Connect with us

Sách hay

Biến Động

Được phát hành

,

Biến động là cuốn sách khảo sát 7 quốc gia ở các châu lục, phân tích quá trình họ gặp phải, đối mặt và vượt qua biến cố lớn trong quá khứ. Cuốn sách kết hợp những kiến thức lịch sử, địa lý, kinh tế, nhân chủng học, tâm lý, đưa ra những bài học từ quá khứ để rút kinh nghiệm cho hiện tại, tương lai.

“Nước Mỹ đến hôm nay vẫn có ít vốn xã hội để đề kháng với sự xuất hiện của những sức mạnh công nghệ hiện đại làm mất đi cá tính con người”, tác giả Jared Diamond viết.

Việc mở rộng câu hỏi của chúng ta về tính phân cực chính trị ở Mỹ ngày nay – từ việc chỉ bàn về quan điểm phân cực của các chính trị gia, đến việc nói quan điểm phân cực của toàn bộ cử tri nước Mỹ – cũng quá hạn hẹp.

Nó chỉ mới đặt vấn đề về sự phân cực trong lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, hiện tượng này thậm chí còn rộng lớn hơn: Sự phân cực, tính không khoan dung và lạm dụng cũng đang gia tăng trong các lĩnh vực khác của đời sống Mỹ, bên cạnh lĩnh vực chính trị.

Xa hoi My anh 1

Cuộc sống người Mỹ bị tác động như thế nào bởi công nghệ? Ảnh minh họa: Storymaps.arcgis.

Thời gian xem truyền hình cùng nhau gấp ba lần nói chuyện với nhau

Những độc giả người Mỹ trên 40 tuổi, xin xem lại những thay đổi mà bạn từng chứng kiến về hành vi ứng xử trong thang máy của người Mỹ (giờ đây những người đang chờ vào thang máy ít khi chờ những người trong thang máy bước ra); giảm tác phong lịch sự trong giao thông (không nhường người lái xe khác); sự thân thiện khi gặp nhau trên đường đi dạo và trên đường phố (người Mỹ dưới 40 tuổi ít chào người lạ hơn so với người trên 40 tuổi).

Và trên hết, trong nhiều giới, những “phát biểu” đủ loại ngày càng bị lạm dụng, đặc biệt là trong giao tiếp điện tử.

Tôi đã trải nghiệm những xu thế này ngay khi bước vào đời sống nghiên cứu học thuật của Mỹ vào năm 1955. Các cuộc tranh luận học thuật ở Mỹ ngày nay trở nên thô bạo hơn so với 60 năm trước.

Khi khởi đầu sự nghiệp học thuật, tôi tham gia các cuộc tranh luận, cũng giống như bây giờ. Nhưng trước đây, tôi xem các nhà khoa học bất đồng ý kiến trong tranh luận như bạn bè cá nhân chứ không phải kẻ thù cá nhân.

Chẳng hạn, tôi nhớ một chuyến nghỉ ngơi ở Anh sau hội nghị sinh lý học, còn đi tham quan các tu viện dòng Cistercian bị hủy hoại với một nhà sinh lý học người Mỹ tốt bụng, hiền lành mà tôi rất không đồng ý về cơ chế vận chuyển nước qua biểu mô tại hội nghị.

Ngày nay, điều này không thể xảy ra được mà thay vào đó, tôi liên tục bị kiện cáo, hoặc bị dọa đưa ra tòa và chịu sự lăng mạ từ các học giả không đồng ý với mình.

Những đơn vị chủ nhà mời tôi thuyết trình đã buộc phải thuê vệ sĩ để che chở tôi khỏi những chỉ trích giận dữ. Một học giả đã kết luận trong bài điểm sách về một trong những cuốn sách của tôi với dòng chữ “Hãy câm miệng lại!”.

Đời sống học thuật phản ánh cuộc sống của người Mỹ nói chung, cũng như các chính trị gia, cử tri, người đi thang máy, người lái xe và người đi bộ. Những đấu trường trong cuộc sống Mỹ là những khía cạnh của cùng một hiện tượng được bàn luận rộng rãi: Sự suy thoái của cái gọi là “vốn xã hội”.

Theo định nghĩa của nhà khoa học chính trị Robert Putnam trong cuốn Bowling Alone (Chơi Bowling một mình): “Vốn xã hội đề cập các kết nối giữa các cá nhân – mạng xã hội cùng chuẩn mực tương hỗ và đáng tin cậy phát sinh từ chúng”.

Theo nghĩa đó, vốn xã hội có liên quan mật thiết đến cái mà một số người gọi là “phẩm hạnh công dân”.

Đó là sự tin tưởng, tình bạn, liên kết nhóm, sự giúp đỡ và mong cầu giúp đỡ được xây dựng qua việc tích cực tham gia và trở thành thành viên của các nhóm, từ câu lạc bộ sách, câu lạc bộ bowling, câu lạc bộ bài Bridge, cộng đồng sinh hoạt nhà thờ, các tổ chức cộng đồng và hội phụ huynh – giáo viên đến các tổ chức chính trị, hiệp hội nghề chuyên nghiệp, câu lạc bộ thiện nguyện Rotary, họp hành trong thị trấn, nghiệp đoàn, hiệp hội cựu chiến binh, và nhiều hội đoàn khác.

Việc tham gia các hoạt động nhóm như vậy thúc đẩy sự tương hỗ: Nghĩa là làm những điều cho người khác và với người khác, tin tưởng họ, đồng thời cũng dựa vào họ và các thành viên khác trong nhóm để hỗ trợ cho bạn.

Nhưng người Mỹ ngày càng giảm tham gia vào các nhóm thường gặp nhau trực tiếp như thế, trong khi việc tham gia vào các nhóm trực tuyến mà không bao giờ gặp, nhìn hoặc nghe thấy nhau ngày càng gia tăng.

Một lời giải thích mà Putnam và nhiều người khác đưa ra về sự suy thoái vốn xã hội ở Mỹ là sự gia tăng giao tiếp gián tiếp gây mất mát cho việc giao tiếp trực diện.

Điện thoại xuất hiện vào năm 1890 nhưng đến khoảng năm 1957 mới bão hòa thị trường Mỹ. Đài phát thanh khởi sự bão hòa từ năm 1923 đến năm 1937 và truyền hình thì từ năm 1948 đến năm 1955.

Thay đổi lớn nhất mới nảy sinh gần đây là Internet, điện thoại di động và tin nhắn điện tử. Chúng ta sử dụng radio và truyền hình để tiếp nhận thông tin và giải trí, trong khi điện thoại và những phương tiện điện tử gần đây cũng cho những mục đích tương tự nhưng cộng với giao tiếp.

Nhưng trước khi phát minh ra chữ viết, mọi thông tin và giao tiếp của con người thường phải mặt đối mặt khi mọi người nói chuyện với nhau hay cùng xem/nghe trình diễn (diễn giả, nhạc sĩ và diễn viên).

Mặc dù các rạp chiếu phim phát triển sau năm 1900 không đem lại thú vui trực diện, chí ít chúng cũng đưa mọi người ra khỏi nhà để nhập vào các nhóm xã hội và thường được cùng bạn bè thưởng thức như một phần mở rộng của việc đi xem diễn giả, nhạc sĩ, và diễn viên cùng bạn bè.

Tuy nhiên, ngày nay, nhiều trò giải trí của chúng ta – điện thoại thông minh, iPod và trò chơi điện tử – mang tính đơn độc hơn là xã hội.

Chúng được chọn lựa để giải trí mang tính cá nhân, cũng như thông tin chính trị được lựa chọn mang tính riêng tư. Tuy vậy, truyền hình vẫn là hình thức giải trí phổ biến nhất đối với người Mỹ, giữ người Mỹ ở nhà, dù chỉ còn là trên danh nghĩa với các thành viên trong gia đình.

Người Mỹ dành thời gian xem truyền hình cùng nhau gấp ba đến bốn lần so với nói chuyện với nhau và ít nhất một phần ba tổng thời gian xem truyền hình chỉ riêng một mình (thường là trên Internet thay vì ngồi trước màn hình tivi). Hệ quả là những người nghiện xem truyền hình ít tin tưởng người khác và ít tham gia tổ chức tự nguyện hơn so với những người không nghiện.

Trước khi đổ lỗi cho việc xem truyền hình gây ra những hành vi đó, người ta có thể phản bác: Cái gì là nguyên nhân và cái gì là kết quả, hoặc hai tập hợp hiện tượng này chỉ tương quan với nhau chứ không phải hành vi này là nguyên nhân của hành vi kia?

Một khảo sát tình cờ ở Canada đã làm sáng tỏ câu hỏi này. Trong một thung lũng ở Canada có ba thị trấn lẽ ra thì giống nhau, nhưng một trong số đó nằm ngoài tầm phủ sóng truyền hình phục vụ trong vùng.

Sau cùng, khi thị trấn đó được phủ sóng, việc tham gia vào các câu lạc bộ và cuộc họp lại giảm đi so với trước đó, xuống đến mức tương đương với hai thị trấn kia.

Điều này cho thấy rằng việc xem truyền hình gây ra sự suy giảm tham gia cộng đồng; đó không phải là trường hợp mà những người vốn đã không tham gia sau đó lại chọn xem truyền hình.

Xa hoi My anh 2

Sách Biến động trong bộ Lịch sử nhân loại của Jared Diamond. Ảnh: Omega Plus.

Mối quan hệ xã hội của người Mỹ

Ở những vùng xa xôi của New Guinea, nơi tôi đi thực địa và cũng là nơi chưa có công nghệ truyền thông mới, mọi thông tin liên lạc vẫn phải trực diện và tham dự đầy đủ – cũng như ở Mỹ trước đây. Người New Guinea dành phần lớn thời gian giao tiếp với nhau.

Trái với các cuộc trò chuyện thưa thớt và không tập trung của người Mỹ, các cuộc đối thoại truyền thống ở New Guinea không bị gián đoạn khi phải nhìn vào điện thoại di động trong tay, cũng không phải nhấn phím gửi email hay tin nhắn trong khi trò chuyện với một người, nhưng chỉ tiếp nhận một phần sự tham gia của họ.

Con trai của một nhà truyền giáo người Mỹ lớn lên ở một ngôi làng New Guinea và khi chuyển đến Mỹ học trung học, đã mô tả cú sốc của mình khi phát hiện sự khác biệt giữa cách chơi đùa của trẻ em ở New Guinea và ở Mỹ.

Ở New Guinea, trẻ em ở một ngôi làng đi lang thang từ túp lều này sang túp lều khác cả ngày. Ở Mỹ, như bạn tôi phát hiện, “trẻ em về nhà, đóng cửa và xem truyền hình một mình”.

Bình quân, người dùng điện thoại di động ở Mỹ, cứ sau bốn phút lại kiểm tra điện thoại một lần, dành ít nhất sáu giờ mỗi ngày để nhìn vào màn hình của điện thoại di động hoặc máy tính và dành hơn 10 giờ mỗi ngày (hầu hết thời gian không ngủ) để kết nối một số thiết bị điện tử.

Kết quả là hầu hết người Mỹ không còn trải nghiệm với nhau như những con người sống động với gương mặt và chuyển động cơ thể mà chúng ta thường thấy, giọng nói mà chúng ta thường nghe và con người mà chúng ta thường hiểu được.

Thay vào đó, chúng ta trải nghiệm lẫn nhau chủ yếu qua tin nhắn kỹ thuật số trên màn hình hay đôi khi chỉ là giọng nói qua điện thoại di động. Chúng ta có xu hướng bị ức chế mạnh mẽ để không trở nên thô lỗ với một người sống chỉ cách chúng ta nửa mét, những người chúng ta có thể nhìn và nghe thấy.

Nhưng chúng ta mất đi những ức chế khi con người chỉ được thể hiện qua từ ngữ trên màn hình. Việc ứng xử thô lỗ và tùy tiện bằng từ ngữ trên màn hình dễ dàng hơn là đối mặt với một con người sinh động nhìn thẳng vào mặt bạn. Vì vậy, một khi chúng ta đã quen với việc lăng mạ ở khoảng cách gián tiếp, thì bước tiếp theo là lăng mạ một con người sinh động sẽ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, lời giải thích đó về sự đổ vỡ của thỏa hiệp chính trị và hành vi lịch thiệp ở Mỹ nói chung hiển nhiên sẽ bị phản đối. Việc giao tiếp gián tiếp không chỉ bùng nổ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước giàu có.

Người Italy và người Nhật sử dụng điện thoại di động chẳng kém gì người Mỹ. Thế nhưng, tại sao sự thỏa hiệp chính trị không suy giảm và sự thô thiển mang tính xã hội vẫn không gia tăng ở các nước giàu khác?

Tôi có thể nghĩ đến hai lời giải thích khả dĩ. Một là, trong thế kỷ 20, truyền thông điện tử và nhiều phát minh công nghệ khác hình thành đầu tiên ở Mỹ, sau đó chúng và những hệ quả của chúng lan sang các nước giàu khác.

Trên thực tế, những người bạn Anh nói với tôi rằng sự xúc phạm cá nhân ở Anh bây giờ nhiều hơn so với lúc tôi ở đó 60 năm trước, trong khi những người bạn Australia nói với tôi rằng sự không thỏa hiệp đang gia tăng trong đời sống chính trị Australia.

Nếu lời giải thích này là chính xác, thì sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi các nước phát triển giàu có khác cũng gặp phải tình trạng bế tắc chính trị ở mức độ mà Mỹ đã vướng vào.

Một lời giải thích khả dĩ khác là từ quá khứ, do nhiều lý do, nước Mỹ đến hôm nay vẫn có ít vốn xã hội để đề kháng với sự xuất hiện của những sức mạnh công nghệ hiện đại làm mất đi cá tính con người.

Diện tích nước Mỹ lớn hơn 25 lần so với bất kỳ quốc gia giàu có nào, ngoại trừ Canada. Ngược lại, mật độ dân số Mỹ – những người được chia theo khu vực – thấp hơn tới 10 lần so với hầu hết quốc gia giàu có khác; chỉ có Canada, Australia và Iceland là dân cư thưa thớt hơn.

Mỹ luôn đặt trọng tâm mạnh mẽ vào cá nhân, so với sự nhấn mạnh của châu Âu và Nhật Bản đối với cộng đồng; chỉ có Australia vượt qua Mỹ về xếp hạng chủ nghĩa cá nhân giữa các quốc gia giàu có.

Người Mỹ di chuyển thường xuyên, trung bình cứ sau 5 năm. Do khoảng cách không gian ở Mỹ quá rộng lớn so với ở Nhật hay bất kỳ quốc gia Tây Âu nào, khi người Mỹ di chuyển, họ có thể xa hẳn những người bạn cũ so với những người Nhật Bản và châu Âu ít di chuyển.

Do đó, người Mỹ có nhiều mối quan hệ xã hội ngắn ngủi hơn và bạn bè dễ lìa xa thay vì nhiều người bạn thân thiết sống cận kề.

Nhưng diện tích và khoảng cách trong phạm vi nước Mỹ đã cố định và không suy giảm. Người Mỹ không thể từ bỏ điện thoại di động hay ít di chuyển thường xuyên hơn.

Nguồn: https://zingnews.vn/xa-hoi-my-ra-sao-duoi-tac-dong-cua-truyen-hinh-cong-nghe-post1107460.html

Sách hay

Internet và mạng xã hội có đang khiến cộng đồng trở nên độc ác hơn?

Được phát hành

,

Bởi

Trong thời đại của những chuyển biến xã hội liên tục, các vấn đề được bàn đến trong “Bức xúc không làm ta vô can” và “Thiện, ác và smartphone” khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Dang Hoang Giang anh 1

Tác giả Đặng Hoàng Giang. Ảnh: THB.

Bộ sách Thiện, ác và bức xúc thời đại, gồm hai cuốn sách Bức xúc không làm ta vô canThiện, ác và smartphone của tác giả Đặng Hoàng Giang xuất bản cách đây 10 năm, vừa được tái bản, có bổ sung những nội dung mới.

Chúng ta đang tạo ra các hệ lụy xã hội như thế nào

Bộ sách không chỉ là những quan sát sắc bén và những phân tích sâu sắc về quan điểm đạo đức, những bất công, bất bình đẳng và cấu trúc quyền lực trong xã hội hiện đại, mà chúng còn là lời kêu gọi mỗi cá nhân tự vấn về vai trò và trách nhiệm của bản thân.

Tác giả Đặng Hoàng Giang chia sẻ, khi đọc lại các bài viết trong Bức xúc không làm ta vô can sau gần 10 năm xuất bản, ông không biết nên vui hay buồn vì chúng vẫn còn thời sự. Ví như, khi viết Rồi tất cả sẽ thành Đồ Sơn, tác giả không thể hình dung Phú Quốc, Tam Đảo và Đà Lạt sẽ bị “băm nát” một cách nhanh chóng như vậy, với Bà Nà và Cát Bà đang theo chân.

Hay gần nhất là về cụm từ “phông bạt” nổi rầm rộ trên khắp các diễn đàn xã hội, ai ngờ rằng người ta sẽ photoshop biên lai chuyển khoản ngân hàng cho từ thiện, thêm vào một vài con số để nhận được nhiều sự tung hô, sau bài viết Từ thiện câu like

Với 27 bài bình luận là những hiện tượng xã hội và trào lưu văn hóa phổ thông quanh ta: đi du lịch, làm từ thiện, phẫu thuật thẩm mỹ hay truyền hình thực tế được chuyển tải qua ngòi bút sắc sảo, hài hước và tư duy phản biện, đa chiều, Bức xúc không làm ta vô can giúp chúng ta đi xuyên qua bề mặt của các hiện tượng, đặt câu hỏi về những điều tưởng như hiển nhiên, hiểu hơn về cơ chế vận hành của chúng, và về những hệ lụy mà chúng tạo ra cho cộng đồng.

Đặc biệt, trong phiên bản mới của cuốn sách, tác giả Đặng Hoàng Giang đã bổ sung thêm một chương về chủ nghĩa thiên vị ngoại hình (lookism), chia sẻ quan sát của ông về sự ưu ái, thiên vị những người có ngoại hình đã và đang len lỏi trong các ngóc ngách của xã hội như thế nào.

Theo tác giả sách “Chủ nghĩa thiên vị ngoại hình tạo ra những bất bình đẳng và bất công. Khi còn nhỏ, học sinh có ngoại hình tốt được giáo viên ưu ái hơn. Lớn lên, người có ngoại hình ưa nhìn dễ xin việc hơn, nhận được mức lương cao hơn, dễ được đề bạt hơn”.

Với phần bổ sung này, tác giả chỉ ra việc chúng ta đang tạo ra các hệ lụy xã hội như thế nào khi chạy theo bản năng, đánh giá cao năng lực và phẩm chất của người có ngoại hình tốt, và ở chiều ngược lại, đánh giá thấp, thậm chí kỳ thị người lùn, người quá béo, quá gầy, người khuyết tật, và tước đi cơ hội phát triển, cũng như đóng góp cho cộng đồng của họ.

Dang Hoang Giang anh 2

Bộ sách Thiện, ác và bức xúc thời đại vừa được Thái Hà Books tái bản, có bổ sung những nội dung mới. Ảnh: THB.

Công cụ giúp ta dần hóa giải sự độc hại

Nhà báo, tác giả Trương Anh Ngọc từng nhận định về Thiện, ác và smartphone như sau: “Tôi luôn thích cách đặt vấn đề của Đặng Hoàng Giang. Những góc nhìn rất đa dạng và khách quan của anh vào vấn đề của cuộc sống và xã hội Việt Nam chắc chắn khiến những người có lương tri và trái tim không khỏi suy nghĩ”.

Cuốn sách đã phác họa sắc nét chân dung của văn hóa làm nhục thời mạng xã hội, khiến chúng ta rung mình vì sự xấu xí và sức phá hủy của nó. Nhưng đồng thời, những phân tích thấu đáo cũng buộc chúng ta phải đối diện với bản thân, và giật mình nhận ra đôi khi chính mình cũng đang góp phần nào ra bức chân dung đó, để hủy hoại người khác và hủy hoại bản thân.

Không dừng lại ở đó, tác giả còn chỉ ra con đường thoát bằng sức mạnh của sự điềm tĩnh và sự vững vàng của lòng trắc ẩn. Các bài viết này giúp bạn đọc ý thức rằng đằng sau những avatar ảo là con người thật, để phê bình mà không mạt sát, lên án nhưng không lăng nhục; để trong khi thượng tôn pháp luật vẫn trân trọng nhân phẩm con người; thấu cảm, khoan dung, tha thứ và hướng tới một xã hội của công lý phục hồi và hàn gắn, thay vì của trừng phạt tàn khốc.

Không chỉ nêu lên hiện tượng, Thiện, ác và smartphone còn đưa ra nhiều tầng phân tích để giải thích những cơn bão lăng nhục này hình thành và phát triển như thế nào, những cơ chế tâm lý, những ẩn ức nào nằm sau chúng, và chúng phá hủy nạn nhân ra sao. Hiểu được nguồn cơn và hệ lụy sẽ giúp chúng ta cảnh giác, để ta tránh trở thành một phần của đám đông cuồng nộ và ta giúp người khác cũng làm vậy.

Với lần tái bản này, tác giả Đặng Hoàng Giang còn giới thiệu thêm với độc giả một công cụ mà anh mới khám phá ra trong mấy năm gần đây là giao tiếp phi bạo lực, hay giao tiếp trắc ẩn (nonviolent communication).

“Thú vị là để dùng công cụ này ta bắt đầu bằng cách hiểu chính mình: ta phải nhận biết và biểu đạt được cảm xúc và nhu cầu của mình. Điều này có thể lạ lẫm với nhiều người Việt, bởi chúng ta đã quen với những căn dặn là ta phải nhịn, phải nhẫn, phải bỏ qua nhu cầu của mình, phải không được để cảm xúc của mình làm phiền người khác”.

“Nhưng tôi tin tưởng rằng công cụ này có thể giúp ta dần hóa giải sự độc hại và đứt gãy trong các quan hệ gia đình hay ở nơi làm việc. Tin tốt là gần đây đã có những cá nhân và tổ chức (được giới thiệu trong sách) âm thầm lan tỏa triết lý giao tiếp này trong cộng đồng và giúp chúng ta bắt tay vào thực hành nó”, tác giả sách chia sẻ.

Nguồn: https://znews.vn/internet-va-mang-xa-hoi-co-dang-khien-cong-dong-tro-nen-doc-ac-hon-post1512810.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Làm giáo dục

Được phát hành

,

Bởi

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm giáo dục

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512190.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Nghĩ lớn để thành công

Được phát hành

,

Bởi

Sách tiết lộ bí quyết, tư tưởng dám nghĩ lớn để thành công của Donald Trump, đồng thời truyền tải một phong cách sống, làm việc quyết liệt, kiên định, luôn hướng về phía trước của ông.

Trong sách “Nghĩ lớn để thành công”, Donald Trump tiết lộ ông không chỉ thừa hưởng trí tuệ mà còn học hỏi được rất nhiều điều từ người cha gốc Đức của mình.

Tôi đã hiểu được tầm quan trọng của sự đam mê nhờ cha mình. Cha tôi đã dạy tôi mọi thứ liên quan đến xây dựng, nhưng bạn có biết điều tôi thực sự học được từ ông là gì không?

Đó là niềm đam mê trong công việc. Cha tôi yêu công việc và ông không ngại làm việc cả thứ bảy và chủ nhật. Có lần, cha tôi tiến hành xây dựng một khu chung cư trong khi bên kia đường cũng có một khu nhà tương tự đang được xây dựng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là thời gian hoàn thành và chi phí xây dựng công trình của cha tôi ít hơn mà khu nhà lại đẹp hơn khu nhà đối diện rất nhiều. Tôi đã học được từ ông rằng làm việc với niềm đam mê thật sự sẽ khiến ta vô cùng hạnh phúc và không bao giờ cảm thấy mệt mỏi.

Nhờ có cha mà tôi đã tìm thấy niềm đam mê trong công việc của mình. Tôi say sưa làm việc đến nỗi mỗi đêm chỉ ngủ từ 3 đến 4 giờ đồng hồ và luôn mong trời mau sáng để được bắt tay vào công việc.

Một trong những niềm đam mê mãnh liệt nhất của tôi là thực hiện những vụ thương lượng quan trọng. Tôi thích tham gia và giành chiến thắng trong các cuộc thương lượng. Tôi muốn áp đảo đối thủ và giành những quyền lợi béo bở về mình. Tại sao ư? Vì chẳng có cảm giác nào tuyệt vời hơn thế, thậm chí với tôi, cảm giác đó còn hơn cả ham muốn tình dục dù rằng tôi cũng là người thích tình dục.

Khi đạt được mục đích thương lượng của mình, khi cuộc đàm phán diễn ra theo chiều hướng mình mong muốn, bạn sẽ có cảm giác rất tuyệt. Có thể bạn đã nghe nhiều người nói rằng một cuộc đàm phán thành công là khi cả hai bên đều đạt được mục đích của mình. Điều đó thật phi lý. Đàm phán thành công có nghĩa bạn là người chiến thắng, chứ không phải đối phương. Trong các vụ thương lượng, tôi muốn đạt được một chiến thắng tuyệt đối. Đó chính là lý do tại sao tôi có thể thành công trong nhiều cuộc thương lượng quan trọng đến vậy.

Một niềm đam mê lớn lao khác của tôi chính là tạo nên những công trình xây dựng tuyệt đẹp, và đó cũng là đam mê dẫn dắt tôi đến thành công như ngày hôm nay. Phát triển xây dựng và bất động sản được coi là lĩnh vực có những yêu cầu rất khắt khe. Lĩnh vực này đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối và không được phép lơ là bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây tổn hại cho rất nhiều người.

Bất kỳ sơ suất nào cũng không được chấp nhận. Nhưng tôi yêu thích những thử thách mà một công việc đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chính xác mang lại. Tôi nghĩ tôi đã làm tốt được công việc đó bởi tôi thực sự yêu thích nó. Và tôi đã áp dụng “chân lý” này trong mọi việc mình làm.

Donald Trump anh 1

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump.

Tôi nhớ ở Tổ chức Trump có một nhân viên luôn thắc mắc không hiểu tại sao chúng tôi phải mất nhiều thời gian đến thế cho việc kiểm tra các công trình đã được hoàn thiện. Dù tên tuổi đã được khẳng định và các công trình do chúng tôi xây dựng đều được nhiều người biết đến và đánh giá cao, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện việc kiểm tra hết sức kỹ lưỡng.

Người nhân viên kia đã không hiểu được rằng chúng tôi làm việc đó để luôn đảm bảo rằng các công trình của mình phải đạt tiêu chuẩn tốt nhất và luôn duy trì được những tiêu chuẩn đó. Có thể với người khác đây là điều không cần thiết nhưng với chúng tôi, đó lại là điều vô cùng quan trọng.

Tôi thích mua những mảnh đất chưa được ai đầu tư và tự mình biến chúng trở thành cái gì đó thật nguy nga và tráng lệ. Vẻ đẹp và sự tao nhã, bất kể ở một người phụ nữ hay một tác phẩm nghệ thuật, đều là niềm đam mê của tôi. Cái đẹp không phải ở vẻ bề ngoài hay thứ gì đó chỉ để ngắm nhìn. Cái đẹp chính là một sản phẩm mang phong cách và được toát lên từ tận sâu bên trong. Với tôi, niềm đam mê cái đẹp luôn song hành với những thành công đã đạt được. Tôi muốn cả hai.

Khi đến văn phòng của mình trong tòa nhà Trump ở thành phố New York, tôi rất thích ngắm nhìn khu đại sảnh tráng lệ mà mình đã tạo nên. Tôi thích chứng kiến đám đông trầm trồ thán phục trước bức tượng cẩm thạch tuyệt vời cùng thác nước nhân tạo đẹp ngoạn mục cao gần 25 mét.

Tôi thích chứng kiến sự hưởng ứng mang cảm xúc, sự trầm trồ kinh ngạc và thái độ trân trọng của mọi người trước vẻ đẹp lạ thường của tòa nhà. Cảm giác của tôi và của họ cộng hưởng với nhau. Dù chưa một lần gặp mặt nhưng tôi thấy gần gũi với họ hơn, bởi đó chính là cảm giác tôi đã từng có khi xây tòa nhà Trump này.

Nguồn: https://znews.vn/bi-mat-thanh-cong-cua-trump-tri-tue-vuot-troi-tu-gia-toc-duc-post1510769.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng