Connect with us

Sách hay

Chọn người yêu không được đánh giá qua điều kiện kinh tế

Được phát hành

,

Sau này, khi lựa chọn người yêu hoặc bạn đời, nhất định con không được đánh giá anh ta qua điều kiện kinh tế, mà chỉ cần để tâm xem người đó có thực sự quan tâm đến mình hay không.

Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương đã trở thành cuốn sách giáo dục con thu hút sự chú ý của phụ huynh. Với triết lý giáo dục “tàn nhẫn nhưng yêu thương”, tác giả Sara Imes đã truyền cảm hứng đến hàng triệu cha mẹ.

Được sự đồng ý của alphabooks, Zing xin trích đăng một phần nội dung cuốn sách.

Phòng ngủ của cha con tôi ở trên tầng ba, cha ngủ trong phòng lớn, còn tôi ngủ phòng bên cạnh. Thông thường, chúng tôi đi ngủ lúc chín giờ tối. Lúc còn nhỏ tôi rất sợ bóng tối, nên thường bật đèn khi đi ngủ. Thói quen này vẫn còn cho đến tận ngày nay.

Lời dạy dỗ nghiêm túc trong đêm mất điện

Một đêm nọ, đột nhiên mất điện, cả căn nhà bỗng chốc chìm trong bóng tối. Tôi lập tức tung chăn, nhảy ra khỏi giường, chạy chân trần đến thẳng giường của cha để chờ có điện trở lại. Sau khi có điện, tôi trở lại phòng để đi giày, cha đã cho tôi lời căn dặn mà suốt đời tôi không thể nào quên, và bây giờ tôi cũng dạy dỗ các con của mình như vậy.

Cha nhìn tôi với ánh mắt nghiêm nghị, rồi chậm rãi bảo rằng: “Trong đêm tối, con không nên mở một cánh cửa mà con không hề quen thuộc, bởi biết đâu, bên trong là hiện trường một vụ án mạng thì sao?” Ông nói thêm: “Khi gặp khó khăn, con có thể đứng yên một chỗ, chứ đừng nghĩ rằng mình thông minh và mở toang cửa phòng của ai đó, đừng tùy tiện xông vào phòng người khác, cho dù nơi đó đang sáng đèn”.

Tôi tò mò hỏi cha: “Tại sao ạ?” Ông đáp: “Bởi vì con không thể biết được trong phòng có thứ gì. Bất cứ điều gì chúng ta chưa biết đều ẩn chứa rủi ro. Con không thể biết được bên trong liệu có án mạng hay không, liệu có ai đó định hãm hại con hay không, và chỉ cần con chạm tay vào cửa là trên nắm đấm cửa sẽ lưu lại dấu vân tay của con. Sara này, hôm nay con nhảy lên giường cha, chạy vào phòng của cha, ở đây không nguy hiểm. Nhưng con phải nhớ rằng, cuộc sống trong tương lai rất có thể sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro”.

Khi lớn lên, tôi dần hiểu được ý nghĩa trong câu nói ấy của cha. Vì vậy, trong cuộc đời mình, tôi không bao giờ tự ý bước vào một căn phòng không quen thuộc, chứ đừng nói đến những hành động như tự tay mở cửa, thò đầu vào ngó nghiêng…

Sở dĩ tôi chưa từng vô duyên vô cớ bị cuốn vào những chuyện thị phi bởi từ rất sớm cha đã giúp tôi hiểu được rằng: những người không suy tính trước sau, không có ý thức về rủi ro, chính là đối tượng dễ bị hãm hại nhất.

Tại sao tôi lại ấn tượng sâu sắc đến vậy với những câu nói kia của cha? Đó là bởi trong đêm hôm đó, ông đã khiến tôi cảm nhận được một sự ấm áp hiếm hoi trong khía cạnh giáo dục con cái của người Do Thái. Cha hiếm khi ôm tôi vào lòng, nhưng khoảnh khắc vòng tay ông siết chặt, đôi mắt toát lên vẻ nghiêm nghị… đã khiến tôi suốt đời không quên.

Triết lý an toàn cho cuộc sống…

Ông cũng nói với tôi một câu mà lúc đó tôi chưa đủ khả năng lĩnh hội: Mọi chuyện đều có thể xảy ra, cho dù đó là điều tốt hay điều xấu. Vì vậy, dù xảy ra bất cứ chuyện gì, Don’t be true, be clever.Tôi xin giải thích thêm, câu nói đó mang nghĩa là: Chớ nên hoàn toàn trung thực, bởi đôi khi nói sự thật không thể giúp ích cho đối phương và chính bạn. Thay vào đó, hãy làm những việc thông thái và nói những lời thông minh.

Cách dạy của cha rất độc đáo. Chẳng hạn, thường các bậc phụ huynh sẽ dặn con không được chạm vào ổ điện, sợ chúng bị giật, nhưng chủ yếu họ toàn giảng giải lý thuyết. Nhưng cha chưa từng giảng giải lý thuyết mà luôn thực nghiệm cho tôi xem. Đầu tiên, cha tháo công tắc ra và dùng bút điện chạm vào. Đèn trong phòng lập tức sáng lên; tiếp đến, ông dùng một sợi dây điện khác chạm vào vị trí đó, và căn phòng tối đen ngay lập tức, khiến tôi giật mình hoảng hốt.

Sau đó, ông cầm chiếc đèn pin đã được chuẩn bị sẵn trong phòng, đến chỗ áp-tô-mát và cắm cầu chì (cũng được chuẩn bị trước) vào đó, cả căn phòng lại sáng trưng. Cha chẳng cần nói quá nhiều mà vẫn khiến tôi giật mình hoảng hốt, và kể từ đó tôi không bao giờ chạm vào những thứ nguy hiểm.

Thời điểm đó, có lẽ người cha già của tôi đã linh cảm mình không còn nhiều thời gian nữa nên ngay từ rất sớm, ông đã thường xuyên chỉ bảo cho tôi biết rằng khi lớn lên, tôi cần trở thành một người phụ nữ như thế nào.

…và khi lựa chọn bạn đời

Ông nói với tôi: “Đường đời của con vẫn còn rất dài. Đừng bao giờ quên rằng con sẽ trở thành một cô gái rất xinh đẹp, con sẽ có cơ hội gặp gỡ rất nhiều chàng trai. Hãy nhớ: khi đến tuổi cập kê, nếu được người khác làm mối cho một chàng trai nào đó, dù không thích anh ta đến mấy, con cũng không được để đối phương nảy sinh ác cảm với mình. Cần phải biết lịch sự từ chối.

Dù đó là do người khác giới thiệu hay con tự mình quen biết, con đều phải mỉm cười tươi tắn mỗi khi gặp gỡ. Con có thể quyết định lần sau không gặp nữa, có thể viện ra 100 cái cớ để từ chối, nhưng từ giây phút đầu tiên cho đến khi chào tạm biệt, con phải giữ trên môi nụ cười, giữ sự tôn trọng trọn vẹn đối với họ. Cho dù trong lòng con rất không thích anh ta, cũng không được tùy tiện tỏ thái độ”.

Cha còn dặn rằng: “Đừng để lại ấn tượng xấu với người khác. Khi đối nhân xử thế nhất định phải lịch sự, vui vẻ, cởi mở. Sự giỏi giang và tài cán thì không phải ai cũng có, nhưng sự cởi mở và lịch sự thì con hoàn toàn có thể làm được”.

Cha quả thực đã “lợi hại” như thế: ngay khi tôi còn nhỏ, ông đã dạy rất nhiều phép tắc chuẩn mực của phụ nữ. Ông dạy tôi phải biết giữ phép lịch sự, phải đúng mực khi từ chối ai đó. Khi yêu đương, ngay cả việc trò chuyện với nhau cũng phải biết giữ ý tứ, bởi nếu tranh cãi đến mức tuôn ra những lời nhục mạ với đàn ông thì rất dễ dẫn đến tai họa.

Đọc những bài viết về thực trạng xã hội hiện nay, có không ít trường hợp đàn ông ra tay sát hại người yêu sau khi chuyện yêu đương không thành. Bạn thấy đấy, ngay từ tấm bé, tôi đã được người cha già của mình chỉ dạy tỉ mỉ cách từ chối sự theo đuổi của các chàng trai.

Sara, sau này, khi lựa chọn người yêu hoặc bạn đời, nhất định con không được đánh giá anh ta qua điều kiện kinh tế, mà chỉ cần để tâm xem người đó có thực sự quan tâm đến mình hay không, có biết con cần gì hay không. Chỉ những người thực sự nắm rõ nhu cầu của con mới thực sự yêu thương con!

Ví như một người biết con thích ăn trứng gà, anh ta thấy trong tủ lạnh không còn trứng gà nữa, biết rằng con rất bận nên trong lúc con vẫn chưa biết trứng gà đã hết, anh ta đã chủ động đi mua. Đó chính là người thực lòng yêu thương con. Con gái à, con cần tìm được một người vừa quan tâm, vừa tôn trọng con như vậy”.

Hãy luôn ghi nhớ những điều tốt đẹp mà người khác đối xử với mình

Lần nọ, cha nói với tôi: “Đừng tùy tiện oán hận ai đó. Nếu không may gặp phải một người đối xử rất tệ bạc với con, hãy nghĩ thử xem liệu người đó đã từng đối xử tốt với con chưa. Cho dù họ chỉ đối tốt với mình một lần duy nhất, con cũng phải học cách ghi nhớ lần đối xử tốt đó của họ, chứ không nên ghi nhớ 99 lần đối xử tệ kia.

Khi chung sống với nhau, có 100 cơ hội để đối xử tốt với con, nếu chỉ có một lần họ đối xử không tốt, con càng không nên ghét bỏ họ. Oán hận người khác chỉ mang lại cho con nhiều nỗi oán hận hơn. Vì tâm trí chúng ta không thể chịu được việc oán hận người khác và bị người khác oán hận, nên ta phải học cách yêu thương, tôn trọng tất cả mọi người. Làm người thì không được tùy tiện, bởi tùy tiện chính là nguồn cơn của bất hạnh”.

Nguồn: https://zingnews.vn/chon-nguoi-yeu-khong-duoc-danh-gia-qua-dieu-kien-kinh-te-post1091067.html

Sách hay

Làm giáo dục

Được phát hành

,

Bởi

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm giáo dục

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512190.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Nghĩ lớn để thành công

Được phát hành

,

Bởi

Sách tiết lộ bí quyết, tư tưởng dám nghĩ lớn để thành công của Donald Trump, đồng thời truyền tải một phong cách sống, làm việc quyết liệt, kiên định, luôn hướng về phía trước của ông.

Trong sách “Nghĩ lớn để thành công”, Donald Trump tiết lộ ông không chỉ thừa hưởng trí tuệ mà còn học hỏi được rất nhiều điều từ người cha gốc Đức của mình.

Tôi đã hiểu được tầm quan trọng của sự đam mê nhờ cha mình. Cha tôi đã dạy tôi mọi thứ liên quan đến xây dựng, nhưng bạn có biết điều tôi thực sự học được từ ông là gì không?

Đó là niềm đam mê trong công việc. Cha tôi yêu công việc và ông không ngại làm việc cả thứ bảy và chủ nhật. Có lần, cha tôi tiến hành xây dựng một khu chung cư trong khi bên kia đường cũng có một khu nhà tương tự đang được xây dựng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là thời gian hoàn thành và chi phí xây dựng công trình của cha tôi ít hơn mà khu nhà lại đẹp hơn khu nhà đối diện rất nhiều. Tôi đã học được từ ông rằng làm việc với niềm đam mê thật sự sẽ khiến ta vô cùng hạnh phúc và không bao giờ cảm thấy mệt mỏi.

Nhờ có cha mà tôi đã tìm thấy niềm đam mê trong công việc của mình. Tôi say sưa làm việc đến nỗi mỗi đêm chỉ ngủ từ 3 đến 4 giờ đồng hồ và luôn mong trời mau sáng để được bắt tay vào công việc.

Một trong những niềm đam mê mãnh liệt nhất của tôi là thực hiện những vụ thương lượng quan trọng. Tôi thích tham gia và giành chiến thắng trong các cuộc thương lượng. Tôi muốn áp đảo đối thủ và giành những quyền lợi béo bở về mình. Tại sao ư? Vì chẳng có cảm giác nào tuyệt vời hơn thế, thậm chí với tôi, cảm giác đó còn hơn cả ham muốn tình dục dù rằng tôi cũng là người thích tình dục.

Khi đạt được mục đích thương lượng của mình, khi cuộc đàm phán diễn ra theo chiều hướng mình mong muốn, bạn sẽ có cảm giác rất tuyệt. Có thể bạn đã nghe nhiều người nói rằng một cuộc đàm phán thành công là khi cả hai bên đều đạt được mục đích của mình. Điều đó thật phi lý. Đàm phán thành công có nghĩa bạn là người chiến thắng, chứ không phải đối phương. Trong các vụ thương lượng, tôi muốn đạt được một chiến thắng tuyệt đối. Đó chính là lý do tại sao tôi có thể thành công trong nhiều cuộc thương lượng quan trọng đến vậy.

Một niềm đam mê lớn lao khác của tôi chính là tạo nên những công trình xây dựng tuyệt đẹp, và đó cũng là đam mê dẫn dắt tôi đến thành công như ngày hôm nay. Phát triển xây dựng và bất động sản được coi là lĩnh vực có những yêu cầu rất khắt khe. Lĩnh vực này đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối và không được phép lơ là bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây tổn hại cho rất nhiều người.

Bất kỳ sơ suất nào cũng không được chấp nhận. Nhưng tôi yêu thích những thử thách mà một công việc đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chính xác mang lại. Tôi nghĩ tôi đã làm tốt được công việc đó bởi tôi thực sự yêu thích nó. Và tôi đã áp dụng “chân lý” này trong mọi việc mình làm.

Donald Trump anh 1

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump.

Tôi nhớ ở Tổ chức Trump có một nhân viên luôn thắc mắc không hiểu tại sao chúng tôi phải mất nhiều thời gian đến thế cho việc kiểm tra các công trình đã được hoàn thiện. Dù tên tuổi đã được khẳng định và các công trình do chúng tôi xây dựng đều được nhiều người biết đến và đánh giá cao, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện việc kiểm tra hết sức kỹ lưỡng.

Người nhân viên kia đã không hiểu được rằng chúng tôi làm việc đó để luôn đảm bảo rằng các công trình của mình phải đạt tiêu chuẩn tốt nhất và luôn duy trì được những tiêu chuẩn đó. Có thể với người khác đây là điều không cần thiết nhưng với chúng tôi, đó lại là điều vô cùng quan trọng.

Tôi thích mua những mảnh đất chưa được ai đầu tư và tự mình biến chúng trở thành cái gì đó thật nguy nga và tráng lệ. Vẻ đẹp và sự tao nhã, bất kể ở một người phụ nữ hay một tác phẩm nghệ thuật, đều là niềm đam mê của tôi. Cái đẹp không phải ở vẻ bề ngoài hay thứ gì đó chỉ để ngắm nhìn. Cái đẹp chính là một sản phẩm mang phong cách và được toát lên từ tận sâu bên trong. Với tôi, niềm đam mê cái đẹp luôn song hành với những thành công đã đạt được. Tôi muốn cả hai.

Khi đến văn phòng của mình trong tòa nhà Trump ở thành phố New York, tôi rất thích ngắm nhìn khu đại sảnh tráng lệ mà mình đã tạo nên. Tôi thích chứng kiến đám đông trầm trồ thán phục trước bức tượng cẩm thạch tuyệt vời cùng thác nước nhân tạo đẹp ngoạn mục cao gần 25 mét.

Tôi thích chứng kiến sự hưởng ứng mang cảm xúc, sự trầm trồ kinh ngạc và thái độ trân trọng của mọi người trước vẻ đẹp lạ thường của tòa nhà. Cảm giác của tôi và của họ cộng hưởng với nhau. Dù chưa một lần gặp mặt nhưng tôi thấy gần gũi với họ hơn, bởi đó chính là cảm giác tôi đã từng có khi xây tòa nhà Trump này.

Nguồn: https://znews.vn/bi-mat-thanh-cong-cua-trump-tri-tue-vuot-troi-tu-gia-toc-duc-post1510769.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Kinh tế học tốt và kinh tế học tồi trong một thế giới bất ổn

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách “Kinh tế học thời khó nhọc” của hai nhà kinh tế từng đoạt Nobel đưa ra các ý tưởng và giải pháp để xây dựng một xã hội nhân văn hơn.

Sau Hiểu nghèo thoát nghèo, bộ đôi nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng chiến thắng Nobel năm 2019 tiếp tục cho ra mắt một cuốn sách bàn về kinh tế cho những người làm chính sách cũng như người bình thường mơ về một thế giới tốt đẹp và lành mạnh.

Cuốn sách Kinh tế học thời khó nhọc đưa ra giải pháp thuyết phục dựa trên chủ nghĩa can thiệp thông minh và một xã hội lấy lòng trắc ẩn và tôn trọng lẫn nhau làm cốt lõi khi thế giới đang được vận hành trên sự bất ổn.

Sach kinh te anh 1
Cuốn sách Kinh tế học thời khóc nhọc. Ảnh: NXB Trẻ.

Kinh tế học tồi bóp méo tranh luận công khai

Kinh tế học thời khó nhọc gồm 9 chương chính, đưa ra cách nền kinh tế đang vận hành như thế nào trước những vấn đề chung của nhân loại như tình trạng nhập cư và nạn phân biệt đối xử, quá trình toàn cầu hóa và sự sụp đổ của công nghệ, tốc độ tăng trưởng chậm và biến đổi thời tiết…

Một trong những tranh luận nổi bật nhất của nước Mỹ nói riêng cũng như các nước phát triển nói chung là vấn đề dòng người nhập cư. Phần lớn mọi người cho rằng dòng người nhập cư ồ ạt đổ vào đất nước của họ sẽ làm ảnh hưởng đến cư dân địa phương.

Cuốn sách đưa ra dẫn chứng về các cuộc di cư trong lịch sử chứng minh rằng dòng người đó không hề cướp mất việc làm của người bản xứ, thay vào đó giúp vạch trần những lỗ hổng trong dịch vụ công và nhà ở xã hội mà chính sách của quốc gia đó đang thực thi.

Qua đó, mọi người có thể thấy được việc nhập cư có vẻ có lợi cả với dân nhập cư lẫn dân địa phương. Nguyên nhân này bắt nguồn từ bản chất dị biệt của thị trường lao động và gần như không ăn khớp với câu chuyện cung cầu phổ thông.

Kinh tế học tồi tạo ra cơ sở cho việc tặng người giàu những món quà hào nhoáng, siết chặt các chương trình phúc lợi, đồng thời rao giảng ý tưởng nhà nước bất lực và tham nhũng, trong khi người nghèo thì lười biếng. Từ đó mở đường cho tình trạng bất bình đẳng và sự giận dữ khôn nguôi từ phần đông bộ phận người lao động nghèo.

Kinh tế học tốt trong thế giới bất ổn

Nhiệm vụ hàng đầu của Kinh tế học thời khó nhọc là làm thế nào để những hiểu biết sâu sắc này của hai nhà kinh tế học mang lại một thế giới nhân đạo hơn.

Một cuốn sách chỉ ra những trường hợp khi chính sách kinh tế thất bại, khi ý thức hệ che mắt khiến con người bỏ qua những điều hiển nhiên, nhưng cũng đồng thời cho thấy những hoàn cảnh và nguyên do mà kinh tế học tốt đã tỏ ra hữu dụng, nhất là trong thế giới ngày nay.

Khi con người tôn trọng lẫn nhau và giàu lòng trắc ẩn, mong muốn những điều tốt đẹp vì lợi ích chung là lúc kinh tế học tốt được thực thi.

Kinh tế học tốt đẩy mạnh việc phát thuốc kháng virus cho bệnh nhân HIV ở các nước đang phát triển để đảm bảo xét nghiệm được rộng rãi hơn và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Cũng nhờ kinh tế học tốt mà sự ngu dốt và ý thức hệ đã bị đánh bại, giúp cho màn tẩm thuốc diệt côn trùng được phát miễn phí tại châu Phi, nhờ đó giảm một nửa số trẻ em bị tử vong do sốt rét.

Sach kinh te anh 2
Hai nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee (trái) và Esther Duflo. Ảnh: IMF.

Những nhà kinh tế vì người nghèo

Trước Kinh tế học thời khó nhọc, Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng nổi tiếng với cuốn sách Hiểu nghèo thoát nghèo. 2

Vậy nên, là những nhà kinh tế chuyên nghiên cứu các nước nghèo, hai tác giả hiểu rõ được thực trạng nền kinh tế đang diễn ra ra sao, đặc biệt là ở những quốc gia họ từng sống và làm việc. Họ cũng ý thức sâu sắc được rằng thực tế đáng chú ý nhất trong 40 năm qua là tốc độ thay đổi của nền kinh tế cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Kinh tế học thời khó nhọc bàn về cả các vấn đề cũng như cách thức để sửa chữa thế giới này, với hy vọng mang đến sự cân bằng và bình đẳng hơn giữa các quốc gia.

Kinh tế học tưởng tượng ra một thế giới năng động mà không có rào chắn ngăn cản. Kinh tế học là những ý tưởng, chúng có thể thúc đẩy để thay đổi. Khi các nhà kinh tế học sẵn lòng thử nghiệm các ý tưởng và giải pháp, cho dù có làm sai hay đúng, miễn là đưa đến cái đích tối thượng, chính là xây dựng một thế giới nhân văn hơn.

Nguồn: https://znews.vn/kinh-te-hoc-tot-va-kinh-te-hoc-toi-trong-mot-the-gioi-bat-on-post1509322.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng