Connect with us

Sách hay

Bộ sách về Nguyễn Văn Tường đoại giải Phát hiện mới của Sách Hay 2020

Được phát hành

,

Bộ sách khảo cứu Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của Nhà Nguyễn vừa được trao Giải Sách Hay 2020 ở hạng mục Phát hiện mới, lễ vinh danh Sách Hay vừa diễn ra tại TP.HCM sáng 27-9.

Bộ sách về Nguyễn Văn Tường đoại giải Phát hiện mới của Sách Hay 2020 - Ảnh 1.

Hội đồng chọn giải Sách Hay và các bạn đọc tại khán phòng lễ công bố Giải sáng 27-9 – Ảnh: L. ĐIỀN

Công trình của Nguyễn Quốc Trị được Hội đồng giám khảo giải Sách Hay đánh giá là có công phu so sánh đối chiếu để nhận chân một giai đoạn lịch sử phức tạp của Việt Nam – thời Nguyễn – vốn có nhiều sự kiện, nhân vật lâu nay bị nhìn thận chưa thấu đáo.

Năm nay cũng là lần đầu tiên qua 10 kỳ, giải Sách Hay có 2 đầu sách dịch được trao ở hạng mục Phát hiện mới, nâng tổng số giải của hạng mục này lên 3 quyển. Đó là quyển Vũ Dạ Đàm – Tự truyện Shibusawa Eiichi (Tác giả: Shibusawa Eiichi, Dịch giả: Nguyễn Lương Hải Khôi), và Những tìm sâu Triết học (Tác giả: Ludwig Wittgenstein, Dịch giả: Trần Đình Thắng; Đào Thị Hồng Hạnh kiểm sửa).

Một ghi nhận đặc biệt nữa của Sách Hay trong năm nay là thể loại sách viết của hạng mục Sách Thiếu nhi được trao cho tác phẩm Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy của tác giả 13 tuổi Nguyễn Khang Thịnh. 

Quyển sách của cậu bé người Hà Nội hóa thân vào một nhân vật ở bối cảnh nước Mỹ từng làm xôn xao làng sách Việt Nam hồi đầu năm nay, một lần nữa được vinh danh như là tác phẩm mang cảm hứng và nhiều thông điệp của thiếu nhi đến với người lớn.

Advertisement

“Con muốn qua quyển sách này, người lớn, giáo viên sẽ lắng nghe chúng con hơn, đồng thời cũng là một cách để thử sức sự sáng tạo của lứa tuổi chúng con” – Khang Thịnh phát biểu tại lễ trao giải.

Bên cạnh đó, giải thể loại sách dịch thiếu nhi năm nay thuộc về Hành trình của cá Voi (Tác giả: Michael Morpurgo, Dịch giả: Trần Thị Minh Hiếu). 

Hạng mục Sách Giáo dục năm nay trao cho quyển sách của tác giả Nguyễn Quốc Vương: Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản. Bên cạnh đó thể loại sách dịch của hạng mục này trao cho quyển Biện hộ cho một nền Giáo dục Khai phóng (Tác giả: Fareed Zakaria, Dịch giả: Châu Văn Thuận).

Theo nhận xét của nhà giáo dục Giản Tư Trung, tác phẩm của Nguyễn Quốc Vương thực sự cần thiết cho những ai quan tâm đến giáo dục Việt Nam giai đoạn hiện nay. 

Bộ sách về Nguyễn Văn Tường đoại giải Phát hiện mới của Sách Hay 2020 - Ảnh 2.

Nhà giáo dục Giản Tư Trung đang giới thiệu tác phẩm đoạt giải Giáo dục – Ảnh: L. ĐIỀN

Có mặt tại buổi công bố Sách Hay 2020, tác giả Nguyễn Quốc Vương tự nhận mình là người quan tâm đến các vấn đề giáo dục và khuyến đọc. “Tôi chỉ nêu vấn đề, và hiện nay chúng ta có nhìn ra thế giới cũng là để soi lại chính chúng ta”, anh nói thêm, “vấn đề thực tiễn giáo dục của Nhật Bản rất quan trọng, mà Việt Nam có thể tìm thấy ở đó cách đi cho chính mình”.

Advertisement
Bộ sách về Nguyễn Văn Tường đoại giải Phát hiện mới của Sách Hay 2020 - Ảnh 3.

Tác giả Nguyễn Quốc Vương từ Hà Nội vào dự công bố Giải Sách Hay và chia sẻ câu chuyện khuyến đọc – Ảnh: L. ĐIỀN

Tác phẩm Từ Dụ Thái Hậu (gồm Quyển thượng và Quyển hạ) của nhà văn Trần Thùy Mai và dịch phẩm: Chết chịu (Tác giả: Céline, Dịch giả: Dương Tường) cùng đoạt giải ở hạng mục Sách Văn học năm nay. 

Nhà giáo Nhật Chiêu đánh giá Từ Dụ Thái Hậu là tác phẩm xây dựng thành công hình tượng một người phụ nữ Việt Nam ở trung tâm quyền lực của vương triều, giữa bao cuộc đấu đá nội bộ… nhưng vẫn giữ lòng khoan dung, sự sáng suốt. Tác phẩm còn cho thấy nhiều bài học trong cuộc chiến một mất một còn giữa tham vọng quyền lực và các giá trị nhân văn.

Chết chịu ở thể loại sách dịch là một lựa chọn hợp lý, bởi trước hết đây là tác phẩm nổi tiếng xếp thứ 2 của văn học Pháp nửa đầu thế kỷ 20. “Céline đã làm cuộc cách mạng trong cách viết tiểu thuyết của Pháp bằng Chết chịu: phá bỏ cách viết cổ điển vốn đã nhàm trước đó, đem ngôn ngữ đời thường mà sống động vào tác phẩm. 

Ở bản dịch, Dương Tường đã có nhiều nỗ lực, ngay cả nhan đề “Chết chịu” cũng là một lựa chọn đúng đắn so với nguyên tác (chết chịu = không đủ năng lực chi trả cho cái chết của mình, chịu như “mua chịu” vậy)” – Nhật Chiêu nhận định.

Giải Sách Hay cho hạng mục Sách Quản trị năm nay trao cho tác phẩm Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong quản trị – kinh doanh (Tác giả: Lê Hồng Nhật, thể loại sách viết), và dịch phẩm: Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Tác giả: Klaus Schwab, Dịch giả: Nguyễn Vân và Thành Thép). 

Advertisement

Đại diện Hội đồng chọn giải cho hạng mục này, giáo sư Huỳnh Ngọc Phiên đánh giá cao cả hai tác phẩm. Đặc biệt với dịch phẩm Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Klaus Schwab, GS Phiên đưa ra lời khuyên rằng các bạn trẻ Việt Nam nên đọc, để đánh tình trạng theo ông rất đáng ngại hiện nay là “người ta hay nói những gì mà người ta không biết”.

Bộ sách về Nguyễn Văn Tường đoại giải Phát hiện mới của Sách Hay 2020 - Ảnh 4.

Giáo sư Huỳnh Ngọc Phiên đang giới thiệu sách đoạt giải hạng mục Quản trị – Ảnh: L. ĐIỀN

Hạng mục Sách Kinh tế năm nay trao cho Thần kỳ Kinh tế Tây Đức (Tác giả: Tôn Thất Thông, thể loại sách viết); dịch phẩm: Sự Giàu và Nghèo của các Dân tộc (Tác giả: Davis S. Landes, Dịch giả: Sơn Phạm và Vũ Hoàng Linh).

Sách Nghiên cứu cũng là một phát hiện, khi quyển Làng mạc ở châu thổ sông Hồng (Tác giả: Nguyễn Tùng và Nelly Krowolski) được trao giải Sách Hay năm nay; bên cạnh đó, dịch phẩm Sự kiến tạo xã hội về thực tại (Tác giả: Peter L. Berger và Thomas Luckmann, Dịch giả: Trần Hữu Quang và Nhóm dịch giả) cũng là một công trình được nhóm dịch giả kỳ vọng sẽ là cơ hội “để bạn đọc Việt Nam sáng tạo tiếp tục cho quyển sách”.

Rất đông bạn đọc và giới quan sát đã nán lại đến cuối buổi lễ công bố giải.

Ban tổ chức Giải Sách Hay nhân lễ công bố giải lần thứ X năm nay cũng thông báo từ nay, Sách Hay sẽ trao giải 2 năm 1 lần thay vì hằng năm như vừa qua. Lý do là để có thời gian tuyển chọn nhiều hơn.

Advertisement

Thay mặt Hội đồng Trao giải, ông Giản Tư Trung cũng cho biết Sách Hay sẽ giữ gìn 2 giá trị cốt lõi là Tính độc lập, và Tinh thần khai phóng, để chất lượng Giải Sách Hay được lan tỏa trong cộng đồng, mặc dù đây là loại hình chỉ có giải nhưng không có thưởng.

Nguồn: https://tuoitre.vn/bo-sach-ve-nguyen-van-tuong-doai-giai-phat-hien-moi-cua-sach-hay-2020-20200927143946265.htm

Sách hay

Thú lang thang người Hà Nội

Được phát hành

,

Bởi

Trong cuốn tản văn “Thú lang thang người Hà Nội” Băng Sơn đã dẫn dắt người đọc đi khắp phố lớn tới ngõ nhỏ của mảnh đất ngàn năm. Mỗi chuyến đi gắn liền với một câu chuyện văn hóa thú vị, được kể bởi một người hiểu và yêu Hà Nội.

Người ta yêu mùa thu bởi cái nét thanh tao, dịu dàng đặc trưng. Trời vào thu, cho ta cảm giác chậm rãi, yên bình đầy lắng đọng. Mùa thu ngắn ngủi, bởi vậy bao kẻ luyến nhớ nó nhiều hơn.

Mai Thị Hồng Tiếp, một mẫu ảnh miền Tây, bên trời thu Hà Nội. Ảnh: Chí Cường/Baodautu.

Nếu ví mùa đông là tuổi già, mùa xuân là thanh nữ, mùa hè là tuổi tráng niên thì tuổi say đắm là mùa thu chăng?

Hà Nội mùa nào cũng quyến rũ, nhưng có lẽ mùa thu là mùa thơ mùa mộng, làm mỗi con người đều có thể trở thành thi nhân, họa sĩ, mỗi trái tim đều say mê, mỗi con mắt đều đắm đuối.

Advertisement

Bằng lăng trước đã nhạt nhòa vì những cơn mưa xối xả. Tản Đà có câu thơ bất hủ: “Lá sen đã tàn tạ trong đầm…”

Ôi những làn hương buổi chiều huyền diệu, ta ngồi bên người yêu dưới rặng tre, mà hứng đầy áo, đầy tóc làn hương thứ hoa mùa hè ấy cứ từng đợt từ đầm ùa lên. Đã hết rồi những trưa rực chói của hoa phượng học trò, học trò trong trắng cùng mối tình trinh bạch.

Đã thấy đàn em nhỏ tựu trường thay cho ta trong màu mực tím. Đã thấy sương thu bảng lảng theo chân cô hàng cốm. Chiếc đòn gánh cong một đầu như là thuyền cánh én lâu nay vắng bóng. Người ta vội vã đón thu, phân phát mùa thu trong cái đòn gánh thẳng làm ta như lỡ một lời hẹn nặng tình, đau thương sâu thẳm nào trong cơ thể.

Mùa thu không bao giờ vội vàng. Cái cúi đầu im lặng của người con gái nhận lời ta sau bao suy nghĩ đắn đo cân nhắc khi đã ba mươi tuổi chín chắn. Mùa thu đó chăng?

Là ngọn lửa âm ỉ bền lâu, là cung đàn toàn những nốt nhạc trầm, là nhẹ nhàng lắc rắc mà đau cả xương cốt của mưa rươi, là hoa sữa bứt rứt những đêm không ngủ… Mùa thu đó chăng?

Advertisement

Một đêm nào con gió heo may đầu tiên rủ nhau về đùa trong hàng cây long não trước cửa nhà thế nhỉ? Thì ra là mùa thu đấy, gương mặt người yêu xa cách nhau một năm dài đằng đẵng bây giờ gặp lại, ngượng ngùng reo thầm trong màu lục thẫm, không nỡ gõ cửa sợ nhau giật mình làm rơi vỡ chén trà khuya.

Vợ chồng Ngâu lại đôi bờ cách trở. Đàn chim ô thước về đâu nhường không gian cho chim ngói bạc phận, báo hiệu mùa thu mà thảm thương một kiếp chim trời khi bị đem rao bán như cành đào muộn Tết Nguyên tiêu. Quê hương chim ở đâu mà chim nhận làm sứ giả cho những cơn gió lạnh đầy nhớ nhung, nhận hy sinh như con người đầy nhân tâm mà bất hạnh.

Tiếng cu cườm đã tắt, không còn thao thức những trưa hè, nhường chỗ cho con chim ngói cổ đeo cườm vàng như trời sao, lông màu nâu bạc như áo người lam lũ, với đôi mắt tròn xoe tinh nghịch, trong veo ngơ ngác như muốn hỏi vì sao mà bị vặt lông tử hình.

Gió ơi, gió từ đâu tới mà thổi hương rừng, hương núi, thổi hơi sông, hơi bãi cho những buồng chuối ngọt lừ là vậy? Những cái chum rấm chuối, những bó nhang thơm khói làm màu trứng cuốc hiện lên từ vô hình, cho hương nồng nàn, vị ngọt đậm trong quả mập tròn cổ tay con gái, làm ta vừa nâng lên môi đã rùng mình sung sướng.

Chuối trứng cuốc gọi hồng mọng đỏ nằm trên những cái ổ bằng lá chuối khô tước nhỏ êm như gió thu, ấm như nắng thu và cũng ngọt ngào như mùa thu thấm vào da thịt.

Advertisement

Không ai nhớ chuyện xa xưa cũng đêm trăng này, ông vua đa tình lên cung trăng tìm người đẹp của mình mà chỉ còn vầng trăng sáng vằng vặc đêm rằm tháng tám cho trẻ con phá cỗ, người lớn được vui theo. Tháng tám là tết của quả chứ không phải của hoa. Hoa là chơi bời, hư ảo, còn quả mới nồng nàn, kết tụ, sinh sôi. Thu là thế!

Nguồn: https://znews.vn/vi-sao-nguoi-ta-say-dam-mua-thu-ha-noi-post1500618.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tranh Hà Nội vẽ trên những tờ vé số

Được phát hành

,

Bởi

Sách “Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love” là bộ tiểu họa 140 bức tranh về Hà Nội được họa sĩ Ngọc Linh trực họa vào năm 1991, vẽ trên bề mặt bé xíu của những tờ vé số.

Họa sĩ Ngọc Linh (tên thật Vi Văn Bích) là một trong những họa sĩ khóa mỹ thuật đầu tiên của trường Mỹ thuật Việt Nam sau cách mạng và là người học trò đặc biệt của họa sĩ Bùi Trang Chước.

Ha Noi toi yeu anh 1

Có một “Hà Nội thu nhỏ bỏ túi”

Cuốn sách tranh Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love của ông giới thiệu tới công chúng bộ tiểu họa 140 bức về phong cảnh, phố xá Hà Nội vẽ vào năm 1991 (năm họa sĩ 60 tuổi, còn rất sung mãn trong sự nghiệp hội họa).

Những bức này được học sĩ Ngọc Linh trực họa bằng sơn dầu, vẽ trên bề mặt bé xíu của những tờ xổ số tiết kiệm kích thước 7 x 10 cm và 10 x 14 cm, mang tới cho độc giả yêu nghệ thuật, yêu thành phố thủ đô một “Hà Nội thu nhỏ bỏ túi”.

Ha Noi toi yeu anh 2

Họa sĩ Ngọc Linh và cuốn sách tranh Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love. Ảnh: FBNV.

Loạt tranh này cũng là nguồn hứng khởi sâu đậm và tư liệu độc đáo để ông sáng tác hơn 160 bức tranh phái sinh với nhiều kích cỡ và chất liệu khác nhau cho cuộc triển lãm Hà Nội tôi yêu được công chúng và giới phê bình tưởng thưởng nhiệt liệt hồi năm 1995.

Advertisement

Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love được gia đình họa sĩ Ngọc Linh gọi là bộ sách ông – cháu. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi cháu ngoại của họa sĩ đã xin những tấm vé số cuối ngày về cho ông đóng thành quyển ký họa nhỏ hơn lòng bàn tay.

Nhà văn Mai Thục trong một lần trò chuyện đã ghi lại lời của họa sĩ Ngọc Linh giải thích tại sao có bộ tiểu họa này: “Hồi ấy cháu ngoại Nguyễn Hồng Anh 7 tuổi của Linh học trường Quang Trung, quen mẹ bạn bán xổ số tiết kiệm in trên giấy lụa, một mặt in hình các thiếu nữ đẹp của Hà Nội. Cháu mang về mấy cái vé hỏi mình: “Ông ơi! Ông có thích cái này không?.

Họa sĩ nhìn thấy giấy lụa thì quá thích. Mình bảo “Xin cho ông một trăm tờ”. Mình đóng những tấm vé số ấy thành quyển vẽ, đạp xe quanh phố, thấy chỗ yêu mến thì vẽ. Vẽ sơn dầu. Vẽ chơi. Nhưng càng vẽ càng thấy mê, vẽ luôn cả hai mặt xổ số, vẽ chồng lên cả hình thiếu nữ”, họa sĩ Ngọc Linh kể.

Ha Noi toi yeu anh 3

Những bức tiểu họa về Hà Nội in trong sách (kích thước bằng với những tờ vé số). Ảnh: FBNV.

Hà Nội giờ lại có “Phố Linh”

Cũng theo nhà văn Mai Thục, trong một lần đến thăm xưởng vẽ của họa sĩ trên tầng hai một cửa hàng bán váy cưới ở 96A Bà Triệu, bà bị hút vào 140 bức sơn dầu “Hà Nội tôi yêu”.

Nữ nhà văn cho biết vẽ tranh sơn dầu khổ bé là rất khó. Tuy nhiên, bà phải thán phục, say mê trước những nét vẽ điêu luyện, nét vẽ rất nhỏ nhưng sắc sảo, nét nào ra nét đấy, khỏe khoắn, chân thực, có thần, tả thực cảnh phố phường, tỏa muôn sắc màu của Hà Nội, gợi cảm xúc sâu lắng u hoài, nhớ thương thời gian đã mất, không gian đã thay màu.

Advertisement

Nữ nhà văn cũng cho rằng 140 bức Hà Nội tôi yêu của họa sĩ Ngọc Linh đã tạo nên 4 mặt không gian mà du khách bốn phương đến Hà Nội đều muốn đi tìm về là một Hà Nội linh thiêng, một Hà Nội phố cổ, một Hà Nội phố Pháp và một Hà Nội làng ven đô.

Hà Nội linh thiêng trong tranh Ngọc Linh là cây lộc vừng chín gốc ngả mình soi nước biếc Hồ Gươm; là hồ Gươm thay màu đổi sắc sớm, trưa, chiều, tối; là hàng cây xà cừ hàng trăm tuổi; là cảnh đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, cổng vào chùa phảng phất nắng hồng; là sóng biếc hồ Gươm quyện màu xanh của hàng sấu già; là tháp bút – đài nghiên in bóng Hồ Gươm.

Ha Noi toi yeu anh 4

Bộ tiểu họa gốc Hà Nội tôi yêu. Ảnh: FBNV.

Hà Nội linh thiêng còn là những ngôi chùa u tịch pha ánh vàng cà sa, xanh lặng màu thiền. Chùa Quang Hoa hồ Thiền Quang, chùa Trấn Quốc, chùa Láng, chùa Quán Sứ… đều được vẽ trực tiếp tại chỗ, không thiếu một chi tiết, tả thực từ màu sắc đến chữ Hán. Hay là 5 bức tranh vẽ Văn Miếu sáng ánh hồng chiều thu, tràn ngập cảm xúc thiêng liêng…

Hà Nội phố cổ của Ngọc Linh là Ô Quan Chưởng xiêu nghiêng hồn thu thảo; là những phố nhỏ quanh co như ô bàn cờ ở băm sáu phố phường; là Hàng Mắm, Chả Cá, Hàng Thùng, Hàng Buồm, Hàng Giấy… lô xô màu hồng trong chiều thu…

Hà Nội phố Pháp của Ngọc Linh là những bức họa về các công trình kiến trúc Pháp chính hiệu do người Pháp xây cách đây hàng trăm năm. Những bức họa này của ông gợi về một thành phố châu Âu văn minh, một Paris huyền ảo như thần thoại trong mơ…

Advertisement

Hà Nội làng ven đô của Ngọc Linh là những bức họa về cổng làng Thụy Khuê nhẹ nhàng, cổ xưa như ca dao; là cây bàng trên đường Thụy Khuê được đặc tả hai nhánh gốc to, lồi lõm như năm tháng, bám chặt vào đất mà tồn tại; là chợ Bưởi mái nghiêng che vừa chạm mái đầu…

Là một trong những người biết Hà Nội tôi yêu của họa sĩ Ngọc Linh từ thai nghén đến ngày chính thức ra đời, thi sĩ Ngô Linh Ngọc cho biết qua từng trang ký họa, từng buổi lên màu, ông thực sự được ngụp mình trong mình trong nguồn suối thơ, nguồn suối nhạc của ngọn bút Ngọc Linh tươi sáng, trẻ trung, hồn hậu.

Còn họa sĩ Trịnh Lữ có những nhận xét rất tinh tế về Hà Nội tôi yêu. Trong lời giới thiệu cho bộ tiểu họa đặc biệt này, ông rằng bộ tranh là tiêu biểu nhất cho bản chất mà ông gọi là “dân gian đương đại” của Ngọc Linh. Trịnh Lữ viết: “Hà Nội đã có ‘Phố Phái’ – liêu xiêu như những vần thơ u ẩn. Hà Nội giờ lại có ‘Phố Linh’ – tung tăng như những khúc hát đồng dao”.

Có thể nói, Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của họa sĩ Ngọc Linh. Thông qua bộ tranh đặc biệt này, ông muốn lan toả tình yêu Hà Nội, tình yêu với hội họa của mình tới tất cả bạn bè xa gần yêu quý. Và như tinh thần “một Hà Nội bỏ túi” mà ông muốn gửi gắm, bộ sách tranh nhỏ nhắn này sẽ theo bạn đọc đi muôn nơi cùng với một tình yêu thiết tha mà người họa sĩ dành cho Hà Nội.

Họa sĩ Ngọc Linh sinh ngày 30/10/1930. Sau khi học xong khóa Họa sĩ kháng chiến (1950-1953), ông được phân công về ngành điện ảnh, từng công tác ở khu Đồi cọ và sau trở thành họa sĩ thiết kế mỹ thuật của Xưởng phim truyện Việt Nam, từ năm 1954. Ông là tác giả chính và tham gia thiết kế mỹ thuật của 25 bộ phim truyện Điện ảnh cách mạng Việt Nam như Chung một dòng sông, Vợ chồng A Phủ, Sao tháng Tám, Thời xa vắng, Người đàn bà bị săn đuổi… Năm 1977, ông được nhận giải Họa sĩ thiết kế xuất sắc, LHP Việt Nam lần thứ tư, cho thiết kế trong phim Sao tháng Tám…

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/tranh-ha-noi-ve-tren-nhung-to-ve-so-post1500614.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Con đường đến Harvard của cô gái Trương An Kỳ

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách Kì tích giáo dục gia đình – Con đường đến Harvard của cô gái Trương An Kỳ (Tân Việt Books phát hành) ghi chép chân thực về quá trình dạy dỗ con gái của tác giả Vương Phi.

Với mục tiêu giúp con trở thành con người hoàn thiện ngay từ nhỏ, Vương Phi đề ra những “đích đến nhỏ”, muốn con gái có cơ thể khỏe mạnh, nhân cách tốt, tâm hồn vui vẻ, hiểu biết, suy nghĩ độc lập, khát vọng vươn cao, ý chí kiên cường và có hoài bão…

Duong den Harvard anh 1

Cuốn sách Kì tích giáo dục gia đình. Ảnh: Tân Việt Books

Bà Vương Phi mong con gái Trương An Kỳ vừa có đủ kiến thức khoa học tự nhiên, vừa có tính nhân văn của sinh viên khoa học xã hội để trở thành người toàn diện. Bà chú trọng “giáo dục gốc rễ”, thúc đẩy phát triển chức năng bộ não của trẻ từ 0-6 tuổi.

Phương pháp giáo dục của bà là cung cấp nhiều thông tin thú vị về cuộc sống, các mối quan hệ gia đình tốt đẹp và bài tập rèn luyện phù hợp, từ đó hình thành thói quen và tính cách tốt. Bà dạy con từ những bài học trong cuộc sống và trò chơi để nuôi dưỡng “bộ rễ” cho trẻ trưởng thành.

Advertisement

Ngoài ra, Vương Phi tôn sùng giáo dục hạnh phúc, tin rằng “cuộc sống là bài học” có thể học khắp nơi. Phương pháp của bà có tính chủ định nhưng cũng linh hoạt, thay đổi tùy tình huống theo nguyên tắc Gặp chuyện thì dạy, chọn thời cơ mà dạy.

Với phương pháp giáo dục ấy, Vương Phi đã tạo ra cô gái Trương An Kỳ tự tin, hạnh phúc và thành công khi vào Harvard.

Trương An Kỳ sinh ra ở vùng nông thôn, lớn lên trong thị trấn nhỏ, con của hai giáo viên trung học. Cô từng thi trượt và thất bại nhiều lần nhưng luôn vươn lên mạnh mẽ. Nhờ phương pháp giáo dục gia đình, cô đã “ghi tên” mình tại ngôi trường đại học danh giá và nằm trong danh sách những người có IQ cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, điều An Kỳ tự hào nhất không phải là IQ hay thành tích học tập mà là nỗ lực và kiên trì với ước mơ nghiên cứu khoa học. Cô nhận ra cuộc sống luôn đầy thách thức, với những điều mới cần học tập và khám phá.

Khi vào Harvard, cô xem đó chỉ là một trạm dừng trong hành trình cuộc đời, nhấn mạnh rằng cuộc sống cần luôn vươn lên phía trước để đạt đích đến xa hơn.

Advertisement

Cuốn sách ghi lại những trải nghiệm của hai mẹ con về phương pháp giáo dục gia đình và quá trình trưởng thành lẫn nhau, gợi mở cho người đọc tầm quan trọng của giáo dục gia đình, đặc biệt là giáo dục sớm.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/con-duong-den-harvard-cua-co-gai-truong-an-ky-post1498882.html

Advertisement

Tiếp tục đọc

Xu hướng