Connect with us

Sách hay

Bộ truyện cuối cùng của nhà văn Lê Văn Nghĩa

Được phát hành

,

Bộ truyện trào phúng về điệp viên Không Không Thấy, tác phẩm cuối cùng của nhà văn Lê Văn Nghĩa, đã được NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành.

Tối 25/7, “người bán nụ cười” – nhà văn Lê Văn Nghĩa – sau thời gian dài chống chọi bệnh nặng, đã rời cõi tạm, để lại niềm tiếc thương của bạn bè văn nghệ và độc giả yêu mến ông.

Bộ truyện trào phúng gồm hai cuốn của nhà văn: Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng, Điệp viên Không Không Thấy và Đại Văn Mỗ, dù đã được NXB Tổng hợp TP.HCM cố gắng thực hiện gấp rút, chưa kịp đến tay tác giả khi tình hình dịch bệnh tại TP.HCM ảnh hưởng lớn đến công tác in ấn.

Tac pham cuoi cung cua nha van Le Van Nghia anh 1

Hai truyện Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng, Điệp viên Không Không Thấy và Đại Văn Mỗ vừa rời nhà in để trao đến gia đình cố tác giả. Ảnh: Đ.T.T.

Như nén tâm nhang gửi đến hương hồn cố nhà văn, lãnh đạo NXB Tổng hợp TP.HCM đã làm việc với nhà in, gấp rút thực hiện in ấn, ra thành phẩm hai cuốn sách ngay ngày hôm nay để bộ truyện trào phúng cuối cùng thành hình và gửi đến đại diện gia đình cố nhà văn.

Advertisement

Lấy điệp viên Không Không Thấy làm trung tâm, hai tập truyện trào phúng này được tác giả xâu chuỗi, bổ sung đầy đặn sau thời gian dài vừa làm công việc tổ chức bài vở, vừa là cây bút chủ lực trên các chuyên mục được độc giả Tuổi Trẻ Cười hào hứng đón đọc.

Điệp viên Không Không Thấy và Đại Văn Mỗ gồm 34 mẩu chuyện, cùng 36 mẩu chuyện trong tập Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng. Mỗi tập truyện đều có dung lượng 224 trang.

Viết về tác giả của điệp viên Không Không Thấy, bà Đinh Thị Thanh Thủy – Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Tổng hợp – người trực tiếp viết Lời nhà xuất bản cho bộ truyện, ghi:

“Mạch trào phúng của Lê Văn Nghĩa khắc dấu ấn mấy chục năm qua bằng sự ra đời, “phá án” của điệp viên Không Không Thấy. Nhân vật này lừng danh đến độ được chuyển thể, mượn tên thành nhân vật trong bộ phim do danh hài Mr Bean thủ diễn chiếu khắp các rạp tại Việt Nam mà “quên” xin phép “cha đẻ” của nó. Cũng may Lê Văn Nghĩa nói: “Thây kệ nó!” bằng đúng giọng trào phúng và sự vị tha của cây bút làng cười”.

Tac pham cuoi cung cua nha van Le Van Nghia anh 2

Nhà văn Lê Văn Nghĩa trong một buổi ra mắt sách. Ảnh: NXB Tổng hợp TP.HCM

Xem hai tác phẩm về điệp viên Không Không Thấy, độc giả sẽ cười ngặt nghẽo với đủ những truyện vừa bi vừa hài, mà cũng là nhớ tiếc tới Anh Hai Cù Nèo Lê Văn Nghĩa, tác giả của truyện. Mỗi một mẩu chuyện trong tác phẩm, đem lại những thú vị khác nhau.

Advertisement

Trong vụ “Phá án bên bàn nhậu” của Không Không Thấy, dù đoán già đoán non Đại Văn Mỗ bị đầu độc bằng độc dược này, bùa chú kia, Không Không Thấy trật lất vì kỳ thực là Đại Văn Mỗ nhậu nhẹt, ăn cá lóc nuốt trọn bộ lòng còn cắm lưỡi câu.

“Vụ bắt cóc lúc nửa đêm” lại ly kỳ ở phút chót khi Đại Văn Mỗ bị bắt cóc nhưng kỳ thực, người rơi vào tay những kẻ gây án lại là Mỗ được nhân bản. Kẻ bắt cóc đã không có được tiền chuộc, lại còn phải cung phụng Mỗ nhân bản kia toàn sơn hào hải vị đến nỗi nợ nần ngập đầu…

Nguồn: https://zingnews.vn/bo-truyen-cuoi-cung-cua-nha-van-le-van-nghia-post1220206.html

Advertisement
Tiếp tục đọc
Quảng cáo

Sách hay

7 kỹ thuật thao túng tâm lý độc hại và phổ biến cần chú ý

Được phát hành

,

Bởi

Những kẻ lạm dụng có thể tận dụng nhiều chiến thuật thao túng khác nhau. Sau đây là 7 kỹ thuật thao túng tâm lý độc hại và phổ biến nhất cần chú ý.

Điều quan trọng cần lưu ý là sự hiện diện của chỉ một chiến thuật, dù trong một lần hay một khoảng thời gian, đều có thể báo hiệu rằng đang có vấn đề gì đó xảy ra.

  1. Phủ nhận là khi một người từ chối chịu trách nhiệm cho hành động của họ, ngay cả khi có bằng chứng cho thấy họ có lỗi. Giả vờ quên các chi tiết, đổ lỗi hoặc nói dối trắng trợn đều là những ví dụ về sự phủ nhận.
  2. Từ chối liên quan tới sự kém cỏi có tính toán, khi động một người giả vờ như họ không hiểu hoặc không nghe được người kia đang nói gì. Kẻ thao túng sẽ quả quyết rằng họ chưa bao giờ nghe thấy người còn lại nói điều gì đó hoặc hạ thấp đối phương bằng cách nói rằng người kia thật vô lý – cách thức này khiến nạn nhân trông có vẻ thiếu logic hoặc đã nhầm lẫn đâu đó. Một ví dụ khác là kẻ thao túng cáo buộc nạn nhân có kỹ năng lắng nghe kém nếu người này không nhớ những gì kẻ thao túng đã nói.
  3. Tầm thường hóa xảy ra khi một người bị tác động khiến họ cảm thấy những gì họ nghĩ hoặc mong muốn là “thái quá”. Một người bày tỏ bản thân để rồi bị gán cho là quá xúc động, như đóng kịch hoặc đòi hỏi nhiều – đây chính là dấu hiệu của sự tầm thường hóa. Như đã đề cập ở đoạn thao túng tâm lý trong y tế, việc các nhu cầu khác nhau về sức khỏe của phụ nữ trong lịch sử được gọi chung là “chứng cuồng loạn” cũng là một ví dụ về thuật thao túng này.
  4. Điều hướng là khi một người đặt ra nghi vấn về độ tín nhiệm của đối phương bằng cách đặt câu đc hỏi về nguồn thông tin người này có được, ví dụ như khi nói với đối phương rằng “bạn không biết đại mình đang nói gì vì mọi thông tin bạn có đều từ Internet”. Thật không may, việc tuyên truyền thông tin sai lệch và thao túng ở cấp độ thể chế (hay còn gọi là sự lạm dụng có hệ thống của các tổ chức lớn tn như các cơ sở giáo dục, nhà thờ, tập đoàn hoặc chính phủ) khiến thủ thuật này càng trở nên hiệu quả hơn.
  5. Phản bác là hành vi thắc mắc về trí nhớ của ai đó về các sự kiện như một cách khơi dậy sự nghi ngờ, ngay cả khi có bằng chứng xác nhận ký ức đó. Kẻ thao túng sẽ đặt câu hỏi liệu người kia có quên những gì thực sự đã xảy ra hay không và thường tạo ra câu chuyện rằng nạn nhân có trí nhớ kém hoặc “luôn quên mọi chuyện đã xảy ra như thế nào”. Chiến thuật thao túng này được thể hiện rõ trong bộ phim Gaslight, khi người chồng thẳng thừng phủ nhận hoặc chất vấn trí nhớ của vợ mình về những gì từng xảy ra.
  6. Rập khuôn vũ khí hóa những định kiến tiêu cực liên quan đến giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tính dục, quốc tịch hoặc tuổi tác. Với sự rập khuôn, việc khái quát hóa quá mức trở thành công cụ để dự đoán hoặc giải thích tại sao đối tượng mục tiêu có thể sai lầm, điên rồ, quá tức giận, quá cảm tính hoặc khó để tin tưởng.
  7. Đánh lạc hướng xảy ra khi kẻ thao túng phải đối mặt với bằng chứng về hành vi sai trái, và thay vì thừa nhận những gì đã làm, người này đoạt lại quyền kiểm soát bằng cách nêu ra điều gì đó mà nó, nạn nhân đã làm sai. Khi cảm thấy bị tấn công vì phải đối mặt với bằng chứng hữu hình (bản ghi âm cuộc trò chuyện, biên nhận hoặc e-mail), kẻ thao túng sẽ phản công bằng cách hạ bệ người khác với lý do thiếu lòng tin, ghen tuông, thiếu nhạy cảm, độc ác, vô tâm, v.v. vì nạn nhân đã chủ động đề cập vấn đề đó.

7 kiểu diễn đạt thường gặp của mỗi thủ thuật thao túng

Phủ nhận:

  • “Anh chưa bao giờ làm thế/ nói điều đó/ nghĩ như vậy /muốn điều đó.”

Từ chối:

  • “Em cần phải nói rõ ràng hơn.”
  • “Em không hợp lý gì cả/ Em thật vô lý.”
  • “Em nói nhanh quá.”

Tầm thường hóa:

  • “Tại sao em lại đòi hỏi/ dễ xúc động/ cuồng loạn/ lố bịch/ thái quá/ tiêu cực như vậy?”

Điều hướng:

  • “Đừng có tin mọi thứ em đọc/ nghe thấy/ nhìn thấy.”
  • “Tôi sẽ không bao giờ là những gì … nói (điền tên bất kỳ tổ chức, nhóm chính trị hoặc loại hình tín ngưỡng nào mà kẻ thao túng không ủng hộ).”

Phản bác:

  • “Em hoàn toàn không nhớ chuyện gì đã xảy ra. Trí nhớ em tệ quá. Đây mới là những gì đã diễn ra…”
  • “Anh chẳng bao giờ tin được vào trí nhớ của em cả.”
  • “Cô chỉ bịa ra mọi chuyện vì cô không nhớ được sự thực đã xảy ra.”

Rập khuôn:

  • “Họ sẽ không tin mày đâu vì họ chẳng bao giờ tin khi phụ nữ tố cáo hành vi lạm dụng.”
  • “Em thực sự không biết mình đang nói gì đâu vì em còn quá trẻ để hiểu.”

Đánh lạc hướng:

  • “Tại sao em lại nhắc đến chuyện này khi em mới là người phải chịu trách nhiệm về các vấn đề của chúng ta?
  • “Sao em có thể phàn nàn về điều này khi em thậm chí còn không quan tâm đến anh? Chưa từng luôn.”
  • “Cô thật là nhỏ mọn.”

Nguồn: https://znews.vn/7-ky-thuat-thao-tung-tam-ly-doc-hai-va-pho-bien-can-chu-y-post1498853.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Phụ nữ

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách sâu sắc của Osho khám phá vai trò và bản chất của phụ nữ trong xã hội, với những quan điểm táo bạo và đầy tư duy phản biện. Thông qua tác phẩm này, triết gia khuyến khích phụ nữ vượt qua các rào cản định kiến truyền thống và khơi dậy sức mạnh bên trong mình.

Theo tác giả Osho, phụ nữ là một điều huyền bí, nếu muốn biết họ nghĩ gì hãy nhìn họ thay vì lắng nghe.

osho anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Clueless.

Tôi đã nói với bạn rằng phụ nữ là để yêu, không phải để hiểu. Đó là điều thứ nhất cần biết.

Cuộc sống bí ẩn đến nỗi tay ta không thể với tới tầm cao nhất, mắt ta không thể nhìn thấy được sự huyền bí sâu xa nhất của nó. Hiểu rõ bất cứ biểu hiện nào của sự tồn tại – đàn ông hay phụ nữ hay cây cối hay thú vật hay chim chóc – là chức năng của khoa học, không phải của nhà huyền môn. Tôi không phải một nhà khoa học. Với tôi, bản thân khoa học là một sự huyền bí, và giờ đây các nhà khoa học cũng đã bắt đầu nhận ra điều đó. Họ đang buông bỏ thái độ bướng bỉnh, cuồng tín trước đây, thái độ cho rằng một ngày nào đó họ sẽ biết tất cả những điều cần biết.

Advertisement

Với Albert Einstein, toàn bộ lịch sử khoa học đã chuyển biến theo một con đường hoàn toàn khác, bởi vì càng tiến sâu hơn vào cốt lõi của vật chất, ông càng bối rối. Tất cả logic đều bị bỏ lại phía sau, tất cả lý trí đều bị bỏ lại phía sau. Bạn không thể sai khiến sự tồn tại, bởi vì nó không tuân theo logic của bạn. Logic là do con người tạo ra. Sinh thời, đã có lúc Albert Einstein băn khoăn không biết có nên nhất nhất bám vào tư duy logic hay không… nhưng như thế thì thật ngớ ngẩn.

Ngay cả khi bạn bám chặt lấy logic, lấy lý trí, sự tồn tại cũng không chuyển biến theo logic của bạn đâu; logic của bạn sẽ phải thay đổi theo sự tồn tại. Và bạn càng đào sâu, sự tồn tại càng trở nên huyền bí hơn. Sẽ đến lúc bạn phải rời bỏ logic và lý trí để chỉ lắng nghe tự nhiên. Tôi gọi đó là hiểu biết tối thượng – chứ không phải hiểu biết thông thường. Bạn biết nó, bạn cảm nhận được nó, nhưng không có cách nào để nói về nó cả.

Đàn ông là một điều huyền bí, phụ nữ là một điều huyền bí, mọi thứ đang tồn tại đều là một điều huyền bí – và tất cả nỗ lực của chúng ta để hiểu cho rành rọt đều là vô ích.

Tôi chợt nhớ tới một người đàn ông đi mua quà Giáng sinh cho con trai trong cửa hàng đồ chơi. Ông là một nhà toán học nổi tiếng, thế nên, người bán hàng mang ra một bộ đồ chơi ghép hình như một lẽ đương nhiên. Nhà toán học thử chơi… đó là một hình ghép rất đẹp. Ông ta cố gắng, cố gắng, cố gắng và bắt đầu toát mồ hôi. Tình huống dần trở nên khó xử. Khách hàng, nhân viên bán hàng, chủ cửa hàng đều đang nhìn, và ông ta không thể ghép xong bức hình. Cuối cùng, ông từ bỏ ý định và hét lên với chủ cửa hàng: “Tôi là một nhà toán học và nếu tôi không lắp được trò ghép hình này thì làm sao anh mong thằng bé nhà tôi làm được chứ?”

Người chủ cửa hàng đáp: “Ông không hiểu rồi. Cái này được làm ra để sao cho không ai xử lý được cả – dù có là nhà toán học hay không.”

Advertisement

Nhà toán học hỏi: “Nhưng sao người ta lại làm thế?”

Chủ cửa hàng giải thích: “Người ta làm vậy để bọn nhỏ ngay từ đầu đã học được rằng cuộc đời là không thể giải được, không thể hiểu được.”

Bạn có thể sống, tận hưởng cuộc sống, bạn có thể hòa làm một với sự huyền bí, nhưng nếu muốn tường tận nó với vai trò một người quan sát thì hoàn toàn bất khả thi.

Tôi không hiểu chính mình. Điều huyền bí vĩ đại nhất với tôi chính là bản thân tôi. Nhưng tôi có thể đưa ra cho bạn vài manh mối:

Bác sĩ tâm lý là người đặt ra cho bạn những câu hỏi đắt đỏ mà vợ bạn vẫn hỏi bạn miễn phí.

Advertisement

Chìa khóa dẫn tới hạnh phúc: Bạn có thể nói về tình yêu, sự dịu dàng và đam mê, nhưng niềm thăng hoa thực sự lại là phát hiện ra rằng hóa ra bạn không hề đánh mất chìa khóa.

Phụ nữ bắt đầu bằng cách ngăn đàn ông tiến đến và kết thúc bằng việc ngăn đàn ông rút lui.

Nếu muốn thay đổi suy nghĩ của một người phụ nữ, hãy đồng ý với cô ấy.

Nếu muốn biết một người phụ nữ thực sự nghĩ gì, hãy nhìn cô ấy – đừng nghe cô ấy.

Nguồn: https://znews.vn/phu-nu-la-de-yeu-khong-phai-de-hieu-post1502289.html

Advertisement

Tiếp tục đọc

Sách hay

Chiến thắng con quỷ bên trong

Được phát hành

,

Bởi

Sau hơn 80 năm, những triết lý mà Napoleon Hill đã đúc kết trong “Chiến thắng con quỷ bên trong” vẫn gây ngạc nhiên đối với chúng ta. Có thể nói, đây là một trong những tác phẩm đặc biệt và kỳ lạ nhất của Napoleon Hill.

Con quy ben trong anh 1

Con quỷ bên trong mỗi người

Lâu nay, khi nhắc đến Napoleon Hill, nhiều người thường sẽ nghĩ ngay đến cuốn sách Nghĩ giàu & Làm giàu nổi tiếng. Nhưng sự thật là, Napoleon Hill còn rất nhiều tác phẩm bán chạy khác – những tác phẩm đã giúp hàng triệu người trên khắp thế giới đạt được thành công và hạnh phúc. Trong số đó không thể không nhắc đến Chiến thắng con quỷ bên trong (tựa gốc: Outwitting the Devil: The Secret to Freedom and Success).

Trong Chiến thắng con quỷ bên trong mỗi chương là một cuộc đối thoại giữa Napoleon Hill và con quỷ về những vấn đề trong đời sống, từ gia đình, nhà trường cho đến tôn giáo, chính trị… Qua những lời thú tội của con quỷ trước Napoleon Hill, chúng ta sẽ dần khám phá ra những sự thật về bản chất con người và cách mà những suy nghĩ tiêu cực và thói quen xấu có thể kiểm soát cuộc sống của chúng ta.

Xuyên suốt cuốn sách, từng lời nói của con quỷ như “chỉ điểm” thẳng vào từng ngóc ngách còn lười nhác, dễ dãi, yếu hèn bên trong mỗi chúng ta. Để rồi cuối cùng, chúng ta chợt nhận ra con quỷ mà Hill đang trò chuyện không phải là một thế lực siêu nhiên như chúng ta vẫn nghĩ mà nó chính là phần tiêu cực ẩn chứa bên trong mỗi con người: nỗi sợ hãi, sự trì hoãn, sự tức giận, sự ghen tị…Thì ra, bên trong mỗi người đều có một “con quỷ” đang ngăn trở chúng ta đi đến sự tự do, thành công và hạnh phúc.

Napoleon Hill không chỉ giúp bạn nhận diện ra “con quỷ” đang ngự trị bên trong mà cung cấp những phương thức để mỗi người tự đánh bại “con quỷ”, từ đó tìm được ý nghĩa, hạnh phúc của cuộc sống. Phương thức của Napoleon Hill được gói gọn trong 7 nguyên tắc, bao gồm: Tính rõ ràng của mục đích; Khả năng làm chủ bản thân; Khả năng học từ nghịch cảnh; Khả năng kiểm soát ảnh hưởng của môi trường xung quanh; Thời gian; Sự hòa hợp và cuối cùng là Sự cẩn trọng.

Advertisement

Cuốn sách mang giá trị vượt thời gian

Xuyên suốt 360 trang sách, bạn sẽ không ít lần ngạc nhiên vì những triết lý thâm thuý của Napoleon Hill, nhưng có lẽ bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn khi biết rằng bản thảo của cuốn sách này đã được viết cách đây 86 năm. Hill đã gõ bản thảo “Chiến thắng con quỷ bên trong” trên máy đánh chữ từ năm 1938, nhưng gia đình ông cất giấu nó trong suốt 72 năm vì những khía cạnh dễ gây tranh cãi của nó. Khi được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2011, cuốn sách ngay lập tức gây tiếng vang bởi những giá trị vượt thời gian mà các thông điệp và triết lý của Napoleon Hill mang lại.

Thông qua việc đào sâu vào bản chất của con người, Napoleon Hill đã vén lên tấm màn của sự thật, giúp chúng ta phá đổ bức tường u minh đã ngăn hàng triệu con người nhìn thấy sự tự do và hạnh phúc. Ông không chỉ cung cấp cho chúng ta những nguyên tắc để vượt qua trở ngại mà còn khuyến khích mỗi người tự khai thác hết mọi tiềm năng của bản thân, không chỉ vì lợi ích của cá nhân mà còn cho cả nhân loại.

Đến nay, cuốn sách Chiến thắng con quỷ bên trong đã được dịch ra khoảng 20 thứ tiếng và thường xuyên có mặt trong danh sách khuyến đọc của các nhà lãnh đạo thành công.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Advertisement

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/chien-thang-con-quy-ben-trong-post1496928.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng