Hàng loạt trường công bố điểm chuẩn vào ngày 22/6. Ảnh: Duy Hiệu. |
Tối 22/6, Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố điểm chuẩn phương thức ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi, tài năng của trường THPT và ưu tiên xét tuyển năm 2023. Thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển tại đây.
Khoa học máy tính là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất. Hệ đại trà và hệ giảng dạy bằng tiếng Anh của ngành này đều lấy ngưỡng trúng tuyển là 86,9 điểm.
Hai ngành/nhóm ngành có điểm chuẩn cao thứ hai là Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Hệ đại trà của ngành/nhóm ngành này đều lấy điểm chuẩn là 86,1.
Với các ngành còn lại, điểm chuẩn xét tuyển nằm trong trong khoảng 70,3-85,7. Điểm chuẩn của các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh thấp hơn một chút, khoảng 69,7-85,9.
Điểm chuẩn xét tuyển sớm do Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố. Ảnh: Đại học Bách khoa. |
Cùng ngày, Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng thông báo điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Ngành lấy điểm chuẩn cao nhất ở phương thức này là Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, 870 điểm. Theo sau đó là ngành Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu và Công nghệ thông tin, điểm chuẩn các ngành này đều là 850.
Ngoài ra, Ngôn ngữ Anh và Quản trị kinh doanh cũng là 2 ngành lấy điểm chuẩn trên 800, cụ thể là 835 và 810. Với các ngành còn lại, điểm chuẩn dao động ở mức 600-770.
Thí sinh có thể tra cứu điểm chuẩn cụ thể của từng ngành tại đây và tra cứu kết quả trúng tuyển theo đường link do nhà trường cung cấp.
Trong 2 ngày liên tiếp, Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố ngưỡng trúng tuyển cho 4 phương thức xét tuyển.
Phương thức thứ nhất là ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng của các trường THPT theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM. Ở phương thức này, ngành Toán kinh tế, chuyên ngành Toán ứng dụng trong Kinh tế, Quản trị và Tài chính lấy điểm chuẩn cao nhất là 28,6. Theo sau đó là ngành Thương mại điện tử với 28,3 điểm. Các ngành còn lại có mức điểm chuẩn rơi vào 24,9-28,1.
Phương thức thứ hai là ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM. Để trúng tuyển ngành Kinh doanh quốc tế theo phương thức này, thí sinh cần đạt 88,31 điểm. Ngành Thương mại điện tử lấy mức chuẩn cao thứ 2 là 87,68 điểm.
Phương thức thứ ba là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2023 do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức. Điểm chuẩn của phương thức này nằm trong khoảng 731-894 điểm. Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử là hai ngành lấy điểm chuẩn cao nhất, lần lượt là 894 và 892 điểm, chỉ chênh lệch 2 điểm.
Phương thức thứ tư là xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế kết hợp điểm học bạ bậc THPT hoặc xét chứng chỉ SAT/ACT/IB/A-level. Ở phương thức này, ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại lấy 29,2 điểm, cao nhất trong số 14 ngành. Ngành Kinh doanh quốc tế và Marketing (chuyên ngành Digital marketing) cũng lấy điểm chuẩn cao, lần lượt là 28,9 và 28,6.
Đại học Ngân hàng TP.HCM công bố ngưỡng trúng tuyển phương thức tổng hợp cho chương trình ĐHCĐ chất lượng cao và chương trình ĐHCĐ quốc tế song bằng là 106 điểm.
Đối với phương thức xét điểm thi đánh giá đầu vào do nhà trường tổ chức, điểm chuẩn rơi vào 15-17,45. Ngành Tài chính ngân hàng có mức điểm cao nhất là 17,45, theo sau đó là Kế toán (17,2) và Quản trị kinh doanh (16,9).
Cũng trong ngày 22/6, Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM công bố điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức. Theo đó, mức điểm xét tuyển sớm là 600 cho tất cả ngành đào tạo trình độ đại học chính quy.
Sau khi công bố điểm chuẩn, nhà trường sẽ tiến hành gửi thông báo đến tất cả thí sinh trúng tuyển có điều kiện vào trường kèm theo những thông tin hướng dẫn cần thiết.
Ngoài ra, 50 trường đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm. Thí sinh tham khảo điểm chuẩn các trường theo bảng sau.
STT | Trường | STT | Trường |
1 | ĐH Sư phạm Hà Nội | 2 | ĐH Bách khoa Hà Nội |
3 | ĐH Ngoại thương | 4 | ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM |
5 | ĐH Nam Cần Thơ | 6 | ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM |
7 | ĐH Nha Trang | 8 | ĐH Quốc tế Sài Gòn |
9 | ĐH Văn Lang | 10 | ĐH Công nghệ TP.HCM |
11 | ĐH Công nghệ Sài Gòn | 12 | Học viện Phụ nữ Việt Nam |
13 | ĐH Gia Định | 14 | ĐH Kiên Giang |
15 | ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM | 16 | ĐH Nguyễn Tất Thành |
17 | ĐH Hùng Vương TP.HCM | 18 | ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM |
19 | ĐH Thái Bình Dương | 20 | ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu |
21 | ĐH Văn Hiến | 22 | ĐH Luật Hà Nội |
23 | ĐH CMC | 24 | ĐH Quốc tế Hồng Bàng |
25 | ĐH Thủy Lợi | 26 | ĐH Y tế Công cộng |
27 | ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định | 28 | ĐH Hải Dương |
29 | ĐH Luật TP.HCM | 30 | ĐH Khoa học và Công nghệ |
31 | ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị | 32 | ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên |
33 | ĐH Thành Đô | 34 | ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp |
35 | ĐH Đà Lạt | 36 | ĐH Dược Hà Nội |
37 | Học viện Chính sách và Phát triển | 38 | ĐH Phan Thiết |
39 | ĐH Đông Á | 40 | ĐH Mở TP.HCM |
41 | ĐH Lâm nghiệp | 42 | ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương |
43 | ĐH Xây dựng Miền Trung | 44 | ĐH Điện lực |
45 | ĐH Hồng Đức | 46 | ĐH Chu Văn An |
47 | ĐH Công nghệ Miền Đông | 48 | ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội |
49 | Học viện Ngoại giao | 50 | ĐH Luật TP.HCM |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight – 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo”, cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.
You must be logged in to post a comment Login