Connect with us

Sách hay

Mình gọi nhau là cưng

Được phát hành

,

Tập truyện ngắn viết về tình yêu của tác giả trẻ Trúc Thiên. Đó là cảm xúc của những cung bậc yêu thương, hạnh phúc, ngọt ngào, chia phôi, chát đắng, bình yên lẫn giông bão.

Giáng sinh ở TP.HCM, khắp phố nghẹt cứng, người ta hối hả cho những cuộc vui đã được định sẵn.

[…]

Gã trai phương Bắc lóng ngóng chẳng biết làm gì để đón một cái Giáng sinh lần đầu xa xứ. Vài cuộc điện thoại thăm gia đình, thêm gần chục phút cho mấy đứa bạn thân đang hả hê với cái rét căm của Hà Nội. Nhìn bọn bạn xúng xính áo măng-tô, hít hà quẩy nóng, túm tụm bờ hồ, Lãng nghe thương nhớ Hà Nội rát lòng.

Ai xa Hà Nội lại không da diết về những mùa rét căm, gió phả vào mặt những tê tái của khí trời. Bọn trẻ xuýt xoa hít hà vậy chứ mỗi bận rét về lại thập thò í ới nhau cùng xuống phố. Lâu dần thành cái nết đặc trưng của người Hà thành.

Từ chiều đã không thấy chị ở công ty, điện thoại thì mãi chẳng bắt máy.

Minh goi nhau la cung anh 1

Sách Mình gọi nhau là cưng. Ảnh Q.M.

Lãng dò hỏi thì biết năm nào chị cũng mất tích bí ẩn như vậy vào ngày Giáng sinh, riết rồi chẳng ai thèm quan tâm, chị đi đâu làm gì, thể nào sáng mai chị cũng xuất hiện với cơ man bánh kẹo đầy cả một giỏ xách.

Lãng rời khách sạn, lững thững theo dòng người, ra phố đi bộ, chen chúc ồn ào để thấy mình chẳng lạc lõng với ngày vui này. Bàn chân xuôi ngược như thế, lại dẫn về ghế đá cũ, cạnh bờ sông ngày trước.

“Chỗ cũ, bờ sông, không gặp không về ”.

Lãng cất điện thoại vào túi sau khi nhắn cho chị dòng tin nhắn ấy. Chẳng biết tại sao mình làm vậy. Chỉ là giây phút này Lãng muốn gặp chị. Chỉ là muốn biết chị đã làm gì ở đâu. Chỉ là muốn thử xem, Lãng có chút ít vị trí nào trong lòng chị không thôi. Chỉ là… ừ thì chỉ là, Lãng bắt đầu sốt ruột…

Đợi chờ một người, mà không biết tại sao mình lại trông mong. Chẳng thể tìm một lý giải cho sự quan trọng của người ta đối với mình. Cái cảm giác lẫn lộn hàng vạn câu hỏi đó khiến Lãng mơ hồ nhận ra sự khác lạ của lòng mình. Ấy là gì? Có ngốc lắm không khi mình nhắn vậy?

Chị đến, nhẹ nhàng ngồi cạnh bên, bẹo vào tai Lãng, khi cậu trai khẽ nhìn những giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt xanh xao ấy.

Chị phải chạy hụt hơi đến đấy, lần đầu tiên có một người kéo được chị rời khỏi cô nhi viện vào đêm Giáng sinh. Nếu là người khác đọc tin nhắn, họ lại nghĩ mình yêu nhau. Còn chị à, chị chỉ nghĩ cậu nhóc này, lại thấy đơn côi giữa đêm bình an rồi.

Tại sao… chị không nghĩ như người ta?

Lãng quay hẳn về phía người con gái mà mình đã chờ đợi cả đêm nay, chắc cô chẳng biết, đi qua những lần vụn vỡ con tim, Lãng cũng chưa chờ đợi ai vào cái đêm đặc biệt này, bằng cái cảm giác tựa hồ trống rỗng mà vô cùng ấm áp. Ấy là khi cô đến. Lãng thở phào nhẹ nhõm, từ giây phút này, Lãng mới thấy Giáng sinh an lành là đây.

– Ngốc à, không có uống tí bia rượu nào chứ, em đừng dọa chị nha, chị không biết làm gì với người say xỉn đâu đấy.

Chị lay lay vào vai Lãng.

– Này nhóc, chị có đem bánh kẹo đến, hai chị em mình ăn lễ thôi.

Thì cứ như người ta nghĩ đi. Mình yêu nhau cũng có sao đâu? Lãng thích chị. Rất thích chị. Lãng chạm khẽ tay chị, bàn tay gầy gò, nhỏ nhắn.

– Thích một người với yêu thương một người khác xa nhau lắm. Trong một khoảng thời điểm bất chợt của thanh xuân, mình có thể thích bất cứ người nào đó. Nhưng yêu thương là một chặng đường dài đằng đẵng mà đôi khi phải dành cả đời cho nó. Nên thôi, đừng bồng bột vì chị nghen.

Chị rụt tay. Lãng xao xác lòng. Đường về hôm nay dịu vợi mênh mông.

– Thế khi nào, tình cảm này của Lãng mới được chấp nhận?

Lãng nói lời rắn rỏi, khi dừng chân trước cổng khách sạn. Cả đoạn đường về chẳng ai nói với ai lời nào. Cứ mải miết song hành qua những con phố khuya lắc mà vẫn đầy ắp người hào hứng mừng thánh lễ.

Chị nhìn Lãng cái nhìn hun hút. Mãi sau này, nhiều năm nữa, chắc chẳng bao giờ Lãng quên được ánh mắt ấy.

– Ngày gió biết cười, ta thành đôi.

Chị bẹo mũi Lãng, rồi quay đi. Để lại gã con trai thẫn thờ nhìn với theo, xa ngái một mối tình.

Đêm đó, Lãng mơ những cánh hồng khẽ rung rinh trước gió.

[…]

————–

* Tiêu đề trong sách: Ngày gió biết cười.

Nguồn: https://zingnews.vn/giang-sinh-xa-xu-cua-chang-trai-mien-bac-post1166653.html

Sách hay

Lịch sử vú – cái nhìn mà bạn chưa từng mường tượng tới

Được phát hành

,

Bởi

Viết về bộ phận được cho là mang nhiều ý nghĩa biểu tượng trên cơ thể phụ nữ, “Lịch sử vú” của Marilyn Yalom là công trình khoa học thuyết phục và đầy hấp dẫn về vú phụ nữ.

Lich su vu anh 1

Tranh sử dụng làm bìa sách: Diana và thần tình yêu của Pompeo Batoni vẽ khoảng năm 1761. Nguồn: wikipedia.

Với rất nhiều thông tin mới mẻ và bổ ích, cùng các phân tích liên ngành được soi sáng và nuôi dưỡng bởi ý thức đấu tranh cho quyền phụ nữ và nữ quyền, Lịch sử vú còn đưa ra những góc nhìn nữ quyền sâu sắc và rất táo bạo .

Lịch sử vú là lịch sử của văn minh nhân loại

Cuốn sách này sẽ khiến bạn “suy nghĩ về vú phụ nữ theo cách bạn chưa từng mường tượng trước đây”. Đó là câu mở đầu vừa gợi tò mò nhưng cũng vừa “khiêu khích” của tác giả Marilyn Yalom.

Có lẽ, không phải ngẫu nhiên mà vị giáo sư Pháp ngữ và văn học so sánh này lại mở đầu như vậy. Bởi khi bạn đọc cuốn sách này của bà, bạn sẽ thấy tri thức về vú của mình còn nghèo nàn và tương đối hạn hẹp.

“Nhìn từ bên ngoài, vú đại diện cho một thực tại khác, và thực tại này khác nhau tùy theo con mắt của mỗi người nhìn. Trẻ sơ sinh nhìn thấy thức ăn. Đàn ông thấy tình dục. Các bác sĩ thấy bệnh tật. Doanh nhân nhìn thấy những dấu hiệu của đôla. Những người có quyền uy trong tôn giáo biến vú thành biểu tượng tinh thần, trong khi các chính trị gia chiếm dụng nó vì mục đích dân tộc chủ nghĩa. Những nhà phân tâm học đặt vú vào trung tâm của vô thức, như thể nó là phiến đá nguyên khối không thay đổi…”. Marilyn Yalom viết.

Thông thường, chúng ta hay nhìn nhận về vú ở chức năng làm mẹ và chức năng tình dục. Nhưng Marilyn Yalom lại cho chúng ta thấy lịch sử hàng nghìn năm của loài người là lịch sử vú và lịch sử vú là lịch sử của văn minh nhân loại.

Cuốn sách đưa chúng ta vào chuyến du hành vượt thời gian (từ thời các nữ thần Đồ đá cũ đến phong trào giải phóng phụ nữ vào cuối thế kỷ 20), xuyên không gian (từ vùng Trung Đông đến châu Âu và Mỹ…), xuyên qua diễn ngôn của các lĩnh vực khác nhau (bao gồm cả tôn giáo, chính trị, thương mại, khoa học, nghệ thuật…) để chứng kiến thân phận “bảy nổi ba chìm” của vú.

Theo trình tự 9 chương sách: “Vú linh thiêng”, “Vú gợi dục”, “Vú quốc dân”, “Vú chính trị”, “Vú tâm lý”, “Vú thương mại”, “Vú y học”, “Vú tự do” và “Vú trong khủng hoảng”, tác giả cho người đọc nhìn thấy mối liên hệ mật thiết giữa bầu vú người phụ nữ với lịch sử phát triển của nhân loại.

“Khởi thủy là vú mẹ”, mượn lại một lối nói trong Kinh Thánh, Yalom cho rằng đó là nguyên nhân đầu tiên khiến cho bầu vú được tổ tiên loài người xem là một vật linh thiêng, lý do mà vì đó ở thời tiền sử, họ “đã ban tặng cho các tượng nữ thần của mình những bầu vú tuyệt vời”.

Đến lượt các vị nữ thần, họ lại truyền cảm hứng cho các nền văn minh đến sau, từ thế giới Hy La qua đêm dài trung cổ, nơi vú hiện lên như là nguồn cội của sức mạnh nuôi dưỡng và ban phát của “mẹ thiên nhiên” mang tính biểu tượng và người mẹ cụ thể chăm sóc cho đàn con thơ bé của mình.

Sang thời Phục Hưng, tính chất gợi dục đã len lỏi vào trong những bức tranh vốn xuất phát từ truyền thống vú linh thiêng thông qua việc nhấn mạnh vào hành động cho con bú của người mẹ.

Dù cùng thể hiện hành động cho con bú nhưng hội họa Phục Hưng đã khác biệt so với các tranh Thánh trước đấy ở một khía cạnh cơ bản: bầu vú hiện lên vừa như là “một tín hiệu khêu gợi trong nghệ thuật” vừa như để “ám chỉ đến khoái cảm thuần túy”.

Lich su vu anh 2

Sách Lịch sử vú. Ảnh: NXBPNVN.

Lịch sử vú qua góc nhìn kinh tế, chính trị, giới

Trước khi bầu vú bị tình dục hóa chuyển sang bị chính trị hóa trong thế kỷ Ánh Sáng, bầu vú đã có một “thời kỳ chuyển tiếp” rất thú vị, khi nó hiện diện với tư cách “vú quốc dân” trong xã hội công dân Hà Lan thế kỷ 17. Hội họa Hà Lan thời kỳ này đã nhanh chóng xóa bỏ đặc tính phô bày bầu vú nhằm thỏa mãn dục vọng để đặt nó vào trong bức tranh sinh hoạt, hoặc đem đến tinh thần thương yêu của người mẹ đối với con cái…

Đến sau Hà Lan một thế kỷ, tư tưởng Khai Sáng của J.J. Rousseau và “niềm đam mê cho con bú mà ông truyền cảm hứng đã đi xuyên qua địa vị giai cấp, chính trị và biên giới quốc gia” để hình thành một phong trào chính trị rộng khắp ở châu Âu.

Nói về thời kỳ này, Marilyn Yalom cho biết không có thời điểm nào trong lịch sử – ngoại trừ thời đại chúng ta – người ta lại tranh cãi nhiều về vú hơn là thế kỷ 18. Khi các nhà tư tưởng thời Khai minh bắt đầu hành trình thay đổi thế giới, bầu vú đã trở thành một đấu trường cho các lý thuyết gây tranh cãi về loài người và hệ thống chính trị.

Kể từ đó, người ta bắt đầu yêu cầu phụ nữ dâng hiến bầu vú của mình để phục vụ lợi ích quốc gia và quốc tế. Trong thời kỳ chiến tranh và cách mạng, họ được khuyến khích độn vú “cho những chàng lính” hoặc để hở ra như là biểu tượng của tự do.

Không chỉ bị lôi kéo vào đời sống chính trị vú cũng bị lôi kéo vào đời sống kinh tế bởi “khả năng thương mại gần như vô tận” của nó, nhờ vào “sự phát triển của các sản phẩm dành cho vú” và các cách thức mà người ta mua bán “tư thế vú để trần trong nghệ thuật, truyền thông và giải trí, bao gồm cả nội dung khiêu dâm”.

Không chỉ đề cập đến lịch sử vú là lịch sử văn minh nhân loại, trong cuốn sách Marilyn Yalom còn bàn đến nữ quyền và quyền phụ nữ đối với bầu vú của mình, đồng thời nói về bệnh ung thư vú – cú sốc của bệnh tật đe dọa tính mạng của người phụ nữ.

“Ai là người sở hữu đôi gò bồng đảo đó? … Lịch sử văn hóa về vú chắc chắn nằm trong văn cảnh “triều đại của dương tượng” đã thống trị nền văn mình phương Tây trong 2.500 năm qua. Tuy nhiên, vú đồng thời đã có triều đại của riêng mình, chắc chắn là một triều đại được kiến tạo từ những huyễn tưởng của nam giới, nhưng là triều đại ngày càng thể hiện nhu cầu và ham muốn của người phụ nữ, mà rốt cuộc thì vú là của họ”, Marilyn Yalom viết.

Cũng liên quan đến quyền phụ nữ đối với bầu vú, Marilyn Yalom đã nêu ra một điều đáng suy ngẫm, đó là khi mà chỉ lúc lâm trọng bệnh, bầu vú mới thực sự là của riêng người phụ nữ. “Chính thực tại bi thảm của bệnh ung thư vú đã mang lại cho phụ nữ sự sở hữu trọn vẹn bầu vú của mình. Họ đang học, với cú sốc của bệnh tật đe dọa tính mạng, rằng bầu vú của họ thực sự là của riêng họ”.

Tóm lại, Lịch sử vú là lịch sử của văn minh nhân loại. Dù trải qua nhiều khúc quanh trong lịch sử, về cơ bản, vú luôn gắn cả chủ thể nữ – người mang vú và chủ thể chiếm dụng vú vì các mục đích riêng. Và từ cái nhìn này của Marilyn Yalom, chúng ta chắc chắn không thể nhìn bầu vú của phụ nữ như trước được nữa.

Nguồn: https://znews.vn/lich-su-vu-cai-nhin-ma-ban-chua-tung-muong-tuong-toi-post1512098.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tin ở giáo viên

Được phát hành

,

Bởi

Sách “Tin ở giáo viên”, “Phát triển sự nghiệp giáo dục”, “7 định luật giảng dạy”, “Trí tuệ hiệu trưởng” là những tư liệu tham khảo hữu ích, chìa khóa để mở ra thành công cho những người thầy.

Phát triển nghề nghiệp cho giáo viên đang là vấn đề cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay. Những cuốn sách sau đây là sự kết hợp của những kiến thức và kinh nghiệm giáo dục hàng đầu thế giới, có thể giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý giáo dục ở Việt Nam trong thời đại mới.

Giao vien - giao duc anh 1

Sách Tin ở giáo viên. Ảnh: TIMES.

Tin ở giáo viên

Cuốn sách Tin ở giáo viên của hai tác giả Timothy D. Walker và Pasi Sahlberg khẳng định bí mật lớn nhất để tạo ra sự khác biệt và nền giáo dục đẳng cấp cho Phần Lan chính là niềm tin. Hay nói cách khác, nền giáo dục đẳng cấp thế giới bắt đầu từ sự tin tưởng.

Các tác giả đưa ra 7 nguyên tắc chính để xây dựng văn hóa lòng tin trong trường học trên khắp thế giới, từ việc cung cấp đào tạo giáo viên tương lai đến khuyến khích quyền tự quyết của học sinh và thúc đẩy tính hợp tác giữa các nhà giáo dục, bao gồm: Dạy giáo viên phương pháp tư duy, Người hướng dẫn thế hệ tiếp theo, Tự do trong khuôn khổ, Nuôi dưỡng người học có trách nhiệm, Làm việc nhóm, Chia sẻ quyền lãnh đạo, Tin tưởng vào quá trình.

Đối với các nhà giáo dục, nhà quản lý trường học và phụ huynh, Tin ở giáo viên mang lại những bài học về những thách thức và khát vọng mà chúng ta đang đối mặt trong bối cảnh của chính mình.

Cuốn sách dành cho những học sinh đặt lòng tin vào thầy cô của mình, những nhà quản lí giáo dục đặt lòng tin vào đồng nghiệp của họ, những phụ huynh đặt lòng tin vào giáo viên – những người đang san sẻ cùng họ hành trình nuôi dạy những đứa trẻ thành tài. Nó mang lại hy vọng và một lộ trình cho những ai đang tận tâm theo đuổi sự xuất sắc trong giáo dục tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Giao vien - giao duc anh 2

Sách Phát triển sự nghiệp giáo dục. Ảnh: TIMES.

Phát triển sự nghiệp giáo dục

Với 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực giáo dục, Tiến sĩ Jill Berry đã đưa ra những lời khuyên thực tế và giá trị cho bất kỳ ai đang cân nhắc đến vai trò nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là vị trí hiệu trưởng.

Mỗi giáo viên đều là người lãnh đạo việc học trong lớp học của mình. Khi sự nghiệp thăng tiến, bạn chuyển từ vai trò lãnh đạo này sang vai trò lãnh đạo khác, phạm vi ảnh hưởng của bạn sẽ dần dần mở rộng. Bạn sẽ có cơ hội học hỏi, phát triển, chứng tỏ bản thân. Vị trí lãnh đạo tuy khó khăn nhưng cũng là cơ hội để bạn tạo nên giá trị. Cuốn sách này sẽ hỗ trợ bạn nhìn nhận thấu suốt về những thách thức và trách nhiệm phía trước trong vai trò là một nhà lãnh đạo giáo dục.

Phát triển sự nghiệp giáo dục sẽ là cuốn cẩm nang nghề nghiệp đúng nghĩa dành cho mọi giáo viên mong muốn phát triển sự nghiệp giáo dục của bản thân mình.

Giao vien - giao duc anh 3

Bộ sách Làm thầy. Ảnh: TIMES.

Làm thầy

Bộ sách Làm Thầy là tuyển tập những lời khuyên hữu ích của các nhà giáo dục hàng đầu thế giới. Trong đó, cuốn 7 định luật giảng dạy được xuất bản từ năm 1886, là tác phẩm kinh điển cho các nhà giáo thuộc mọi bậc học trên khắp thế giới suốt hơn 1 thế kỷ qua. Cuốn sách này đã nhận được nhiều lời nhận xét và ca ngợi của không chỉ các nhà giáo mà cả những người coi trọng giáo dục ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Còn cuốn Trí tuệ hiệu trưởng ghi lại những trải nghiệm thực tế và có tính gợi mở để các nhà lãnh đạo, quản lí trường học và bất kì ai mong muốn đứng vào hàng ngũ này kiểm chứng, suy nghĩ và vận dụng vào hoàn cảnh của mình để làm tốt hơn nữa vai trò song nhiệm của họ.

Có thể nói, bộ sách Làm Thầy chính là chìa khóa để mở ra thành công cho những người thầy và đưa gợi ý để phát triển nền giáo dục. Bộ sách không chỉ dành cho những ai đang đứng trên bục giảng, mà còn phù hợp với cả những bạn đọc đang quan tâm tới một nền giáo dục tiên tiến.

Nguồn: https://znews.vn/tin-o-giao-vien-post1512197.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Làm Người là… làm gì?

Được phát hành

,

Bởi

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm Người là… làm gì?

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512184.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng