Connect with us

Sách hay

Góc nhìn mới về lịch sử qua 6 loại thức uống

Được phát hành

,

Trong “Lịch sử thế giới qua 6 thức uống”, Tom Standage cho rằng bia, rượu vang, rượu mạnh, cà phê, trà và coca – theo mỗi cách riêng – đã định hình dòng chảy lịch sử.

6 loai thuc uong anh 1

Ảnh minh họa: Books Kinokuniya.

Khi nói về những thứ đã định hình thế giới ngày nay, các sử gia thường dành nhiều sự chú ý cho chiến tranh, chính trị, tiền tệ… Với một góc nhìn độc đáo, nhà báo Tom Standage – tác giả của cuốn The Turk – đã cho ra đời một khảo luận hấp dẫn về toàn cảnh lịch sử thông qua các loại nước uống.

Standage bắt đầu với một giả thuyết táo bạo rằng mỗi thời kỳ, từ thời đồ đá đến hiện tại, đều có một loại thức uống tiêu biểu gắn liền với những sự kiện lịch sử lớn của con người..

Vai trò quan trọng của nước

Cách đây hàng chục nghìn năm, những con người cổ đại chuyên săn bắt – hái lượm đã tụ thành nhóm nhỏ gần các sông, suối và ao hồ để đảm bảo đủ nguồn cung nước sạch vì dự trữ và vận chuyển thời ấy vẫn nằm ngoài khả năng. Yếu tố nguồn nước, vì thế, đã giới hạn và ảnh hưởng nhiều đến quyết định của con người trong một khoảng thời gian dài.

Advertisement

Theo Tom Standage, mãi đến chừng 10 nghìn năm trở lại đây, các loại thức uống khác mới xuất hiện và thách thức sự thống trị của nước. Đó là những sản phẩm do con người tạo ra với nhiều vai trò đa dạng. Bên cạnh việc thay thế cho nước, một số loại thức uống còn có thể được dùng làm tiền tệ, trong các lễ nghi tôn giáo, những biểu tượng chính trị hay nguồn cảm hứng cho nghệ thuật, triết học.

Một số còn biểu trưng cho quyền lực và địa vị của giới thượng lưu, trong khi số khác được dùng để chinh phục hay xoa dịu giai cấp bị áp bức. Thức uống có mặt trong hầu hết hoạt động của con người, được dùng để ăn mừng, tưởng niệm, hun đúc và củng cố những gắn kết xã hội…

Trong chiều dài lịch sử, các loại thức uống lần lượt thịnh hành vào những thời điểm, nơi chốn và văn hóa khác nhau. Mỗi loại thức uống trở nên phổ biến khi đáp ứng được một nhu cầu cụ thể hay tương ứng với xu thế lịch sử. Trong một số trường hợp, nó còn ảnh hưởng đến dòng chảy lịch sử theo những cách không ngờ.

6 loai thuc uong anh 2

Nhà báo, tác giả Tom Standage hiện là Phó tổng biên tập tờ The Economist. Ngoài ra, ông còn là một chuyên gia về rượu. Ảnh: Alessio Jacona (Twitter).

6 loại thức uống quan trọng trong lịch sử

Tom Standage đã chọn ra 6 loại thức uống cụ thể gồm: bia, rượu vang, rượu mạnh, cà phê, trà và coca để biểu thị dòng chảy lịch sử đồ uống trên thế giới. Ba loại có cồn, ba loại có caffeine, và tất cả đều có điểm chung là đóng vai trò quyết định trong từng thời kỳ lịch sử then chốt.

Theo khảo cứu của Tom Standage, sự kiện đưa nhân loại vào con đường hướng đến hiện đại là áp dụng canh tác, khởi đầu bằng thuần hóa các giống ngũ cốc ở vùng Cận Đông đã dẫn đến sự xuất hiện của các dạng bia thô sơ vào 10.000 năm trước.

Advertisement

Bia gắn với sự dư thừa ngũ cốc, từ đó giải phóng một bộ phận dân chúng khỏi công việc đồng áng và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những linh mục đặc trách, quan chức, thợ thủ công… Không chỉ nuôi dưỡng dân cư của những thành thị đầu tiên, mà thù lao của họ cũng được trả bằng bánh mì và bia vì hạt ngũ cốc là nền tảng của nền kinh tế.

Trong khi đó, rượu vang được xem như huyết mạch của nền văn minh Địa Trung Hải và là nền tảng của hoạt động giao thương trên biển của Hy Lạp. Chính trị, thơ ca và triết học được thảo luận ở các yến tiệc trang trọng mà ở đó người ta chia nhau chén rượu loãng. Dưới thời La Mã, thứ bậc xã hội được thể hiện qua sự phân chia rượu và phong cách dùng rượu.

6 loai thuc uong anh 3

Sách Lịch sử thế giới qua 6 thức uống được phát hành tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Trần.

Trong thời đại Khám phá, nhiều loại thức uống mới đã xuất hiện nhờ quá trình chưng cất để tạo ra thứ rượu mạnh, đặc và lâu hỏng, phù hợp cho các chuyến viễn dương. Theo Tom Standage, việc các loại rượu được dùng như tiền tệ ở các thuộc địa Bắc Mỹ đã gây ra nhiều bất đồng chính trị, góp phần dẫn đến sự thành lập nước Mỹ.

Ngay sau thời kỳ bành trướng địa lý là sự nổi lên của cà phê. Cà phê dần trở thành thức uống yêu thích của những người làm công việc trí óc, các nhà khoa học, doanh nhân… Vì thế khác với các quán rượu, những quán cà phê trở thành trung tâm trao đổi thương mại, chính trị và tri thức.

Còn ở một số nước châu Âu, đặc biệt là Anh, sự phổ biến của trà đã giúp mở ra những tuyến đường giao thương với phương Đông. Việc trà trở thành quốc ẩm ở Anh đã tác động sâu rộng đến chính sách đối ngoại của cường quốc này.

Advertisement

Cho đến khi Coca-Cola được phát minh vào thế kỷ 19, món đồ uống này đã khuấy đảo thế giới, được mô tả như một thức uống kích thích có dược tính. Nó cũng nhanh chóng trở thành quốc ẩm của Mỹ, biểu tượng của chủ nghĩa tư bản tiêu dùng sôi động. Trong thế kỷ 20, Coca-Cola trở thành hiện thân của quá trình toàn cầu hóa…

Qua 6 loại thức uống tiêu biểu, Tom Standage chứng minh rằng thức uống có mối liên hệ gần gũi với lịch sử hơn những gì nó thường được ghi nhận. Và dù ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy những loại đồ uống này ở bất cứ đâu, việc nghiên cứu nguồn gốc của chúng giúp cho người đọc có thêm một góc nhìn khác về lịch sử.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Từ ngày 21/4, Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Advertisement

Nguồn: https://zingnews.vn/goc-nhin-moi-ve-lich-su-qua-6-loai-thuc-uong-post1434270.html

Sách hay

Tiết kiệm rồi mới sử dụng tiền

Được phát hành

,

Bởi

Để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, chúng ta phải biết tiết kiệm trước khi chi tiêu, phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho việc chi tiêu. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, chúng ta phải biết tiết kiệm trước khi chi tiêu, phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho việc chi tiêu. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tu do tai chinh anh 1Tu do tai chinh anh 2

Tiết kiệm rồi mới sử dụng tiền

Để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, chúng ta phải biết tiết kiệm trước khi chi tiêu, phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho việc chi tiêu. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-tai-chinh-ca-nhan-danh-cho-nguoi-viet-nam-kham-pha-nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-tai-chinh-ca-nhan-cua-nguoi-viet-nam-post1504837.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Hiểu đúng về thu nhập thụ động

Được phát hành

,

Bởi

Bản chất của thu nhập thụ động là dòng tiền đến từ việc cho thuê bất động sản, khai thác bản quyền âm nhạc, tài sản sở hữu trí tuệ… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bản chất của thu nhập thụ động là dòng tiền đến từ việc cho thuê bất động sản, khai thác bản quyền âm nhạc, tài sản sở hữu trí tuệ… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tu do tai chinh anh 1Tu do tai chinh anh 2

Hiểu đúng về thu nhập thụ động

Bản chất của thu nhập thụ động là dòng tiền đến từ việc cho thuê bất động sản, khai thác bản quyền âm nhạc, tài sản sở hữu trí tuệ… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-tai-chinh-ca-nhan-danh-cho-nguoi-viet-nam-kham-pha-nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-tai-chinh-ca-nhan-cua-nguoi-viet-nam-post1504836.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Vua Chúa Việt và những điều chưa biết

Được phát hành

,

Bởi

Sách tập hợp những câu chuyện từ “quốc gia đại sự” đến chuyện bên lề, hậu trường độc đáo khi vua chúa xử lý công việc triều chính, những khía cạnh về đời sống riêng tư của các vị vua.

Vua triều Trần để lại nhiều tập sách về tu tập, Phật học, Thiền học. Vua triều hậu Lê vui với kinh sử, lập hội khuếch trương văn thơ.

Vua nhà Trần đọc sách, viết sách

Sau một cuộc đời chinh chiến, cuối đời, Trần Thái Tông say mê Phật pháp, tự viết các sách Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam ca, cùng nhiều sách hướng dẫn tu tập như Lục thì sám hối khoa nghi, Kim Cương Tam muội chú giải, Bình đẳng lễ sám văn… Vua nối ngôi là Trần Thánh Tông cũng để lại các tác phẩm như Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Thiền tông liễu ngộ.

Cũng như vua cha, vua Trần Nhân Tông ham đọc sách, ham viết sách và đã để lại nhiều tác phẩm. Nhà vua là một nhà viết sử tài ba khi đích thân biên soạn cuốn Trung hưng thực lục ghi chép chi tiết về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, gồm 2 quyển. Tiếc rằng bộ sử này của nhà vua sau đó đã thất lạc.

Là người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông là tác giả của nhiều sách về Phật giáo như Thiền lâm thiết chủy ngữ lục, Tăng già toái sự cùng nhiều tập thơ Thiền…

Advertisement

Về lịch sử của dòng tộc mình, vị vua thứ 2 của nhà Trần là Trần Thánh Tông sai soạn Hoàng tông ngọc điệp vào năm 1267.

Vua nhà hậu Lê vui với kinh sử, lập hội Tao Đàn

Sau thời kỳ giặc Minh đô hộ nước ta, một vị hào trưởng ở đất Lam Sơn nổi dậy dựng cờ khởi nghĩa. Lập thân với gươm đao như các vị anh hùng Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành nên bộ sách Lam Sơn thực lục tả về vua Lê Thái Tổ đã viết rằng:

“Nhà vua tuy gặp đời rối loạn, mà chí giữ càng bền; lẩn giấu ở núi rừng làm nghề cày cấy; tự mình vui với kinh, sử, nhất là càng chuyên tâm về các sách thao lược”.

Sau khi chiến thắng quân Minh và lên ngôi vua, năm Thuận Thiên thứ 4 (1431), Lê Thái Tổ đã trực tiếp viết bài tựa cho sách Lam Sơn thực lục do Nguyễn Trãi soạn, ký là Lam Sơn động chủ.

Hậu duệ của vua Lê Thái Tổ là vua Lê Thánh Tông, một vị vua anh minh, tài ba lỗi lạc bậc nhất trong lịch sử nước ta. Là một hoàng đế có võ công hiển hách, đồng thời, Lê Thánh Tông cũng là một tấm gương ham học, ham đọc sách nổi bật trong lịch sử.

Advertisement

Nhà sử học Vũ Quỳnh từng khen về khả năng đọc sách của nhà vua: “Vua võ giỏi, văn hay mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào bỏ quyển sách. Sách gì cũng thông, văn thơ hay hơn cả các quan văn học”.

Không chỉ chăm đọc sách, vua Lê Thánh Tông còn xem cả sử liệu đương thời để tự sửa mình. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1467, vua Lê Thánh Tông sai nội quan đến Hàn lâm viện để mượn Nhật lịch (sổ biên chép việc hằng ngày của nhà vua) về cho vua xem.

Sử quan là Lê Nghĩa tâu rằng: “Đường Thái Tông đòi xem quốc sử, Phòng Huyền Linh chép sử không trung thực, đều bị đời sau chê”. Khi biết vua chỉ muốn xem nhật lịch để biết ngày trước có lỗi lầm gì mà sửa đổi, Lê Nghĩa bèn dâng nhật lịch. Vua xem xong, trả lại sử viện.

Vua Lê Thánh Tông có nói về việc đọc sách dẫn đến nhu cầu viết của mình trong lời tựa cho tập Quỳnh uyển cửu ca:

“Lúc rảnh sau muôn việc, trong khoảng nửa ngày, mắt xem rừng sách, lòng dạo vườn văn, không nghe huyên náo, lòng như hoa thơm, dục thần ít trong, ở yên cao hứng, bèn hăng hái nghĩ đến các bậc đế vương thánh triết, đến lòng cặn kẽ của những bề tôi trung lương, mới gọi giấy, bút, mực, nghiên đến bảo cho biết rằng: Tình của ta thư thái, khí tinh anh cuồn cuộn tuôn ra, lời khuôn mẫu từng từng lớp lớp, các ngươi có thể vì ta ghi lấy được không?”.

Advertisement

Chính vì vậy, sau khi ngự chế 9 bài thơ cận luật, vua Lê Thánh Tông đã họp các vị học sĩ, hàn lâm, tất cả là 28 người, ứng với nhị thập bát tú, lập thành một hội Tao Đàn, thay nhau cùng họa, được vài trăm bài.

“Bài nào cũng chọn chữ kỹ càng, điệu vần sang sáng, dâng lên ta xem, lòng ta rất vui, xem kỹ hai ba lần. Ta nghĩ cán cân văn chương phải là công khí, không muốn chỉ để riêng ta thưởng thức một lúc, mới sai khắc bản in để truyền bá được rộng”, vua viết tiếp trong lời tựa sách.

(*) Hai tiêu đề phụ và sapo do người biên tập đặt.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-vi-vua-viet-viet-sach-post1504556.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng