Connect with us

Sách hay

Người phụ nữ ‘phá rào’ gom gạo cho TP.HCM trong những ngày thiếu ăn

Được phát hành

,

Từ một tổ chức không có tên tuổi, nhưng với lòng nhiệt thành đầy trách nhiệm, bà Ba Thi cùng các thành viên trong Ban Thu mua đã giải quyết tình trạng thiếu gạo của TP.HCM.

Chân dung Anh hùng lao động Nguyễn Thị Ráo – Ba Thi trên bìa sách.

Cô ba Thi và hột gạo của tác giả Hoài Bắc là cuốn sách viết về những đóng góp to lớn của Anh hùng lao động Nguyễn Thị Ráo – Ba Thi, người phụ nữ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, “phá rào”, thực hiện “cởi trói”, “tả xung, hữu đột” khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long để gom góp từng hạt gạo mang về cho TP.HCM trong những ngày thiếu ăn.

“Phá rào” đi thu mua gạo

Sách cũng cho biết những lát cắt phản ánh sống động đời sống của TP.HCM trong những ngày đầu sau giải phóng. Khi đó, TP.HCM là thành phố đông dân nhất nước, với hơn 2 triệu người, nên nhu cầu lương thực rất lớn. Giống trong phạm vi cả nước, Thành phố cũng áp dụng chế độ bao cấp lương thực nên tình hình cung cấp lương thực càng khó khăn hơn.

Theo thời giá lúc ấy, Nhà nước phải bù lỗ số tiền hàng trăm triệu đồng. Năm 1977, Sở Lương thực không đủ gạo bán cho dân. Có lúc gạo dự trữ cho Thành phố chỉ còn đủ ăn một tuần. Cả thành phố nhao lên, những người dân lao động ở thành phố biết thế nào là ăn độn.

Advertisement

Đó là thời của bột mì, sắn, bo bo, người dân đùa nhau ăn gạo “Hòa Lan”, thật ra đây là cách nói trại của ăn gạo trộn khoai lang. Hình ảnh từng đoàn người rồng rắn xếp hàng trước các cửa hàng lương thực quốc doanh; cảnh ăn độn của biết bao hộ gia đình thành phố, trong khi đó không biết bao hộ nông dân ở miền Tây lúa chất đống mà không sao tiêu thụ được đã trở thành một ký ức in đậm về thời kỳ khốn khó này.

Trước tình thế này, bà Ba Thi – Phó giám đốc Sở Lương thực – đề xuất thành lập một Ban Thu mua để tổ chức mua gạo từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về cứu đói cho người thành phố (Trên thực tế Ban Thu mua này không có tên chính thức trong văn bản).

Bà Ba Thi vốn là cán bộ lãnh đạo trong hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ. Bà được gọi tên theo bí danh của chồng bà, ông Nguyễn Trọng Tuyển, nguyên Bí thư tỉnh ủy Gia Định, hy sinh năm 1959. Sau năm 1975, bà được bạn bè, đồng nghiệp gọi vui là “người lính già”. Và ngay trong thời bình, người lính ấy vẫn chọn xông pha trên mặt trận kinh tế.

Co Ba Thi anh 1

Sách Cô Ba Thi và hột gạo. Ảnh: MC.

Với Tổ chức Thu mua này, bà Ba Thi đã cùng các cộng sự ngày đêm dồn sức lực, sáng tạo ra nhiều cách chạy gạo. Từng thành viên trong Tổ chức thu mua, phần đông là thành viên nữ đã sẵn sàng đi về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có khi xa tận Minh Hải (chia thành Cà Mau, Bạc Liêu ngày nay), đến từng xã ấp, vào từng gia đình, vận động người dân mang thóc đến bán để về TP.HCM cứu đói. Kinh tế giai đoạn này rối ren, không ít thương lái, con buôn tận dụng sơ hở để làm giá lương thực, Ban Thu mua của bà Ba Thi có lúc còn bị nhầm là những người buôn lậu, “phá hoại kinh tế”.

Làm chủ và bình ổn thị trường lương thực của TP.HCM

Từ một tổ chức không có tên tuổi, nhưng với lòng nhiệt thành đầy trách nhiệm của các thành viên trong Ban Thu mua, tình trạng thiếu gạo của TP.HCM và khan hiếm hàng tiêu dùng thiết yếu của bà con nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long được giải quyết một bước.

Advertisement

Sau này, Ban Thu mua phát triển thành Công ty Kinh doanh Lương thực Thành phố, với tư cách là Giám đốc, bà Ba Thi phải gánh trên vai nhiều trọng trách nặng nề hơn: vừa phải nắm được nguồn hàng, vừa phải tổ chức vận chuyển, phân phối sao cho kịp thời, hiệu quả, đảm bảo hạt gạo nhanh chóng đến được với đông đảo người dân…

Việc làm này là rất khó khăn đối với doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lương thực bởi cơ chế quan liêu bao cấp lúc bấy giờ. Đứng trước những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, bà Ba Thi đã dũng cảm sáng tạo trong tổ chức thực hiện để đi đến thành công.

Hàng nghìn đại lý bán lẻ trải rộng khắp các phường đã giành thế chủ động trên thị trường. Tình trạng gian thương và phá hoại trên lĩnh vực kinh doanh lương thực bị khoanh lại ở một số chợ và bị dập tắt nhanh chóng. Từ đó, Công ty Kinh doanh Lương thực Thành phố đã đảm bảo mua tận gốc và bán đến tận tay người tiêu dùng, nhanh chóng làm chủ và bình ổn thị trường lương thực của TP.HCM.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ III (11/1983), Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã đánh giá cao những đóng góp của Công ty Kinh doanh Lương thực Thành phố trong việc bình ổn giá, bình ổn thị trường.

“Công ty Kinh doanh Lương thực Thành phố của chị Ba Thi, mở trong thời gian ngắn hàng nghìn điểm bán gạo lẻ hiệu quả dưới hình thức các đại lý, được lòng cán bộ và đồng bào, được trung ương khen ngợi. Chúng ta đã có ‘mô hình chị Ba Thi’ ở ngành gạo. Tại sao không thể có ‘mô hình chị Ba Thi’ ở ngành rau, ngành cá, ngành thịt, ngành chất đốt…”, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt nói.

Advertisement

Ổn định và làm chủ thị trường lương thực ở TP.HCM những năm 1980 là một thành tích không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị – xã hội. Ghi nhận những đóng góp của nữ giám đốc Ba Thi, năm 1983, Hội đồng Nhà nước đã tặng thưởng bà Huân chương Lao động hạng Nhì. Năm 1984, bà lại được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Năm 1985, bà được tuyên dương là Anh hùng lao động.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://zingnews.vn/nguoi-phu-nu-pha-rao-gom-gao-cho-tphcm-trong-nhung-ngay-thieu-an-post1427781.html

Advertisement

Sách hay

Điều cần làm khi có bão và khi bão qua

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn “Sổ tay Cung cấp Kiến thức, kỹ năng phòng chống thiên tai hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, truyền thông của hội người cao tuổi các cấp” hướng dẫn những điều người dân cần chú ý khi có bão và khi bão qua.

bao anh 1

Liên tục theo dõi thông tin, tình hình diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới. Hướng dẫn, nhắc nhở các thành viên trong gia đình và bà con hàng xóm những việc cần làm để phòng, tránh bão.

bao anh 2

Khi có bão, hãy ở trong nhà; tìm nơi trú ẩn an toàn.

bao anh 3

KHÔNG ở lại trên các chòi canh, lồng, bè nuôi trồng thủy, hải sản. KHÔNG ở lại trên các tàu thuyền nơi neo đậu trong vùng có nguy cơ bão đổ bộ trực tiếp

bao anh 4

KHÔNG đi qua các cây đổ chắn ngang đường. KHÔNG trú ẩn dưới gốc cây, cột điện.

bao anh 5

Cắt hết các nguồn điện để đảm bảo an toàn trong mưa bão.

bao anh 6

Giữ liên lạc thường xuyên và chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.

bao anh 7

Khi bão qua, cần kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị trong nhà, đặc biệt thiết bị điện trước khi sử dụng. Kiểm tra, phát hiện để kịp thời sửa chữa những hư hỏng trong nhà. Kiểm tra nguồn nước trước khi sử dụng, KHÔNG sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn.

bao anh 8

Dọn dẹp nhà ở và vệ sinh môi trường xung quanh, tham gia dập dịch bệnh; xử lý khử khuẩn và vệ sinh môi trường. Xử lý nước sạch, an toàn để ăn uống, sinh hoạt.

bao anh 9

Tích cực giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại nặng khắc phục hậu quả sau thiên tai. Phối hợp với cơ quan chức năng thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương; thăm hỏi động viên các gia đình bị thiệt hại do thiên tai.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/dieu-can-lam-khi-co-bao-va-khi-bao-qua-post1496421.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Những điều thú vị, ít biết về vua chúa Việt Nam

Được phát hành

,

Bởi

Sách “Vua chúa Việt và những điều ít biết” đề cập nhiều khía cạnh khác nhau về cuộc sống, sinh hoạt của vua chúa Việt Nam xưa mà báo chí, sách vở chưa khai thác nhiều.

Vua chúa Việt và những điều ít biết là cuốn sách tập hợp những bài viết / câu chuyện thú vị về các vị vua chúa Việt Nam của nhà báo Lê Tiên Long – một người có niềm đam mê đọc sách lịch sử.

Nhiều câu chuyện thú vị chưa được khai thác

Đam mê này của tác giả sách bắt nguồn từ hồi còn học lớp 1, khi anh khám phá ra tủ sách của ông ngoại với rất nhiều sách sử, hoặc giai thoại lịch sử.

Từ việc say sưa đọc những cuốn sách này, nhất là câu chuyện về đời sống các vị vua triều Nguyễn, tác giả đã tìm tòi các câu chuyện tương tự từ nhiều nguồn / kênh khác nhau (sách sử, giai thoại, tư liệu xưa…).

Và trong quá trình tìm tòi này, Lê Tiên Long đã phát hiện ra lịch sử nước ta còn rất nhiều câu chuyện thú vị về các vị vua chúa, còn nằm rải rác ở nhiều nhân vật, thời đại, hay ở những cuốn sách khác nhau, nhưng chưa được báo chí, sách vở khai thác và độc giả biết tới.

Advertisement

Mặt khác, qua quá trình này, tác giả sách còn thấy có không ít câu chuyện, những tư liệu lịch sử ghi lại hành trạng của một số ít các vua (không phản ánh toàn bộ các vị vua trong lịch sử nước ta) cũng có thể khiến đời sau không nắm được trọn vẹn chi tiết lịch sử nước nhà.

Chính vì vậy, Lê Tiên Long đã chắt lọc tư liệu, đối chiếu thông tin, viết và tập hợp các câu chuyện này thành cuốn Vua chúa Việt và những điều ít biết, với mong muốn nó sẽ trở thành một tài liệu tham khảo, một món ăn nuôi dưỡng niềm yêu thích lịch sử, niềm tự hào dân tộc cho những người yêu lịch sử.

Vua chua Viet Nam anh 1

Cảnh triều đình Nhà Lê Trung hưng (1684-1685). Nguồn: Samuel Baron, sách Mô tả vương quốc Đàng Ngoài.

Đời sống của vua chúa và muôn chuyện ở chốn cung đình

Vua chúa Việt và những điều ít biết gồm 38 bài viết, nội dung được tác giả nhóm thành ba chủ đề chính (3 phần) gồm: Việc quốc gia đại sự; Đời sống riêng của vua chúa; Muôn chuyện ngoài cung đình.

Qua từng phần sách, độc giả có dịp tìm hiểu nhiều mặt hoạt động của triều đình trung ương xưa, từ nghi lễ, nghi thức cung đình, việc tuyển chọn, bổ nhiệm người tài, cho đến việc xử lý các công việc triều chính khác nhau của mỗi vị vua.

Bạn đọc cũng được khám phá những quy định cách xưng hô của vua (qua các triều đại) cũng rất khác nhau. Xưa, bề tôi thường gọi vua là “Bệ hạ”, còn vua xưng là “Trẫm”, nhưng thời Lý Thánh Tông, vua ban chiếu xuống cho các quan khi có việc ở trước mặt vua thì gọi vua là “Triều đình”. Còn vua Trần Thái Tông lại xuống chiếu cho thiên hạ gọi mình là “Quốc gia”.

Advertisement

Bạn đọc cũng có dịp khám phá quy định trang phục, lễ nhạc khi vua thiết triều ra sao? Vua đi lại bằng xe gì, phương tiện nào được vua sử dụng nhiều nhất: Voi, ngựa hay thuyền?

Ví dụ theo quy chế thời phong kiến đại giá của vua khi xuất hành gồm 5 thứ xe (ngũ lộ): ngọc lộ, kim lộ, tượng lộ, cách lộ, mộc lộ. Thời Lê sơ đại giá của vua gồm 5 thứ xe, về sau dần bỏ đi. Thời Lê Trung hưng, các vua chúa đi đâu chỉ dùng kiệu kim long (chạm rồng dát vàng) và kiệu kim quy (chạm rùa vàng), chứ không ngồi xe.

Thời Gia Long, các xe của vua chỉ có 4 chiếc, 1 chiếc ngọc lộ, 1 chiếc kim lộ và 2 chiếc kim bảo dư. Sang thời Minh Mạng quy chế “ngũ lộ” dành riêng cho nhà vua được khôi phục trở lại.

Hay bạn đọc được khám phá chuyện vua tuyển dụng nhân tài, xử lý công việc triều chính như thế nào, quan điểm của các vị vua về phong thủy, hay vua chúa nước ta xây hành cung thế nào, rồi cả việc bảo vệ an toàn của vua…

Nói về chuyện tuyển chọn người tài dưới thời phong kiến, các vua thường bổ nhiệm người thân cận, hoặc tuyển chọn người tài qua khoa cử, hoặc bổ nhiệm qua tiến cử của đại thần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt được vua “bổ nhiệm thần tốc” vì nhận thấy tài năng vượt trội của bề tôi.

Advertisement

Trường hợp của Đoàn Nhữ Hài là một ví dụ. Ông không phải là người thân cận, nhưng nhờ kiến thức vững chắc chỉ qua tự học, không qua khoa cử, chưa trải kinh nghiệm quan trường, nhưng ông vẫn được vua Trần Anh Tông tin dùng.

Vua chua Viet Nam anh 2

Nhà báo Lê Tiên Long. Ảnh: FBNV.

Bên cạnh những chuyện có tính “Quốc gia đại sự”, bạn đọc còn được khám phá những khía cạnh khác nhau về đời sống rất riêng tư của các vị vua, từ dung nhan các vị vua, vua ăn tết, vua ngủ, chuyện ăn uống của vua, vua trổ tài xem tướng, vua rèn luyện thân thể như thế nào…

Ví dụ, nói về dung mạo của các vị vua chúa Việt xưa, dân thường tuyệt đối không được phép nhìn mặt vua. Khi xa giá của vua đi ra ngoài, dân chúng đều phải quỳ rạp bên đường, đầu cúi sát đất, ai dám ngẩng đầu lên nhìn “long nhan” đều bị khép vào trọng tội khi quân, phạm thượng.

Tuy nhiên, sau khi các vị vua Việt băng hà, triều đình vẫn vẽ tranh đúc tượng để thờ. Tiếc rằng, do những biến thiên lịch sử, hầu hết tranh tượng thờ này đều không còn.

Ở triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, gần nhất là triều Nguyễn, người ta cũng khó thấy được dung nhan các vua, cho đến khi người Pháp sang ghi lại chân dung các vua bằng ảnh chụp (từ vua Đồng Khánh trở đi). Trước đó, đời sau chỉ hình dung diện mạo các vua đầu triều Nguyễn qua nét vẽ của các họa sĩ người Pháp.

Advertisement

Liên quan đến việc miêu tả dung nhan của các vua, tác giả cũng cho biết những vị vua nào được sử sách mô tả (mang tính ước lệ) là “mặt rồng”, “dáng rồng”, “dáng vẻ thiên tử”, “thần thái nghiêm trang”, vua nào được sứ thần nước ngoài khen là…. đẹp trai.

Cũng trong cuốn sách, tác giả sẽ cùng độc giả giải đáp những thắc mắc như vua ăn gì khi đi đánh trận? Vua uống rượu ra sao, những vua nào mê rượu? Lúc còn trẻ vua phải học hành thế nào? Những vị vua Việt nào mắc bệnh lạ, đó là loại bệnh gì?….

Sách cũng đề cập những câu chuyện mà đến nay vẫn mang tính thời sự như các vị vua nước ta xưa chống tham nhũng thể nào? Các vị vua dùng cách nào để ngăn nhân dân đánh bạc, khi có dịch bệnh lan truyền vua chỉ đạo xử lý thế nào?

Tóm lại, với việc khai thác những câu chuyện về vua chúa ít được biết tới, nằm rải rác, chưa được tổng hợp, sách Vua chúa Việt và những điều ít biết không chỉ kể những câu chuyện hấp dẫn, thú vị, mà còn giúp chúng ta biết thêm các khía cạnh khác nhau của lịch sử nước nhà.

Sách cũng là một tư liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến chủ đề cuộc sống, sinh hoạt của vua chúa Việt Nam mà sách vở ngày nay chưa khai thác nhiều.

Advertisement

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-dieu-thu-vi-it-biet-ve-vua-chua-viet-nam-post1496350.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Những sự kiện huyền bí

Được phát hành

,

Bởi

Cuộc gặp gỡ với vị pháp sư Vishudha mở ra những sự kiện huyền bí, làm đảo lộn mọi quan niệm thông thường về vật lý, hóa học… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Cuộc gặp gỡ với vị pháp sư Vishudha mở ra những sự kiện huyền bí, làm đảo lộn mọi quan niệm thông thường về vật lý, hóa học… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nguyen Phong anh 1Nguyen Phong anh 2

Những sự kiện huyền bí

Cuộc gặp gỡ với vị pháp sư Vishudha mở ra những sự kiện huyền bí, làm đảo lộn mọi quan niệm thông thường về vật lý, hóa học… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Hành trình về phương Đông

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-hanh-trinh-ve-phuong-dong-cua-tac-gia-nguyen-phong-post1495768.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng