Mô hình Mobile Joes, ngày ấy (ảnh trái) và bây giờ (ảnh phải). Ảnh: PACE. |
Câu chuyện đầu tiên bắt đầu với một chuyến tham quan một trung tâm địa phương của Rich Gulley (Giám đốc Công nghệ Thông tin của vùng Đông), Dave Dlugose (Giám đốc CNTT), và Steve Bussey (đồng giám đốc Phòng Đổi mới & Bảo tàng Di sản).
Rõ ràng là trung tâm này đang gặp khó khăn và cảm thấy nản lòng. Gulley và Bussey thăm dò nguồn cơn của sự thất vọng đó, tiến hành các nghiên cứu dân tộc học về nhu cầu công nghệ tuyến đầu. Họ đã biết được rằng, mặc dù đã có đường dây điện thoại nhà nước dùng cho việc gọi điện quyên góp các mặt hàng, nhưng mọi người vẫn dồn dập gọi đến một số văn phòng địa phương – đôi khi lên tới 60 cuộc mỗi ngày.
Dlugose đã đưa ra một giải pháp đơn giản thông qua điện thoại: “Nhấn phím số 2 để kết nối với bộ phận quyên góp”. Giải pháp nhanh chóng này đã giải quyết được vấn đề. Tần suất các cuộc gọi quyên góp ở địa phương đã giảm xuống zero, và trung tâm quốc gia đã đảm bảo các khoản đóng góp sẽ được đưa đến tay những người cần giúp đỡ một cách hiệu quả.
Giải pháp đã được thử nghiệm trên khắp New Jersey và được mở rộng ra phần còn lại của vùng Đông. Một ý tưởng đơn giản, có liên quan đến một vấn đề thật sự và đã được thực thi hiệu quả, đã tạo ra giá trị thật sự.
Câu chuyện thứ hai bắt đầu tại Manchester, New Hampshire. Năm 2017, Đại úy Michael Harper và trợ lý quân đoàn Dan LaBossiere đang tìm cách để liên lạc với những người vô gia cư trong cộng đồng. Họ phát hiện ra một bức ảnh từ một báo cáo năm 1967 về một sĩ quan trẻ sử dụng máy phân phối đồ uống di động trong trường hợp khẩn cấp và các sự kiện đặc biệt.
Lấy cảm hứng từ bức ảnh đó, họ đã mua những chiếc ba lô phân phối đồ uống hiện đại, thứ mà họ đeo vào khi đang đi dạo trên phố để mời mọi người cà phê và kết giao với những người vô gia cư. Họ tự gọi mình là “Mobile Joes” (tạm dịch: Joe Di động), vì họ chủ yếu dùng những chiếc ba lô đó để phục vụ cà phê.
Không lâu sau khi hai sĩ quan trẻ triển khai Mobile Joes ở Manchester, họ có cơ hội đứng trên sân khấu chia sẻ câu chuyện của mình cho hàng nghìn đồng nghiệp tại một sự kiện ở Maine. Những sĩ quan ấy đã chia sẻ các khía cạnh kỹ thuật và thực tiễn của chương trình, và nói về tác động cá nhân mà họ đã có thể tạo ra.
Các khán giả rời khỏi sự kiện nói rằng, “Này, chúng ta cũng có thể làm điều đó”. Việc tổ chức các hội nghị là một phương pháp hiệu quả để lan tỏa những ý tưởng khắp Đội quân Cứu thế, mang đến những khoảnh khắc tình cờ và các cơ hội hợp tác. Tại các hội nghị này, Bussey lưu ý rằng việc nghe thấy mọi người nói “Chà, nếu họ có thể làm được điều này, thì tôi cũng có thể cố gắng làm điều đó” là rất phổ biến.
Thường thì mọi người đã có một sáng kiến thất bại trong quá khứ, nhưng sau đó, tại một hội nghị, họ thấy các yếu tố của nó thể hiện ở chỗ này chỗ kia. Mục tiêu là giúp họ học cách nói, “Ồ, tôi có thể xem lại ý tưởng này. Nó có thể thành công nếu tôi học hỏi từ những cách làm của họ”.
Cuộc quyên góp qua điện thoại di động. Nguồn: Hồ sơ lưu trữ của Đội quân Cứu thế. |
Khi mọi người nghĩ về Đội quân Cứu thế, điều đầu tiên họ nghĩ đến là những người rung chuông vào lễ Giáng sinh – những người đứng bên ngoài các cửa hàng bên cạnh những chiếc ấm màu đỏ, thu gom tiền cho những người cần giúp đỡ. Tình trạng giảm sử dụng tiền mặt, tiền xu và đồng thời sự gia tăng thanh toán điện tử rõ ràng đang thách thức mô hình này.
Vì vậy, trong cuộc họp Hội đồng Quản trị Quốc gia của Đội quân Cứu thế ở Cleveland, một thành viên hội đồng đã khởi xướng cuộc đối thoại giữa Apple và Đội quân Cứu thế để bắt đầu cuộc thử nghiệm với Apple Pay. Thành viên đó đã hỏi rằng ai quan tâm đến cuộc thử nghiệm này, và Giám đốc Phát triển Chaz Watson của vùng Đông Mỹ đã giơ tay.
Sau đó, một cuộc thử nghiệm năm 2018 nhằm cho phép quyên góp qua Apple và Google Pay ở một số thành phố đã hoạt động tốt, tạo tiền đề mở rộng khả năng tiếp cận nhiều địa điểm hơn.
You must be logged in to post a comment Login