Hạ Tri Chương là một nhà thơ lớn của Trung Quốc ông sinh ra vào đời nhà Đường, quê ở vùng Triết Giang, Trung Quốc. Tác phẩm
Hồi hương ngẫu thư được ông viết sau một chuyến về thăm lại quê hương. Qua bài thơ ông muốn thức tỉnh lòng yêu thương quê hương đất nước của những con người xa xứ.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
Quê hương là nơi sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Ngay từ tiêu đề của bài thơ tác giả Hạ Tri Chương đã gợi lên trong lòng người đọc nhiều cảm xúc, khi gợi nhớ về mảnh đất đã gắn liền với tuổi thơ của mình. Tình cảm đối với quê hương thân thuộc như máu thịt, trào dân nghẹn ngào đầy xúc động.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Khi đi trẻ, lúc về già
Ai cũng có một miền quê, được gọi là quê hương, và những bài thơ viết về quê hương thường có nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt. Quê hương cũng chính là đề tài khiến của nhiều nhà văn, nhà thơ nhạc sĩ để lại những tác phẩm kiệt suất.
Trong hoàn cảnh của Hạ Tri Chương ông sinh ra ở quê nhưng khi còn nhỏ gia đình ông đã rời quê đi đến một vùng xa xôi khác để lập nghiệp, mưu sinh, do đó, ít hay nhiều trong lòng tác giả cũng có những niềm đau thương tiếc nuối.
Khi ông quay trở lại quê nhà thì cũng là lúc đã trưởng thành cứng cáp, đã hiểu lẽ đời với những câu chuyện buồn vui khác nhau. Vì thế khi ông viết câu thơ “Khi đi trẻ, lúc về già” là thể hiện cho sự tiếc nuối này, cũng thể hiện cho sự thay đổi của dòng thời gian.
Khi gia tác giả xa quê chỉ là đứa trẻ tóc còn xanh mướt, ngây thơ trong sáng, nhưng khi trở về tóc ấy giờ đã đổi màu, làn da hôm nay đã nhuộm màu sương gió. Nhưng dù là tóc xanh hay tóc bạc, da trắng hay da đen vì nắng gió thì tâm hồn của một người con khi quay trở về nơi sinh ra mình, nơi ‘chôn rau cắt rốn” cũng vẫn vẹn nguyên một trái tim. Trái tim của một người con yêu thương quê hương của mình, muốn gắn bó với quê hương của mình dù thời gian chia xa có là bao lâu đi chăng nữa. Tình cảm chung thuỷ trước sau như một.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Mỗi vùng quê đều có tiếng nói, giọng điệu âm vực khác nhau mang âm hưởng vùng miền, và khi tác giả trở lại nơi xưa được nghe lại giọng nói của vùng quê thân thương đó. Bất chợt ông cảm thấy xao xuyến, xúc động nghẹn lời. Nó như một nét văn hoá đậm đà bản sắc quê hương, dù dòng thời gian có thay đổi như thế nào thì bản sắc đó cũng không bao giờ thay đổi.
Bao nhiêu năm chia xa, khi đi tác giả giờ đã thành ông già, cuộc sống đã có nhiều biến chuyển, bản thân ông cũng đã đỗ đạt thành tài, nay trở lại nơi xưa, hình ảnh quê hương không hề mờ phai. Tác giả vẫn như một đứa trẻ thơ muốn chạy về quê sà vào lòng quê hương như sà vào lòng mẹ mà nũng nịu đòi quà như những ngày còn thơ bé. Nhưng về tới quê hương một nghịch lý đã xảy ra:
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?
Thời gian trôi đi không chờ đợi bất kỳ ai cả. Quê hương nay đã thay đổi rất nhiều những người bạn nhỏ của ông năm xưa giờ thành cha thành mẹ, thành ông thành bà. Và những đứa trẻ con hiện tại không thể biết ông là ai, có nguồn gốc từ đâu nên khi ông quay về nơi xưa chốn cũ thì bắt gặp một câu hỏi thật chua chát “khách ở chốn nào lại chơi?”. Câu hỏi này khiến cho tác giả cảm thấy nao nao buồn, bởi với quê hương hôm nay ông chỉ còn là một người khách lạ mà thôi, không buồn sao được.
“Ngẫu thư cố hương” là một bài thơ hay nhiều cảm xúc. Tác giả Hạ Tri Chương đã là thức tỉnh tình yêu quê hương bị kìm nén bao lâu nay trong lòng người đọc. Khơi gợi tình cảm gắn bó quê hương sâu sắc, làm cho nhiều người thuộc thế hệ trẻ muốn về quê xây dựng quê hương đất nước sau khi đã học hành đỗ đạt thành tài. Đúng như lời thơ của tác giả Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…
(Bài học đầu cho con)