Ngay trước trận chung kết chạy 1.500 m tại Thế vận hội Athens 2004, Kelly Holmes đã quay lại nhà vệ sinh mà cô sử dụng trước trận chung kết và trận bán kết. Trước đó, trong trận bán kết và chung kết chạy 800 m, cô cũng đã dùng nhà vệ sinh này và được huy chương vàng. Nhưng khi đến nơi, cô thấy đã có người đang dùng nhà vệ sinh.
Cô chờ đợi, chạy bộ ngay tại chỗ trong khi vòng thi đang gọi tên cô. Cô đập cửa và một vận động viên ném bóng cao lớn mở ra. Sau khi thấy vẻ mặt của Kelly Holmes, dường như đang chực chờ bùng nổ, người này vội bỏ đi trong sợ hãi. Cuối cùng Holmes đã dùng được nhà vệ sinh như ý muốn, tiếp tục tham gia cuộc đua và giành được huy chương vàng.
Từ trải nghiệm của mình và nhiều ngôi sao thể thao khác, Annie Vernon đã rút ra được nhiều điều thú vị về thế giới của các vận động viên hàng đầu. Ảnh: The Guardian. |
Ví dụ trên, được chia sẻ trong Mind Games (tạm dịch Trăn trở về các trận đấu), đã cho thấy ngay cả những ngôi sao thể thao cũng có những điều mê tín. Và chủ đề của cuốn sách này cũng chính là về nhiều điều bình thường trong thế giới của các vận động viên ưu tú.
Cuốn sách ra mắt tháng 3 năm ngoái và nhận được nhiều đánh giá cao. Ảnh: Daily Mail. |
Rower Matthew Pinsent, một vận động viên chèo thuyền đồng đội nổi tiếng, đã rất lo lắng khi đang trên đường đến một trận chung kết Olympic. Rower lo sợ đến mức anh thầm mong chiếc xe sẽ gặp tai nạn nhỏ để anh có thể đưa ra lí do: “Ngón tay cái của tôi bị gãy, các bạn sẽ phải thi đấu mà không có tôi”.
Cuốn sách cũng đã giải thích rõ một hiểu lầm lâu nay rằng các vận động viên có bản năng trời ban để toả sáng trong các môn thể thao của họ, nhưng đó đơn giản là kết quả của hàng nghìn giờ tập luyện chăm chỉ.
Như Vernon viết: “Việc biết vị trí nên chuyền bóng bầu dục… không phải là bản năng. Điều đó là sự học hỏi”.
Và những vận động viên yêu thích sự khổ luyện thường là những người thành công. Cơ thể bạn sẽ đối phó với cơn đau bằng cách giải phóng endorphin, một chất gây nghiện. Một trong những người được Vernon phỏng vấn gọi hiện tượng trên là “đặt mình vào sâu trong sự đau đớn”.
Bên cạnh những thực tế gần gũi của các vận động viên hàng đầu, Vernon cũng tìm ra một số yếu tố giúp tạo ra những người chiến thắng. Các nhà vô địch có xu hướng là những người em nhỏ hơn trong gia đình, thường bị so sánh và luôn phải đấu tranh để đánh bại anh trai hoặc chị gái của mình.
Điều này đúng với Rebecca Adlington, Victoria Pendleton, Steve Redgrave, Matthew Pinsent, David Beckham, Harry Kane, Usain Bolt, Andy Murray và vô số ngôi sao thể thao khác, bao gồm cả chính Vernon – vận động viên chèo thuyền đã giành được hai chức vô địch thế giới và một huy chương bạc Olympic.
Một điều thú vị nữa là một số cử chỉ nhỏ cũng có thể mang lại kết quả lớn. Vernon hiếm khi đeo kính râm trong ngày thi đấu: “Chúng khiến tôi xa rời thực tế. Tôi đã đặt mục tiêu ngay tại đó, vào chính thời điểm đó”.
Vài ngày trước khi võ sĩ Anthony Joshua đấu tại sân vận động Wembley, huấn luyện viên đã đưa anh đến đó, đánh dấu một ô vuông trên võ đài, nơi trận đấu sẽ diễn ra và bắt Joshua đứng vào. Điều này là để bản thân Joshua biết được thực tế sắp diễn ra và sau đó anh đã thắng trận đấu.
Còn vận động viên bắn súng ngắn tại Olympic Gorgs Geikie có một huấn luyện viên người Nga kém tiếng Anh nhưng điều này hóa ra lại là một lợi thế. “Tình cảnh này đã đơn giản hóa mọi thứ, bạn không thể dành một giờ để nói về điều gì đó khi bạn không có từ vựng”, cuốn sách viết.
Mind Games có lẽ là cuốn sách dành cho những người không ngừng nỗ lực, như chính Vernon khi cô từng bày tỏ “chúng ta được gọi là con người vì có lý do”.