày lơ lửng ngoài không gian, điều khó khăn nhất với Cristoforetti là quay trở lại Trái Đất. Những gì gọi là “cuộc sống bình thường” bỗng trở nên xa lạ với Cristoforetti bởi cảm giác không chân thật. Bước vào không gian, bà phải học cách sống từ đầu. Khi trở về Trái Đất, điều đó lặp lại.

Cristoforetti là nữ phi hành gia hiếm hoi trên thế giới. Bà cũng là phụ nữ Italy đầu tiên bay vào vũ trụ, phi hành gia châu Âu sống ngoài không gian với thời gian không bị gián đoạn dài nhất, phá kỷ lục cũ 193 ngày do nam đồng nghiệp người Hà Lan André Kuipers (thuộc ESA) lập.

Advertisement

Cristoforetti chia sẻ sự phấn khích khi nhớ về cảm giác nữ phi hành gia người Anh đầu tiên – Helen Sharman – đến thăm trường. Và với hành trình phi thường 199 ngày ngoài không gian, những đứa trẻ khác sẽ nhớ về Cristoforetti như cách Helen Sharman ghi dấu ấn trong trái tim và tâm trí của bà.

Nguồn: https://zingnews.vn/nhat-ky-cua-nu-phi-hanh-gia-italy-dau-tien-post1124258.html

Sách hay

Lịch sử chưa kể về ramen

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách là một khảo cứu thú vị về lịch sử món mì ramen ở Nhật Bản thông qua lăng kính phân tích và mối liên hệ chặt chẽ của món ăn với địa lý, chính trị, quan hệ đối ngoại, khoa học dinh dưỡng, truyền thông và bản sắc dân tộc.

Một bản ghi chép còn bảo toàn được từ tháng 7 năm 1665 cho thấy Zhu Shun Shui đã chỉ cho Mitsukuni (cận vệ của Tokugawa Mitsukuni) cách chế biến một món mì nước kiểu người Hoa.

Mì ramen được giới thiệu lần đầu đến Nhật Bản vào năm 1665, năm 1884 hay năm 1910? Tiền thân của nó liệu có phải là món ăn được gọi với cái tên ūshin udon, Nankin soba hay Shina soba? Tùy thuộc vào câu trả lời mà chúng ta sẽ nghiệm suy về từng món ăn khác nhau với một giai thoại nguồn cội riêng, cùng một quỹ đạo lịch sử đặc thù mang đến các góc nhìn cụ thể về đất nước Nhật Bản. […]

Mi ra men anh 1

Bìa cuốn sách

Giai thoại đầu tiên, và cũng sống động nhất, đã xuất hiện ban đầu trong công trình nghiên cứu mang tính tiên phong về lịch sử của mì ramen (được xuất bản năm 1987) của nhà sử học về ẩm thực Kosuge Keiko, trong đó ấn định thời điểm món ăn này được trình làng là vào những năm 1660, đồng thời cho rằng Tokugawa Mitsukuni (tên khác là Mito Kōmon, 1628 − 1701) – vị lãnh chúa huyền thoại thời phong kiến (daimyō) nắm hàng thứ hai sau Mạc chủ (shōgun) (1) – là người đầu tiên thưởng thức món mì ramen ở Nhật Bản.

Là nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Nhật và từng được một bộ phim truyền hình dài tập mô tả như một vị hảo hán, ở gần cuối mỗi tập phim, Tokugawa Mitsukuni thường tiết lộ danh tính của mình cho những kẻ xấu bằng cách để lộ ra hình ảnh chiếc inrō (hộp đựng trang trí sơn mài kích cỡ nhỏ) có khắc gia huy của dòng họ ông, cho thấy ông là vị daimyō trong vùng.

Advertisement

Câu thoại “Ngươi không nhận ra gia huy này sao?” (Kono mondokoro ga me ni hairanuka?) được Kaku-san (cận vệ của Mitsukuni) nhắc lại trong đoạn cao trào của mỗi tập phim nhằm khôi phục lại trật tự và cấp bậc, và khiến những kẻ bất lương ngang ngược phải lập tức cầu xin sự khoan hồng.

Một bản ghi chép còn bảo toàn được từ tháng 7 năm 1665 về các hoạt động của Mitsukuni cho thấy rằng Zhu Shun Shui – một người Trung Quốc tị nạn khỏi chính quyền nhà Minh sống ở Mito vào thời điểm đó (2) – đã chỉ cho Mitsukuni cách chế biến một món mì nước kiểu người Hoa nhiều khả năng chính là món mì ramen ngày nay (3).

Mặc dù Mitsukuni được biết đến nhiều nhất trong lịch sử Nhật Bản khi đã khởi xướng kế hoạch kỳ vĩ biên soạn nên Dai Nihon Shi – hay Lịch sử vĩ đại của Nhật Bản – một cuốn sách mất gần 250 năm và mười thế hệ để hoàn thành, ông cũng là một người ca tụng triết học Lý học (Neo- Confucianism) (4) và đã tìm đến Trung Quốc để được soi đường chỉ lối cách trị nước.

Ông do vậy đã tham vấn và kết giao với Zhu, người trước đó từng nắm chức thượng quan ở Trung Quốc dưới thời nhà Minh nhưng quyết định đến Nhật Bản vào năm 1665 do phải lưu vong khỏi chế độ cai trị của Mãn Châu.

Mi ra men anh 2

Lãnh chúa Tokugawa Mitsukuni. Nguồn: wikipedia.

Zhu trở thành một trong những cố vấn quan trọng nhất của Mitsukuni, và làm việc trong chính quyền cai trị của ông này trong 17 năm tiếp theo cho đến khi qua đời vào năm 1682. Vai trò quan trọng của Zhu trong đội ngũ cố vấn của vị daimyō đã giúp ông có được một cuộc sống thoải mái, cùng một bia mộ nổi bật còn tồn tại cho đến ngày nay trong khu nghĩa trang của gia tộc Tokugawa nhánh Mito (5).

Advertisement

Trong thời gian hầu cận daimyō, Zhu biết được rằng Mitsukuni là một người rất thích ăn udon – loại mì nước hiện vẫn phổ biến ở Nhật Bản – với sợi mì làm từ bột mì sử dụng với nước dùng dashi (làm từ cá ngừ khô và tảo bẹ).

Vào thế kỷ 17, người Nhật thường ăn mì udon với quả mơ ngâm (umeboshi) và vừng. Thấy vậy, Zhu đã gợi ý về năm thành phần thường được sử dụng trong món mì nước Trung Quốc để vị daimyō vùng Mito có thể thêm vào nhằm cải thiện hương vị của món ăn. Năm thành phần (ūshin) mà ông chủ ý đề xuất gồm: rễ kiệu (rakkyō), tỏi, hẹ tỏi (nira), hành lá và gừng (6).

Từ những dữ kiện này, nhà sử học về ẩm thực Kosuge phỏng đoán rằng Tokugawa Mitsukuni chính là cha đẻ của tập tục ăn mì nước Trung Quốc ở Nhật Bản. Sau này Bảo tàng Ramen ở Shin-Yokohama đã phổ biến rộng rãi câu chuyện trên, và kết quả là vào năm 2003, Tập đoàn Thực phẩm Nissin của Nhật Bản nhà sản xuất mì ramen ăn liền lớn nhất thế giới – trong một thời gian ngắn đã cho ra – mắt nhãn hiệu mì ăn liền U-shin có in hình gia huy của gia tộc Tokugawa, được điểm tô bằng giai thoại về Mitsukuni và Zhu.

Mặc dù khó xác định liệu món ăn từng được ưa chuộng bởi vị lãnh chúa nổi tiếng của vùng Mito kia tương thích ra sao với món ăn ngày nay được gọi với cái tên “mì ramen”, cần ghi nhớ rằng câu chuyện được lưu truyền rộng rãi ở trên về sự xuất hiện tại Nhật Bản của món mì nước kiểu người Hoa đã thiết lập nên một giai thoại nguồn cội trong giai đoạn đầu của kỷ nguyên hiện đại – một thời đại được đánh dấu bằng việc người Nhật có xu hướng học hỏi người Trung Quốc.

Mặc dù câu chuyện trên được coi như một phiên bản bao trùm đầy lôi cuốn về nguồn gốc của món ăn, với đầy đủ các nhân vật ngoài đời thực cùng những tương tác tưởng tượng dựa trên các cách diễn giải không thành kiến đối với những ghi chép lịch sử, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nhấn mạnh sự ngưỡng mộ của người Nhật đối với một nước Trung Quốc thời tiền Thanh.

Advertisement

—————-

1. Một tước hiệu đặc biệt dành cho những vị tướng quân có chức vụ cao nhất trong thời kỳ phong kiến của Nhật Bản. (ND)

2. Khi triều đại nhà Thanh củng cố quyền lực của mình lên miền nam Trung Quốc, một số học giả Nho giáo làm việc cho chính quyền nhà Minh đã trốn sang Đại Hàn và Nhật Bản để làm cố vấn.

3. Kosuge Keiko, Nippon Rāmen Monogatari: Chūka soba wa itsu doko de umareta ka (Tokyo: Shinshindō, 1987), tr.45-59.

4. Tư tưởng triết lý Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Lý học có thể được xem là nỗ lực hợp lý hóa cũng như thế tục hóa Nho giáo bằng cách loại bỏ các yếu tố mê tín, huyền bí của Đạo giáo và Phật giáo, vốn từng được đưa vào Nho giáo trong và sau đời nhà Hán. (ND)

Advertisement

5. Sĩ quan hải quân người Mỹ. (ND)

6. Cho đến năm 1854, khi Hiệp ước Perry đầu tiên có hiệu lực, triều đại Tokugawa ở Nhật Bản đã duy trì chính sách tránh tiếp xúc với các cường quốc phương Tây (ngoài Hà Lan) trong hơn hai thế kỷ để hạn chế tình trạng hỗn loạn do những nỗ lực cải đạo của các nhà truyền giáo Cơ đốc ở Nhật Bản. Riêng Hà Lan đã đồng ý giới hạn mối quan hệ giữa hai nước chỉ trong lĩnh vực thương mại, kết quả là Hà Lan trở thành quốc gia châu Âu duy nhất duy trì quan hệ thương mại và ngoại giao với Nhật Bản từ năm 1639 đến năm 1854.

Nguồn: https://znews.vn/giai-thoai-ve-su-xuat-hien-cua-mi-ramen-mon-an-quoc-dan-nhat-ban-post1455469.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh

Được phát hành

,

Bởi

Trong cuốn sách, tác giả Tống Mặc đã trò chuyện với độc giả về cách kiềm chế cơn nóng giận, học cách bao dung, kiểm soát cảm xúc của mình trước những tác động của cuộc sống.

Ai chẳng có lúc giận dữ, nóng giận là hạt mầm được gieo vào tâm ta từ lúc mới chào đời. Nhưng kìm chế cơn giận là bản lĩnh cần rèn luyện mỗi ngày.

Kim che con gian anh 1

Thái độ điềm tĩnh sẽ giúp con người dễ dàng vượt qua nghịch cảnh, đón nhận thử thách. Ảnh: P.G.

Điềm đạm là sự điềm tĩnh xuất phát từ nội tâm. Cổ nhân cho rằng: “Điềm tĩnh dưỡng thần, phật dịch ô vật.” Ý muốn nói, điềm tĩnh có thể dưỡng tâm, giúp con người không phụ thuộc vào thứ bên ngoài. Điềm tĩnh nói đến một thái độ sống “lùi”, vạn sự thuận theo tự nhiên, người giữ được tinh thần như vậy, chắc chắn có thể làm tốt việc dưỡng tâm.

Hiện giờ, ngày càng có nhiều người theo đuổi việc “dưỡng sinh”. Dưỡng sinh gồm có dưỡng tâm, dưỡng tính và dưỡng thân. Nhưng rất nhiều người chỉ quan tâm đến việc dưỡng thân, cho rằng chỉ cần chăm sóc cơ thể cho thật đẹp đẽ, khỏe mạnh, thì có thể hưởng thụ cuộc sống lâu dài. Cho nên, số người có thể kiên trì hàng ngày tập luyện thể thao, ăn uống lành mạnh thì nhiều, nhưng số người có thể kiên trì dưỡng tâm hàng ngày lại rất ít.

Advertisement

Có một bà mẹ cực kỳ chú trọng việc dưỡng sinh. Gặp ai cô ấy cũng thao thao bất tuyệt về đạo lý dưỡng sinh, về việc mỗi ngày phải ăn cái gì, ăn bao nhiêu, ăn thế nào, vận động bao lâu… Cô ấy nói hết lần này đến lần khác: Chỉ có làm như vậy, mới không bị bệnh! Nhưng mỗi lần nghe những điều này, tôi đều thấy rất lạ. Một người ngày nào cũng bận rộn chuẩn bị đồ ăn lành mạnh cho bản thân từ sáng đến tối, sợ mình ăn phải đồ ăn không tốt sẽ sinh bệnh, không thể sống thọ, ngày nào cũng lo lắng như vậy, liệu có vui vẻ được không?

Nếu như chúng ta dư ỡng sinh mà không bắt đầu từ việc dưỡng tâm dưỡng tính, trong lòng sẽ có nhiều phiền não, có nhiều ham muốn. Như vậy, “hạnh phúc” mà chúng ta được hưởng chỉ dừng ở mức ăn ngon mặc đẹp và cơ thể khỏe mạnh, đó không phải cuộc sống thăng hoa chân chính.

Đại sư Hoằng Nhất cho rằng điềm đạm là “điều đầu tiên của việc dưỡng tâm”. Điềm đạm mà ngài nói tới suy cho cùng là cần con người phải tĩnh tâm. Thế gian này bao chuyện phiền não, dễ ảnh hưởng đến tâm lý của con người.

Kim che con gian anh 2

Cuốn sách Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh mang đến cho người đọc nhiều lời khuyên hữu ích. Ảnh: Chi.

Cho nên, nhiều người nghĩ rằng tâm mình không tĩnh là vì đang bị quá nhiều chuyện quấy nhiễu. Thật ra, ta bị quấy rầy không phải vì những chuyện phiền nhiễu trên đời, mà vì tâm không tĩnh. Khi chúng ta có thể tách khỏi tất cả sự vật bên ngoài, cho dù ở trong hoàn cảnh nào, ta cũng có thể hưởng thụ cuộc sống an nhàn thực sự.

Trong xã hội hiện thực này, rất nhiều chuyện sẽ làm cho chúng ta “dao động”.

Advertisement

Khi một người mỗi ngày kiếm được 10 đồng, chỉ đủ để ăn no, anh ta cảm thấy rất thoải mái, nhưng lại mơ mỗi ngày kiếm được 100 đồng; khi kiếm được 100 đồng mỗi ngày, anh ta lại cảm thấy mệt hơn trước rất nhiều, và không thấy hài lòng lắm, bởi vì có người mỗi ngày kiếm được 1.000 đồng.

Anh ta làm việc chăm chỉ hơn, cuối cùng cũng có thể kiếm 1.000 đồng mỗi ngày, anh ta bắt đầu mua xe, mua nhà, sống cuộc sống tốt đẹp mà anh ta từng ao ước, nhưng anh ta lại bắt đầu hướng về cuộc sống mỗi ngày kiếm được 10.000 đồng…

Chúng ta luôn rơi vào một vòng tròn kỳ lạ như vậy. Chúng ta luôn cho rằng khi đạt được điều gì mình mong đợi đã lâu, trong lòng sẽ cảm thấy yên tâm, hài lòng, từ đó có thể hạnh phúc. Nhưng sau khi đạt được điều mình muốn, ta lại có cảm giác cũng chỉ thế mà thôi. Những ham muốn lớn hơn nối tiếp nhau, mục tiêu ngày càng cao, và chúng ta càng ngày càng mệt hơn.

Do đó, một người sau khi có biệt thự, xe hơi, anh ta càng không hạnh phúc, bởi anh ta lo sợ một ngày nào đó sẽ mất đi cuộc sống như vậy, do đó đành phải dốc sức làm việc nhiều hơn, ép bản thân phải kiếm được 100.000 mỗi ngày, nếu chỉ kiếm được 80.000 thì thở dài ngao ngán.

Ngày nào cũng sống trong nỗi sợ mất đi danh lợi, gánh áp lực khủng khiếp, làm sao mà không sinh bệnh cho được? Dĩ nhiên, không phải con người không thể sống như vậy, danh lợi vốn là sự theo đuổi lớn nhất cuộc đời đối với một người bình thường.

Advertisement

Nhưng ý ở đây muốn nói, nếu như cuộc sống như vậy làm cho chúng ta cảm thấy thêm áp lực, thêm phiền muộn, không hề có cảm giác hạnh phúc, thì bạn hoàn toàn có thể suy nghĩ theo hướng khác.

Không nhất thiết phải từ bỏ những thứ như biệt thự, xe hơi, chỉ cần từ bỏ việc cố chấp gắn bó với những thứ này, dù kiếm được 1.000.000 mỗi ngày cũng không ngạo mạn, mà mỗi ngày kiếm được 10 đồng cũng không chán chường, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ, không cần gượng ép bản thân, bạn có thể cảm nhận được sự hạnh phúc ngay lập tức.

Người có nội tâm điềm đạm là người ngay cả khi mặc một chiếc áo vải, ăn một bữa cơm đạm bạc, vẫn có thể an nhàn thoải mái, không có chút cảm giác khó chịu hay không vui nào. Cho dù đối mặt với phiền não và sinh tử, họ cũng có thể thản nhiên đối diện, trong lòng không một chút gợn sóng đau khổ, không cần ăn ngon mặc đẹp vẫn cảm thấy yên bình và hạnh phúc.

[…]

Nguồn: https://znews.vn/kim-che-con-gian-la-ban-linh-can-co-cua-nguoi-truong-thanh-post1455101.html

Advertisement

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tuổi ấy mình yêu

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn tản văn “Tuổi ấy mình yêu” ghi lại nhiều ký ức về Hà Nội của thế hệ 6X, 7X. Khi ấy thành phố tuy còn nhiều gian khó nhưng đầy lãng mạn với những biệt thự cổ rêu phong, cùng những thanh niên tha thiết yêu đời!

Dòng thời gian miên man đưa ta về những kỷ niệm ấu thơ không thể nào quên. Mùa hè nóng như đổ lửa, chẳng có điều hòa lẫn quạt điện, chỉ đành phe phẩy quạt nan xua đi cái nóng.

Tuoi ay minh yeu anh 1

Cảnh mấy đứa trẻ ngồi ở bể nước công cộng để mẹ tắm rửa là hình ảnh quen thuộc thời bao cấp. Ảnh: Fclikr.

Ở miền ôn đới mà nhiệt độ lên tới 40 thì không thể không coi là sự kiện. Vì thế mà ai chưa kịp trẻ lại, gầy đi, chết vì nóng thì cứ, rất nhiều người thích, tranh thủ cởi gần hết cho da có màu suy nghĩ. Cái màu này, Tây và ngay cả ta chưa từng trải đời này dăm chục năm tha hồ suy nghĩ cũng chả biết là màu gì.

[…]

Advertisement

Thành phố uể oải trong hơi nóng làm người cứ lơ mơ, thương chả ra thương nhớ chẳng ra nhớ, cứ dằng dai lừng khừng. Chẳng biết có phải dân ở những xứ nóng động cái là sùng sục hừng hực lên là vì một năm mấy mùa đã tha hồ uể oải rồi không?

Chiều qua thứ bảy, chỉ còn mấy tiếng nữa cửa hàng cửa họ đóng, đóng cửa luôn ngày chủ nhật là ngày đến Chúa cũng không làm gì (mà còn làm làm gì, sửa sai thế nào được nữa sau khi đã tạo ra con người) nhưng nắng vẫn còn chấp chới trên bờ tường, ngọn cây, mái nhà. Say nắng trưa rồi, không dám đi xa, chỉ lếch thếch ra đầu phố xem có quả dưa hấu nào nhẹ hơn một yến để tha về ăn giải nhiệt chờ mưa.

Mưa thì chưa, dưa thì không nhẹ, chẳng mua bán gì nữa, đi về. Ngang qua cái quán nhỏ đầu phố thấy bàn nào cũng có người ngồi lơ mơ. Có ông lẩn mẩn lúc quờ cốc cà phê đưa lên môi lúc sờ cây bút bi chơi đố chữ.

Có mẹ nạ dòng cháu sớm phom dáng cực kì hùng tráng vẫn chẳng ngần ngại gọi cốc kem to cho xứng người, ăn thi với cháu. Có bà già lim dim mắt xếp tà váy rồi ngồi vắt chân đầy vẻ quý phái khiêu khích kiểu Marlene Dietrich, thay vì điếu thuốc trên tay lại thấy phảy một cái quạt giấy thật là xinh.

Kỷ vật của những ngày nắng hạ Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tuynidi gì đó đây, không biết cụ mua hay cụ trai nào tặng, mùa hạ vừa đi qua hay từ đời thăm thẳm nỗi niềm nào.

Advertisement

Bất chợt thấy mình chậm bước. Bất chợt hình dung lại, ngày xưa, cũng quạt giấy như này. Bà tóc bạc vấn lẳn trong vành khăn trắng để “trở” ai trong họ chẳng biết. Bà đứng chờ tàu điện chỗ Ô Cầu Dền. Bà luôn luôn có cái quạt trong tay phe phảy cho cháu bám quẩn bên chân.

Bà ngồi chân co chân duỗi đầu tấm phản sau này hạ xuống che cái hầm trú ẩn đào ngay dưới gậm giường rồi cúi người vuốt ngay ngắn ống quần, mở âu giầu, tỉ mẩn tiện miếng vỏ quạch, xé mảnh lá giầu không, bổ nhỏ miếng cau đã bổ sáu từ trước, quết chút vôi trắng, nhúm chút thuốc lào rồi đưa lên miệng, rồi bận bịu dọi lại vành cái quạt nan, xếp lại cái quạt giấy, lầm thầm không biết là mắng đứa cháu nào dùng đồ xong buông quăng bỏ vãi, vô ý vô tứ chẳng biết của bền tại người.

Chao ôi những buổi chiều Hà Nội hết chiến tranh, đã khó nghèo càng thêm khó nghèo vì mẹ mất, nhưng bà còn đó cho chị em mình nương dựa, bà còn đó, giữ lại cho chị em mình những gì còn có thể giữ được, là sự ngây ngô quý giá nhất của tuổi ấu thơ.

Tuoi ay minh yeu anh 2

Cuốn tản văn Tuổi ấy mình yêu của nhà văn Lê Minh Hà. Ảnh: NXB Trẻ.

Cũng cái quạt giấy này, trong bàn tay con gái những ngày cuối cùng đến lớp, giấy trang kim màu tím, nan tre, thằng bạn ngồi bên giằng lấy hỏng luôn chỗ tay cầm, những cái nan rời nhau ra, thế mà nó ra sức khoát tay quạt cho cả mình với nó. Tức mà nghĩ tới những ngày sắp xa đi, gặp lại không biết có đủ tự tin như giờ vẫn hay gây sự với nhau, nghĩ tới cái compa dở hơi nó vẫn nhường mình trong giờ hình học, thôi im vậy.

Bà già váy hoa vẫn đang lơ mơ bên cốc kem phe phẩy cái quạt giấy rõ là xinh. Uể oải thì mình đang uể oải lắm rồi, nhưng có mơ đâu, mà cảm như từ đâu xưa hơi gió từ cái quạt giấy muôn đời. Chỉ phảy nhẹ phảng phất thôi đã đủ làm xao động hơi nóng ngày tháng hạ vì cái mùi hơi thum thủm của những nan quạt vót từ tre ngâm ao bùn.

Advertisement

Ở Hà Nội giờ hay gặp các bà đi tập dưỡng sinh. Khi biểu diễn dưỡng sinh, các bà mặc cả bộ sa tanh đỏ, cứ từng lúc lại khuỵu đầu gối trong tư thế cảm tử lao về phía trước, trong tay là cái quạt hình thù như cái quạt giấy mình quen pạch một cái đồng loạt xòe ra.

Chưa tới gần nên không biết nan quạt bằng tre bằng gỗ hay bằng nhựa, nhưng cái quạt cũng màu đỏ rực, lại có tua rua, xòe ra đều còn hơn các diễn viên hội đoàn tập múa, chỉ còn thiếu hai bím tóc ngắn vểnh ngang tai và trẻ đi dăm chục tuổi là gần bằng diễn viên kinh kịch Bắc Kinh nhảy một cái, xoạc chân một cái, cao giọng á a a trên sân khấu Hà Nội một thời.

Về với Hà Nội, cứ lần nào nhìn thấy những mảnh tam giác đỏ rực ấy chói lọi trong nắng sớm cũng giật mình.

[…]

Nguồn: https://znews.vn/mua-he-da-xa-post1455038.html

Advertisement

Tiếp tục đọc

Xu hướng