Connect with us

Sách hay

Lịch sử của trà

Được phát hành

,

Sách cung cấp một cái nhìn tổng quát, tinh tế và đầy thú vị về dòng chảy hai nghìn năm của thứ đồ uống quyền lực này, đưa chúng ta du ngoạn qua vùng rừng núi Trung Quốc với những câu chuyện thần thoại, qua phòng trà Nhật Bản với các nghi thức trà đạo khắt khe, qua cả những bữa tiệc trà phù phiếm tại Anh hay các đồn điền trà bát ngát ở Ấn Độ và Sri Lanka.

Người xưa rất tỉ mỉ trong việc thưởng trà, nó đã được nâng cấp để trở thành một thứ nghệ thuật. Để có được một chén trà ngon, người pha phải bình tâm, tĩnh trí, không thể hấp tấp.

Lich su cua tra anh 1

Trà thường được thưởng thức trong không gian yên tĩnh. Ảnh: Foody.

Trong tất cả các trà sư sống ở đời Đường, Lục Vũ là người nổi tiếng nhất, nổi tiếng đến nỗi, ông được gọi là “cha đẻ của trà”, “thánh trà”, “bậc hiền nhân về trà”, và “thần trà”.

Mặc dù có một số nghi vấn về ngày và nơi sinh chính xác của ông, có lẽ Lục Vũ được sinh ra tại Cánh Lăng vào khoảng thời gian từ 728 đến 733. Có vô số câu chuyện và truyền thuyết về ông, hầu hết đều nói rằng ông bị bỏ rơi khi còn bé và được nhà sư Tích Công nhận nuôi, sống những năm đầu đời ở chùa.

Tuy nhiên, bất chấp môi trường xung quanh thời trẻ, Lục Vũ tỏ ra không phù hợp với cuộc đời tu sĩ. Ông ở trong tình trạng nổi loạn thường xuyên khiến các nhà sư trừng phạt bằng cách giao cho ông những nhiệm vụ khó khăn và thấp kém. Các nhà sư hy vọng rằng khi Lục Vũ thực hiện các nhiệm vụ này, ông sẽ học được tính kỷ luật và khiêm tốn cần thiết để tiếp tục tu học, nhưng tất cả đều vô ích.

Năm mười ba tuổi, Lục Vũ chạy trốn khỏi chùa đi theo một đoàn hát và thực hiện ước mơ trở thành một chú hề. Ông có vẻ hoàn toàn phù hợp với cuộc sống này và khiến khán giả thích thú ở bất cứ nơi nào ông đến, chơi trò giả ngốc để làm cho mọi người cười.

Tuy nhiên, bất chấp sự hiếu động của mình, Lục Vũ đã thể hiện một trí tuệ sắc sảo khác thường, và ông sớm cảm thấy nhàm chán với việc biểu diễn cùng đoàn hát. Mặc dù ông không nhớ nhung gì cuộc sống khắc khổ và đơn giản của các nhà sư, nhưng ông nhớ cuộc sống của một người học trò.

Lich su cua tra anh 2

Sách Lịch sử của trà đã tái hiện lại hành trình của trà trên nhiều nền văn hóa khác nhau. Ảnh: H.H.

May mắn thay, một trong những người ngưỡng mộ Lục Vũ lớn nhất là một vị quan, người đã nhận thấy được những khao khát trí tuệ của chàng trai trẻ. Sự bảo trợ của vị quan đã cho phép Lục Vũ tiếp tục việc học bằng cách nghiên cứu các tác phẩm cổ trong khi vẫn tiếp tục với nghề nghiệp của mình.

Sau đó, vào năm 760, một cuộc nổi loạn vũ trang đã buộc Lục Vũ rời khỏi nơi ông đang biểu diễn với đoàn hát. Cùng với nhiều người khác, ông lánh nạn ở làng Hồ Châu tại tỉnh Chiết Giang ngày nay – một bước ngoặt bất ngờ hóa ra lại là may mắn cho chú-hề-biến-thành-học-giả này.

Khí hậu của khu vực này hoàn toàn phù hợp để trồng trà. Thời tiết ấm áp, có nhiều độ ẩm, đất rất phong phú và màu mỡ. Có rất nhiều vườn trà và quán trà.

Giống như những chàng trai trẻ khác, Lục Vũ bị thu hút bởi các quán trà, mà theo thông lệ thời đó là nơi đàn ông tụ tập. Trên khắp đất nước, các chốn này là nơi bạn bè và học giả đến với nhau, không chỉ để uống và nói chuyện về trà, mà còn để thảo luận về nghệ thuật và thưởng nhạc.

Trong những quán trà tốt nhất, không khí đượm mùi nhang trầm cùng hương hoa quý hiếm, và chỉ những loại trà ngon nhất được phục vụ. Trong bầu không khí như vậy, người ta có thể thư giãn và tận hưởng những sắc thái tinh tế nhất của thú vui thẩm mỹ, bao gồm cả việc tận hưởng hương vị của loại trà chất lượng tốt nhất.

Sau một thời gian, Lục Vũ trở nên thân thiết với một người đàn ông tên là Jiao Ran, Jiao Ran sở hữu một trong những quán trà ở vùng Chiết Giang, và trước đó khá lâu thì Lục Vũ đã sớm bị mê hoặc và ám ảnh bởi trà. Chính tại quán trà của bạn, ông đã tìm thấy lối thoát hoàn hảo cho tham vọng học thuật của mình. Chẳng bao lâu sau, ông không chỉ điều hành quán trà cho Jiao Ran, mà còn học hỏi rất nhiều về trà.

Trà trở thành tâm điểm của cuộc đời Lục Vũ. Ông không ngừng nỗ lực tìm hiểu mọi thứ cần biết về trà. Kết quả của niềm đam mê ám ảnh này là một bộ sách gồm ba tập, mười phần có tên là Trà kinh (Ch’a Chíng), xuất bản năm 780.

[…]

Tác phẩm bắt đầu với việc miêu tả cây trà và môi trường sống của nó. Lục Vũ thuật lại rằng những cây trà mọc tự nhiên trên đồi và bên cạnh những con suối ở tỉnh Tứ Xuyên “đôi khi lớn đến nỗi phải cần tay của hai người đàn ông để quây quanh thân của chúng”.

Ông tiếp tục nói rằng những bông hoa của cây trà giống như “hoa hồng quế trắng” và những hạt giống trà tương tự như hạt giống của cây dừa. Sau khi miêu tả về cây trà, ông đưa ra lời khuyên về những nơi tốt nhất để trồng trà: thuận lợi nhất là trong đất có lẫn đá, tiếp theo là đất đá sạn, và ít thuận lợi nhất là đất sét vàng.

Về hương vị, Lục Vũ rõ ràng thích lá trà dại hơn lá của cây trà trồng trong không gian hạn chế – một so sánh bất khả thi đối với những người uống trà hiện đại bởi vì bất cứ cây trà dại nào có thể còn tồn tại đến ngày nay cũng cực kỳ hiếm. Trong thời của Lục Vũ, việc trồng trà dĩ nhiên không phổ biến như bây giờ.

Lich su cua tra anh 3

Trà kinh là cuốn sách đầy tâm huyết của Lục Vũ, người được mệnh danh là “Thần trà”. Ảnh: Y.T.

Ông khuyên những người trồng trà nên chọn những chồi mới, mà ông cho là tốt hơn so với mầm (trái ngược với người trồng hiện đại thường coi trọng mầm), và ông coi những đầu lá trà xoăn vượt trội hơn so với đầu lá thẳng.

Trà kinh đưa ra lời khuyên cụ thể cho việc thu hoạch lá trà, gợi ý rằng việc thu hoạch chỉ nên diễn ra khi trời quang mây tạnh. Lá trà dài ba đến bốn tấc (khoảng 10-13cm) nên được hái trong khoảng tháng 3, 4 và 5. Có lẽ sau đây là câu trích dẫn nổi tiếng nhất của Trà Kinh: “Những chiếc lá chất lượng tốt nhất phải có nếp gấp như chiếc ủng da của kỵ sĩ Tác-ta, cuộn tròn như yếm của một con bò đực dũng mãnh, mở ra như một màn sương bốc lên từ khe núi, lấp lánh như mặt hồ được gió nhẹ mơn man, ẩm ướt và mềm mại như đất mịn vừa bị mưa cuốn.”

Công trình xuất sắc của Lục Vũ đã bao gồm đầy đủ các loại trà trong văn hóa Trung Quốc. Tại phần Năm, ông nói, “Sau khi nướng… [bánh trà] nên được đặt trong một bao giấy để không bị mất đi mùi thơm dịu nhẹ của nó (một dấu hiệu rõ ràng rằng bao giấy đã được sử dụng ở Trung Quốc trong thế kỷ thứ 8).

Phần lớn bí quyết ấn tượng của ông trong việc pha trà liên quan đến việc lựa chọn nước cẩn thận. Có một câu chuyện được kể là từ một tách trà, Lục Vũ có thể xác định chính xác nơi nước pha trà được lấy – là dọc theo bờ sông hay giữa dòng. Đối với sở thích về nước pha trà của mình, ông nói rằng nước từ một con suối trên núi là tốt nhất, sau đó là nước sông, trong khi nước giếng là có chất lượng thấp nhất.

Lục Vũ giải thích về phương pháp xác định nhiệt độ nước tốt nhất để pha trà một cách đầy thơ mộng: “Khi nước sôi lần đầu, xuất hiện một cái gì đó giống như mắt của cá trên bề mặt, và có thể nghe thấy một tiếng động nhỏ. Sau đó, xuất hiện một thứ giống như con suối đang lao tới và trên bờ là một chuỗi ngọc trai, đây là lần sôi thứ hai.”

Trà được bẻ ra khỏi bánh trà đã nướng, nghiền thành bột, và cho vào nước sau khi “sôi lần thứ hai”. Sự xuất hiện của “sóng và sủi bọt” được gọi là “sôi lần thứ ba”. Một gáo đầy nước lạnh được thêm vào thời điểm này, để “hồi sinh sự tươi trẻ của nước” và để tăng hương vị của trà đang sôi. Nếu trà còn bị để lại trong ấm sau khi sôi lần thứ ba, nó được coi là “quá sôi”, và Lục Vũ khuyên không nên sử dụng nếu ai đó muốn hương vị vượt trội.

Phần sáu đưa ra hướng dẫn cho việc uống trà, bắt đầu với lời phát biểu rằng tất cả các sinh vật, bao gồm cả chim muông và thú vật, phải uống để sống. Lục Vũ cho rằng đó là vai trò của nước, và rượu được sử dụng để nhấn chìm nỗi buồn còn trà được uống để tránh buồn ngủ.

Theo Lục Vũ, trà nên được uống bốn hoặc năm lần một ngày đối với những người bị “trầm cảm, đau đầu, đau mắt, mệt mỏi tứ chi hoặc đau khớp”. Ông cũng viết rằng trà đắng kết hợp với rễ hẹ rất tốt cho “những đứa trẻ hay sợ hãi và loạng choạng mà không có nguyên nhân rõ ràng”.

Mặc dù nhiều người vẫn đang thêm phụ gia và các thành phần kỳ lạ khác vào trà, nhưng sở thích về hương vị vượt trội của Lục Vũ là không cho thêm gì ngoại trừ một chút muối, được rắc vào sau khi đun sôi lần đầu tiên. Như ông đã diễn tả trong phần thứ sáu, “Đôi khi hành, gừng, táo tàu, vỏ cam và bạc hà được sử dụng, và trà được phép đun sôi một lát trước khi hớt bọt. Than ôi! Đây là nước bẩn của một con mương.”

Phần thứ tư của Trà kinh dành riêng cho hai mươi bốn dụng cụ cần thiết trong việc pha chế trà. Điều này được gọi là Trà đạo của Lục Vũ và là tiền thân của việc tạo ra nghi thức về trà, đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó, và đặc biệt hơn, tại Nhật Bản. Nổi tiếng về sự chú ý đến từng chi tiết, Lục Vũ đưa ra các phép đo chính xác cho từng dụng cụ được sử dụng, bao gồm một chiếc giỏ “tất-cả-trong-một”“cao mười bốn tấc ba phân (43cm), dài hai mươi ba tấc sáu phân (71cm) và rộng chừng hai mươi tấc ba phân (61cm)”, được sử dụng để đựng các dụng cụ pha trà cần thiết.

Dụng cụ thứ mười tám mà Lục Vũ bàn đến là chiếc chén uống trà bằng sứ. Ông gợi ý rằng những chiếc đến từ Dự Châu là tốt nhất, rõ ràng ông thích men sứ màu xanh ngọc tuyệt đẹp đặc trưng cho tách được làm ở miền Bắc. Ông cho rằng những chiếc chén sứ này mang lại cho đồ uống sắc thái lục nhạt, dễ chịu. Những chiếc tách trắng, ông tiếp tục nói, tạo cho trà một màu hồng nhạt mà ông cho là khó chịu.

Sự chú ý đến các chi tiết như vậy có vẻ quá mức đối với người phương Tây ngày nay, nhưng Lục Vũ đã sống trong một thời đại mà Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều thịnh hành. Mỗi một hướng đi trong ba con đường đó đều rất giàu tính biểu tượng và bao gồm việc thực hành tâm linh sâu sắc.

Kakuzo Okakura, học giả và giám tuyển về nghệ thuật Nhật Bản tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston, đã viết trong tác phẩm của ông năm 1906, cuốn Trà Thư, rằng “Trường phái tượng trưng của thuyết phiếm thần thời đó thúc giục người ta phản ánh cái Tổng thể trong cái Cụ thể.” Đây là một trong những món quà lớn nhất của Lục Vũ, khi ông tìm thấy được phương tiện để thể hiện sự hài hòa và trật tự phổ quát trong các chi tiết riêng biệt của việc pha và dọn một chén trà.

Sau khi Lục Vũ xuất bản cuốn Trà kinh, ông tận hưởng sự nổi tiếng như cồn, thu hút sự chú ý của cả nông dân, những người đã nghe kể về sự tinh thông trà của ông, và của cả triều đình. Ông và Hoàng đế Đại Tông (763-779) cuối cùng đã trở thành bằng hữu. Tuy nhiên, bất chấp sự nổi tiếng của mình, Lục Vũ vẫn bồn chồn và không hài lòng. Trớ trêu thay, đến cuối đời, ông lại tìm kiếm lối sống gần như của một tu sĩ, đủ cả sự cô độc, tĩnh lặng và thời gian để chiêm nghiệm và thiền định.

Nguồn: https://znews.vn/triet-ly-nhan-sinh-trong-mot-chen-tra-post1451050.html

Sách hay

Rủi ro từ những đồng tiền ảo như Pi, Bitcoin

Được phát hành

,

Bởi

Những loại tiền ảo như Pi, Ethereum, Bitcoin có thể tồn tại nhiều rủi ro từ pháp lý, bảo mật cho đến biến động thị trường.

pi network anh 1

Ảnh minh họa Pi Network. Nguồn: The Crypto Times.

Tiền ảo, đặc biệt là Bitcoin và Pi, đã trở thành một hiện tượng tài chính toàn cầu, thu hút sự chú ý của giới đầu tư cũng như các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển nhanh chóng, tiền ảo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại, từ pháp lý, bảo mật, gian lận đến biến động thị trường.

Những vấn đề của tiền ảo

Một trong những vấn đề người chơi tiền ảo phải đối mặt là rủi ro pháp lý. Theo cuốn sách Cryptocurrencies and Cryptoassets của nhà xuất bản Taylor & Francis, Bitcoin từng bị sử dụng trong các giao dịch chợ đen, rửa tiền và trốn thuế. Điều này khiến nhiều chính phủ trên thế giới phải đưa ra các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.

Trung Quốc đã cấm hoàn toàn hoạt động giao dịch tiền ảo, trong khi Nhật Bản yêu cầu các sàn giao dịch phải tuân thủ quy định về chống rửa tiền (AML) và xác minh danh tính khách hàng (KYC). Việc thiếu đi một hệ thống pháp lý thống nhất giữa các quốc gia có thể đặt ra câu hỏi về tính thanh khoản và khả năng tồn tại lâu dài của tiền ảo.

Bên cạnh đó, rủi ro bảo mật là mối lo ngại thường trực. Mặc dù nền tảng Bitcoin chưa từng bị tấn công nghiêm trọng, nhưng các sàn giao dịch tiền ảo lại là mục tiêu thường xuyên của tin tặc.

pi network anh 2

Mark Karpeles, CEO Mt. Gox là người giúp sàn giao dịch này vươn lên vị trí số một vào năm 2013. Ảnh: Bloomberg.

“Sự sụp đổ của sàn Mt.Gox tại Nhật Bản do bị đánh cắp hàng triệu đôla Bitcoin là một minh chứng điển hình. Năm 2018, vụ tấn công vào sàn Coincheck khiến hơn 530 triệu USD tiền ảo bị thất thoát. Trong chín tháng đầu năm đó, tổng giá trị tiền ảo bị đánh cắp lên đến 927 triệu USD“, trích từ cuốn sách Cryptocurrencies and Cryptoassets.

Ngoài vấn đề bảo mật, gian lận cũng là một nguy cơ lớn đối với thị trường tiền ảo. Theo số liệu từ Anh, chỉ riêng trong tháng 6 và 7 năm 2018, có tới 203 vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử với tổng thiệt hại hơn 2 triệu euro, trung bình mỗi nạn nhân mất hơn 10.000 euro.

Một rủi ro khác là tính biến động cao của tiền ảo. Bitcoin từng có thời điểm mất đến 61% giá trị chỉ trong một ngày vào năm 2013 và giảm tới 80% trong năm 2014. Năm 2018, thị trường tiền ảo tiếp tục chứng kiến sự lao dốc mạnh mẽ trước khi phục hồi dần vào giữa năm 2019. Giá trị của Bitcoin và các đồng tiền khác phụ thuộc phần lớn vào tâm lý thị trường và sự chấp nhận của người dùng, khiến chúng trở thành công cụ đầu tư có độ rủi ro cao.

Khi một sàn giao dịch phá sản, nhà đầu tư có thể mất trắng

Theo cuốn sách Cryptocurrency Risk and Governance Challenges (2023), nhiều nhà kinh tế học lo ngại rằng tiền điện tử không có đầy đủ đặc điểm của một loại tiền tệ thực sự mà chỉ là tài sản đầu cơ với mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với các loại tài sản khác.

pi network anh 3

Cuốn sách Cryptocurrency Risk and Governance Challenges của nhà xuất bản Taylor & Francis. Ảnh: Amazon.

Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara Malaysia) từng chỉ ra rằng trái ngược với vàng hay ngoại tệ, những tài sản có tính thanh khoản cao trong thời kỳ bất ổn, tiền điện tử chủ yếu được nắm giữ để đầu cơ, khiến giá trị của chúng dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của thị trường. Nếu các bên tham gia không sẵn sàng chấp nhận giao dịch bằng tiền ảo, giá trị của chúng có thể trở nên vô nghĩa.

Những biến động giá mạnh, rủi ro bảo mật cũng là một vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư tiền ảo. Theo cuốn The Book of Crypto của tác giả Henri Arslanian, các nền tảng giao dịch tiền ảo không có sự bảo vệ của các tổ chức bảo hiểm như FDIC (Mỹ) hay các hệ thống bảo đảm tiền gửi truyền thống. Khi một sàn giao dịch phá sản, nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số tiền của mình.

Ngoài ra, nhiều dự án tiền ảo kêu gọi vốn bằng hình thức ICO (Initial Coin Offering) nhưng thực chất chỉ là mô hình lừa đảo Ponzi. Các nền tảng cho vay tiền ảo cũng đối mặt với nguy cơ sụp đổ do quản lý rủi ro kém, như trường hợp của nền tảng Cred – công ty tuyên bố phá sản vào năm 2020 khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng.

Không thể phủ nhận rằng thị trường tiền điện tử vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn. Dữ liệu từ báo cáo của Fidelity năm 2021 cho thấy hơn 90% tổ chức tài chính đang quan tâm đến loại tiền này nhưng mức độ tham gia vẫn còn hạn chế do tính bất ổn và thiếu khung pháp lý rõ ràng.

Nguồn: https://znews.vn/rui-ro-tu-nhung-dong-tien-ao-nhu-pi-bitcoin-post1533272.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cùng mèo Miu cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cung-meo-miu-cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng