Connect with us

Sách hay

Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch: Đời sống thị dân và vật nuôi

Được phát hành

,

Nhà báo Nguyễn Khắc Cường vừa ra mắt truyện dài đầu tay ‘Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch’ vào sáng 19-6, mang đến cho bạn đọc trong mùa hè năm nay một quyển truyện thú vị về đời sống thị dân xoay quanh các con vật nuôi.

Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch: Đời sống thị dân và vật nuôi - Ảnh 1.

Chú mèo Joni trên tay con gái tác giả cùng với cả gia đình tâm sự về “hậu trường” của tác phẩm trong buổi giao lưu ra mắt – Ảnh: L.ĐIỀN

Tâm sự với bạn đọc và đồng nghiệp trong buổi giao lưu, Nguyễn Khắc Cường cho biết anh có ý muốn “rủ rê các bạn nhỏ bước vào thế giới của con mèo Joni, ở đó còn có con chó ưa làm điệu, có con bồ câu, những con mèo hoang… lắng nghe tâm sự của chúng, và nhận thấy đó cũng là những người bạn rất gần gũi, dễ chia sẻ”.

Khởi sự cho truyện dài Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch là một sự cố có thật liên quan đến nhân vật chính. Hai vợ chồng người Nga đến Việt Nam mang theo chú mèo cưng, nhưng khi rời Việt Nam sang Campuchia lại không thể mang mèo theo do vướng thủ tục.

Sự cố ấy rơi vào bộ phận công việc của cô nhân viên Việt Nam Airlines là Huỳnh Nhi, sau nhiều khó khăn căng thẳng, giải pháp khả dĩ là hai vợ chồng người Nga phải để lại chú mèo.

Chị Nhi nhận phần nuôi giữ con mèo. Đến khi mang con mèo về nhà, trong nhà chỉ có mỗi bé gái Linh Đan – con lớn của tác giả – yêu thích mèo, trong khi bé út lại dị ứng với mèo. Ngay tác giả cũng không phải là người thiện cảm với mèo.

Advertisement

Thế nhưng, sự xuất hiện của chú mèo Joni mặt tịt với khởi đầu không mấy thuận lợi như vậy, hóa ra lại là nền tảng cho một câu chuyện thú vị hình thành. Đáng kể nhất là sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình mà chính Joni mặt tịt giữ vai trò nối kết.

Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch: Đời sống thị dân và vật nuôi - Ảnh 2.

Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch vừa ra mắt bạn đọc – Ảnh: L. ĐIỀN

Buổi giao lưu ra mắt sách Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch trở nên đặc biệt khi nhân vật chính là Joni mặt tịt cũng có mặt, bên cạnh hai cô chủ là con gái của tác giả, còn có cả chị Nhi, tất cả cùng kể lại một câu chuyện về chú mèo khởi đi từ Nga và bước vào trang sách Việt.

Anh Nguyễn Khắc Cường cũng cho biết chất liệu của câu chuyện có rất nhiều từ gia đình và không gian sống xung quanh. Những tình tiết như có con mèo bị bỏ quên trên xe hơi, hay con mèo rớt từ tầng cao chung cư xuống… đều có thật.

Trong phần nói thêm một ít về thông tin “hậu trường” tác phẩm, chị Nhi cho biết đôi vợ chồng người Nga đến nay vẫn chưa thấy liên lạc lại. Vì thế chi tiết trong truyện về việc hai người chủ cũ quay lại chính là một hư cấu.

Nhưng đó lại là một hư cấu có hậu. “Chúng tôi sẵn sàng trao lại chú mèo Joni, vì mình nuôi trong mấy năm đã thấy có tình cảm gắn bó đến như vậy, thì hai vợ chồng người Nga kia hẳn phải có tình cảm gắn bó và yêu thương nó không kém”, anh Nguyễn Khắc Cường thừa nhận.

Advertisement

Nguồn: https://tuoitre.vn/joni-mat-tit-va-dong-bon-tinh-nghich-doi-song-thi-dan-va-vat-nuoi-20220619110421037.htm

Sách hay

Bầu trời trong quả trứng

Được phát hành

,

Bởi

Những vần thơ trong trẻo của nhà thơ Xuân Quỳnh như chỉ để dành tặng cho trẻ em vậy mà ẩn chứa trong đó còn là triết lý sâu sắc về cuộc sống mà người đọc mọi lứa tuổi đều có thể cảm nhận theo cách riêng của mình.

“Bầu trời trong quả trứng” trích từ tập thơ cùng tên của nữ sĩ Xuân Quỳnh, do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành (bản in năm 2023, tái bản lần thứ bảy).

Tôi kể với các bạn

Một màu trời đã lâu

Đó là một màu nâu

Advertisement

Bầu trời trong quả trứng

Không có gió có nắng

Không có lắm sắc màu

Một vòm trời như nhau:

Bầu trời trong quả trứng

Advertisement

Tôi chưa kêu “chiếp chiếp”

Chẳng biết tìm giun, sâu

Đói no chẳng biết đâu

Cứ việc mà yên ngủ…

Tôi cũng không hiểu rõ

Advertisement

Tôi sinh ra vì sao

Tôi đạp vỡ màu nâu

Bầu trời trong quả trứng

Bỗng thấy nhiều gió lộng

Bỗng thấy nhiều nắng reo

Advertisement

Bỗng tôi thấy thương yêu

Tôi biết là có mẹ

Đói, tôi tìm giun dế

Ăn no xoải cánh phơi…

Bầu trời ở bên ngoài

Advertisement

Sao mà xanh đến thế!

Trời xanh mà tôi nghĩ

Trời xanh mà tôi yêu

Trời xanh ấy mang theo

Cả nỗi lo nỗi sợ:

Advertisement

Tôi lo bão lo gió

Tôi sợ cắt sợ diều

Thoáng bóng nó nơi nào

Tôi nấp ngay cánh mẹ…

Nhưng ngoài trời xanh thế

Advertisement

Sao tôi lại ẩn đây!…

Khi đó tôi nghĩ ngay

Bầu trời trong quả trứng

Không có diều có cắt

Không có bão có mưa

Advertisement

Không biết đói biết no

Không bao giờ biết sợ…

***

Nhưng trời ấy chưa vỡ

Thì tôi cũng chẳng về

Advertisement

Tôi đâu còn như xưa

Tôi ngày nay đã lớn

Tôi ngồi trong chắc chật

Thế tôi cựa làm sao!

Còn nỗi nhớ gắt gao

Advertisement

Màu trời xanh này nữa

Nhớ anh em nhớ mẹ

Tôi nhớ vui nhớ buồn…

Biết bao điều lớn hơn

Nỗi lo và nỗi sợ

Advertisement

***

Này trời xanh tôi ở

Biết rằng tôi lớn khôn?

Nguồn: https://zingnews.vn/bau-troi-trong-qua-trung-post1435847.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Hai bộ sách về ‘sói Wolfoo’ giúp trẻ rèn luyện EQ, IQ

Được phát hành

,

Bởi

Nếu ‘Wolfoo Ehon’ tập trung phát triển trí thông minh cảm xúc (EQ) thì ‘Wolfoo Khám phá’ lại mang đến bài học giúp nâng cao năng lực trí tuệ (IQ).

Soi Wolfoo anh 1

Bộ sách truyện giáo dục Wolfoo Ehon.

1980 Books vừa tổ chức ra mắt 2 bộ sách truyện giáo dục Wolfoo EhonWolfoo khám phá được thiết kế mới lạ với hình dán, trò chơi tương tác, từ đó giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy logic, phản biện.

Khác với hình ảnh loài sói trong truyện ngụ ngôn được gán cho đặc điểm như gian ác, xảo quyệt, sói Wolfoo được khai thác ở một khía cạnh mới gần gũi, tốt bụng, đáng yêu hơn – sống cùng gia đình và bạn bè tại ngôi làng ở vùng ngoại ô nước Mỹ.

Wolfoo Ehon là tuyển tập những câu chuyện gần gũi với đời sống của gia đình chú sói Wolfoo và bạn bè. Trong quá trình đọc, với mỗi hành động và tình huống, trẻ có cơ hội khám phá, học hỏi, biết cách sống trung thực, chan hòa với những người xung quanh.

Advertisement

Wolfoo Khám phá gồm 6 cuốn giúp các bạn nhỏ học được những thói quen tốt thông qua câu chuyện thú vị cùng Wolfoo. Ở cuối mỗi quyển đều có trò chơi hướng dẫn trẻ cách ghi nhớ kiến thức vừa học tốt hơn.

Chia sẻ tại lễ ra mắt, chuyên gia giáo dục Trần Thùy Linh cho biết: “Về phần kỹ năng, các con sẽ dễ hình dung những giá trị sống, cách ứng xử thông qua tình huống, hình tượng cụ thể nào đó. Ví dụ, bố mẹ chúng ta hay có câu ‘Ngày xưa thế này, thế kia’ – đó cũng là một kiểu hình tượng. Bạn lớn nhà tôi thường tâm sự con muốn sau này được như mẹ. Cả 3 đứa con tôi rất mê các chị YouTuber nước ngoài nói tiếng Anh, đây cũng là kiểu hình mẫu cho các con học tập. Vậy nên nhân vật Wolfoo và những người bạn đang làm tốt việc tạo dựng hình ảnh đẹp giúp trẻ noi theo”.

Đơn vị xuất bản cho biết, tháng 6 tới đây, bộ sách Wolfoo song ngữ Anh – Việt tập trung vào các phẩm chất như kiểm soát cảm xúc, khiêm tốn và làm việc nhóm tiếp tục ra mắt bạn đọc.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Advertisement

Trân trọng.

Nguồn: https://zingnews.vn/hai-bo-sach-ve-soi-wolfoo-giup-tre-ren-luyen-eq-iq-post1435852.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Sự nhớp nhúa của một xã hội vô cảm

Được phát hành

,

Bởi

Một sự nhớp nhúa trong “Xuyên thấu” nằm ở sự vô cảm, thờ ơ, dửng dưng của xã hội.

Xuyen thau anh 1

Sách Xuyên thấu.

Khi những ký ức vốn ngủ yên trong tâm trí bị đánh thức, chúng bắt đầu vặn vẹo rồi luồn lách, lúc đầu có thể hơi chậm nhưng dần dà sẽ nhanh hơn, cuối cùng chúng sẽ trồi lên được trên mặt nước. Và, một khi chúng đã chạm đến bề mặt ấy, các giác quan của bạn sẽ ngừng hoạt động.

Có lẽ, đó là chuyện xảy ra với Kawashima, hoặc Chiaki, hoặc chính tôi. Tôi đã đọc Xuyên thấu một cách đầy chật vật, tốn rất nhiều ngày để đóng vào và mở ra cuốn sách này, dù tôi luôn nhận mình là một kẻ say mê thứ văn chương mà Ryu Murakami gọt giũa. Nhưng, Xuyên thấu không giống Thử vai, không giống Màu xanh trong suốt, và càng không giống tác phẩm xuất sắc của ông (với tôi) là Những đứa trẻ bị bỏ rơi trong tủ đựng đồ.

Lúc đó, tôi gần như định từ bỏ cuốn tiểu thuyết này, khi trong tôi không hình thành cảm giác “khủng hoảng” – đó là cảm giác quen thuộc của tôi khi đọc các tác phẩm khác của Ryu Murakami. Sau cùng, tôi vẫn cố gắng “bơi” tiếp, để rồi chợt nhận ra sự ướt át của Xuyên thấu.

Advertisement

Những ký ức đáng sợ

Cả hai nhân vật chính của câu chuyện, Kawashima và Chiaki, đều đang bị chế ngự bởi những con nòng nọc len lỏi trong tâm trí. Mỗi con nòng nọc ấy lại mang một sắc màu riêng, như cách cơn ác mộng khởi nguồn từ quá khứ đè nén và bám riết lấy hai người.

Với Kawashima, anh đã phải chịu đựng thương tổn từ mẹ ruột của mình: Bà luôn nhẫn tâm đánh đập và chửi rủa anh, rồi cũng chính bà lại vội vàng ôm lấy anh lẩm bẩm vài lời yêu thương rẻ mạt. Kawashima lớn lên bằng nỗi sợ hãi cùng sự căm ghét dành cho mẹ mình.

Nhưng, Kawashima đã đâm cái dùi đập đá với mũi nhọn hoắt vào một người phụ nữ trung niên khác – người đã bao nuôi anh khi học cấp ba. Người phụ nữ ấy hành động y hệt mẹ anh, coi anh là chỗ để xả cảm xúc, đánh đập rồi ôm ấp, níu kéo anh.

Bẵng đi một thời gian, những ký ức đáng sợ ấy chợt ùa về, trong khoảnh khắc anh ngắm nhìn đứa con mới lọt lòng của mình. Và, anh nảy lên một suy nghĩ đáng sợ; ngạc nhiên thay, suy nghĩ ấy vừa khéo với những gì anh đã trải qua trong quá khứ.

Kawashima yêu con mình, nhưng đồng thời lại muốn trải nghiệm cảm giác được “làm hại”. Anh đang lặp lại hành vi của mẹ mình, ở một mức độ nguy hiểm và đáng báo động hơn.

Advertisement

Với Chiaki, cô bị xâm hại tình dục khi còn học tiểu học. Cô từng thử nói chuyện này với mẹ, nhưng bà đã hoảng loạn dặn dò cô không được kể với ai khác. Chiaki chứng kiến cha mẹ cãi nhau vì mình, cha cô trách cứ ngược lại cô, còn mẹ cô bắt đầu tránh mặt cô.

Chiaki nhỏ bé đã tưởng mình làm sai, bởi chỉ có làm sai thì mẹ mới ghẻ lạnh cô như vậy… Chiaki lớn lên bằng suy nghĩ kỳ lạ đó, cô trở thành gái mại dâm. Nhưng, cô không còn cảm nhận được khoái cảm khi làm tình, cô bị ám ảnh bởi cặp mắt nhìn mình từ góc phòng.

Để đưa mình thoát khỏi sự ám ảnh luôn bám riết ấy, Chiaki lựa chọn tự đầy đọa mình: Cô cắt tay, rạch chân, đâm xuyên từng thớ thịt, hay bấm khuyên vào núm vú – chỗ nhạy cảm nhất, cũng là chỗ gần nhất với bản thể thật sự bên trong cô. Sẽ không ai cứu cô, họ đều xa lánh cô, giống mẹ vậy…

Sự vô cảm của xã hội

Một sự nhớp nhúa khác trong tác phẩm này nằm ở sự vô cảm, thờ ơ, dửng dưng của xã hội. Rất nhiều người có chức quyền từng thấy dấu hiệu lạ ở Kawashima hay Chiaki, nhưng họ lại lựa chọn không can thiệp.

Cách bác sĩ ậm ừ cho qua với câu trả lời đầy lỗ hổng của Chiaki, cách Kawashima thoát khỏi các cáo buộc giết người, cho đến cách nhân viên khách sạn vòng vo hòng giới thiệu dịch vụ mãi dâm… Tất cả chúng thể hiện rất rõ thực trạng đạo mạo giả dối của xã hội, và Ryu Murakami còn lặp lại chủ đề này ở toàn bộ các sáng tác khác của ông.

Advertisement

Murakami không giấu giếm, không dựng chuyện, cũng không nói dối điều gì. Đạo đức của ông thể hiện qua cách ông viết. Với cách làm của ông, bạn hoặc phải chú tâm… hoặc phải chạy trốn. Ông đâm xuyên qua lớp mặt nạ đạo mạo giả dối của xã hội, đem những vết sẹo lồi lõm, xấu xí, ghê tởm ra bóc trần trước ánh sáng.

Chúng bị buộc phải lu mờ đi sắc xám nhờ nhợ đang quấn quanh mình, để rồi bị phanh phui, bị xuyên thấu, bị lên án một cách dữ dội nhất.

Ông buộc cái xã hội vốn quen với sự giả tạo; với sự quan tâm quá mức đến ánh nhìn của người khác; với sự che đậy, giấu mình, lẩn tránh khỏi cái xấu; với sự thờ ơ, lạnh nhạt, chỉ biết giữ lấy mình – phải thẳng thắn đối diện với hậu quả cùng từng cơn ác mộng bị nhào nặn bởi chính xã hội này.

Ngay cả cách viết của Ryu Murakami ở Xuyên Thấu cũng nhớp nhúa. Thay vì miêu tả các cảnh làm tình đê mê như Thử vai, ông dùng những từ ngữ thô tục và trần trụi nhất.

Thay vì phân luồng suy nghĩ nhân vật rõ ràng như Ba đêm trước giao thừa, ông để hai mạch chảy của Kawashima và Chiaki chồng chéo lên nhau, đôi lúc ta sẽ bị loạn – nhưng, sự rối loạn đó lại là điều ông nhắm đến, bởi hai nhân vật chính và xã hội cũng đang rối loạn hệt vậy.

Advertisement

Vậy nên, kể cả khi Xuyên thấu kết thúc bằng một dấu hỏi lớn – như một biện pháp tu từ để làm bật lên giá trị hiện thực và giá trị nghệ thuật của tác phẩm – tôi vẫn không thỏa mãn như lúc đọc lời kết bỏ ngỏ ở Thử vai hay lá thư Ryu gửi Lily trong Màu xanh trong suốt.

Tác phẩm này, vẫn với giọng văn bình thản và dửng dưng quen thuộc, nhưng lại thiếu đi một cốt truyện hoàn toàn thuyết phục.

Trở lại với trải nghiệm đọc Xuyên thấu của tôi, tôi nghĩ mình đã kỳ vọng quá nhiều sau khi đọc ba tác phẩm kể trên của ông trước.

Xuyên thấu giống một chiếc bánh với lớp kem tươi được tái sử dụng từ những chiếc bánh khác vậy. Có điều, đó vẫn là một tiểu thuyết đáng đọc. Bởi ông luôn tạo ra một xã hội trông bình thường ở bên ngoài, nhưng một khi đào sâu hơn, bạn sẽ thấy xã hội ấy đầy rẫy vấn đề nhức nhối.

Bài viết của độc giả có bút danh Thế Giới Bình Thường, gửi từ hòm thư mai…14@gmail.com.

Advertisement

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://zingnews.vn/su-nhop-nhua-cua-mot-xa-hoi-vo-cam-post1433641.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng