1. Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ): Với khẩu hiệu “Mind and Hand”, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hướng đến mục tiêu nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ và các lĩnh vực liên quan để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Năm 1861, MIT được lập ra cho những người yêu thích khoa học. Đến nay, trường phát triển thành một tổ chức giáo dục hàng đầu với 1.000 giảng viên và 11.000 sinh viên. Trong xếp hạng lần này, MIT được QS đánh giá điểm tối đa (100/100), xếp hạng 1. Đây là năm thứ 10 liên tiếp trường đạt được thành tích này. Ảnh: Guide2Research. |
2. Đại học Oxford (Anh): Tăng 3 hạng so với năm 2020, Đại học Oxford xếp ở vị trí số 2 trong danh sách năm nay và được đánh giá 99,5 điểm. Oxford là đại học lâu đời nhất trên thế giới, hiện có khoảng 22.000 sinh viên (40% trong số đó là sinh viên quốc tế). Thế mạnh đặc biệt của trường là khoa học và từng được xếp hạng 1 toàn thế giới về đào tạo Y học. Đại học Oxford có mạng lưới cựu sinh viên với hơn 250.000 cá nhân, trong đó có hơn 120.000 đoạt huy chương Olympic, 26 người đoạt giải Nobel, 7 nhà thơ đoạt giải và hơn 30 nhà lãnh đạo thế giới. Ảnh: Edumate Tv. |
3. Đại học Stanford (Mỹ): Được đánh giá 98,7 điểm, Đại học Stanford xếp ở vị trí số 3, tụt một hạng so với năm ngoái. Thành lập năm 1885, Đại học Stanford là môi trường học tập lý tưởng dành cho những sinh viên yêu thích ngành Khoa học máy tính. Nhà sáng lập các tập đoàn Yahoo, Google, Hewlett-Packard… từng là sinh viên Stanford. Vì thế, trường được mệnh danh là “Nhà máy tỷ phú”. Ảnh: New York Post. |
4. Đại học Cambridge (Anh): Thành lập năm 1209, Cambridge là một trong những trường đại học tiên phong đào tạo ngành Khoa học máy tính trên thế giới. Với danh tiếng về chất lượng học thuật, Đại học Cambridge thường được xếp hạng cao trong danh sách các trường hàng đầu thế giới về giảng dạy, nghiên cứu và triển vọng quốc tế. Trong xếp hạng của QS năm nay, trường tăng 4 bậc, đồng hạng 3 với Đại học Stanford, điểm đánh giá là 98,7. Ảnh: Airbnb. |
5. Đại học Harvard (Mỹ): Đại học Harvard tụt hạng, xếp ở vị trí số 5 với 98 điểm đánh giá. Dù tụt hạng, điểm đánh giá của Harvard lại tăng nhẹ, từ 97,9 lên 98. Trong đó, điểm danh tiếng học thuật, danh tiếng với nhà tuyển dụng và tỷ lệ trích dẫn bài báo/giảng viên được đánh giá điểm tối đa (100/100). Thành lập năm 1636, Harvard là tổ chức giáo dục đại học lâu đời nhất ở Mỹ, được đánh giá cao về tầm ảnh hưởng, danh tiếng trên toàn thế giới. Hiện, trường có khoảng 21.000 sinh viên, 11 đơn vị học thuật, 10 phân khoa đại học và Viện Nghiên cứu Cao cấp Radcliffe. Ảnh: The New Times. |
6. Viện Công nghệ California (Mỹ): Thường được gọi là CalTech, Viện Công nghệ California thành lập năm 1891 với mục đích là trường dự bị dạy nghề, sau đó phát triển với sứ mệnh “mở rộng kiến thức và mang lại lợi ích xã hội thông qua nghiên cứu kết hợp giáo dục”. Ngoài ra, CalTech cũng thành lập trung tâm đổi mới năng lượng nhằm tìm ra các phương pháp mới để sản xuất năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời. Trong xếp hạng của QS năm nay, CalTech xếp ở vị trí thứ 6 với 97,4 điểm đánh giá. Ảnh: ArchDaily. |
7. Imperial College London (Anh): Trong 3 năm (từ 2020-2022), thứ hạng của Imperial College London tăng đều. Năm nay, trường xếp ở vị trí số 7 với 97,3 điểm đánh giá. Đặc biệt, điểm đánh giá về tỷ lệ giảng viên và sinh viên quốc tế đạt 100/100. Imperial College London là học viện độc nhất vô nhị ở Vương quốc Anh, chỉ tập trung Khoa học, Kỹ thuật, Y học và Kinh doanh. Trường cung cấp nền giáo dục dựa trên nghiên cứu, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận tri thức theo cách mới lạ và có cơ hội làm việc trong môi trường đa văn hóa, đa quốc gia. Ảnh: Imperial College London. |