Connect with us

Sách hay

Mùa COVID-19: Tĩnh tâm khép cửa đọc sách

Được phát hành

,

Khi thế giới chìm trong âu lo với dịch COVID-19, những người dân Ý, Vũ Hán (Trung Quốc) chọn cách hát lên để nâng đỡ tinh thần nhau. Còn ở Việt Nam, nhiều người đang chọn liệu pháp tinh thần là ‘giữ lòng tĩnh lặng, đóng cửa đọc sách’.

Mùa COVID-19: Tĩnh tâm khép cửa đọc sách - Ảnh 1.

Độc giả tìm mua sách tại nhà sách Fahasa chiều 18-3 Ảnh: T.T.D.

“Xuân hạ thu đông, bốn mùa đọc sách. Mùa dịch sương gió, giá rét lạnh lùng, giữ lòng tĩnh lặng, đóng cửa đọc sách”. Bài đăng của ông Vũ Trọng Đại – giám đốc Công ty sách Omega Việt Nam – trên trang Facebook cá nhân đã nói hộ lòng nhiều người đọc.

“Nghiện” đọc vì COVID-19

Là một nhà báo, bình thường ông Hồ Bất Khuất (64 tuổi, Hà Nội) cũng đọc khá nhiều để lấy thông tin. Nhưng mùa dịch này, ngày của ông như dài hơn ra bởi các cuộc họp đều bị hoãn, những cuộc rượu cũng bị tạm dừng.

Nhịp sống chậm lại bất ngờ, ông chọn sách làm bạn. Ông đọc nhiều hơn, chậm hơn, đọc cả những sách giúp tích lũy kiến thức và bồi dưỡng cảm xúc chứ không chỉ đọc phục vụ cho công việc.

Advertisement

Vậy là những cuốn sách văn học kinh điển, những sách về văn hóa, sách triết học… và cả đống sách tiếng Nga quý giá ông mua từ lâu được lôi ra nghiền ngẫm. Càng đọc càng say sưa, đến một ngày ông bỗng nhận ra mình đã bị “nghiện” đọc.

“Nghiện cái gì đó ấy là khi không có nó trong ngày, người ta không thể chịu đựng được. Xét theo nghĩa đó thì tôi đã bị… nghiện đọc”, nhà báo Hồ Bất Khuất nói.

Nhận thấy “cơn nghiện” quá hữu ích bởi nó mang đến cho ông sự tĩnh lặng trong mùa dịch bệnh, nhà báo này gửi lời “cảnh báo” vui tới bạn bè rằng mọi người sẽ rất dễ mắc chứng nghiện đọc trong tình cảnh ở nhà chống dịch giống như ông.

Những chia sẻ của ông góp phần khích lệ mọi người tìm đến niềm vui đọc sách trong những ngày mà thế giới bước vào một nhịp sống rất khác.

Chị Vũ Thủy (33 tuổi) – một giáo viên ở Hà Nội – cũng “nghiện” đọc không kém. Trung tâm tiếng Nhật nơi chị làm việc vừa cho nhân viên nghỉ vài ngày nay. Kể từ đó, có ngày chị đọc tới 500 trang tiểu thuyết, sách khoa học thì đọc chậm hơn.

Advertisement

Những cuốn sách chưa đọc trên giá, những cuốn sách thú vị vừa xuất bản lần lượt được chị Thủy “ngấu nghiến” trong những ngày bỗng nhiên được thảnh thơi.

Niềm đam mê đọc sách mà chị có từ nhỏ bỗng được dịp “thả ga”, khiến ngày của chị trôi đi trong những niềm vui lấp lánh của tri thức và sự an tĩnh.

Đọc sách để tĩnh tâm

Nhiều người không chỉ đọc nhiều hơn trong mùa dịch mà còn lên mạng xã hội kêu gọi mọi người cùng đọc sách để sử dụng thời gian hiệu quả trong những ngày “bất thường” và cả để được tĩnh tâm, mạnh mẽ và thấu suốt hơn khi nghĩ về “vận hạn” mà nhân loại đang phải đối mặt.

Nhà văn Uông Triều liên tục nhắc mọi người đọc sách trên trang Facebook của anh. “Mình khuyến khích mọi người đọc nhiều hơn, đây là thời gian rất thích hợp để đọc sách vì quỹ thời gian nhiều.

Advertisement

Đặc biệt với trẻ em đang nghỉ học, đọc sách chính là một hình thức giải trí an toàn, rẻ tiền và hiệu quả nhất cho các em” – nhà văn Uông Triều chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Chị Vũ Thủy cũng có cùng quan điểm. Theo chị, thói quen đọc sách từ nhỏ rèn cho ta sự tập trung vào bản thân mình, giúp ta không bị xao nhãng bởi những ồn ào xung quanh, không bị phân tâm bởi cảm xúc tiêu cực bên ngoài mình.

Bởi ích lợi to lớn của việc đọc sách, nhà văn Uông Triều khuyến khích con mình đọc sách nhiều hơn.

Anh cũng tin rằng nếu như những ngày dịch này đã rèn cho người Việt thói quen giữ vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng… thì ngày tháng này cũng có thể được tận dụng để rèn thêm một thói quen tốt cho người Việt, đó là đọc sách.

Nhận thấy sách đóng vai trò lớn trong bối cảnh hiện nay, ngày 17-3 vừa qua, Công ty sách Omega Việt Nam đã làm việc với Tập đoàn Trung Nguyên nhằm cung cấp sách cho các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa để trẻ em có sách đọc trong những ngày xa trường lớp.

Advertisement

Bà Vũ Dương Thúy Ngà – vụ trưởng Vụ Thư viện – cũng cho biết vụ vừa đẩy mạnh hơn chương trình Đọc sách cùng bạn, với các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng và phương pháp đọc sách.

Từ chủ trương này, nhiều thư viện ở địa phương đưa ra các sáng kiến phục vụ bạn đọc tốt hơn, như có thư viện nhận phục vụ nhu cầu mượn sách qua email và gửi sách đến nhà cho bạn đọc, có thư viện mở dịch vụ miễn phí đọc sách cho trẻ em trong những ngày các em phải nghỉ học…

Ngành xuất bản giảm khoảng 20% tổng sản lượng trong quý 1

Thông tin từ Cục Xuất bản, in và phát hành cho biết do tác động của dịch COVID-19, số người đến các cửa hàng, siêu thị, các điểm bán sách giảm sút nghiêm trọng, các hội sách không được tổ chức đã ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sách phát hành.

Số xuất bản phẩm phát hành, doanh thu ngành giảm đi rõ rệt và dự báo tiếp tục giảm ở các quý sau.

Advertisement

Cục ước tính quý 1 ngành xuất bản giảm khoảng 20% tổng sản lượng. Dự báo quý 2 tiếp tục giảm khoảng 20% và quý 3 giảm khoảng 10% tổng sản lượng nếu tình hình dịch bệnh được khống chế.

Trong dài hạn, lượng khách hàng, số lượng xuất bản phẩm phát hành và doanh thu sẽ giảm khoảng 60 – 70% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Tuoitre.vn (https://tuoitre.vn/mua-covid-19-tinh-tam-khep-cua-doc-sach-20200319103513383.htm)

Advertisement

Sách hay

Rèn mới bản thân

Được phát hành

,

Bởi

Rèn mới bản thân chính là một quá trình làm mới lại mọi thói quen. 7 thói quen hiệu quả tạo nên một sức mạnh cộng hưởng tối ưu giữa các chiều kích. Rèn mới bản thân một cách cân bằng sẽ mang lại sức mạnh cộng hưởng tối ưu nhất. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Rèn mới bản thân chính là một quá trình làm mới lại mọi thói quen. 7 thói quen hiệu quả tạo nên một sức mạnh cộng hưởng tối ưu giữa các chiều kích. Rèn mới bản thân một cách cân bằng sẽ mang lại sức mạnh cộng hưởng tối ưu nhất. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Rèn mới bản thân

Rèn mới bản thân chính là một quá trình làm mới lại mọi thói quen. 7 thói quen hiệu quả tạo nên một sức mạnh cộng hưởng tối ưu giữa các chiều kích. Rèn mới bản thân một cách cân bằng sẽ mang lại sức mạnh cộng hưởng tối ưu nhất. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

7 thói quen hiệu quả

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498573.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Sống kiểu kiến tạo

Được phát hành

,

Bởi

Ở một người sống kiểu kiến tạo, họ không chỉ chủ động thay đổi bản thân để hành xử phù hợp với hoàn cảnh xảy đến, hoặc nỗ lực thích nghi với xu thế xã hội; mà còn biết kiến tạo nên điều tốt đẹp mà họ mong muốn nhìn thấy ở những nơi họ hiện diện và có thể ảnh hưởng được. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Ở một người sống kiểu kiến tạo, họ không chỉ chủ động thay đổi bản thân để hành xử phù hợp với hoàn cảnh xảy đến, hoặc nỗ lực thích nghi với xu thế xã hội; mà còn biết kiến tạo nên điều tốt đẹp mà họ mong muốn nhìn thấy ở những nơi họ hiện diện và có thể ảnh hưởng được. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Sống kiểu kiến tạo

Ở một người sống kiểu kiến tạo, họ không chỉ chủ động thay đổi bản thân để hành xử phù hợp với hoàn cảnh xảy đến, hoặc nỗ lực thích nghi với xu thế xã hội; mà còn biết kiến tạo nên điều tốt đẹp mà họ mong muốn nhìn thấy ở những nơi họ hiện diện và có thể ảnh hưởng được. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

7 thói quen hiệu quả

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498562.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Một nửa thế giới từng bị lãng quên tại Phố Wall

Được phát hành

,

Bởi

Trong hơn 200 năm lịch sử trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, phụ nữ đã đấu tranh để nắm giữ những vị trí quan trọng.

chung khoan anh 1

Bà Muriel “Mickie” Siebert, người phụ nữ đầu tiên mua ghế trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào năm 1967. Ảnh: New York Times.

Lịch sử phố Wall đã ghi nhận nhiều thành tựu gắn với hình tượng phái mạnh. Tuy nhiên, các ghi chép có thể bỏ qua vai trò của những người phụ nữ tại trung tâm tài chính này. Một số cuộc đấu tranh như phong trào đòi quyền bình đẳng giới, phong trào dân quyền, phong trào #MeToo đã làm thay đổi diện mạo nơi đây.

Trong các phong trào đó, có những người phụ nữ thành công tạo nên dấu ấn đặc biệt.

Từng bước đấu tranh cho bình đẳng giới

Vào cuối thế kỷ 19, hai chị em Tennessee Claflin và Victoria Woodhull đã có những ý tưởng đầu tiên về việc tạo ra cầu nối để phụ nữ bước vào thế giới tài chính. Họ khởi đầu bằng nghề tiên tri và bói toán trước khi gặp và thuyết phục nhà tài phiệt đường sắt Cornelius Vanderbilt đầu tư thành lập công ty môi giới riêng của hai người.

Advertisement

Với khoản đầu tư 7.000 đôla từ ông Vanderbilt, chị em Woodhull và Claflin đã tạo ra Woodhull, Claflin & Co. – một công ty môi giới nơi phụ nữ có thể đến và đầu tư một cách kín đáo. Sự xuất hiện của công ty này thu hút sự chú ý của các nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Walt Whitman và nhà hoạt động Susan B. Anthony. Theo nhận định của bà Susan B. Anthony, sự xuất hiện của công ty này trên phố Wall đánh dấu một kỷ nguyên mới.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, phụ nữ vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Họ không được phép đảm nhiệm các công việc quan trọng tại hầu hết ngân hàng và không thể vào sàn giao dịch chứng khoán. Điều này thúc đẩy họ thành lập các tổ chức nghề nghiệp riêng, như Hiệp hội Phụ nữ Ngân hàng Quốc gia và Câu lạc bộ Trái phiếu của Phụ nữ.

chung khoan anh 2

Bức tượng cô bé đối đầu con bò tót ở phố Wall có ý nghĩa nhấn mạnh sự cần thiết có thêm phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong xã hội. Ảnh: Jumbo.

Ngày càng nhiều phụ nữ nắm giữ cổ phiếu của các công ty lớn như Đường sắt Pennsylvania đã khiến giới tài chính phải lưu ý. Người ta chế nhạo điều đó và gọi tuyến đường sắt Pennsylvania là Petticoat Line. Petticoat là một chiếc váy lót của phụ nữ được dùng ở thế kỷ trước.

Một trong những bước ngoặt lớn nhất là sự xuất hiện của Muriel “Mickie” Siebert, người phụ nữ đầu tiên mua ghế trên Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) vào năm 1967. Với ghế này, bà được phép giao dịch trực tiếp trên sàn cho khách hàng của công ty môi giới mang tên mình.

Những nỗ lực của bà đã phần nào được đền đáp, sau khi gia nhập sàn giao dịch chứng khoán New York. Nhà đầu tư Siebert tạo ra dấu ấn của mình khi thành lập công ty môi giới riêng, Muriel F. Siebert & Co., Inc. vào năm 1969. Bà được kính trọng không chỉ vì khả năng đầu tư sắc bén mà còn vì những đóng góp của bà cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành tài chính.

Advertisement

Ngoài ra, bà Muriel Siebert còn từng giữ chức Giám đốc Sở Dịch vụ Tài chính bang New York từ năm 1977 đến 1982. Trong vai trò này, bà đã giám sát các ngân hàng và tổ chức tài chính ở bang trong giai đoạn cải cách quan trọng.

Bình đẳng giới trong bối cảnh hiện tại

Mặc dù ngày nay diện mạo của phố Wall đã thay đổi đáng kể so với ban đầu, có một sự thật rằng nam giới vẫn thống trị ngành tài chính. Điều này diễn ra ở các ngân hàng đầu tư, công ty môi giới, sàn giao dịch chứng khoán…

Phụ nữ hiện chiếm hơn 40% lượng sinh viên tại các trường kinh doanh và 52% số lượng việc làm tài chính cấp cơ sở, nhưng họ vẫn thiếu vắng ở các vị trí quản lý cấp cao. Phụ nữ chỉ chiếm khoảng 27% trong các vai trò lãnh đạo cấp cao (C-suite).

chung khoan anh 3

Bà Sallie Krawcheck hiện là Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập của Ellevest, một công ty chuyên tư vấn đầu tư cho phụ nữ. Bà từng được mệnh danh là người phụ nữ quyền lực nhất phố Wall. Ảnh: Ctech.

Trong cuốn sách She-Wolves, nhà sử học Paulina Bren nhấn mạnh rằng sự thiếu vắng này không phải là ngẫu nhiên mà có liên quan mật thiết đến những câu chuyện phân biệt giới tính kéo dài và không suy giảm. Từ thời điểm cây nút gỗ bạc đầu tiên được trồng – một biểu tượng của khởi đầu phố Wall – phụ nữ đã không ngừng đấu tranh để có được sự chấp nhận trong ngành tài chính khắc nghiệt này.

chung khoan anh 4

Bìa sách She-Wolves.

Dù vậy, sự thay đổi còn diễn ra chậm chạp. Tác giả She-Wolves nhấn mạnh rằng có một tỷ lệ chênh lệch giới tính giữa các ứng viên quốc hội, các cơ quan điều hành tài chính cấp quốc gia và giám đốc điều hành (CEO). Điều này giải thích vì sao phụ nữ và các nhóm thiểu số khác liên tục tìm cách phá vỡ rào cản để được đối xử công bằng.

Advertisement

Đồng thời tác giả Paulina Bren cũng đặt ra câu hỏi đặt rằng liệu sự chênh lệch về giới tính này có liên quan đến các chu kỳ bong bóng, khủng hoảng và sự đổ vỡ tài chính. Những câu hỏi này vẫn chưa được nhà sử học Bren giải đáp. Thay vào đó, bà nhắc nhở độc giả một thực tế quen thuộc: “Phố Wall được xây dựng dành cho đàn ông, và về cơ bản, nó vẫn là một câu lạc bộ của những người đàn ông”.

Cuốn sách She-Wolves của tác giả Paulina Bren cung cấp cái nhìn sâu sắc về hành trình của phụ nữ tại phố Wall, và cho thấy rằng sự sáng tạo và kiên trì đã mang lại những bước tiến nhỏ. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng giới trong tài chính vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/mot-nua-the-gioi-tung-bi-lang-quen-tai-pho-wall-post1498970.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng