Connect with us

Sách hay

Bản đồ AI

Được phát hành

,

Cuốn sách này chỉ ra rằng mạnh lưới toàn hành tinh đang thúc đẩy sự dịch chuyển hướng tới một xã hội thiếu dân chủ và không công bằng. Thay vì chỉ tập trung hạn hẹp vào lập trình và thuật toán, Crawford cho chúng ta một góc nhìn rộng hơn, từ góc độ chính trị và tài nguyên, về AI và cách nó tập trung hóa quyền lực.

Ông thu thập những sọ người này từ khắp nơi trên thế giới bằng cách giao dịch với một mạng lưới các nhà khoa học cũng như thợ săn hộp sọ.

Xung quanh tôi toàn là sọ người. Căn phòng này có đến 500 hộp sọ được thu thập về đây trong những thập kỷ đầu thế kỷ 19. Mỗi hộp sọ đều được quét một lớp véc ni trong, phần xương trán được đánh số bằng mực đen. Các vòng tròn được vẽ tay khéo léo để đánh dấu những khu vực nào của hộp sọ có liên quan đến tính tình hay những phẩm chất cụ thể, như “lòng nhân từ” và “sự tôn kính”.

Một số hộp sọ có phần miêu tả được viết hoa, những từ như “NGƯỜI HÀ LAN”, “NGƯỜI PERU CHỦNG INCA”, hay “NGƯỜI MẤT TRÍ”. Mỗi cái đều được nhà nghiên cứu sọ người Mỹ Samuel Morton cân nhắc, đo lường, và dán nhãn cẩn thận. Morton là một bác sĩ, nhà sử học tự nhiên và là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Philadelphia.

Advertisement
So nguoi anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: BBC.

Ông thu thập những sọ người này từ khắp nơi trên thế giới bằng cách giao dịch với một mạng lưới các nhà khoa học cũng như thợ săn hộp sọ, những người đã mang mẫu vật về cho các thí nghiệm của ông, đôi khi bằng cách cướp mộ. Đến lúc qua đời năm 1851, Morton đã tích lũy được hơn một nghìn hộp sọ, bộ sưu tập lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Phần lớn kho lưu trữ này hiện cất tại Phòng Nhân chủng học Cơ thể của Bảo tàng Penn tại Philadelphia.

Morton không phải một nhà não tướng học hay đúng hơn là sọ tướng học theo nghĩa cổ điển ở chỗ ông không tin rằng tính cách con người có thể được đọc vị qua hình dạng đầu, mà đúng hơn, mục tiêu của ông là phân loại và xếp hạng các chủng tộc loài người một cách “khách quan” bằng cách so sánh các đặc điểm thể chất của hộp sọ.

Ông đã thực hiện điều này bằng cách chia những hộp sọ này thành năm “chủng tộc” chính trên thế giới: châu Phi, bản địa Mỹ, Caucasian (người da trắng), Mã Lai và Mông Cổ – một phân loại điển hình thời bấy giờ và phản ánh tâm lý thực dân đang thống trị nền địa chính trị.

Đây chính là quan điểm của thuyết đa nguồn gốc (polygenism) – cho rằng các chủng tộc riêng biệt của loài người đã tiến hóa riêng rẽ theo từng thời điểm khác nhau – được các học giả da trắng châu Âu và Mỹ hợp thức hóa và được những nhà thám hiểm thuộc địa ca ngợi như một sự biện minh cho bạo lực và chiếm đoạt.

Phép đo sọ não trở thành một trong những công cụ hàng đầu trong tay họ vì phương pháp này được cho là có thể đánh giá chính xác những khác biệt và phẩm chất của con người.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/nha-nghien-cuu-so-nguoi-post1509216.html

Tiếp tục đọc
Quảng cáo
Nhấn vào đây để bình luận

You must be logged in to post a comment Login

Leave a Reply

Sách hay

Ông Trump muốn xóa bỏ thế lực ngầm đứng sau chính phủ Mỹ

Được phát hành

,

Bởi

Sách “The Wolves of K Street” mang tới cái nhìn về các tổ chức vận động hành lang, chân dung những “con sói” trong lĩnh vực này.

Theo The Atlantic, các công ty vận động hành lang đã ngụy trang ảnh hưởng của họ tốt đến mức ngay cả những người trong cuộc ở Washington cũng khó có thể nhận ra.

Thế giới từ lâu đã biết tới sức ảnh hưởng của giới vận động hành lang ở Mỹ, tuy nhiên, chưa ai rõ ảnh hưởng thực sự của họ đến mức nào. Và dù ông Trump từng nói sẽ xóa bỏ quyền lực của các “thế lực ngầm này”, những bên là một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc hiện thực hóa chương trình nghị sự của ông Trump, thì liệu ông có thể làm được điều đó hay không?

Và thế giới của các thế lực này, các tổ chức vận động hành lang, chính là điều hai phóng viên Luke và Brody Mullins đã hé lộ trong cuốn sách mới hấp dẫn của họ The Wolves of K Street: The Secret History of How Big Money Took Over Big Government (tạm dịch: Những con sói phố K).

Advertisement

Ngành công nghiệp đặc thù

Vận động hành lang, giống như Hollywood và Thung lũng Silicon, là một ngành công nghiệp đặc trưng của Mỹ. Ngành này đã bén rễ dọc theo con phố K Street, với những tòa nhà bằng kính và thép sáng bóng ở trung tâm Washington DC từ những năm 1970.

van dong hanh lang anh 1

Cuốn sách ra mắt tháng 5 năm nay. Ảnh: Simon&Schuster.

Mặc dù khó có thể nắm bắt chính xác quy mô tăng trưởng của nó, một nghiên cứu của Viện Stephen S. Fuller thuộc Đại học George Mason nêu rằng, vào năm 2016, “các nhóm vận động” đã tuyển dụng hơn 117.000 người lao động tại vùng đô thị Washington.

Về lý thuyết, vận động hành lang là một hình thức giải quyết khiếu nại được bảo vệ theo hiến pháp Mỹ. Các doanh nghiệp có mọi quyền tranh luận về vụ việc của mình với các quan chức chính phủ đề ra chính sách ảnh hưởng đến ngành của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, vận động hành lang đã trở thành một thế lực phần nào tiêu cực trong đời sống quốc gia, khi các tập đoàn của Mỹ chi tiêu nhiều hơn các nhóm cử tri khác, như công đoàn, nhóm người tiêu dùng và môi trường, cho các công ty vận động để họ định hình dư luận nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình.

Những người đi đầu của giới vận động hành lang từ thế kỷ 20 là Tommy “The Cork” Corcoran, một thành viên trong nhóm cố vấn của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, và Clark Clifford, người điều hành các trò chơi poker của Tổng thống Harry Truman. Cả hai người đều bỏ việc trong chính phủ để làm việc cho những tập đoàn khổng lồ (ví dụ United Fruit Company và General Electric).

Sự bí mật là điều thiết yếu đối với họ. Corcoran không để tên mình trong danh bạ điện thoại và ngoài cửa văn phòng. Nhưng nếu một công ty bị một viên chức khó chịu làm phiền, hoặc muốn được giúp đỡ lật đổ một chính phủ thù địch, thì cả hai là những người sẵn sàng nhấc điện thoại lên và thực hiện. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, chỉ có khoảng 60 nhà vận động hành lang đăng ký làm việc tại Washington. Hầu hết doanh nghiệp, trong những thập kỷ thịnh vượng sau chiến tranh, không thấy lý do gì để nhờ tới giới vận động hành lang.

Advertisement

Nhưng người dùng ngày càng có nhận thức cao hơn và các cơ quan quản lý cũng chặt chẽ hơn, như Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ được thành lập vào năm 1970, tiếp theo là Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp vào năm 1971 và Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng vào năm 1972.

Khi lợi ích của các doanh nghiệp bị đe doạ cũng là lúc Tommy Boggs xuất hiện tại Washington. Là con trai của Hale Boggs, một nghị sĩ Dân chủ đến từ Louisiana, Boggs thấy mình có thể trở thành người kế nhiệm Corcoran và Clifford. Sau khi thất bại trong cuộc đua vào Quốc hội năm 1970, ông đã nỗ lực hết mình để mở rộng công ty vận động hành lang Patton Boggs.

van dong hanh lang anh 2

Tommy Boggs từng có sức ảnh hưởng lớn trong chính trường Mỹ. Ảnh: The Washington Post.

Boggs đã huy động một liên minh doanh nghiệp lớn (bao gồm các mạng lưới truyền hình, các công ty quảng cáo và các tập đoàn thực phẩm) để đẩy lùi các chính sách đổi mới. M&M và Milky Way (nơi Boggs hỗ trợ) nằm trong số những bên hưởng lợi lớn.

Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) của Tổng thống Jimmy Carter lúc đó đã đe dọa sẽ quản lý việc quảng cáo kẹo và ngũ cốc nhiều đường nhắm vào trẻ em. Boggs đã gửi thông tin cho một biên tập cấp cao của The Washington Post, Meg Greenfield, về những điều bất cập của quy định này. Sau đó, tờ báo đã xuất bản một bài xã luận chỉ trích quy định mới và FTC đã từ bỏ kế hoạch của mình.

Sau thời của Boggs là sự nổi lên của Tony Podesta. Là một nhà hoạt động trưởng thành trong phong trào phản chiến những năm 1960, năm 1987, Podesta đã giúp tập hợp cánh tả để đánh bại Robert Bork, ứng cử viên Tòa án Tối cao của Ronald Reagan.

Advertisement

Không lâu sau đó, Podesta rời bỏ giới vận động vì lợi ích công cộng và bắt đầu gia nhập vào đội ngũ vận động hành lang, tập trung khai thác những người nổi tiếng để tác động đến thái độ của công chúng và dựa vào tình cảm của công dân để tác động đến các chính trị gia. Podesta khéo léo đến mức thậm chí đã giúp Lockheed Martin giành được sự chấp thuận bán máy bay F-16 cho Pakistan, mặc dù chính phủ Ấn Độ, một khách hàng khác của Podesta Group, phản đối thỏa thuận này. Ông cũng đại diện cho nhà sản xuất lốp xe Michelin và cả đối thủ cạnh tranh Pirelli.

Sức mạnh của K Street

Khi K Street bùng nổ, cư dân của nó đã làm thay đổi cuộc sống của người Mỹ. Ví dụ, công ty Black, Manafort, Stone and Kelly – một nhân vật trung tâm trong cuốn sách, đã hỗ trợ ông trùm người Australia Rupert Murdoch vượt qua các rào cản về quy định để mở rộng đế chế truyền thông tại Mỹ. Vào những năm 1980, công ty này đã trở thành bậc thầy trong việc bãi bỏ các quy định đối với các ngành công nghiệp này và tìm kiếm các khoản giảm thuế cho những người có quyền lực, bao gồm giảm 130 triệu USD cho Bethlehem Steel, 58 triệu USD cho Chrysler, 38 triệu USD cho Johnson & Johnson.

Trong Wolves of K Street, những câu chuyện cảnh báo về hoạt động cửa xoay, bỏ việc làm trong chính phủ và tận dụng các mối quan hệ nội bộ đã có được để kiếm công việc vận động hành lang béo bở, đã trở thành điều bình thường – một phần khiến sự bất bình đẳng xã hội tại Mỹ ngày càng lớn.

Và mỗi khi có những động thái nhằm hạn chế quyền lực của K Street, những kẻ buôn bán quyền lực lại tìm cách khai thác các kẽ hở luật lệ để gia tăng ảnh hưởng và lợi nhuận lớn hơn. Mặc dù ông Trump đã nói sẽ “làm sạch đầm lầy này”, nó vẫn phát triển mạnh. Từ năm 2016 đến năm 2018, chi tiêu cho K Street đã tăng 9%, lên tới 3,5 tỷ USD. Câu hỏi làm thế nào để xoá sổ ngành công nghiệp này vẫn bị bỏ ngỏ.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Advertisement

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/ong-trump-muon-xoa-bo-the-luc-ngam-dung-sau-chinh-phu-my-post1509964.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách mang tới cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của việc giáo dục trong quá trình định hình tính cách của con trẻ. Trong hành trình nuôi dưỡng một đứa trẻ việc xây dựng một thế giới tinh thần phong phú, quan trọng không kém gì quá trình phát triển về thể chất.

Dạy con cách cân bằng cảm xúc, kiềm chế cơn nóng giận là điều cha mẹ nên làm. Muốn làm được điều này, phụ huynh cần bình tĩnh và thấu hiểu con cái.

Khoe manh ve cam xuc anh 1

Một số đứa trẻ chọn cách im lặng, không nói chuyện với cha mẹ khi xảy ra mâu thuẫn. Ảnh: M&C.

Đôi khi, cha mẹ bận rộn tới nỗi quên mất việc hiểu trẻ là ai và cần gì ở mỗi thời kỳ, và tại sao việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác có thể có ảnh hưởng rất lớn. Trong khi ở những thời điểm khác, cha mẹ lại nhìn tình huống quá gần, khiến ta khó nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và nhớ ra những gì cần phải làm. Điều này đặc biệt đúng trong những thời khắc nhiều cảm xúc.

Chị Tammy đã kể với tôi về cô con gái Katie của mình: “Con bé luôn ích kỷ và đầy tiêu cực. Hôm nay, khi cháu cảm thấy khó ở, anh trai cháu đã hỏi tôi con bé bị làm sao vậy, thằng bé thật sự là một đứa rất chu đáo. Nhưng ngay khi Katie từ nhà tắm bước ra, con bé đã hét vào mặt anh nó: “Đó không phải việc của anh!” và đi vào phòng, đóng sầm cửa lại. Đấy chỉ là một ví dụ nhỏ về cách Katie đối xử với mọi người”.

Advertisement

Chị Tammy đã rất mệt mỏi và điều này hoàn toàn hợp lý. Bé Katie đã phản ứng cực kỳ tiêu cực trong mọi tình huống, dù là lúc cháu trở nên ích kỷ với anh trai hay từ chối làm bài tập chính tả. Mới sắp lên 6 nhưng Katie đã hình thành các phản ứng vội vàng và tiêu cực – cháu chưa hề có các kỹ năng cư xử tích cực trong việc thể hiện các cảm xúc khó chịu của mình.

Tuy thế, hiện tại chị Tammy không nhìn thấy điều này. Chị chỉ thốt lên: “Tôi không thể chịu được cái tính xấu của con bé thêm nữa!”. Tất nhiên, tôi hiểu việc làm cha mẹ đòi hỏi rất nhiều thứ, đồng nghĩa với việc nhìn mọi thứ từ góc nhìn của trẻ không hề dễ dàng chút nào.

Việc giúp đỡ chị Tammy nhìn nhận con gái mình theo cách khác đi và thấu cảm với cháu nhiều hơn trở thành phi vụ đầu tiên của tôi. Ngay khi Tammy xem con gái mình không phải là một “đứa trẻ có vấn đề” mà đơn giản là một đứa trẻ thiếu hụt các kỹ năng cảm xúc, chị có thể kiên nhẫn hơn và giúp được con. Đây mới chính là những gì bé Katie thật sự cần.

Katie là một ví dụ tuyệt vời về việc trẻ phản kháng đầy cảm tính, những đứa trẻ này không dễ dạy bảo, nhưng cũng không hề hiếm gặp. Thành thực, tôi cũng từng là một đứa trẻ hay phản kháng đầy cảm tính, điều này giải thích tại sao tôi có thể hiểu trẻ từ trong ra đến ngoài.

Một số trẻ dễ trở nên nóng nảy khi cảm thấy buồn phiền, tức là trẻ dễ trở nên khó chịu, nản chí và điên tiết. Trẻ nhanh chóng nổi khùng và có các phản ứng tức thời trước sự khó chịu mà mình gặp phải. Trẻ có trạng thái nóng có thể thốt ra những câu nói rất khó nghe như: “Con ghét mẹ!” và “Bố chỉ muốn con phải khổ sở!”. Trẻ nói lúc tức giận và có thể sau đó lại xin lỗi.

Advertisement

Tuy nhiên, sự tức giận của trẻ vào thời điểm đó là thật và tràn ngập trong lòng đến nỗi trẻ tìm mọi cách thể hiện ra bên ngoài, chỉ khi làm như thế trẻ mới cảm thấy khuây khỏa. Những cách giải phóng sự tức giận “không được thông minh” khác bao gồm la hét, đóng sầm cửa, dậm chân, đấm đá, cắn xé hay ném đồ đạc.

Tức giận là bình thường và lành mạnh, nhưng cách chúng ta phản hồi sự tức giận mới là vấn đề và cách chúng ta dạy trẻ điều đó mới là thứ quan trọng. Tất cả trẻ em, đặc biệt là những trẻ có trạng thái nóng khi tức giận, cần các phương thức tích cực để giải tỏa cảm xúc của mình.

Tất nhiên, ai cũng có lúc tức giận, nhưng một số trẻ, với bản chất và tính cách của mình, có khuynh hướng nóng nảy hơn những người khác, cho chúng ta các thách thức nhất định trong việc làm cha mẹ.

Một số trẻ khác lại có khuynh hướng “lạnh lùng” khi cảm thấy buồn phiền, đồng nghĩa với việc trẻ trở nên buồn, trầm uất và cô đơn. Trẻ có khuynh hướng che giấu các cảm xúc của mình và rút lui khỏi thế giới bên ngoài. Trẻ có trạng thái lạnh có thể nói “Hãy để con yên” và muốn được ở một mình trong phòng ngủ để khóc. Trẻ có thể cảm thấy buồn và cho rằng không có ai hiểu mình, từ đó rời xa những hoạt động bình thường mà trước đây vốn mang lại cho trẻ sự vui thích.

Buồn bã là bình thường và rõ ràng là một phản ứng lành mạnh, nhưng một đứa trẻ lặp đi lặp lại trạng thái lạnh cần học cách tìm lại sự cân bằng. Tất nhiên, có những thời điểm trong đời thật sự quá thách thức với trẻ, như bố mẹ ly dị, có người thân qua đời hay bị ai đó bắt nạt, nhưng đó cũng chỉ là những khoảnh khắc mang tính thời điểm và không nhất thiết phải trở thành bản tin dự báo thời tiết kéo dài vĩnh viễn.

Advertisement

Dù trẻ hầu như có trạng thái nóng, nhanh cháy nhanh tàn hay trạng thái lạnh, với khuynh hướng chìm đắm trong sự sợ hãi, trẻ đều đang mất cân bằng và cần phải học các phương pháp giúp cân bằng trở lại. Tôi thật sự muốn trình bày rõ ở đây rằng trẻ có vấn đề phức tạp có thể cần thêm sự hỗ trợ, chẳng hạn như một bác sĩ tâm thần hay chuyên viên trị liệu.

Nguồn: https://znews.vn/dap-tat-ngon-nui-lua-ben-trong-con-ban-post1510701.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Bi kịch từ những khao khát yêu đương

Được phát hành

,

Bởi

“Gió đông rưng rức” là tuyển tập 10 truyện ngắn của nhà văn Hoàng Lệ Thủy, viết về những bi kịch và góc khuất của khát vọng tình yêu, cùng những phận đời ngang trái giữa núi rừng sâu thẳm.

Hình ảnh trong phim Lặng yên dưới vực sâu.

Gió đông rưng rức khám phá những giằng xé nội tâm của người dân tộc miền núi, đặc biệt là người phụ nữ, để nói lên bi kịch khi con người bị tàn dư hủ tục, cuộc sống luẩn quẩn và những quan niệm cũ kỹ trói buộc tinh thần, bị dằn vặt bởi khát khao và trách nhiệm trong cuộc sống gia đình và hôn nhân.

Giữa vùng cao, ở những xóm làng nhỏ bé trong truyện của Hoàng Lệ Thủy, dường như bổn phận lớn nhất của người phụ nữ là lấy chồng và sinh con. Họ không có lựa chọn gì khác, và cũng không biết tới một cách sống nào khác. Tất cả bi kịch phát sinh từ đó. Cuộc đời họ gói gọn trong hai bổn phận trên, nhưng những nhân vật nữ của Hoàng Lệ Thủy thường không có được hạnh phúc trọn vẹn trong hôn nhân.

Dù lựa chọn sống theo bổn phận hay sống theo mong muốn thầm kín bên trong, những người phụ nữ này hầu như luôn phải hy sinh hoặc trả cái giá rất đắt. Họ chịu sự dằn vặt của lương tâm, sự phán xét của người đời, mất đi người bên cạnh hoặc thậm chí là đánh mất chính mình. Tuy nhiên, họ vẫn luôn vùng vẫy để tìm một cách nào đó vẹn cả đôi đường, để vừa vì mình vừa vì những người xung quanh, nhưng họ ít khi đạt được điều này.

Advertisement
Gio dong rung ruc anh 1

Tập truyện ngắn Gió đông rưng rức của nhà văn Hoàng Lệ Thủy. Ảnh: ML.

Đi vào từng truyện ngắn cụ thể, ta có thể thấy rõ những mâu thuẫn, giằng xé nói trên. Ví dụ như người mẹ tên Day trong truyện Gió của đại ngàn mất chồng sớm khi tuổi còn trẻ, phải một nách nuôi ba đứa con suốt mười mấy năm trời.

Thế nhưng đi lấy chồng mới có nghĩa là bỏ lại những đứa con, bởi vì người phụ nữ lấy chồng rồi là thuộc về nhà chồng. Bi kịch xảy ra, con gái của Day không thể kết hôn với người yêu vì cha mẹ anh ta chê đứa con gái không có mẹ ở bên dạy dỗ, để rồi cặp đôi yêu nhau phải lựa chọn cùng nhau rời bỏ cõi đời.

Bi kịch không kém là cô gái tên Dơ, lấy chồng rồi nhưng “cứ như cái nương khát nước, con suối thèm mưa”. Chính người mẹ của cô nhìn vào con gái cũng cho rằng cô không được “yêu đến nơi đến chốn”. Tất cả chỉ vì chồng cô không làm được chuyện vợ chồng. Khi cô đã băng đèo lội suối, chịu khổ và bị thương để xin được thuốc từ một ông thầy quái dị để chữa trị cho chồng, lúc hạnh phúc tưởng đã đến khi cô có thai, thì sự sung mãn đã khiến chồng cô tìm đến người phụ nữ khác. Tuyệt vọng và tràn ngập hận thù, Dơ lại sa vào vòng tay lão Kía đã cho cô thuốc.

Còn nhiều nữa những số phận ngang trái. Nhân vật tôi trong Đêm ấy gió ngừng thổi khổ sở và đau đớn vì chồng cô và chị cô dan díu với nhau, người chị từng bị chồng cũ bạo hành, người chị rất yêu thương cô và cũng được cô yêu thương hết mực. Hay hai cặp vợ chồng trong Mật ong đắng, hai người đàn ông Khúa và Phứ thân nhau như anh em trót yêu cùng một người, Khúa cưới được May nhưng không thể có con nên chuốc rượu cho May và nhờ Phứ làm cô có con. Khúa chết đi, để lại May, Phứ và vợ của Phứ trong một mối quan hệ nhằng nhịt, và không ai có thể hạnh phúc được nữa.

Gió đông rưng rức giúp ta hiểu thêm về cuộc sống của người dân vùng cao, đặc biệt là đời sống tâm hồn người phụ nữ, để thêm cảm thông, chia sẻ, và cũng thắp lên hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho họ. Một tương lai mà con người có lựa chọn và không còn bị những quan niệm hay hủ tục trói buộc.

Advertisement

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/bi-kich-tu-nhung-khao-khat-yeu-duong-post1508406.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng