Connect with us

Văn học

GS-TS Trần Văn Khê – “Trí huệ để lại cho đời” và những điều chưa từng kể

Được phát hành

,

 Tôi từng rất say mê âm nhạc và vô cùng ngưỡng mộ trực cảm, cũng như kiến thức âm nhạc, văn hoá và nhân sinh vô cùng uyên bác của thầy, rất kính trọng khi thầy rời đất Pháp để về Việt Nam.

Hơn thập kỷ trước tôi hay dành buổi tối ghé thăm trò chuyện cùng thầy. Tôi từng rất say mê âm nhạc và vô cùng ngưỡng mộ trực cảm, cũng như kiến thức âm nhạc, văn hoá và nhân sinh vô cùng uyên bác của thầy, rất kính trọng khi thầy đã quyết định rời đất Pháp vốn rất ưu ái với thầy để về Việt Nam.

GS-TS Trần Văn Khê qua Pháp năm 1941 là tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp và từng là giáo sư tại Đại học Sorbonne, Pháp, thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO, đã từng đi 67 quốc gia để giảng dạy nói chuyện về âm nhạc, văn hoá Việt Nam. Thầy Khê rất tự hào là người Việt Nam, trong suốt hơn 60 năm ở Pháp, GS-TS Trần Văn Khê vẫn giữ quốc tịch Việt Nam mà không chuyển đổi quốc tịch cho đến cuối đời dù nhiều lần phía Pháp đề nghị.

GS-TS Trần Văn Khê  - “Trí huệ để lại cho đời” và những điều chưa từng kể - 1

Một buổi tối tại nhà thầy khi thực hiện sách  “Trí huệ để lại cho đời”.

Lúc còn khoẻ thầy thỉnh thoảng ghé thăm các anh em First News – Trí Việt nhân có sự kiện gì đó, có lúc đi một mình, có lúc cùng người bạn tri kỷ tâm giao nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương. Trong một buổi tối trà đạo ở nhà thầy, tôi thưa chuyện:

– Thầy ơi! Con và Trí Việt đã từng làm sách về những tài năng đất Việt, nên con rất muốn thực hiện một cuốn sách tự truyện sau cùng về thầy, với những điều thầy đã chia sẻ với con, và những điều sâu sắc, thật nhất mà thầy muốn truyền lại với những thế hệ sau mà chưa có ở bất kỳ cuốn sách nào khác đã xuất bản.

Thầy hơi bất ngờ, im lặng suy nghĩ một lúc khá lâu, rồi nhìn tôi chậm rãi trả lời:

– Phước ơi, điều này dường như bất khả thi con à. Vì thầy đã ký hợp đồng độc quyền với một công ty để xuất bản những tập hồi ký của thầy, nghĩa là không có một đơn vị nào khác được làm nữa. Nhưng với con và Trí Việt, thầy rất quí mến, và Trí Việt là nơi đã cho ra đời Tủ sách Hạt giống tâm hồn mà thầy đã đọc thấy rất hay và ý nghĩa, có tác động giáo dục, thức tỉnh con người cao – thầy đánh giá cao Tủ sách Hạt giống tâm hồn có giá trị nhân văn như là bộ sách quí Cổ học Tinh hoa của nước Việt ngày nay vậy. Nên sẽ có một sự đặc biệt ngoại lệ chưa từng có: thầy sẽ nói chuyện lại và đồng ý để Trí Việt thực hiện tập sách tự truyện cuối cùng của thầy. Và nên bắt đầu viết ngay vào tuần tới, vì sức khoẻ của thầy gần đây không được tốt lắm.

Tôi mừng quá, thế là cứ mỗi tuần hai tối, sau giờ làm việc, tôi và nhà báo Trung Uyên (lúc đó đang làm ở báo Tuổi Trẻ) lại đến căn nhà số 32 Huỳnh Đình Hai (Q. Bình Thạnh, là căn nhà mà TPHCM đã cam kết hứa với thầy sau khi thầy mất sẽ là Nhà Lưu niệm Trần Văn Khê) để nghe thầy kể chuyện.

GS-TS Trần Văn Khê  - “Trí huệ để lại cho đời” và những điều chưa từng kể - 2

GS-TS Trần Văn Khê đến dự kỷ niệm 10 năm Thành lập First News – Trí Việt tại công ty tối ngày 10-12-2004, đi phía sau bên trái là Cha tôi (đã mất) và bên phải hoạ sĩ Nguyễn Văn Đông.

“Bác sĩ chỉ cho thầy được uống rượu vang một ít thôi…”. Thầy vừa cầm ly rượu vừa hồi tưởng kể lại những câu chuyện cho chúng tôi ghi chép, thường không theo trật tự nào. Tôi bất ngờ hỏi thầy sau vài ly rượu:

– Thầy ơi, thầy qua Pháp từ hồi còn rất trẻ, rất tài năng và danh tiếng từ hồi đó, chắc chắn sẽ có những người phụ nữ yêu quí thầy. Trong buổi uống rượu tối nay, thầy có thể kể cho chúng con về những mối tình của thầy được không ạ?

Gương mặt thầy chợt sinh động hẳn lên với ánh mắt khác lạ nhìn tôi, dường như rượu vang đã giúp thầy kết nối với ký ức:

– Hôm nay thầy sẽ kể cho các con nghe về những mối tình rất đẹp đã qua của thầy, những câu chuyện xuất phát tình cờ khiến thầy gặp những người phụ nữ rất đặc biệt nhưng thầy tin là có nhân duyên, nên thầy nhớ mãi – và rất trân trọng. Nhưng các con nghe để hiểu chứ không đưa vào sách kẻo ảnh hưởng đến họ và những người có liên quan.

Thế là suốt buổi tối hôm đó, thầy kể lại những nhân duyên gặp gỡ của những người phụ nữ đã từng gặp thầy, trí nhớ và ký ức của thầy thật phi thường, thầy nhớ cả màu áo dài buổi đầu tiên gặp mặt, ánh trăng, tiếng nhạc ra sao, toàn bộ các cuộc đối thoại và cảm xúc thật của thầy, của người đó, lúc đó…

Chúng tôi ngồi yên lặng chăm chú lắng nghe, thầm nói với nhau: “Tiếc quá ! Những câu chuyện tình người quá lãng mạn, quá đẹp và nhân văn hiếm có thế này mà không đưa được vào sách thì tiếc quá !”. Khi nhắc đến tên những người này, ánh mắt của thầy ngời sáng trẻ trung lạ thường… và đang rung động thực sự, với những người thân yêu – của ngày hôm qua – dù không còn dịp gặp lại nữa.

Trong các câu chuyện thầy kể, có câu chuyện thầy đã dạy một bài học cho một viên quan chức lớn của Pháp vốn rất trịch thượng và xem thường Việt Nam, biết cách tôn trọng người Việt và trân trọng các giá trị văn hoá, âm nhạc Việt Nam. Bài học sâu sắc đến mức mãi nhiều năm sau, viên quan chức Pháp đó còn nhắc đến thầy và tìm mọi cách có dịp để gặp thầy.

Rất nhiều câu chuyện hay, sâu sắc và ý nghĩa trải rộng từ Việt Nam qua Đức, Anh, Pháp, Ý, Mỹ… những nơi, những nước mà thầy đã đặt chân tới mà tôi không thể kể hết được.

Một buổi tối lúc đã gần nửa đêm, chia tay thầy, tôi xúc động cầm tay thầy thốt lên: “Sau này sẽ khó có ai thay thế được Thầy, Thầy ơi !”

GS-TS Trần Văn Khê  - “Trí huệ để lại cho đời” và những điều chưa từng kể - 3

Cuốn sách Tự truyện cuối cùng của thầy, được First News thực hiện.

Và thầy đã đồng ý ký chữ ký và đóng triện của thầy lên bìa 1 của cuốn sách cuối cùng này. Và câu “Sau này sẽ khó có ai thay thế được Thầy, Thầy ơi !” đã được đưa lên trang trọng trên bìa 1 cuốn sách Tự Truyện cuối cùng của thầy “Trí huệ để lại cho đời” trong lần tái bản một tuần sau khi thầy mất.

Một điểm đặc biệt thể hiện rất rõ làm tôi và nhiều người suy nghĩ rất nhiều: Qua tất cả những lần gặp gỡ trò chuyện với thầy Khê, lúc nào tôi cũng thấy phong cách, thần thái và nhân cách của Thầy rất giản dị, chân tình nhưng thông thái uyên bác. Đặc biệt, phản xạ ứng xử của thầy rất đúng mực, dù lúc nằm trên giường bệnh, khiến tất cả mọi người phải kính nể.

Câu chuyện Muôn kiếp nhân sinh của GS John Vu – Nguyên Phong làm tôi càng thêm niềm tin khẳng định rằng GS-TS Trần Văn Khê đã có một tiền kiếp rất đặc biệt, GS không chỉ học hỏi tích luỹ trong kiếp này, mà thừa hưởng trí tuệ, trí huệ từ nhiều tiền kiếp trước mới có khả năng bẩm sinh tài năng như thế được, ngay từ hồi rất trẻ, GS đã vô cùng tài năng khác biệt so với tất cả mọi người. Như chương 1 của Muôn kiếp nhân sinh, GS John Vu – Nguyên Phong đã kể về thiên tài Moza, Bethoven… chắc chắn có tiền kiếp. Và bất cứ ai trong chúng ta cũng từng có tiền kiếp – và tiền kiếp của GS-TS Trần Văn Khê là vị nào và kiếp sau tới của GS sẽ là ai là điều cần suy nghĩ, chiêm nghiệm.

Di nguyện cuối đời của GS-TS Trần Văn Khê đã không được thực hiện.

GS-TS Trần Văn Khê  - “Trí huệ để lại cho đời” và những điều chưa từng kể - 4

Căn nhà 32 Huỳnh Đình Hai (Q. Bình Thạnh) mà Hợp đồng đã ký với Sở TTTT TP.HCM và di nguyện của thầy sẽ trở thành Nhà Lưu niệm Trần Văn Khê đã không thành hiện thực.

Trong di nguyện cuối đời, giáo sư Khê có viết: “Về ngôi nhà và các vật dụng trong nhà: Theo hợp đồng được ký kết giữa tôi và cháu Trương Ngọc Thủy, cháu Nguyễn Thế Thanh (nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM) khi tôi vĩnh viễn ra đi, lúc ấy ngôi nhà này sẽ được sử dụng để làm Nhà lưu niệm Trần Văn Khê…”.

GS-TS Trần Văn Khê cũng đề đạt nguyện vọng: “Những hiện vật liên quan đời sống nghề nghiệp của tôi đem từ Pháp về như: tất cả sách vở, báo chí, phim ảnh, đĩa hát các loại, các nhạc khí, máy ghi hình, ghi âm, máy cassette, máy chuyển tư liệu nghe nhìn, tranh, hình ảnh… giao lại cho ban quản lý nhà lưu niệm giữ… Riêng trang blog spot, Facebook trước đây do cháu Khánh Vân tạo và quản lý cho tôi trên 10 năm, khi tôi qua đời, cháu sẽ tiếp tục được quản lý và phổ biến tư tưởng của tôi. Tôi ước ao những thủ tục vào đọc sách, tham khảo tư liệu tại Thư viện Trần Văn Khê được dễ dàng cho những người đến thư viện đọc và nghiên cứu. Lưu ý: những tư liệu này chỉ dùng vào công việc nghiên cứu và phổ biến văn hóa, không được dùng vào việc thương mại”…

Tuy nhiên, sau khi GS-TS Trần Văn Khê qua đời được 49 ngày, ngày 14.8.2015, căn nhà 32 Huỳnh Đình Hai của GS Khê đã được bàn giao cho Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM chứ không thực hiện Nhà lưu niệm Trần Văn Khê theo hợp đồng đã cam kết và di nguyện của Thầy.

Như vậy, từ một ngôi nhà chứa đủ tất cả phần hồn lẫn phần xác của cuộc đời GS Khê đã được chia làm ba.

Phần “xác” căn nhà 32 Huỳnh Đình Hai đã được bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa TP.HCM quản lý. Toàn bộ phần “hồn” của căn nhà gồm hiện vật, tài liệu, sách… gắn bó với cuộc đời, sự nghiệp GS Khê lần lượt do Bảo tàng TP.HCM, Thư viện Khoa học tổng hợp quản lý. Nay, ngay tại 32 Huỳnh Đình Hai là văn phòng của Trung tâm Bảo tồn di tích.

Nguyễn Văn Phước

Nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/gsts-tran-van-khe-tri-hue-de-lai-cho-doi-va-nhung-dieu-chua-tung-ke-20200630151024919.htm

Văn học

Trao Duyên

Được phát hành

,

Bởi

I. Đoạn trích Trao Duyên (Trích Truyện Kiều)

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

II. Đôi nét về tác giả Nguyễn Du

– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.

– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Một số tác phẩm như:

  • Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
  • Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…

III. Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).

– Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.

– Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.

– Phần 3. Còn lại. Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.

Tiếp tục đọc

Văn học

Ra mắt cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”

Được phát hành

,

Bởi

 Cuốn sách cung cấp kiến thức để người đọc hiểu hơn về hành trình niềng răng, cũng là cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Phải mất hơn 4 năm sau ngày tốt nghiệp khoá đào tạo chuyên sâu kỹ thuật niềng răng do trường POS, Mỹ tổ chức, Ths. BS. Nguyễn Quang Tiến, Giám đốc Nha khoa Đăng Lưu, mới hoàn thành được tâm nguyện của mình, ra mắt Cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”. Đây là tài liệu cung cấp chi tiết và khoa học về kỹ thuật niềng răng, được thực hiện bởi người đã trải qua cả hai vai trò: bệnh nhân lẫn người điều trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, anh là một trong những bệnh nhân đầu tiên thực hiện niềng răng, chỉnh lại khuyết điểm răng hô và mọc lệch, tại Việt Nam. Thời điểm 2004, kỹ thuật này còn khá mới lạ. Trong nước, vẫn chưa có khoá đào tạo chuyên sâu về niềng răng như bây giờ. Tuy nhiên, khát khao tiếp cận những tiến bộ mới cũng như mong muốn sâu kín, là có được nụ cười tự tin, toả sáng khiến anh quyết tâm trải nghiệm. Kết quả nhận được ngoài mong đợi khiến anh càng quyết tâm theo đuổi con đường này, tham dự các chương trình đào tạo chuyên ngành ở nước ngoài để có thể mang đến người bệnh một diện mạo khác, tự tin hơn nhờ khắc phục những khiếm khuyết từ nụ cười của mình. Bác sĩ Tiến cho biết: “Ngay tại thời điểm đó, kỹ thuật niềng răng cũng không gây đau. Thế nhưng, đến tận bây giờ, xung quanh lựa chọn này vẫn còn nhiều thêu dệt gây sợ hãi và lo lắng”.

Ra mắt cuốn sách “Niềng răng - Hiểu đúng, hiểu đủ” - 1

Đó chính là lý do, ngay từ những trang đầu, anh đã định hướng cuốn sách sẽ là chiếc cầu nối đầu tiên để bác sĩ và bệnh nhân có thể hiểu nhau nhiều hơn, giúp cho quá trình này trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ. Thông qua tập sách, anh đính chính lại những hiểu lầm thường thấy của đa số người chuẩn bị niềng răng, hoặc đang niềng răng, làm sáng tỏ những vấn đề bên lề có liên quan, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng.

Cùng với niềng răng, những thông tin “độc, lạ” về sức khoẻ răng miệng, như những mẹo nhỏ trong chăm sóc răng cũng được tìm thấy trong tập sách thú vị này. Người đọc sẽ bất ngờ khi biết, răng được hình thành trước cả khi chúng ta được sinh ra, hay 85% răng khôn là cần phải nhổ đi, hoặc có đến 4 tiêu chuẩn để “đo” độ hoàn hảo của một nụ cười. “Điều trị niềng răng, chuyên môn và kỹ thuật là chưa đủ, điều quan trọng không kém là tâm lý của bệnh nhân. Viết không phải là nghề của tôi nhưng không có nghĩa là tôi xem việc viết lách này là cuộc dạo chơi. Tôi viết cuốn sách này để tri ân nghề nghiệp của mình, để chia sẻ với những ai có duyên đọc nó những kiến thức mà tôi cho là hữu ích”, bác sĩ Tiến nói vậy.

Sách do Sách do First News thực hiện, NXB Thế giới ấn hành.

Nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/ra-mat-cuon-sach-nieng-rang-hieu-dung-hieu-du-20200727120231346.htm

Tiếp tục đọc

Văn học

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020

Được phát hành

,

Bởi

 Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ấn phẩm nghiên cứu…

Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.

Tại buổi lễ, Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành cho biết năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020, chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020), 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), 75 năm Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020)…

Để thực hiện tốt vai trò của mình, Nhà xuất bản đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành nhiều đầu sách chính trị, lý luận, pháp luật và tư tưởng Hồ Chí Minh.

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 - 1

Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.

“Tính đến ngày 20/7/2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bạn đọc gần 400 ấn phẩm về lĩnh vực chính trị, lý luận, pháp luật, kinh tế, lịch sử, văn hóa- xã hội. Tại buổi lễ công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 này, chúng tôi chọn lọc giới thiệu một số đầu sách quan trọng, có giá trị và ý nghĩa lớn được xuất bản, phát hành”, ông Phạm Chí Thành nói.

Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; sách phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sách tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam và một số ấn phẩm nghiên cứu tiêu biểu khác…

Trong số các cuốn sách được giới thiệu tại buổi lễ, có cuốn sách có giá trị về Bác như “Hồ Chí Minh- Biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An sưu tầm, biên soạn. Với hơn 700 trang tư liệu ảnh quý, cuốn sách được xuất bản bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh, đã hệ thống, khắc họa sinh động, sâu sắc những hoạt động quốc tế, hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phong phú tư tưởng, nghệ thuật, phong cách ngoại giao đặc sắc của Người, toát lên tình cảm thắm thiết, niềm tin yêu, kính trọng và sự tôn vinh của Đảng ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 - 2

Hình ảnh một số cuốn sách được giới thiệu tại sự kiện.

Cũng tại buổi lễ, đại diện các nhóm tác giả cũng đã giới thiệu khái quát và thông tin thêm về nội dung, bối cảnh xuất bản của các tác phẩm như: “Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011” và bộ sách “Niên giám khoa học 2019” – TS. Lê Hữu Nghĩa; “Văn hóa biển đảo Việt Nam”- GS.TS Nguyễn Chí Bền; giới thiệu cuốn “Tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển đảo Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Chu Hồi; giới thiệu cuốn “Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020)”…

Tin và ảnh: Nguyễn Hằng

Nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/nxb-chinh-tri-quoc-gia-su-that-cong-bo-sach-xuat-ban-lan-thu-nhat-nam-2020-20200723121418164.htm

Tiếp tục đọc

Xu hướng