Connect with us

Sách hay

Lịch sử đất Sài Gòn kể từ khi khai hoang lập ấp

Được phát hành

,

Với tác phẩm về lược sử vùng đất Sài Gòn, vùng đất trù phú này thế kỷ XVII đến 1859 hiện lên sống động qua những sự kiện, con người được tác giả trình bày theo điểm nhấn.

Sách “Lược sử Sài Gòn từ thế kỷ XVII đến khi Pháp xâm chiếm (1859)”. Ảnh: Đình Ba.

Được giới nghiên cứu biết đến là nhà nghiên cứu địa bạ uy tín, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu còn dành mối quan tâm của mình với mảnh đất ông sống và yêu: Sài Gòn – TP.HCM. Mới đây, nhà nghiên cứu hơn trăm tuổi vừa ra mắt tác phẩm Lược sử Sài Gòn từ thế kỷ XVII đến khi Pháp xâm chiếm (1859).

Ở tác phẩm mới này, lịch sử đất Sài Gòn kể từ khi người Việt khai hoang lập ấp cho đến khi thực dân Pháp xâm lược năm 1859 đã được tác giả trình bày tóm lược, thông qua những sự kiện, dấu mốc thời gian mang tính điểm nhấn.

Với Lược sử Sài Gòn từ thế kỷ XVII đến khi Pháp xâm chiếm (1859), nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã chia lịch sử Sài Gòn thành ba quãng thời gian với những chỉ dấu quan trọng: 1698, 1698-1801 và 1801-1859.

Advertisement

Dấu mốc trước năm 1698, tức là trước khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược Nam bộ, chia đặt đơn vị hành chính. Trước dấu mốc này, lịch sử vùng đất Sài Gòn nói riêng và Nam bộ nói chung trải dài từ thời sơ sử qua dấu ấn Phù Nam thế kỷ I về sau.

Khác với lối trình bày thông thường hay thấy lâu nay, tác giả nhìn về Sài Gòn trước 1698 qua dữ liệu Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức với nước Chu Nại ứng với Sài Gòn nay; qua phỏng định chủ nhân chính của Sài Gòn xưa là hai dân tộc Xtiêng và Mạ…

Dựa vào những cứ liệu trong Đại Nam nhất thống chí, Phủ biên tạp lục, Monographie de la province de Thudaumot… nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu phỏng định rằng hai dân tộc này trước thế kỷ XVII có thể đã cư trú cả ở lưu vực sông Vàm Cỏ. Khi lưu dân người Việt vào đất Sài Gòn khai hoang, làm ruộng cỏ (thảo điền), còn ruộng cao (sơn điền) do người dân tộc canh tác trước khi các tộc người này lùi dần về vùng cao.

Sài Gòn thời gian 1698-1801 hiện lên với những thăng trầm của một vùng đất khi là trung tâm kinh tế, là thị trường lúa gạo mang tính quốc tế xuyên quốc gia; lúc là tiền đồn quân sự qua việc Nguyễn Cửu Đàm cho đắp lũy Bán Bích ngăn ngừa bất trắc từ ngoại bang; có lúc, Sài Gòn lại là nơi chiến địa, tranh chấp của Tây Sơn và Nguyễn Ánh…

Sau khi Sài Gòn được Nguyễn Ánh lấy lại từ tay Tây Sơn, triều Nguyễn thành lập, diện mạo nơi đất này thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Thời gian 1802-1832, Sài Gòn chính là thủ phủ của Gia Định thành, “đây là 30 năm tương đối thanh bình của lịch sử hình thành và phát triển Sài Gòn, để Sài Gòn trở nên một trong 3 trung tâm tiêu biểu quyền lực của cả nước”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu viết.

Advertisement

Trong con mắt của người phương Tây, Sài Gòn lúc này là nơi đô hội phồn thịnh của nhà Nguyễn. Crawfurd của phái bộ Anh khi tới Sài Gòn năm 1822, đã miêu tả thành phố này với những dòng dưới đây:

Thành phố Saigun (Sài Gòn)… ở cách biển khoảng 50 dặm. Đây là hai thành phố cách nhau chừng 3 dặm đường. Pingeh (Bến Nghé), nơi có dinh tổng trấn và thành trì, nằm ở bờ biển phía Tây sông lớn; và Saigun chính thức lại nằm cạnh một rạch nhỏ chảy thông sang Pingeh. Saigun là địa sở quan trọng của thương nghiệp và nơi cư trú của người Tàu và khách thương khác, mặc dầu trên rạch gần đó chỉ có thuyền bè nhỏ tới lui được, còn tàu thuyền lớn phải đậu cả lại ở Pingeh”.

Dưới thời Nam Kỳ lục tỉnh 1832-1859, Sài Gòn là nơi chiến địa một thời gian ngắn khi Lê Văn Khôi khởi loạn. Sau đó, Sài Gòn thuần chức năng một tỉnh thành thời vua Minh Mạng cho đến khi rơi vào tay thực dân Pháp năm 1859. Đó cũng là dấu mốc kết thúc nội dung của tác phẩm.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Advertisement

Trân trọng.

Nguồn: https://zingnews.vn/lich-su-dat-sai-gon-ke-tu-khi-khai-hoang-lap-ap-post1434878.html

Tiếp tục đọc
Quảng cáo
Nhấn vào đây để bình luận

You must be logged in to post a comment Login

Leave a Reply

Sách hay

Tiết kiệm rồi mới sử dụng tiền

Được phát hành

,

Bởi

Để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, chúng ta phải biết tiết kiệm trước khi chi tiêu, phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho việc chi tiêu. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, chúng ta phải biết tiết kiệm trước khi chi tiêu, phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho việc chi tiêu. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tu do tai chinh anh 1Tu do tai chinh anh 2

Tiết kiệm rồi mới sử dụng tiền

Để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, chúng ta phải biết tiết kiệm trước khi chi tiêu, phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho việc chi tiêu. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-tai-chinh-ca-nhan-danh-cho-nguoi-viet-nam-kham-pha-nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-tai-chinh-ca-nhan-cua-nguoi-viet-nam-post1504837.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Hiểu đúng về thu nhập thụ động

Được phát hành

,

Bởi

Bản chất của thu nhập thụ động là dòng tiền đến từ việc cho thuê bất động sản, khai thác bản quyền âm nhạc, tài sản sở hữu trí tuệ… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bản chất của thu nhập thụ động là dòng tiền đến từ việc cho thuê bất động sản, khai thác bản quyền âm nhạc, tài sản sở hữu trí tuệ… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tu do tai chinh anh 1Tu do tai chinh anh 2

Hiểu đúng về thu nhập thụ động

Bản chất của thu nhập thụ động là dòng tiền đến từ việc cho thuê bất động sản, khai thác bản quyền âm nhạc, tài sản sở hữu trí tuệ… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-tai-chinh-ca-nhan-danh-cho-nguoi-viet-nam-kham-pha-nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-tai-chinh-ca-nhan-cua-nguoi-viet-nam-post1504836.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Vua Chúa Việt và những điều chưa biết

Được phát hành

,

Bởi

Sách tập hợp những câu chuyện từ “quốc gia đại sự” đến chuyện bên lề, hậu trường độc đáo khi vua chúa xử lý công việc triều chính, những khía cạnh về đời sống riêng tư của các vị vua.

Vua triều Trần để lại nhiều tập sách về tu tập, Phật học, Thiền học. Vua triều hậu Lê vui với kinh sử, lập hội khuếch trương văn thơ.

Vua nhà Trần đọc sách, viết sách

Sau một cuộc đời chinh chiến, cuối đời, Trần Thái Tông say mê Phật pháp, tự viết các sách Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam ca, cùng nhiều sách hướng dẫn tu tập như Lục thì sám hối khoa nghi, Kim Cương Tam muội chú giải, Bình đẳng lễ sám văn… Vua nối ngôi là Trần Thánh Tông cũng để lại các tác phẩm như Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Thiền tông liễu ngộ.

Cũng như vua cha, vua Trần Nhân Tông ham đọc sách, ham viết sách và đã để lại nhiều tác phẩm. Nhà vua là một nhà viết sử tài ba khi đích thân biên soạn cuốn Trung hưng thực lục ghi chép chi tiết về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, gồm 2 quyển. Tiếc rằng bộ sử này của nhà vua sau đó đã thất lạc.

Là người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông là tác giả của nhiều sách về Phật giáo như Thiền lâm thiết chủy ngữ lục, Tăng già toái sự cùng nhiều tập thơ Thiền…

Advertisement

Về lịch sử của dòng tộc mình, vị vua thứ 2 của nhà Trần là Trần Thánh Tông sai soạn Hoàng tông ngọc điệp vào năm 1267.

Vua nhà hậu Lê vui với kinh sử, lập hội Tao Đàn

Sau thời kỳ giặc Minh đô hộ nước ta, một vị hào trưởng ở đất Lam Sơn nổi dậy dựng cờ khởi nghĩa. Lập thân với gươm đao như các vị anh hùng Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành nên bộ sách Lam Sơn thực lục tả về vua Lê Thái Tổ đã viết rằng:

“Nhà vua tuy gặp đời rối loạn, mà chí giữ càng bền; lẩn giấu ở núi rừng làm nghề cày cấy; tự mình vui với kinh, sử, nhất là càng chuyên tâm về các sách thao lược”.

Sau khi chiến thắng quân Minh và lên ngôi vua, năm Thuận Thiên thứ 4 (1431), Lê Thái Tổ đã trực tiếp viết bài tựa cho sách Lam Sơn thực lục do Nguyễn Trãi soạn, ký là Lam Sơn động chủ.

Hậu duệ của vua Lê Thái Tổ là vua Lê Thánh Tông, một vị vua anh minh, tài ba lỗi lạc bậc nhất trong lịch sử nước ta. Là một hoàng đế có võ công hiển hách, đồng thời, Lê Thánh Tông cũng là một tấm gương ham học, ham đọc sách nổi bật trong lịch sử.

Advertisement

Nhà sử học Vũ Quỳnh từng khen về khả năng đọc sách của nhà vua: “Vua võ giỏi, văn hay mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào bỏ quyển sách. Sách gì cũng thông, văn thơ hay hơn cả các quan văn học”.

Không chỉ chăm đọc sách, vua Lê Thánh Tông còn xem cả sử liệu đương thời để tự sửa mình. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1467, vua Lê Thánh Tông sai nội quan đến Hàn lâm viện để mượn Nhật lịch (sổ biên chép việc hằng ngày của nhà vua) về cho vua xem.

Sử quan là Lê Nghĩa tâu rằng: “Đường Thái Tông đòi xem quốc sử, Phòng Huyền Linh chép sử không trung thực, đều bị đời sau chê”. Khi biết vua chỉ muốn xem nhật lịch để biết ngày trước có lỗi lầm gì mà sửa đổi, Lê Nghĩa bèn dâng nhật lịch. Vua xem xong, trả lại sử viện.

Vua Lê Thánh Tông có nói về việc đọc sách dẫn đến nhu cầu viết của mình trong lời tựa cho tập Quỳnh uyển cửu ca:

“Lúc rảnh sau muôn việc, trong khoảng nửa ngày, mắt xem rừng sách, lòng dạo vườn văn, không nghe huyên náo, lòng như hoa thơm, dục thần ít trong, ở yên cao hứng, bèn hăng hái nghĩ đến các bậc đế vương thánh triết, đến lòng cặn kẽ của những bề tôi trung lương, mới gọi giấy, bút, mực, nghiên đến bảo cho biết rằng: Tình của ta thư thái, khí tinh anh cuồn cuộn tuôn ra, lời khuôn mẫu từng từng lớp lớp, các ngươi có thể vì ta ghi lấy được không?”.

Advertisement

Chính vì vậy, sau khi ngự chế 9 bài thơ cận luật, vua Lê Thánh Tông đã họp các vị học sĩ, hàn lâm, tất cả là 28 người, ứng với nhị thập bát tú, lập thành một hội Tao Đàn, thay nhau cùng họa, được vài trăm bài.

“Bài nào cũng chọn chữ kỹ càng, điệu vần sang sáng, dâng lên ta xem, lòng ta rất vui, xem kỹ hai ba lần. Ta nghĩ cán cân văn chương phải là công khí, không muốn chỉ để riêng ta thưởng thức một lúc, mới sai khắc bản in để truyền bá được rộng”, vua viết tiếp trong lời tựa sách.

(*) Hai tiêu đề phụ và sapo do người biên tập đặt.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-vi-vua-viet-viet-sach-post1504556.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng