Connect with us

Sách hay

Isabelle Müller: Mẹ là người đáng để thế giới biết đến

Được phát hành

,

Isabelle Müller – người phụ nữ đang chảy dòng máu của một người mẹ Việt Nam tên Đậu Thị Cúc (tự Loan) – từ năm 2016 đã lập Quỹ từ thiện LOAN Stiftung, dốc lòng cho những dự án giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số ở vùng núi miền Bắc Việt Nam.

Isabelle Müller: Mẹ là người đáng để thế giới biết đến - Ảnh 1.

Tác giả Isabelle Müller – Ảnh: NVCC

Mẹ Loan là nhân vật chính của Isabelle Müller trong tác phẩm Loan – Từ cuộc đời của một con chim phượng hoàng (NXB Trẻ, 2018). 

Giờ đây, Isabelle Müller trở lại Việt Nam với câu chuyện của “đứa con gái” – câu chuyện của chính bà: Con gái của chim Phượng hoàng – Hy vọng là con đường của tôi (NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2022). 

Cuốn sách viết về những thương tổn của một cô gái lai châu Á sống ở trời Âu đã thoát ra khỏi nghịch cảnh và thành công. Toàn bộ nhuận bút, tác giả sẽ tặng cho Quỹ LOAN (LOAN Stiftung).

Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với Isabelle Müller nhân dịp bà về Việt Nam giao lưu cùng độc giả tại Đường sách TP.HCM vào ngày 19-3 tới.

Những đau khổ tạo nên tôi: Một con người hạnh phúc và mạnh mẽ

* Đến những năm 1990 chị mới thăm Việt Nam nhưng có lẽ Việt Nam thường xuyên được mẹ chị nhắc đến. Trong hình dung của cô bé Isabelle hồi đó, Việt Nam là một đất nước như thế nào?

– Khi còn nhỏ, tôi đã tưởng tượng Việt Nam là đất nước xinh đẹp, nơi hầu hết mọi người đều tươi cười, thân thiện và yên bình. Trong đầu tôi hiện lên phong cảnh đồng quê tươi xanh. Có những cánh đồng lúa mà người lớn chăn trâu trong không khí ẩm ướt ấm áp và con nít nô đùa.

Theo lời mẹ kể, thành thị rất khác trong hình dung của tôi. Chúng đầy người buôn bán la hét để bán được hàng. Và các cửa hàng cung cấp đồ sành sứ, vải thêu và đồ trang sức thủ công.

Tôi thích hình dung Việt Nam giống vậy. Những trải nghiệm đáng sợ mà mẹ tôi kinh qua khi còn nhỏ như một thiếu nữ hay một người đàn bà, mà mẹ nhấn mạnh lúc cho tôi xem vài vết sẹo của bà theo yêu cầu của con, tôi khắc cốt ghi tâm. 

Những câu chuyện của mẹ cứ khơi gợi trong tôi niềm khao khát Việt Nam mãnh liệt, trước khi ảo tưởng lớn tan vỡ theo câu duy nhất: “Nhưng bây giờ đang có chiến tranh trên quê hương mẹ…”. 

Khi tôi lớn hơn, cách nhìn về đất nước trong tôi đã thay đổi. Những hình ảnh cũ về một đất nước thịnh vượng với người dân hạnh phúc đã được thay thế một phần bằng những hình ảnh mới về đau khổ qua chiến tranh.

* Còn những truyện cổ tích, chị có được mẹ kể truyện cổ tích Việt Nam nào không? Chị thích nhất truyện nào?

– Mẹ tôi thỉnh thoảng nhắc đến một vài truyền thuyết. Tôi thích nhất truyện về con rùa hồ Hoàn Kiếm đã mang gươm cho người đánh cá và thanh gươm đã được dâng lên Lê Lợi. 

châu Âu, chúng tôi có một câu chuyện tương tự: Truyền thuyết vua Arthur được trao cho thanh kiếm Excalibur.

* Từ khi nào chị có ý định kể câu chuyện của mình?

– Tôi chưa bao giờ có ý định viết tiểu sử và chia sẻ câu chuyện của mình với bất kỳ ai trên đời. Tôi không nghĩ cuộc sống của tôi lại đặc biệt và thú vị với người khác. 

Ưu tiên của tôi luôn là viết tiểu sử mẹ Loan như khi còn nhỏ tôi hứa với bà. Chính mẹ mới là người đáng để cả thế giới biết cuộc đời của mình chứ không phải tôi.

Nhưng vào năm 2007, tôi được Nhà xuất bản S. Fischer Verlag nổi tiếng ở Đức yêu cầu viết tiểu sử của chính tôi trước. 

Thay vì xuất bản cuốn tiểu sử về người mẹ Loan – Từ cuộc đời của một con phượng hoàng như tôi đã đề nghị, nhà xuất bản muốn có một “nhân vật chính còn sống”. 

Mẹ Loan mất năm 2003. Họ đề nghị vậy không chỉ vì lý do tiếp thị. Thế giới Đông Nam Á lúc bấy giờ còn quá xa lạ với họ, và tốt hơn hết tôi nên kể câu chuyện với tư cách là một cô gái lai Âu – Á sống ở châu Âu.

Vì vậy, tôi viết ra câu chuyện của mình với động lực duy nhất là để nhìn thấy tiểu sử của mẹ được xuất bản vào ngày nào đó.

* Con gái của chim Phượng hoàng không phải một tác phẩm êm đềm. Không phải tác giả nào cũng dễ chịu khi đối diện ký ức của mình; có lúc nào trong quá trình viết, chị cảm giác mình không thể vượt qua được và muốn dừng lại?

– Tôi tìm thấy bình an trong cuốn sách, chủ yếu là vì tôi đã làm hòa với chính mình. Tất nhiên có những cuốn sách có cách viết điềm tĩnh hơn, nhưng để viết được một cuốn sách như vậy, lẽ ra tôi nên theo đuổi một cuộc đời tĩnh lặng thay vì một cuộc đời bất thường. 

Với tôi, nó bình yên bởi vì bản chất của cuốn sách này không phải là những đau khổ tôi đã trải qua trong đời, mà là những đau khổ tạo nên tôi: Một con người hạnh phúc và mạnh mẽ. Tôi muốn chia sẻ sự chuyển hóa đau khổ thành hạnh phúc với độc giả, vì vậy tôi không có lý do gì để dừng lại.

Trong quá trình viết, lần duy nhất tôi dừng lại là khi phải quyết định xem sẽ tiết lộ bao nhiêu về vài nhân vật chính của cuốn sách. Tôi phải tôn trọng sự riêng tư của họ. 

Và khi tôi chấp nhận kể câu chuyện của mình, tôi quyết định chia sẻ thật lòng từng cảm xúc và suy nghĩ. Viết lách có cảm giác như một sự bóc trần tâm hồn. Tôi phải sẵn lòng chia sẻ những điều riêng tư nhất trước công chúng. 

Điều này thật khó nhưng đó là quyết định của tôi. Khi hoàn thành, tôi rất ngạc nhiên thấy tác động của câu chuyện đối với người khác và xã hội, họ được truyền cảm hứng như thế nào sau khi đọc.

Isabelle Müller: Mẹ là người đáng để thế giới biết đến - Ảnh 2.

Hai cuốn sách của Isabelle Müller – Ảnh: H.T.K.

Mẹ Loan là nguồn cảm hứng cho tôi

* Trong Loan, tác phẩm kể về cuộc đời thân mẫu chị được thuật lại ở ngôi thứ nhất. Tôi có cảm giác, theo một cách nào đó, chị thấy cuộc đời của người mẹ tiếp tục tái sinh trong đứa con gái?

– Trong Loan, tôi chủ ý viết ngôi thứ nhất. Tôi muốn hòa tan cùng tính cách của mẹ và cảm nhận cảm xúc của mẹ sâu sắc hơn. Tôi muốn độc giả có cùng cảm xúc khi đọc.

Thật vậy, bạn sẽ thấy cuộc đời của mẹ Loan có rất nhiều điểm chung với tôi. Các thử thách trông khác nhau và diễn ra vào thời điểm khác với các điều kiện khác nhau. Nhưng giống như mẹ, tôi gặp rất nhiều thử thách và tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.

Trong cuộc đời mình, mẹ là người quyết định xem mọi thứ có cần thay đổi, cải thiện hay không. Trong cuộc sống, tôi noi gương mẹ nhưng tôi là người quyết định điều gì là tốt nhất cho mình. Mẹ tôi luôn là nguồn cảm hứng cho tôi.

* Chị có dự định xuất bản một cuốn sách mới trong thời gian tới không?

– Có, tôi dự định xuất bản một cuốn sách dành cho trẻ em, Hip Hop in the Land of Ellsaby – Hip Hop ở xứ sở của Ellsaby. Câu chuyện này sẽ an ủi trẻ nhỏ sau khi mất đi những người thân yêu, sau đại dịch COVID-19 chẳng hạn, và giúp các em đối phó tốt hơn với những đau buồn.

Tôi cũng dùng thời gian tự cách ly vào năm ngoái để viết tiểu thuyết đầu tay: một câu chuyện tình đương đại mang nội dung tâm linh, một cuốn sách 350 trang với những câu hỏi sâu sắc về khả năng của sự sống sau cái chết và câu hỏi về Chúa.

Isabelle Müller (nhũ danh Isabelle Gaucher) sinh năm 1964 tại Tours (Pháp). Chị là con út trong gia đình, cùng năm anh chị sinh trưởng ở một ngôi làng nhỏ của Pháp trong điều kiện khó khăn.

Từ năm 1985, Isabelle Müller chuyển đến Đức làm công việc biên phiên dịch. Hiện tại, chị đang sinh sống cùng chồng và hai cô con gái.

Ở Đức, Con gái của chim Phượng hoàng – Hy vọng là con đường của tôi là tác phẩm được xuất bản trước, nhưng ở Việt Nam, Loan – Từ cuộc đời của một con chim phượng hoàng mới là tác phẩm đầu tiên giới thiệu chị đến độc giả Việt Nam. 

Bản thảo Loan được viết năm 2005 và nằm trong ngăn kéo nhiều năm cho đến khi được xuất bản lần đầu tiên ở Đức vào năm 2015. Bản thảo được gửi tới cuộc thi Kindlestoryteller Award 2015 ở Đức và lọt ngay vào chung khảo, trở thành sách bán chạy trên Amazon khoảng hai năm.

Nguồn: https://tuoitre.vn/isabelle-mller-me-la-nguoi-dang-de-the-gioi-biet-den-20220314094155431.htm

Sách hay

Tại sao cần điện hạt nhân?

Được phát hành

,

Bởi

Trong hai cuốn sách về năng lượng, khí hậu, hai tác giả Richard Rhodes và Bill Gates đánh giá điện hạt nhân là nguồn năng lượng phát thải thấp, quan trọng với hành trình tiến đến Net Zero.

Theo ước tính của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ đạt khoảng 10,4 tỷ người vào năm 2100, tức tăng hơn 25% so với hiện nay. Không chỉ quy mô dân số gia tăng, mà mức sống cũng ngày càng tăng cao, chuyển từ sinh tồn sang thịnh vượng.

Điều này đặt ra một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21: Làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng để phát triển của nhân loại.

Khoa học cho thấy để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo tồn một hành tinh phù hợp cho sự sống, nhiệt độ toàn cầu phải giới hạn mức tăng không quá 1,5°C so với trước thời kỳ công nghiệp. Hiện tại, Trái đất đã nóng hơn khoảng 1,2°C so với cuối những năm 1800 và lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng.

Để giữ mức nóng lên toàn cầu không quá 1,5°C (như đã nêu trong Thỏa thuận Paris), lượng khí thải phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Điều này đòi hỏi một cuộc cách mạng triệt để trong các phương thức sản xuất, tiêu thụ và di chuyển của con người.

Ngành năng lượng là nguồn phát thải khoảng 3/4 lượng khí nhà kính hiện nay và nắm giữ chìa khóa để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Thay thế năng lượng gây ô nhiễm từ than, khí đốt và dầu bằng nguồn năng lượng tái tạo như gió hoặc Mặt trời sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

Tính đến tháng 6/2024, 107 quốc gia, chiếm khoảng 82% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, đã thông qua các cam kết phát thải ròng bằng 0 với thời hạn đạt mục tiêu khác nhau. Việt Nam đã phê duyệt Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2016, cam kết đạt Net Zero vào năm 2050.

Nhằm đáp ứng nhu cầu điện về dài hạn, đồng thời hướng đến thực hiện cam kết trên, mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Trong hai cuốn sách Thảm họa khí hậuNăng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, các tác giả chỉ ra những ưu và nhược điểm của năng lượng hạt nhân, lý giải vì sao các quốc gia nên triển khai nguồn năng lượng này.

Điện hạt nhân là thiết yếu để tiến tới Net Zero

Trong Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, Richard Rhodes so sánh: chuyển từ than đá sang khí đốt tự nhiên là quá trình khử carbon, còn từ than đá sang điện hạt nhân là khử carbon triệt để. Bởi lẽ khí đốt tự nhiên giảm được lượng CO2 khoảng một nửa so với đốt than; còn điện hạt nhân chỉ tạo ra khí nhà kính trong lúc xây dựng, khai thác, xử lý nhiên liệu, bảo trì và ngừng hoạt động – tương tự với điện Mặt trời. Điện hạt nhân và điện Mặt trời đều chỉ tạo ra khoảng 2% đến 4% lượng CO2 so với nhà máy nhiệt điện chạy than và khoảng 4% đến 5% so với nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên.

Trong Thảm họa khí hậu, Bill Gates chỉ ra rằng không chỉ vượt trội về khả năng giảm thiểu carbon, điện hạt nhân còn được chứng minh là nguồn năng lượng được sản xuất hữu hiệu nhất trên một đơn vị vật liệu.

nang luong hat nhan anh 1

Biểu đồ minh họa đơn vị vật liệu cần để xây dựng nhà máy điện mặt trời, nước, gió, nhiệt điện, than đá, hạt nhân và khí tự nhiên trong sách Thảm họa khí hậu. Ảnh: Omega Plus/Fonos.

Cột trong biểu đồ của điện hạt nhân thấp đáng kể khi so với nguồn năng lượng từ Mặt trời, gió, nước, địa nhiệt. Điều này nghĩa là mỗi đơn vị vật liệu đầu tư cho xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, ta nhận được nhiều năng lượng hơn so với các cách khai thác điện khác.

Hơn nữa, nhà máy điện hạt nhân có công suất ổn định hơn các nguồn năng lượng khác: không phải lúc nào cũng có Mặt trời chiếu sáng, không phải lúc nào gió cũng thổi, không phải lúc nào nước cũng đổ xuống các tua-bin của đập.

Richard Rhodes lấy ví dụ Mỹ vào năm 2016: các nhà máy điện hạt nhân có hệ số công suất trung bình 92,1%, tương đương với công suất hoạt động đạt mức 336 ngày mỗi năm. 29 ngày công suất còn lại dành cho công tác bảo trì.

Trong khi đó, hệ thống thủy điện đạt 38% công suất tối đa; tua-bin điện gió đạt 34,7%; trang trại điện Mặt trời chỉ đạt 27,2%. Ngay cả các nhà máy chạy bằng than hoặc khí đốt tự nhiên cũng chỉ tạo ra điện trong khoảng một nửa thời gian của năm.

Cũng với những dẫn chứng tương tự, Bill Gates khẳng định năng lượng hạt nhân tạo ra từ phản ứng phân hạch là “nguồn năng lượng không phát thải carbon duy nhất có thể cung cấp năng lượng ổn định cả ngày lẫn đêm, qua mọi mùa, ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất và đã được chứng minh là có thể triển khai trên quy mô lớn”.

Hiện nay tại Mỹ – quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới, khoảng 20% điện năng đến từ các nhà máy hạt nhân. Pháp là nước có tỉ trọng điện hạt nhân cao nhất thế giới, chiếm 70% sản lượng điện.

Bill Gates cho rằng nếu không sử dụng năng lượng hạt nhân thì khó thấy được tương lai loại bỏ carbon khỏi lưới điện với giá cả phải chăng. Năm 2018, phân tích gần 1.000 kịch bản đạt Net Zero tại Mỹ, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận thấy các trường hợp chi phí thấp nhất đều cần sử dụng một nguồn điện sạch và luôn sẵn có như năng lượng hạt nhân.

Chất vấn những quan ngại về điện hạt nhân

Tuy nhiên, điện hạt nhân hiện vẫn vấp phải nhiều tranh cãi và phản đối trên thế giới. Bên cạnh quan ngại về chi phí sản xuất – đầu tư và hiệu quả kinh tế, nổi bật hơn cả là lo lắng về vấn đề an toàn.

Chỉ trong hơn 40 năm, đã có 3 tai nạn hạt nhân khiến thế giới bàng hoàng. Sự cố Three Mile tại Pennsylvania (Mỹ) vào năm 1979 phá hủy lò phản ứng nhưng không phá hủy cấu trúc cách ly bằng thép và bê tông, chỉ phát tán lượng phóng xạ tối thiểu vào khí quyển.

Vụ tai nạn tại Chernobyl năm 1986, đã phá hủy lò phản ứng (lò này bị thiếu cấu trúc cách ly). Lò phản ứng cháy mất kiểm soát trong 14 ngày và phát tán lượng phóng xạ đáng kể vào không khí.

Thảm họa hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) xảy ra vào tháng 3/2011 sau một trận động đất và sóng thần lớn. Sóng thần làm ngập hệ thống cung cấp điện và hệ thống làm mát của ba lò phản ứng, khiến chúng tan chảy và nổ tung, phá vỡ cấu trúc cách ly.

nang luong hat nhan anh 2

Sách Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân Thảm họa khí hậu.

Những vụ tai nạn kể trên đã hướng sự quan tâm với vấn đề hạt nhân chủ yếu tập trung vào mặt rủi ro. Tuy nhiên, cả Richard Rhodes và Bill Gates đều lập luận rằng nếu nhìn rộng ra, rủi ro an toàn của điện hạt nhân thấp hơn so với các nguồn năng lượng khác.

Theo báo cáo đệ trình lên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào tháng 6/2011, không tìm thấy ảnh hưởng có hại cho sức khỏe với 195.345 cư dân sống ở khu vực lân cận của nhà máy Fukushima Daiichi sau khi họ được kiểm tra sức khỏe vào cuối tháng 5/2011. Tất cả 1.080 trẻ em xét nghiệm phơi nhiễm tuyến giáp cho thấy kết quả trong giới hạn an toàn.

Đến tháng 12, chính quyền kiểm tra sức khỏe cho khoảng 1.700 cư dân đã được sơ tán từ ba thành phố cho thấy hai phần ba đã bị phơi nhiễm phóng xạ bên ngoài trong giới hạn quốc tế bình thường là 1 mSv/năm, 98% là dưới 5 mSv/năm và mười người bị phơi nhiễm với hơn 10 mSv.

Không có sự phơi nhiễm lớn nào với cộng đồng, cũng không có ca tử vong nào do phóng xạ, nhưng có đến có 761 ca tử vong “liên quan đến thảm họa”, đặc biệt là người già phải rời bỏ nhà ở và bệnh viện vì lệnh sơ tán bắt buộc và các biện pháp phòng tránh phóng xạ khác.

“Trong tất cả công nghệ năng lượng quy mô lớn, ngành hạt nhân có số vụ tai nạn ít nhất và số người chết ít nhất”, Richard Rhodes viết. Tác giả trích dẫn một nghiên cứu năm 2007 trên tạp chí y khoa Lancet của Anh. Trong đó cho thấy các dự án điện hạt nhân dẫn đến nguy cơ tử nghiệp ở mức khoảng 0,019 mỗi TWh(47), phần lớn là ở giai đoạn khai mỏ, chạy tua-bin, và các giai đoạn tạo năng lượng.

Đây là con số nhỏ trong bối cảnh vận hành bình thường. Để dễ hình dung, một lò phản ứng bình thường đang vận hành ở Pháp sẽ sản xuất 5,7 TWh một năm. Tức là hơn 10 năm hoạt động liên tục mới xảy ra một tai nạn gây tử vong.

Bên cạnh đó, Richard Rhodes đưa ra những báo cáo dẫn chứng rằng những tai nạn và thiệt hại liên quan đến điện hạt nhân chủ yếu gây ra bởi lỗi trong vận hành quản lý, hơn là lỗi trong công nghệ và sử dụng.

Bill Gates ví von rằng tránh né năng lượng hạt nhân với lý do an toàn thì tương tự loại bỏ ôtô vì nguy cơ tai nạn. Mà theo ông, thực tế thì “Năng lượng hạt nhân gây thiệt hại nhân mạng ít hơn nhiều so với ôtô. Xét về khía cạnh này, nó gây ra ít cái chết hơn nhiều so với bất kỳ loại nhiên liệu hóa thạch nào”.

Do đó, ông khuyến khích con người cải thiện công nghệ hạt nhân, “giống những gì chúng ta đã làm với ôtô, bằng cách phân tích từng vấn đề và tiến hành giải quyết chúng bằng sự cải tiến”.

Khép lại công trình của mình, Richard Rhodes nhận định nhân loại sẽ cần tất cả nguồn năng lượng từ gió, năng lượng Mặt trời, thủy điện, hạt nhân, khí đốt tự nhiên nếu muốn hoàn thành mục tiêu khử carbon. Mỗi hệ thống năng lượng đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng có lẽ như Bill Gates nghĩ, quan trọng nhất là một kế hoạch cụ thể để phát triển các lưới điện mới – với khả năng cung cấp điện không carbon ổn định, giá cả phải chăng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/tai-sao-can-dien-hat-nhan-post1511051.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cuộc đời soi tỏ

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách là một tuyển tập cảm động những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đầy riêng tư giữa một nhà phân tâm học và các bệnh nhân của ông. “Cuộc đời soi tỏ” tiết lộ nghệ thuật thấu hiểu có thể soi tỏ những trải nghiệm phức tạp, rối bời và rất “con người”.

Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, phòng khám tâm lý trị liệu, trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, phòng khám tư…

Trong hai mươi lăm năm qua, tôi làm nghề phân tâm học. Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, các phòng khám tâm lý trị liệu và tâm lý trị liệu pháp y, các trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, và cả phòng khám tư. Tôi đã gặp trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành để tham vấn, giới thiệu và trị liệu tâm lý một lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, phần lớn tôi làm phân tâm học với người lớn – gặp gỡ một người trong năm mươi phút, bốn hoặc năm lần một tuần, trong suốt nhiều năm liền. Tôi đã dành hơn 50.000 giờ với các bệnh nhân. Chất liệu của công việc đó tạo nên chất liệu của cuốn sách này.

Tam ly anh 1
Ảnh minh họa.Nguồn: The Psych Professionals.

Các chương tiếp theo là những câu chuyện được rút ra từ công việc hằng ngày. Chúng có thật, tuy nhiên tôi đã chỉnh sửa mọi chi tiết nhận dạng vì mục đích bảo mật.

Lúc này hay lúc khác, phần lớn chúng ta từng cảm thấy bị mắc kẹt bởi chính suy nghĩ và hành động do mình tạo ra, bị cuốn vào những thôi thúc hoặc lựa chọn ngu ngốc của bản thân; bế tắc trong những bất hạnh hoặc sợ hãi; bị cầm tù bởi chính lịch sử của bản thân.

Ta cảm thấy không thể bước tiếp nhưng vẫn luôn tin rằng phải có một con đường. “Tôi muốn đổi thay, nhưng không muốn thay đổi”, một bệnh nhân từng nói với tôi với vẻ hoàn toàn “vô tội”. Vì công việc của tôi là giúp mọi người thay đổi, cuốn sách này nói về sự thay đổi. Và bởi vì thay đổi và mất mát có mối liên hệ sâu sắc – không thể thay đổi mà không có mất mát – nỗi mất mát ám ảnh cuốn sách này.

Triết gia Simone Weil miêu tả cách hai tù nhân trong phòng giam liền kề học cách nói chuyện với nhau bằng cách gõ lên tường trong một thời gian dài. “Bức tường chính là thứ ngăn cách họ, nhưng nó cũng là phương tiện giao tiếp của họ,” bà viết. “Mọi sự chia cắt đều là một kết nối”.

Cuốn sách này nói về bức tường đó. Về khát khao trò chuyện, thấu hiểu và được hiểu của chúng ta. Nó cũng là việc lắng nghe nhau, không chỉ là ngôn từ mà còn là khoảng cách giữa chúng. Những gì tôi miêu tả ở đây không diễn ra như một phép màu. Nó là một phần của đời sống hằng ngày – ta gõ, ta lắng nghe.

Nguồn: https://znews.vn/nha-phan-tam-hoc-danh-50000-gio-gap-benh-nhan-post1511767.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Được phát hành

,

Bởi

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Henrik Fexeus anh 1Henrik Fexeus anh 2

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nghệ thuật Đọc vị bất kỳ ai

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-nghe-thuat-doc-vi-bat-ky-ai-biet-nguoi-biet-ta-tram-tran-tram-thang-post1510522.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng