Connect with us

Sách hay

Lý do thời Tự Đức định đổi quốc hiệu Đại Nam thành Đại Hóa

Được phát hành

,

Dưới thời Tự Đức, quốc hiệu Đại Hóa từng được đem ra định xét. Bản Tấu của Cơ Mật viện, năm Tự Đức 30 (1877), cho biết vì sao triều đình định đổi quốc hiệu Đại Nam thành Đại Hóa.

Tái hiện cảnh vua Nguyễn ban chiếu chỉ ở Điện Thái Hòa. Nguồn: tracuuquyhoach / Hiếu Trương

Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại… biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế.

Những lần đặt, thay đổi quốc hiệu của các bậc đế vương nước Việt

Từ thời xa xưa, các bậc đế vương nước Việt đã có nhiều lần đặt, thay đổi quốc hiệu cho phù hợp với tình hình đất nước. Đặc biệt, việc đặt quốc hiệu, xưng đế của các triều vua nước Việt thể hiện lòng tự tôn dân tộc rất cao.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quốc hiệu đầu tiên của nước ta là Xích Quỷ. Tuy nhiên, theo các nhà sử học, đó là truyền thuyết không có thật. Các di chỉ khảo cổ học cho rằng Văn Lang (tồn tại từ khoảng thế kỷ 7 đến năm 257 TCN) là quốc hiệu đầu tiên của nước ta trong buổi đầu lịch sử. Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi các vua Hùng. Sau Văn Lang là Âu Lạc (năm 257 TCN – đầu thế kỷ thứ 2 TCN) được dựng lên từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán An Dương Vương.

Trong thời Bắc thuộc, nước ta chỉ có một quốc hiệu duy nhất là Vạn Xuân. Nước Vạn Xuân được thành lập năm 544 khi cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (Lế Nam Đế) giành được thắng lợi. Tuy đây là quốc hiệu của nước ta chỉ trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi, nó đã khẳng định niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đất nước được bền vững muôn đời.

Trong thời phong kiến độc lập, nước ta có nhiều quốc hiệu khác nhau. Trong đó, quốc hiệu Đại Việt tồn tại lâu nhất.

Quốc hiệu nước ta trong kỷ nguyên độc lập là Đại Cồ Việt (968-1054) có từ Triều Đinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu Triều Lý (1010-1054).

Sau Đại Cồ Việt là Đại Việt (1054-1804), là quốc hiệu do vua Lý Thánh Tông đặt sau khi lên ngôi đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.

Đại Ngu (1400-1407) là quốc hiệu của nước ta riêng thời nhà Hồ, được Hồ Quý Ly đặt sau khi phế Trần Thiếu Đế và lên nắm quyền. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”.

Quoc hieu anh 1
Mộc bản sách Đại Nam thực lục chép vua Gia Long đổi quốc hiệu thành Việt Nam vào năm Giáp Tý (1804). Nguồn: Mộc bản triều Nguyễn – TTLTQGIV.

Quốc hiệu thời Nguyễn và chuyện bàn định đổi tên thời Tự Đức

Dưới triều Nguyễn, nước ta có hai quốc hiệu là Việt Nam và Đại Nam.

Sau khi chính thức lên ngôi và sắp đặt chính trị ổn định, vua Gia Long đã sai Lê Quang Định cùng các sứ thần sang nước Thanh cầu phong và đề nghị công nhận quốc hiệu Nam Việt với ý nghĩa “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng lớn, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã vỗ yên được toàn cõi Việt, nên cho khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt”.

Tuy nhiên, vua Thanh cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không muốn cho (có thể gây hiểu lầm với nước Nam Việt của Triệu Đà thuở trước, vốn có lãnh thổ mở rộng tới cả Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc. Nhà Thanh vì thế không tán đồng tên Nam Việt). Vua Gia Long hai ba lần phục thư để biện giải, lại nói nếu vua Thanh không cho thì không chịu phong. Vua Thanh sợ mất lòng nước ta, mới dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước. Sau cùng, Gia Long chấp nhận tên nước Việt Nam.

Ngày 17 tháng 2 năm Giáp Tý (1804), vua đặt quốc hiệu là Việt Nam và đem việc cáo Thái miếu, đồng thời xuống chiếu bố cáo trong ngoài.

Khi vua Minh Mạng lên ngôi năm 1820, với tầm nhìn xa trông rộng của một người ham đổi mới/cải cách, vua đã đề nghị nhà Thanh cho đổi tên nước là Đại Nam với ngụ ý là một nước lớn ở phương Nam nhưng vua nhà Thanh không chấp thuận.

Tuy nhiên đến năm 1838 (tức Minh Mạng năm thứ 19), không cần sự cho phép của vua nhà Thanh, vua chính thức cho đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam.

Sách Đại Nam thực lục đã ghi lời dụ của vua Minh Mạng cho biết vì sao vua đổi tên quốc hiệu từ Việt Nam thành Đại Nam như sau: “… Nay bản triều có cả phương Nam, bờ cõi ngày càng rộng, một dải phía Đông đến tận biển Nam, vòng qua biển Tây, phàm là người có tóc có răng đều thuộc vào trong bản đồ, bờ biển rừng sâu khắp nơi đều theo về cả. Trước gọi là Việt Nam, nay gọi là Đại Nam thì càng tỏ nghĩa lớn…

Chuẩn từ nay trở đi, Quốc hiệu phải gọi là nước Đại Nam, hết thảy giấy tờ xưng hô phải chiếu theo đó tuân hành. Giả hoặc có nói liền là nước Đại Việt Nam về lẽ vẫn phải, không được nói hai chữ Đại Việt. Còn Hiệp kỷ lịch năm nay trót đã ban hành thì không phải thay đổi hết thảy… Lấy năm Minh Mạng thứ 20 bắt đầu đổi thành chữ Đại Nam mà ban hành để chính tên hiệu cho các nơi xa gần đều biết”.

Quốc hiệu Đại Nam chính thức được sử dụng từ đó cho đến hết triều Nguyễn năm 1945.

Quoc hieu anh 2
Trang đầu và trang cuối bản Tấu của Cơ mật viện bàn bạc việc đổi quốc hiệu làm Đại Hóa năm Tự Đức 30 (1877). Nguồn: Châu bản triều Nguyễn – TTLTQGI.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, dưới thời vua Tự Đức, quốc hiệu Đại Hóa từng được triều đình đem ra định xét. Bản Tấu của Cơ Mật viện, năm Tự Đức 30 (1877), do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I công bố đã cho biết vì sao triều đình định đổi quốc hiệu Đại Nam thành Đại Hóa.

Bản tấu tấu trình rằng: Gần đây, phụng Châu phê giao cho xem xét việc thay đổi quốc hiệu, chúng thần đã cùng Đình thần bàn bạc dâng phiến phúc trình… Trộm xét, khoảng năm Minh Mệnh kính vâng Thánh dụ đã đổi (quốc hiệu) làm Đại Nam, nghĩ rằng chữ ấy cũng khá đẹp, xứng đáng mà không thể mai một, nhưng xét chữ ấy vẫn chưa làm rõ được gốc tích. Nay chuẩn xin cải đổi làm Đại Hoá để không quên nguồn gốc…

…Thanh Hoá là nơi nước ta phát tích điềm lành, Thuận Hóa là nơi mở ra cơ nghiệp thì chữ Hoá mang được cả hai nghĩa. Việc gọi Đại Hoá cũng như từ Việt Nam mà gọi Đại Nam văn nghĩa cũng không cách xa nhau…

Bản Tấu được vua Tự Đức Châu phê rằng: Truyền đợi (các nơi được hỏi) đều có phúc trình xem thế nào sẽ bàn tiếp.

Tuy nhiên, sau đó việc này không thấy được nhắc lại và quốc hiệu Đại Hóa mới dừng ở việc bàn bạc chứ chưa từng được thực hiện.

Nguồn: https://znews.vn/ly-do-thoi-tu-duc-dinh-doi-quoc-hieu-dai-nam-thanh-dai-hoa-post1529299.html

Sách hay

Thêm một lần sống sâu

Được phát hành

,

Bởi

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bac si Nguyen Bao Trung anh 1Bac si Nguyen Bao Trung anh 2

Thêm một lần sống sâu

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Vô thường

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-vo-thuong-de-hieu-rang-khi-con-nguoi-ta-chet-di-hai-tay-buong-thong-duoc-mat-bai-thanh-bong-choc-hoa-hu-khong-post1530428.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Bài cúng rằm tháng Giêng

Được phát hành

,

Bởi

Bài văn khấn được in trong cuốn “Thờ Cúng Cổ Truyền Việt Nam – Nghi lễ và thực hành nghi lễ” của tác giả Trung chính Quách Trọng Trà.

van khan anh 1

Nguồn: https://znews.vn/bai-cung-ram-thang-gieng-post1530570.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Những quốc bảo truyền ngôi trong lễ đăng quang của vua Nguyễn

Được phát hành

,

Bởi

Trong lễ đăng quang (lễ tiến tôn hoặc lễ lên ngôi) của các vua Nguyễn, đi cùng ba nghi thức quan trọng gồm lễ trao kim sách, lễ khánh hạ và lễ dùng ấn ngọc là các bảo vật truyền quốc của vương triều.

Trong nghi lễ tiến tôn vua Gia Long – vị vua đầu tiên của triều Nguyễn vào ngày 12 tháng 5, năm Gia Long thứ 5, tức ngày 28/6/1806 ở điện Thái Hòa, có nghi thức dâng sách vàng nói về việc lên ngôi của nhà vua.

Le len ngoi vua Nguyen anh 1

Sách vàng lễ lên ngôi vua Gia Long. Nguồn: kienthuc.

Kim sách và ấn ngọc truyền quốc

Theo bài viết Les archives des Empreurs d’Annam et l’histoireannamite (Tài liệu lưu trữ của các Hoàng đế An Nam và lịch sử An Nam) của nhà cổ tự người Pháp, Giám đốc Nha Lưu trữ Đông Dương (1917-1945) PaulBoudet, bản sách này gồm 10 tấm vàng, được kết nối với nhau bằng những vòng hình tròn… Tên của sách là: Sách vàng nhân dịp lễ lên ngôi của Hoàng đế Gia Long.

Đại Nam thực lục chép: “Mờ sáng, trống nghiêm hồi thứ ba, hữu ty đặt long đình để sách vàng ở trên thềm giữa điện, lại đặt án dâng sách vàng ở phía nam lư hương, đặt án để tờ chiếu ở gian bên tả của điện, bên hữu dưới thềm điện lại đặt một cái án nữa, đặt trước hòm sách tuyên đọc và hòm biểu mừng. Khâm thiên giám báo giờ.

Vua mang mũ cửu long, áo bào vàng, đai ngọc, ngự ở điện. Ty Bả lệnh tấu nhạc lớn. Người giữ hương đốt hương. Nhạc lớn dứt tiếng, các quan bày ban chầu lạy tiến sách văn. Quan truyền chỉ tuyên rằng: “Hoàng thượng có chiếu”. Quan tuyên chiếu đọc chiếu. Quan ban chiếu bưng đi niêm yết. Các quan dâng biểu làm lễ mừng”.

Trong lễ lên ngôi của vua Thiệu Trị vào ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu, tức ngày 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, bên cạnh kim sách, còn có sự xuất hiện của ấn ngọc truyền quốc.

Trong bài Lễ đăng quang của vua Thiệu Trị, tiếng Pháp Cérémonies qui accompagnèrent l’avènement de l’empereur Thiêu Tri, đăng trên Revue indochinoise, số ra ngày 15 tháng 8 năm 1904), tác giả A.Bouchet cho biết, lễ đăng quang diễn ra ba nghi thức quan trọng gồm lễ trao kim sách, lễ khánh hạ và lễ dùng ấn ngọc. Đi cùng với các nghi thức đó là các bảo vật truyền quốc của vương triều.

Theo tác giả, nghi thức bắt đầu bằng việc trao kim sách. Trước sự chứng kiến của bách quan đang quỳ gối, một đại thần Nội Các kính cẩn bưng hòm kim sách đặt lên hoàng án tại gian giữa. Rồi ông trở ra. Quan đọc kim sách bước đến thềm điện tại gian giữa, mặt quay về hướng bắc. Ông quỳ xuống nhận kim sách, đọc to một lượt rồi trả về vị trí cũ.

Nghi thức tiến hành xong, hai vị quan rời đi. Bắt đầu nghi thức thứ hai, lễ Khánh hạ. Hai viên quan ở Nội Các cùng tiến lên nhận hòm biểu mừng và hòm lễ mừng từ châu án đặt lên hoàng án. Nghi thức hoàn thành, hai vị quan rút lui sau khi lạy năm lạy.

Cuối cùng là nghi thức thứ ba, lễ dùng ấn ngọc. Một đại thần Bộ Lại quỳ trước mặt nhà vua tâu vua dùng ấn ngọc truyền quốc. Sau đó, hai đại thần Nội Các tiến về phía hoàng án. Một người nhận hòm ấn ngọc, người kia nhận chiếu lên ngôi vừa lấy ra từ ống kim phụng. Đến trước hoàng án, người thứ nhất đóng ấn ngọc lên chiếu lên ngôi do người thứ hai lấy ra rồi cả hai để ấn và chiếu về lại chỗ cũ.

Buổi lễ hoàn tất, một đại thần Bộ Lễ quỳ trước Hoàng thượng để tâu trình với người. Về phần mình, Bộ Lại đề nghị Nội Các đóng ấn truyền quốc lên các bản sao chiếu lên ngôi. Bản sao được gửi đi các tỉnh còn ấn truyền quốc sẽ được cất vào tráp có khóa và được một thái giám đưa về điện Cần Chánh ngay khi xong việc.

Le len ngoi vua Nguyen anh 2

Ấn Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ được làm bằng loại đá ngọc màu trắng gọi là bạch ngọc. Niên đại: Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Nguồn: baotanglichsu.

Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang mới hoàn tất

Trong lễ đăng quang của vua Khải Định vào ngày 18/5/1916, bên cạnh nhận ngọc tỉ truyền quốc, vị vua mới còn được trao những bảo vật quý giá khác.

Theo cuốn Vua Khải Định hình ảnh & sự kiện, tác giả Võ Hương An (con của Võ Văn Lang, Nhất đẳng Thị vệ cuối cùng của triều Nguyễn) cho biết, ngay sau khi phế truất vua Duy Tân, ngày 16/5/1916, triều đình đã làm lễ nhập cung cho vua mới. Ngày 17/5/1916, Bộ Lễ chuẩn bị một hoàng án đặt giữa điện Cần Chánh, trên đó có bốn món quốc bảo truyền ngôi gồm: Ngọc tỷ có khắc 9 chữ Đại Nam thụ thiên vĩnh mạng truyền quốc tỷ; một bộ hoàng bào; một cái hốt bằng ngọc trên có khắc hai chữ Vương mạng; một cuốn sách bằng vàng có tên là Thánh chế mạng danh kim sách.

Ngày 18/5/1916, triều đình thiết đại triều nghi tại điện Thái Hòa để chính thức làm lễ đăng quang vua Khải Định.

Sau các nghi lễ rước vua ra điện Thái Hòa, và các nghi lễ vái lạy phức tạp, một vị quan đọc Hạ biểu – một hình thức diễn văn chúc mừng của triều đình và thần dân đối với nhà vua nhân lễ đăng quang. Sau khi hạ biểu được đọc xong, các quan phụ trách lui về vị trí cũ.

Lúc đó, một viên quan thuộc Bộ Lại bước ra khỏi hàng, quỳ trên lối đi ở giữa, hướng vào điện hô lớn: “Thỉnh dụng ngọc tỉ!” (kính mời dùng ấn ngọc).

Ở trong điện, nghe tiếng xướng đó, hai viên quan Nội các trực sẵn, bước đến cái bàn có ngọc tỉ, mở trắp lấy ngọc tỉ in vào hộp son rồi đóng vào ân chiếu. Ân chiếu này là một tuyên cáo về việc lên ngôi của vua, và công bố niên hiệu mới – Khải Định – cho thần dân được rõ. Cùng lúc với việc đóng ngọc tỉ vào ân chiếu, chín phát ống lệnh nổ vang trước Kỳ đài, báo hiệu một triều đại mới bắt đầu.

Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang chính thức hoàn tất. Vua bước xuống ngai, ra khỏi điện Thái Hòa, trở về điện Cần Chánh.

Ngay khi vua vừa quay lưng rời khỏi điện Thái Hòa thì một quan của Nội các đã bưng cái tráp đựng Kim sách và cái tráp đựng hạ biểu giao ngay cho các thị vệ để mang về điện vua ở.

Các quan Bộ Lại sẽ mang các bản phó ân chiếu đến đóng ngọc tỉ rồi mới gửi đi các tỉnh (mỗi tỉnh một bản) để bố cáo cho toàn dân biết một triều đại mới bắt đầu.

Trong các lễ đăng quang của vua Nguyễn, lễ đăng quang của vua Thành Thái vào ngày mồng 2 Tết năm Kỷ Sửu (1889) tại điện Thái Hòa là không có ngọc tỷ truyền quốc. Vì sao lại như vậy?

Theo tác giả Bửu Kế (sách Chuyện triều Nguyễn), lúc rời khỏi kinh thành Huế, sau ngày Kinh đô Huế thất thủ (23/5/1885), vua Hàm Nghi rút khỏi kinh thành đã mang theo ngọc tỷ truyền quốc và đánh mất tại tỉnh Quảng Bình. Vì thế, lúc tại vị, vua Đồng Khánh phải dùng một cái ấn khác.

“Ngoài ra, di chiếu cũng không có. Vua Dục Đức và vua Đồng Khánh không truyền ngôi lại cho vua Thành Thái? Thiếu ấn ngọc, di chiếu, nhưng lại thừa một toán lính Pháp bồng súng ở bên trong cửa Ngọ Môn”, tác giả sách chua xót viết.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-quoc-bao-truyen-ngoi-trong-le-dang-quang-cua-vua-nguyen-post1530499.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng