Connect with us

Sách hay

Công bố Nobel Văn chương 2020: Nữ thi sĩ người Mỹ Louise Gluck thắng giải

Được phát hành

,

Nobel Văn chương 2020 thuộc về nữ thi sĩ người Mỹ Louise Gluck. Ủy ban Nobel vinh danh Louise Gluck vì “âm điệu đầy chất thơ không thể nhầm lẫn với vẻ đẹp đơn sơ khiến sự hiện hữu của cá nhân trở nên một điều phổ quát”.

Công bố Nobel Văn chương 2020: Nữ thi sĩ người Mỹ Louise Gluck thắng giải - Ảnh 1.

Nobel Văn chương 2020 thuộc về nữ thi sĩ người Mỹ Louise Gluck

Gluck, sinh năm 1943, từng giành nhiều giải thưởng văn chương lớn ở Mỹ, bao gồm Huy chương Nhân văn quốc gia, giải Pulitzer, giải Sách Quốc gia, giải Phê bình Sách Quốc gia, và giải Bollingen. 

Các năm 2003 và 2004, bà được vinh danh là Thi sĩ Hoa Kỳ, tức nhà thơ chính thức đại diện cho nước Mỹ và nền thi ca Mỹ.

Thi ca của Gluck thường được mô tả là mang tính tự truyện; tác phẩm của bà đậm đặc cảm xúc và thường xuyên dựa vào những huyền tích, lịch sử, hay tự nhiên để truyền tải những trải nghiệm cá nhân và đời sống hiện đại.

Thơ của Gluck còn mô tả những khía cạnh của sang chấn, khát khao, và bản thể, với đặc trưng là cách biểu đạt thẳng thắng nỗi buồn và sự cô độc. Giới phê bình cũng nói nhiều về việc xây dựng “nhân cách thơ” và mối quan hệ giữa tiểu sử cá nhân và huyền tích cổ điển trong thi ca của Gluck.

Advertisement

Gluck sinh ở Thành phố New York và từng mắc chứng chán ăn bệnh lý khi học cấp ba, dù sau này đã khỏi bệnh. Hiện bà là giáo sư ở Đại học Yale và sống ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ.

Lựa chọn này của Ủy ban Nobel có lẽ như một lời nhắc nhở rằng giữa thời đại đầy bối rối và hoang mang của dịch bệnh, mạng xã hội, sự chia rẽ và phân cực có lẽ chưa từng thấy khắp thế giới hiện giờ, thi ca không chỉ vẫn có chỗ đứng, mà có thể sẽ là hy vọng cứu rỗi – thậm chí là hy vọng duy nhất – cho nhân sinh, dù mong manh thế nào.

Hôn nhân

Một bài thơ của Louise Gluck – Vũ Hoàng Linh dịch

Cả tuần, họ lại ra biển

Advertisement

và âm thanh của biển phủ màu lên mọi vật.

Bầu trời xanh lấp tràn khung cửa sổ.

Nhưng tiếng động duy nhất là tiếng sóng vỗ bờ-

giận dữ. Giận dữ vì gì đó. Vì điều gì đó

khiến anh ngoảnh mặt đi. Giận dữ, dù anh không bao giờ đánh nàng,

Advertisement

và có thể chưa bao giờ anh nói đến.

Và nàng phải tự tìm câu trả lời theo một cách khác,

từ biển, có thể, hoặc từ những đám mây xám bất chợt

hiện bên trên. Mùi của biển ở trong chăn đệm,

mùi của nắng và gió, mùi khách sạn, dịu ngọt và tươi mới

Advertisement

bởi họ thay chúng mỗi ngày.

Không bao giờ anh nói. Từ ngữ, với anh, là để thỏa thuận, để làm ăn.

Không bao giờ cho giận dữ, không bao giờ cho trìu mến.

Nàng vuốt ve lưng anh. Nàng vùi mặt mình lên đấy,

như thể đang vùi mặt mình lên một bức tường.

Advertisement

Và im lặng giữa họ cổ xưa: nó nói

có những biên giới.

Anh không ngủ, cũng không vờ đang ngủ.

Hơi thở anh không đều đặn: anh hít vào lưỡng lự;

anh không muốn cam kết mình với cuộc sống.

Advertisement

Và anh thở ra nhanh, như vị vua xua đuổi tên hầu.

Ở phía dưới im lặng, tiếng biển,

sự dữ dội của biển lan đi khắp nơi, không kết thúc, không kết thúc,

hơi thở của anh đẩy đi những ngọn sóng-

Nhưng nàng biết nàng là ai và nàng biết điều mình muốn.

Advertisement

Chừng nào điều đó đúng, một cái gì tự nhiên như vậy không thể khiến nàng đau.

Công bố Nobel Văn chương 2020: Nữ thi sĩ người Mỹ Louise Gluck thắng giải - Ảnh 3.

Ngày 27-11-1895, Alfred Nobel ký bản chúc thư cuối cùng của ông dành phần lớn tài sản thừa kế của ông để trao giải Nobel.

Trong chúc thư, Nobel Văn chương được quy định sẽ trao cho “người sản sinh ra trong lĩnh vực văn chương tác phẩm xuất chúng nhất hướng về những lý tưởng cao đẹp”.

Tính từ lần đầu là năm 1901 tới nay, Nobel Văn chương đã được trao 112 lần cho 116 tác giả. Có 6 năm giải không được trao vì các cuộc Thế chiến: 1914, 1918, 1940, 1941, 1942, và 1943. Giải cũng không được trao năm 1935, nhưng lý do chính thức không bao giờ được công bố.

Một lời giải thích là năm đó, Ủy ban Nobel đã cân nhắc trao giải cho tiểu thuyết gia người Pháp Roger Martin du Gard, nhưng ông này đang viết tập bảy một trường thiên tiểu thuyết và ủy ban đã hoãn chưa quyết định vội.

Tác phẩm cuối cùng in vào tháng 11-1936 và đến 1937, Du Gard mới được trao Nobel Văn chương danh giá.

Advertisement

Cũng có 4 lần giải Nobel được chia sẻ cho hai cá nhân.

Cụ thể là vào các năm

– 1904: Frédéric Mistral (người Pháp) và José Echegaray (Tây Ban Nha)

– 1917: Karl Gjellerup và Henrik Pontoppidan (đều Đan Mạch)

– 1966: Shmuel Agnon (Israel) và Nelly Sachs (Đức – Thụy Điển)

Advertisement

– 1974: Eyvind Johnson và Harry Martinson (đều Thụy Điển).

1974 cũng là lần cuối cùng Nobel Văn chương được trao cho hai người. Lý do khiến giải này hiếm khi được chia sẻ hơn hẳn so với các giải Nobel khác “có lẽ là vì bản chất của văn chương.

Các giải khoa học thường được trao chung, vì thành tựu là chung, hay cho những người có các nghiên cứu gần gũi với nhau”, trang web của giải Nobel giải thích.

Tác giả trẻ nhất từng được trao giải là nhà thơ – nhà văn người Anh Rudyard Kipling (nổi tiếng nhất với truyện The Jungle Book): ông nhận giải vào năm 1907 khi mới 41 tuổi.

Người cao tuổi nhất là Doris Lessing, tác giả người Anh – Zimbabwe, 88 tuổi khi nhận giải năm 2007.

Advertisement

Có 15 phụ nữ đã nhận Nobel Văn chương, người đầu tiên là nhà văn Thụy Điển Selma Lagerlöf năm 1909 (5 năm sau, chính Lagerlöf được bầu vào Viện Hàn lâm Thụy Điển). Nữ tác giả gần nhất được trao giải là Olga Tokarczuk, người Ba Lan, năm 2018.

Cũng đã có hai nhà văn từng từ chối giải Nobel, Boris Pasternak vào năm 1958, người lúc đầu “đã nhận giải, nhưng sau đó bị chính quyền nước ông ép phải từ chối”.

Tiểu thuyết gia hiện sinh người Pháp Jean Paul Sartre từ chối Nobel Văn chương 1964 vì “lập trường nhất quán của tôi là từ chối mọi sự tôn vinh chính thức” (dù có nguồn tin nói Sartre vẫn hỏi xem ông vẫn nhận tiền thưởng thì có được không).

Lần duy nhất giải Nobel được trao cho tác giả đã qua đời là năm 1931, cho nhà thơ Thụy Điển Erik Axel Karlfeldt. Karlfeldt mất tháng 4-1931, 6 tháng trước khi giải được công bố. Từ năm 1974, Quỹ Nobel chính thức quy định giải sẽ không thể trao cho người đã khuất.

Trong quá khứ, một vấn đề gai góc với quá trình đề cử và lựa chọn giải là các ứng viên đồng thời là viện sĩ Viện Hàn lâm, tức “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Cả sáu tác giả người Thụy Điển từng nhận giải Nobel đều là thành viên Viện Hàn lâm.

Advertisement

Alfred Nobel ngay từ đầu đã có tầm nhìn quốc tế trong di chúc của ông, nêu rõ vấn đề quốc tịch của người được trao giải không quan trọng: giải thưởng sẽ được trao cho người xứng đáng nhất, “dù có phải người Scandinavia hay không”.

Dẫu vậy, Nobel Văn chương cho tới giờ đã được trao cho 29 tác giả viết bằng tiếng Anh, 15 bằng tiếng Pháp, và 14 bằng tiếng Đức – cũng là ba ngôn ngữ dẫn đầu trong danh sách trao giải.

Một trong những sự thật thú vị về Nobel Văn chương nữa là trong khi nhiều người vẫn nghĩ cố Thủ tướng Anh Winston Churchill được trao Nobel Hòa bình, thật ra ông nhận giải Nobel Văn chương vào năm 1953.

Giai đoạn 1945-1953, Churchill được đề cử 21 lần cho Nobel Văn chương, nhưng chỉ 2 lần cho Nobel Hòa bình.

Trong khi Nobel Văn chương trao cho tác giả, có 9 lần Viện Hàn lâm đã nêu đích danh tác phẩm khi trao giải, cụ thể là:

Advertisement

Mikhail Sholokhov (Nga, 1965) – Sông Đông êm đềm (tiểu thuyết)

Ernest Hemingway (Mỹ, 1954) – Ông già và biển cả (tiểu thuyết)

Roger Martin Du Gard (Pháp, 1937) – Gia đình Thibault (tiểu thuyết)

John Galsworthy (Anh, 1932) – Truyện gia đình Forsyte (tiểu thuyết)

Thomas Mann (Đức, 1929) – Gia đình Buddenbrooks (tiểu thuyết)

Advertisement

Wladyslaw Reymont (Ba Lan, 1924) – Nông dân (tiểu thuyết)

Knut Hamsun (Na Uy, 1920) – Phúc lành của đất (tiểu thuyết)

Carl Spitteler (Thụy Sĩ, 1919) – Mùa xuân Olympia (trường ca)

Theodor Mommsen (Đức, 1902) – Lịch sử La Mã (tổng tập lịch sử)

Nguồn: https://tuoitre.vn/cong-bo-nobel-van-chuong-2020-nu-thi-si-nguoi-my-louise-gluck-thang-giai-20201008153836319.htm

Advertisement

Sách hay

Những bóng hồng của giới tình báo Anh

Được phát hành

,

Bởi

Theo TS Claire Hubbard-Hall, có những người phụ nữ đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp tình báo Anh. Dù vậy ghi chép về họ dường như biến mất khỏi các tài liệu lịch sử.

tinh bao anh 1

Chân dung bà Kathleen Pettigrew, thư ký cấp cao của Cơ quan tình báo Anh MI6. Ảnh: Dr Richard Warner.

Trong cuốn sách Her Secret Service của TS Claire Hubbard-Hall mới ra mắt, một trong những chân dung nữ tình báo đáng chú ý là bà Kathleen Pettigrew, thư ký cấp cao của Cơ quan tình báo Anh MI6.

Kathleen Pettigrew, sinh năm 1898 tại Bermondsey, phía đông nam thành phố London (Anh). Bà là con gái của một người bán hàng. Bà không bao giờ kết hôn hay có con. Trong suốt 37 năm, bà đã phục vụ tại MI6, tham gia vào nhiều nhiệm vụ tối mật của Anh quốc.

Người phụ nữ bí ẩn này đóng vai trò trọng yếu trong việc điều phối các mạng lưới thông tin tình báo ở trụ sở Bletchley Park. Đồng thời, bà phụ trách quản lý các điệp viên của MI6 hoạt động ở nước ngoài trong Thế chiến thứ hai. Bà cũng tham gia các cuộc họp tối mật với Thủ tướng Winston Churchill cùng giám đốc MI6 Stewart Menzies. Bà là một trong những nhân vật chủ chốt đứng sau các chiến dịch gián điệp quan trọng của Anh, từ việc giám sát quá trình tạo nên máy giải mã Enigma của Alan Turing cho đến quản lý các thông tin tối quan trọng từ chiến trường. Bà Pettigrew cũng được vinh danh với huân chương MBE năm 1946 và OBE khi nghỉ hưu năm 1958.

Advertisement

Tiến sĩ Hubbard-Hall đã khám phá ra sự nghiệp của Pettigrew thông qua các tài liệu đã được mật mã hóa, nơi bà ký tên bằng các ký hiệu riêng nhằm bảo đảm an toàn. Từ những dữ kiện này, tác giả biết rằng bà Pettigrew đã bắt đầu sự nghiệp an ninh tình báo của mình từ Thế chiến thứ nhất. Vào khoảng thời gian này, bà tham gia các cuộc thẩm vấn gián điệp Đức, bao gồm cả vũ công Mata Hari – nhân vật nổi tiếng với biệt danh “femme fatale” của giới gián điệp.

Khi điều tra về cuộc đời của người thư ký cấp cao này, TS Hubbard-Hall phát hiện ra câu chuyện của người đàn ông trẻ từng nói chuyện với bà Pettigrew. Anh ta đùa rằng bà chính là Miss Moneypenny, ngay lập tức thư ký Pettigrew trả lời rằng: “Đúng vậy tôi chính là Miss Moneypenny nhưng với nhiều quyền lực hơn”.

Được biết, Miss Moneypenny là một nhân vật hư cấu trong series tiểu thuyết điệp viên James Bond của nhà văn Ian Fleming. Miss Moneypenny cũng giữ chức vụ thư ký cấp cao như bà Pettigrew.

Bên cạnh người thư ký Kathleen Pettigrew, TS Claire Hubbard-Hall còn tìm ra một nhân vật khác có tên Winifred “Winnie” Spink. Bà Winnie Spink là nữ điệp viên đầu tiên của MI6 được cử đến Nga vào năm 1916. Điệp viên “Winnie” Spink là người đã chứng kiến và ghi chép lại toàn bộ biến động của thời kỳ Cách mạng Bolshevik.

tinh bao anh 2

Chân dung bà Winifred “Winnie” Spink. Ảnh: Sarah Clark.

TS Hubbard-Hall đã liên lạc với người thân còn sống của bà Spink và tìm thấy cuốn nhật ký ghi lại thời gian bà hoạt động tại trạm tình báo Anh ở Petrograd (Nga).

Advertisement

“Bà ấy có mặt ở Petrograd đúng vào thời điểm biến động lớn nhất trong lịch sử nước Nga, chắc chắn bà đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng”, TS Hubbard-Hall nhận định.

Những tìm tòi và khám phá trong cuốn sách mới của TS Hubbard-Hall về tình báo Anh có ý nghĩa lớn với giới học thuật trong việc nhìn nhận các sự kiện một cách toàn diện hơn. Đồng thời, cuốn sách cũng ghi nhận công lao của những người đã đóng góp vào hòa bình thế giới ngày nay.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/nhung-bong-hong-cua-gioi-tinh-bao-anh-post1500160.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Thú lang thang người Hà Nội

Được phát hành

,

Bởi

Trong cuốn tản văn “Thú lang thang người Hà Nội” Băng Sơn đã dẫn dắt người đọc đi khắp phố lớn tới ngõ nhỏ của mảnh đất ngàn năm. Mỗi chuyến đi gắn liền với một câu chuyện văn hóa thú vị, được kể bởi một người hiểu và yêu Hà Nội.

Người ta yêu mùa thu bởi cái nét thanh tao, dịu dàng đặc trưng. Trời vào thu, cho ta cảm giác chậm rãi, yên bình đầy lắng đọng. Mùa thu ngắn ngủi, bởi vậy bao kẻ luyến nhớ nó nhiều hơn.

Mai Thị Hồng Tiếp, một mẫu ảnh miền Tây, bên trời thu Hà Nội. Ảnh: Chí Cường/Baodautu.

Nếu ví mùa đông là tuổi già, mùa xuân là thanh nữ, mùa hè là tuổi tráng niên thì tuổi say đắm là mùa thu chăng?

Hà Nội mùa nào cũng quyến rũ, nhưng có lẽ mùa thu là mùa thơ mùa mộng, làm mỗi con người đều có thể trở thành thi nhân, họa sĩ, mỗi trái tim đều say mê, mỗi con mắt đều đắm đuối.

Advertisement

Bằng lăng trước đã nhạt nhòa vì những cơn mưa xối xả. Tản Đà có câu thơ bất hủ: “Lá sen đã tàn tạ trong đầm…”

Ôi những làn hương buổi chiều huyền diệu, ta ngồi bên người yêu dưới rặng tre, mà hứng đầy áo, đầy tóc làn hương thứ hoa mùa hè ấy cứ từng đợt từ đầm ùa lên. Đã hết rồi những trưa rực chói của hoa phượng học trò, học trò trong trắng cùng mối tình trinh bạch.

Đã thấy đàn em nhỏ tựu trường thay cho ta trong màu mực tím. Đã thấy sương thu bảng lảng theo chân cô hàng cốm. Chiếc đòn gánh cong một đầu như là thuyền cánh én lâu nay vắng bóng. Người ta vội vã đón thu, phân phát mùa thu trong cái đòn gánh thẳng làm ta như lỡ một lời hẹn nặng tình, đau thương sâu thẳm nào trong cơ thể.

Mùa thu không bao giờ vội vàng. Cái cúi đầu im lặng của người con gái nhận lời ta sau bao suy nghĩ đắn đo cân nhắc khi đã ba mươi tuổi chín chắn. Mùa thu đó chăng?

Là ngọn lửa âm ỉ bền lâu, là cung đàn toàn những nốt nhạc trầm, là nhẹ nhàng lắc rắc mà đau cả xương cốt của mưa rươi, là hoa sữa bứt rứt những đêm không ngủ… Mùa thu đó chăng?

Advertisement

Một đêm nào con gió heo may đầu tiên rủ nhau về đùa trong hàng cây long não trước cửa nhà thế nhỉ? Thì ra là mùa thu đấy, gương mặt người yêu xa cách nhau một năm dài đằng đẵng bây giờ gặp lại, ngượng ngùng reo thầm trong màu lục thẫm, không nỡ gõ cửa sợ nhau giật mình làm rơi vỡ chén trà khuya.

Vợ chồng Ngâu lại đôi bờ cách trở. Đàn chim ô thước về đâu nhường không gian cho chim ngói bạc phận, báo hiệu mùa thu mà thảm thương một kiếp chim trời khi bị đem rao bán như cành đào muộn Tết Nguyên tiêu. Quê hương chim ở đâu mà chim nhận làm sứ giả cho những cơn gió lạnh đầy nhớ nhung, nhận hy sinh như con người đầy nhân tâm mà bất hạnh.

Tiếng cu cườm đã tắt, không còn thao thức những trưa hè, nhường chỗ cho con chim ngói cổ đeo cườm vàng như trời sao, lông màu nâu bạc như áo người lam lũ, với đôi mắt tròn xoe tinh nghịch, trong veo ngơ ngác như muốn hỏi vì sao mà bị vặt lông tử hình.

Gió ơi, gió từ đâu tới mà thổi hương rừng, hương núi, thổi hơi sông, hơi bãi cho những buồng chuối ngọt lừ là vậy? Những cái chum rấm chuối, những bó nhang thơm khói làm màu trứng cuốc hiện lên từ vô hình, cho hương nồng nàn, vị ngọt đậm trong quả mập tròn cổ tay con gái, làm ta vừa nâng lên môi đã rùng mình sung sướng.

Chuối trứng cuốc gọi hồng mọng đỏ nằm trên những cái ổ bằng lá chuối khô tước nhỏ êm như gió thu, ấm như nắng thu và cũng ngọt ngào như mùa thu thấm vào da thịt.

Advertisement

Không ai nhớ chuyện xa xưa cũng đêm trăng này, ông vua đa tình lên cung trăng tìm người đẹp của mình mà chỉ còn vầng trăng sáng vằng vặc đêm rằm tháng tám cho trẻ con phá cỗ, người lớn được vui theo. Tháng tám là tết của quả chứ không phải của hoa. Hoa là chơi bời, hư ảo, còn quả mới nồng nàn, kết tụ, sinh sôi. Thu là thế!

Nguồn: https://znews.vn/vi-sao-nguoi-ta-say-dam-mua-thu-ha-noi-post1500618.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tranh Hà Nội vẽ trên những tờ vé số

Được phát hành

,

Bởi

Sách “Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love” là bộ tiểu họa 140 bức tranh về Hà Nội được họa sĩ Ngọc Linh trực họa vào năm 1991, vẽ trên bề mặt bé xíu của những tờ vé số.

Họa sĩ Ngọc Linh (tên thật Vi Văn Bích) là một trong những họa sĩ khóa mỹ thuật đầu tiên của trường Mỹ thuật Việt Nam sau cách mạng và là người học trò đặc biệt của họa sĩ Bùi Trang Chước.

Ha Noi toi yeu anh 1

Có một “Hà Nội thu nhỏ bỏ túi”

Cuốn sách tranh Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love của ông giới thiệu tới công chúng bộ tiểu họa 140 bức về phong cảnh, phố xá Hà Nội vẽ vào năm 1991 (năm họa sĩ 60 tuổi, còn rất sung mãn trong sự nghiệp hội họa).

Những bức này được học sĩ Ngọc Linh trực họa bằng sơn dầu, vẽ trên bề mặt bé xíu của những tờ xổ số tiết kiệm kích thước 7 x 10 cm và 10 x 14 cm, mang tới cho độc giả yêu nghệ thuật, yêu thành phố thủ đô một “Hà Nội thu nhỏ bỏ túi”.

Ha Noi toi yeu anh 2

Họa sĩ Ngọc Linh và cuốn sách tranh Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love. Ảnh: FBNV.

Loạt tranh này cũng là nguồn hứng khởi sâu đậm và tư liệu độc đáo để ông sáng tác hơn 160 bức tranh phái sinh với nhiều kích cỡ và chất liệu khác nhau cho cuộc triển lãm Hà Nội tôi yêu được công chúng và giới phê bình tưởng thưởng nhiệt liệt hồi năm 1995.

Advertisement

Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love được gia đình họa sĩ Ngọc Linh gọi là bộ sách ông – cháu. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi cháu ngoại của họa sĩ đã xin những tấm vé số cuối ngày về cho ông đóng thành quyển ký họa nhỏ hơn lòng bàn tay.

Nhà văn Mai Thục trong một lần trò chuyện đã ghi lại lời của họa sĩ Ngọc Linh giải thích tại sao có bộ tiểu họa này: “Hồi ấy cháu ngoại Nguyễn Hồng Anh 7 tuổi của Linh học trường Quang Trung, quen mẹ bạn bán xổ số tiết kiệm in trên giấy lụa, một mặt in hình các thiếu nữ đẹp của Hà Nội. Cháu mang về mấy cái vé hỏi mình: “Ông ơi! Ông có thích cái này không?.

Họa sĩ nhìn thấy giấy lụa thì quá thích. Mình bảo “Xin cho ông một trăm tờ”. Mình đóng những tấm vé số ấy thành quyển vẽ, đạp xe quanh phố, thấy chỗ yêu mến thì vẽ. Vẽ sơn dầu. Vẽ chơi. Nhưng càng vẽ càng thấy mê, vẽ luôn cả hai mặt xổ số, vẽ chồng lên cả hình thiếu nữ”, họa sĩ Ngọc Linh kể.

Ha Noi toi yeu anh 3

Những bức tiểu họa về Hà Nội in trong sách (kích thước bằng với những tờ vé số). Ảnh: FBNV.

Hà Nội giờ lại có “Phố Linh”

Cũng theo nhà văn Mai Thục, trong một lần đến thăm xưởng vẽ của họa sĩ trên tầng hai một cửa hàng bán váy cưới ở 96A Bà Triệu, bà bị hút vào 140 bức sơn dầu “Hà Nội tôi yêu”.

Nữ nhà văn cho biết vẽ tranh sơn dầu khổ bé là rất khó. Tuy nhiên, bà phải thán phục, say mê trước những nét vẽ điêu luyện, nét vẽ rất nhỏ nhưng sắc sảo, nét nào ra nét đấy, khỏe khoắn, chân thực, có thần, tả thực cảnh phố phường, tỏa muôn sắc màu của Hà Nội, gợi cảm xúc sâu lắng u hoài, nhớ thương thời gian đã mất, không gian đã thay màu.

Advertisement

Nữ nhà văn cũng cho rằng 140 bức Hà Nội tôi yêu của họa sĩ Ngọc Linh đã tạo nên 4 mặt không gian mà du khách bốn phương đến Hà Nội đều muốn đi tìm về là một Hà Nội linh thiêng, một Hà Nội phố cổ, một Hà Nội phố Pháp và một Hà Nội làng ven đô.

Hà Nội linh thiêng trong tranh Ngọc Linh là cây lộc vừng chín gốc ngả mình soi nước biếc Hồ Gươm; là hồ Gươm thay màu đổi sắc sớm, trưa, chiều, tối; là hàng cây xà cừ hàng trăm tuổi; là cảnh đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, cổng vào chùa phảng phất nắng hồng; là sóng biếc hồ Gươm quyện màu xanh của hàng sấu già; là tháp bút – đài nghiên in bóng Hồ Gươm.

Ha Noi toi yeu anh 4

Bộ tiểu họa gốc Hà Nội tôi yêu. Ảnh: FBNV.

Hà Nội linh thiêng còn là những ngôi chùa u tịch pha ánh vàng cà sa, xanh lặng màu thiền. Chùa Quang Hoa hồ Thiền Quang, chùa Trấn Quốc, chùa Láng, chùa Quán Sứ… đều được vẽ trực tiếp tại chỗ, không thiếu một chi tiết, tả thực từ màu sắc đến chữ Hán. Hay là 5 bức tranh vẽ Văn Miếu sáng ánh hồng chiều thu, tràn ngập cảm xúc thiêng liêng…

Hà Nội phố cổ của Ngọc Linh là Ô Quan Chưởng xiêu nghiêng hồn thu thảo; là những phố nhỏ quanh co như ô bàn cờ ở băm sáu phố phường; là Hàng Mắm, Chả Cá, Hàng Thùng, Hàng Buồm, Hàng Giấy… lô xô màu hồng trong chiều thu…

Hà Nội phố Pháp của Ngọc Linh là những bức họa về các công trình kiến trúc Pháp chính hiệu do người Pháp xây cách đây hàng trăm năm. Những bức họa này của ông gợi về một thành phố châu Âu văn minh, một Paris huyền ảo như thần thoại trong mơ…

Advertisement

Hà Nội làng ven đô của Ngọc Linh là những bức họa về cổng làng Thụy Khuê nhẹ nhàng, cổ xưa như ca dao; là cây bàng trên đường Thụy Khuê được đặc tả hai nhánh gốc to, lồi lõm như năm tháng, bám chặt vào đất mà tồn tại; là chợ Bưởi mái nghiêng che vừa chạm mái đầu…

Là một trong những người biết Hà Nội tôi yêu của họa sĩ Ngọc Linh từ thai nghén đến ngày chính thức ra đời, thi sĩ Ngô Linh Ngọc cho biết qua từng trang ký họa, từng buổi lên màu, ông thực sự được ngụp mình trong mình trong nguồn suối thơ, nguồn suối nhạc của ngọn bút Ngọc Linh tươi sáng, trẻ trung, hồn hậu.

Còn họa sĩ Trịnh Lữ có những nhận xét rất tinh tế về Hà Nội tôi yêu. Trong lời giới thiệu cho bộ tiểu họa đặc biệt này, ông rằng bộ tranh là tiêu biểu nhất cho bản chất mà ông gọi là “dân gian đương đại” của Ngọc Linh. Trịnh Lữ viết: “Hà Nội đã có ‘Phố Phái’ – liêu xiêu như những vần thơ u ẩn. Hà Nội giờ lại có ‘Phố Linh’ – tung tăng như những khúc hát đồng dao”.

Có thể nói, Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của họa sĩ Ngọc Linh. Thông qua bộ tranh đặc biệt này, ông muốn lan toả tình yêu Hà Nội, tình yêu với hội họa của mình tới tất cả bạn bè xa gần yêu quý. Và như tinh thần “một Hà Nội bỏ túi” mà ông muốn gửi gắm, bộ sách tranh nhỏ nhắn này sẽ theo bạn đọc đi muôn nơi cùng với một tình yêu thiết tha mà người họa sĩ dành cho Hà Nội.

Họa sĩ Ngọc Linh sinh ngày 30/10/1930. Sau khi học xong khóa Họa sĩ kháng chiến (1950-1953), ông được phân công về ngành điện ảnh, từng công tác ở khu Đồi cọ và sau trở thành họa sĩ thiết kế mỹ thuật của Xưởng phim truyện Việt Nam, từ năm 1954. Ông là tác giả chính và tham gia thiết kế mỹ thuật của 25 bộ phim truyện Điện ảnh cách mạng Việt Nam như Chung một dòng sông, Vợ chồng A Phủ, Sao tháng Tám, Thời xa vắng, Người đàn bà bị săn đuổi… Năm 1977, ông được nhận giải Họa sĩ thiết kế xuất sắc, LHP Việt Nam lần thứ tư, cho thiết kế trong phim Sao tháng Tám…

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/tranh-ha-noi-ve-tren-nhung-to-ve-so-post1500614.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng