Giữa người gầy và người béo phì, ai có khả năng mắc ung thư cao hơn?
Về cơ bản, chúng ta dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để xác định khổ người thuộc loại gầy, bình thường hay béo phì.
Trước tiên, bạn hãy tính thử chỉ số BMI của bản thân.
BMI = cân nặng (kg) / chiều cao (m) x chiều cao (m)
Nếu chỉ số có được từ phép tính này trong phạm vi 21-27 đối với nam và 19-25 đối với nữ thì bạn có thể trạng tiêu chuẩn.
Chỉ số này thấp hơn khoảng trên là “người gầy” và vượt quá khoảng trên thì là “người béo phì”.
Vậy giữa “người gầy” và “người béo phì”, người nào dễ bị ung thư hơn?
Thực tế, “người béo phì” có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.
Người béo phì thường có nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư thực quản cao hơn.
Nguyên nhân được cho là với người béo phì, quá trình chuyển hóa chất béo kém sinh ra tình trạng có nhiều hại khuẩn trong đường ruột. Khi có nhiều hại khuẩn, dịch mật trong đường ruột sẽ bị oxy hóa thành “mật thứ cấp” và loại mật này được cho là làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng.
Tương tự, người béo phì có chỉ số cholesterol tăng cao khiến hoóc môn nữ tiết ra nhiều làm tăng tỷ lệ phát bệnh ung thư vú ở phụ nữ.
Ngoài ra, hơn 90% trường hợp ung thư thực quản ở Nhật Bản đều thuộc loại “ung thư biểu mô tế bào vảy”, đây là loại ung thư hình thành ở phần trên thực quản do thói quen thường xuyên hút thuốc hay ăn đồ nóng.
Trong khi đó, ở Mỹ lại phổ biến loại “ung thư biểu mô tuyến” xảy ra khi các tế bào niêm mạc thực quản bị thay thế bằng tế bào niêm mạc dạ dày hay còn gọi là barrett thực quản. Nguyên nhân của loại ung thư này được cho là các chứng như viêm thực quản trào ngược… và thường phát sinh ở phần dưới thực quản.
Viêm thực quản trào ngược thường thấy ở những người có thể trạng béo phì, nên những người béo phì cũng có nguy cơ cao mắc phải ung thư thực quản loại ung thư biểu mô tuyến – loại ung thư vốn hiếm thấy ở Nhật, và như vậy người béo phì có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn người bình thường.
Người béo phì” có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người gầy. Nguồn: livercoalition. |
Người “béo phì” có thể tử vong trong quá trình điều trị!?
Thể trạng béo phì có một bất lợi là phát hiện ung thư muộn. Ví dụ, trong trường hợp có khối u ở bụng, người có thể trạng bình thường có thể nhận ra những biến đổi của cơ thể ngay thời kỳ đầu như “có cái gì đó là lạ?”, “sao đột nhiên có cái gì thế nhỉ?”. Thế nhưng, người béo phì lại không thể phát hiện ra những dấu hiệu đó nếu không phải bệnh tình đã tiến triển đến một mức độ nhất định.
Đồng thời, béo phì cũng đi cùng những rủi ro khi phẫu thuật. Đặc biệt là rủi ro trong quá trình gây mê.
Thuốc gây mê có tính hòa tan trong chất béo và thâm nhập tới tận lớp mỡ dưới da. Người béo phì có lớp mỡ dưới da dày nên phần lớn thuốc gây mê sẽ “chạy trốn” hết vào trong mỡ. Chính vì vậy, người béo phì cần phải tiêm lượng thuốc gây mê nhiều hơn người bình thường và dễ phát sinh những nguy hiểm khi gây mê.
Thêm vào đó, do thuốc gây mê tích tụ trong lớp mỡ dưới da nên tình trạng dứt thuốc gây mê kém cũng là một vấn đề.
Trong quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ được thông khí nhân tạo hay còn gọi là thở máy, khi thuốc gây mê hết tác dụng và cơ thể hô hấp trở lại, bệnh nhân sẽ được ngưng thở máy. Tuy nhiên thực tế cũng xảy ra sự cố “thời điểm cơ thể hô hấp trở lại và được ngưng thở máy, thuốc gây mê trốn trong mỡ tái phát huy tác dụng khiến bệnh nhân ngưng hô hấp”.
Vậy với người gầy thì sao?
Nhìn vào tài liệu về các loại thể trạng và bệnh ung thư, ta thấy rằng người gầy cũng có tỷ lệ mắc ung thư cao.
Tuy nhiên, so với vấn đề “mắc bệnh ung thư do cơ thể gầy”, nguyên nhân phát bệnh ung thư của họ có thể nói là do đa phần người gầy thường ăn ít và có chế độ ăn không cân bằng dinh dưỡng dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm, dạ dày hoạt động kém.
Người gầy cũng có thể nói là tạng người có thể chất dễ mắc ung thư.
Từ những điều trên ta thấy thể trạng bình thường không quá béo không quá gầy là lý tưởng nhất.
Ngoài ra, tôi cho rằng chỉ số BMI ở mức hơi béo, cụ thể là khoảng 26 với nam và 24 với nữ là tốt nhất.