Connect with us

Sách hay

‘Cao thủ’ ở phố sách giữa lòng thủ đô

Được phát hành

,

Nếu là “dân mọt sách” ở Hà Nội, ai cũng biết phố Đinh Lễ, Nguyễn Xí. Đây là phố sách nổi tiếng nhất của thủ đô.

Phố sách có từ khá lâu với rất nhiều chủng loại sách và giá cả bao giờ cũng “mềm” hơn những nơi khác.

Nếu không đặc trưng bởi các cửa hàng sách, phố Đinh Lễ cũng không có gì đặc biệt. Một phố ngắn, nằm sát Hồ Gươm và gần những cơ quan đầu não của thành phố, Đinh Lễ được nhiều người biết đến vì đây là nơi bán sách nổi tiếng nhất của Hà Nội với nhiều cửa hàng sách. Thậm chí, có những cửa hàng nằm ở những vị trí không ai có thể ngờ đến.

Phố sách Đinh Lễ có lịch sử từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ban đầu chỉ là những quầy sách bán lẻ tẻ trên vỉa hè. Quy mô lớn dần và cũng chuyên nghiệp hơn, có những cửa hiệu lớn với nhiều loại sách. Người ham đọc sách thường chọn nơi này để mua sách.

Advertisement

Một trong những nhân vật hay được nhắc đến trong việc gây dựng phố sách Đinh Lễ là vợ chồng bà Phạm Thị Mão, ông Lê Luy. Gian hàng sách của ông bà nằm trên gác phố khu tập thể Đinh Lễ.

Pho sach Dinh Le anh 1

Sách Hà Nội dấu xưa, phố cũ của tác giả Uông Triều.

Nơi đây, có những cầu thang đặc trưng từ thời bao cấp, cheo leo, ngoắt nghéo và nếu không phải là dân nghiền sách, khó ai có thể ngờ rằng có những cửa hàng sách nằm ở những vị trí chênh vênh, sâu hút đến thế.

Cửa hàng sách của ông bà gây cho người ta ấn tượng rất mạnh, dù đã đặt chân đến nhiều lần đi chăng nữa. Sách xếp cao đến tận trần nhà, cơ man là sách.

Những năm trước, khi bà Mão còn sống, hỏi đến quyển sách nào, ông bà đều có thể trả lời được ngay. Ngày bà Mão mất, rất nhiều người mê sách thương tiếc. Vì chính bà là một trong những người đầu tiên khởi dựng nên cái tên “phố sách Đinh Lễ”, là bà đỡ cho nhiều cuốn sách hay.

Trong đó, có thể kể đến cuốn Almanach – Những nền văn minh thế giới đã mang lại sự giàu có và cơ ngơi sách cho ông bà.

Advertisement

Phố sách Đinh Lễ bây giờ có rất nhiều các cửa hiệu lớn. Sách nhiều vô kể, đủ các thể loại: Văn học, lịch sử, chính trị, khoa học, thiếu nhi, giáo khoa…

Nói cách đơn giản rằng nếu không tìm thấy cuốn sách nào đó ở Đinh Lễ, cũng khó tìm thấy nó ở một nơi nào khác. Nếu sách được xuất bản mà chưa lên kệ sách trên phố Đinh Lễ, có thể coi như cuốn sách ấy chưa thành công.

Phố sách nhiều người bán nhưng cao thủ bán sách thì không nhiều, có thể kể thêm một người nữa. Đó là chị Vũ Thúy Hoa.

Chị Hoa là người tự hài hước treo biển cửa hàng sách của mình là “Sách Mụ Hoa”. Người phụ nữ này có một điều khác biệt là rất chịu khó đọc sách.

Hầu như nhắc đến tên quyển sách nào, chị biết ngay quyển đó xếp ở đâu. Thậm chí, với những tác giả nổi tiếng, chị còn biết sách viết về chủ đề gì.

Advertisement

Cửa hàng của chị bé tí tẹo, sách xếp cao như tường thành và mới nhìn qua thì hoa mắt, chóng mặt vì đủ màu sắc, tên gọi và các thể loại sách.

Tôi nhớ có lần ra mắt cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Hồ Anh Thái, chị Hoa là đại biểu duy nhất của phố sách Đinh Lễ được mời đến, bởi đơn giản chị mê đọc sách của các nhà văn Việt.

Mỗi khi vắng khách, chị lại lôi sách ra đọc và vì thế chị biết mặt, biết tên khá nhiều nhà văn có tiếng. Có những cuốn sách thuộc “hàng độc”, các nhà xuất bản, tác giả cũng tin tưởng gửi gắm riêng cho chị phát hành “độc quyền”.

Nhưng phố Đinh Lễ không chỉ có sách, nếu ai quan tâm lịch sử Hà Nội thì biết rằng khu vực phố này từng là nơi tọa lạc của một trong những ngôi chùa rất lớn.

Chùa Báo Ân được xây dựng ngay phía Đông Nam Hồ Gươm với 180 gian, 36 nóc. Chùa được tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai quyên tiền xây dựng và trở thành một trong những nét nhấn quan trọng bậc nhất bên cạnh Hồ Gươm.

Advertisement

Nhưng lịch sử thăng trầm, khi người Pháp chiếm được Hà Nội và cải tạo khu vực quanh Bờ Hồ, họ đã cho phá chùa Báo Ân để xây dựng Bưu điện và các cơ quan hành chính đầu não.

Ngôi chùa lớn gần như bị phá hủy hoàn toàn, nay chỉ còn tháp Hòa Phong trơ gan cùng tuế nguyệt như chứng nhân duy nhất của thắng tích khi xưa.

Vì thế, vào những dịp lễ tết, một số cửa hàng sách ở phố sách Đinh Lễ vẫn thấy những đồ tế lễ mang dấu ấn Phật giáo để ghi nhớ lịch sử một ngôi chùa lớn năm xưa.

Và nếu ai để ý, việc đặt tên phố quanh Hồ Gươm mang rất nhiều dấu ấn của vương triều Lê. Lê Thái Tổ, Lê Lai, Lê Thạch… và phố sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí cũng được đặt theo tên những vị công thần quan trọng bậc nhất của thời Lê.

Pho sach Dinh Le anh 2

Phố Đinh Lễ là phố sách độc nhất vô nhị của Hà Nội mở cửa xuyên đêm giao thừa. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.

Đinh Lễ (?-1427) gọi Lê Lợi là cậu ruột, là tướng có võ nghệ cao cường. Thời trẻ, Đinh Lễ từng làm cận vệ cho Lê Lợi, sau làm tướng ghi được những chiến công lớn.

Advertisement

Đặc biệt, trận đánh ở Tốt Động, Chúc Động phá quân Minh, ông cùng Nguyễn Xí và quân Lam Sơn phục kích, tiêu diệt được 50.000 quân địch, bắt sống tướng giặc là Trần Hiệp.

Đây là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của nghĩa quân Lam Sơn mà sau này Nguyễn Trãi đã viết những dòng ca ngợi đầy cảm xúc.

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,

Advertisement

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.

Sĩ khí đã hăng

Quân thanh càng mạnh.

Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,

An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.

Advertisement

Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,

Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.

Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm

Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã phải bêu đầu…

Advertisement

Đinh Lễ còn có em ruột là Đinh Liệt, cũng là võ tướng ghi nhiều chiến công hiển hách. Một sự thú vị và chắc là có chủ ý của người đặt tên đường: Phố Đinh Lễ và Nguyễn Xí cắt ngang nhau vì trong lịch sử hai ông có những gắn bó rất gần gũi.

Ngoài việc cả hai cùng tham gia trận đánh lẫy lừng ở Tốt Động, Chúc Động, Đinh Lễ và Nguyễn Xí, khi truy kích địch, đã bị giặc bắt sống ở My Động. Nguyễn Xí may mắn trốn thoát còn Đinh Lễ bị giặc sát hại.

Nguyễn Xí (1396-1465) sau đó còn lập một chiến công lớn nữa, khi cùng Phạm Vấn tiếp ứng đánh trận Xương Giang và bắt sống hai tướng giặc Minh là Thôi Tụ và Hoàng Phúc.

Đinh Lễ và Nguyễn Xí được đặt tên cho hai con phố bán sách. Phố tuy nhỏ, lúc nào cũng nhộn nhịp và rất đông người đến mua sách.

Hai vị tướng lừng danh một thời, giờ lại rất gần nhau như một sự gắn kết thú vị. Phố tên quan võ mà giờ lại bán sách “văn”, âu cũng là một sự độc đáo của những con phố Hà Nội.

Advertisement

Nguồn: https://zingnews.vn/cao-thu-o-pho-sach-giua-long-thu-do-post1096808.html

Sách hay

Ưu tiên điều quan trọng

Được phát hành

,

Bởi

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Ưu tiên điều quan trọng

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

7 thói quen hiệu quả

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498568.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Thời hoàng kim của Hollywood

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách ảnh đồ sộ “Life. Hollywood” tập hợp nhiều bức ảnh nổi tiếng và tái hiện thời kỳ hoàng kim của Hollywood thế kỷ trước, theo New York Times.

Hollywood anh 1

Cuốn sách được nhà xuất bản Taschen ra mắt ngày 8/9. Ảnh: Taschen.

Hollywood anh 2

Bộ phim The Ten Commandments được chiếu trên màn hình lớn tại một bãi chiếu phim ôtô năm 1958.

Hollywood anh 3

Marlon Brando (bên trái) tại Bệnh viện Cựu chiến binh Birmingham ở Los Angeles. Ông đang tập luyện cho vai diễn của mình trong The Men (1950). Melvin Van Peebles (bên phải) là nhà làm phim đứng sau bộ phim độc lập ăn khách năm 1971 Sweet Sweetback’s Baadasssss Song.

Hollywood anh 4

Ingrid Bergman quay phim Stromboli tại một ngôi làng Italy năm 1949.

Hollywood anh 5

Natalie Wood đu mình trên tay Nick Adams và Dennis Hopper trong một cảnh của bộ phim Trapeze.

Hollywood anh 6

Phim trường và cảnh múa ba lê dưới nước cho bộ phim hài nhạc kịch năm 1944 Bathing Beauty.

Hollywood anh 7

Grace Kelly (trái) mang váy ra khỏi MGM Studios sau khi đóng máy một bộ phim năm 1956. Kirk Douglas và Burt Lancaster (phải) tập dượt cho Lễ trao giải Oscar năm 1958 với biên đạo múa Jack Cole.

Hollywood anh 8

Nhóm làm hiệu ứng đặc biệt đang quay một cảnh cho bộ phim Thế chiến thứ II A Guy Named Joe tại một bể nước lớn thuộc xưởng phim MGM năm 1943.

Hollywood anh 9

Henry Fonda và Lucille Ball tại phim trường bộ phim truyền hình năm 1962 The Good Years. Bộ phim lấy bối cảnh từ năm 1900 đến năm 1914.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/thoi-hoang-kim-cua-hollywood-post1499423.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Bộ não và tâm trí

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách xem xét quan niệm của loài người về bộ não qua nhiều thời đại, mô tả chi tiết cấu trúc và hoạt động của bộ não, phân tích cách mà hệ thống tri giác và não bộ giúp ta lý giải những cảm giác của mình về thế giới xung quanh. Ngoài ra, sách còn thảo luận về khái niệm ý thức và vai trò của cảm xúc. Đặc biệt, một chủ đề nóng hổi cũng được nhắc tới: trí tuệ nhân tạo liệu có thể sánh với trí tuệ con người?

Để hành động, phản ứng và sinh tồn trong thế giới này, chúng ta cần biết cách lựa chọn và nhận biết những gì ta cảm nhận được.

Minh họa: WikiHow.

Sự chú ý và tâm trí

Mục tiêu của tôi không phải là xem bệnh nhân là một hệ thống, mà là hình dung ra thế giới… cảnh quan trạng thái mà bệnh nhân đang cư trú.”

Advertisement

– Oliver Sacks, 1973.

Năng lực để làm những điều này được gọi chung là “sự chú ý”. Từ ngữ này có thể xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh – chúng ta để ý; chúng ta chú ý; cái gì khiến ta để ý; ta để ý chăm sóc; thậm chí ta gây sự chú ý – nhưng thực ra nó là cái gì?

Theo William James (xem tập Lịch sử Tâm lý học) trong cuốn Principles of Psychology: “Mọi người đều biết sự chú ý là gì. Nó là cái gì đó chiếm lĩnh tâm trí ở dạng rõ ràng và sống động trong số rất nhiều đồ vật cùng xuất hiện, hoặc chuỗi suy nghĩ đang chạy trong đầu. Những đặc điểm cốt lõi của nó gồm nhắm tới, tập trung ý thức. Nó ngụ ý rằng cần dẹp những thứ này sang một bên để xử lý hiệu quả những thứ kia, và nó là trạng thái ngược lại với trạng thái lú lẫn, sững sờ và mất tập trung.”

Tam tri anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Ketut Subiyanto/Pexels.

Vậy nó thực ra là gì? Đương nhiên chúng ta có thể chọn để tập trung vào cái gì. Chúng ta phải làm được, nếu không chúng ta sẽ bị chôn vùi dưới đống thông tin tràn ngập. Câu chuyện điển hình cho khía cạnh tự chủ của sự chú ý là “hiệu ứng tiệc tùng” (xem tập Tư duy và hiểu biết).

Làm thế nào mà trong một môi trường ồn ào như tiệc tùng mà chúng ta vẫn có thể trò chuyện với nhau được? Có lẽ chúng ta cũng từng trải qua những dị bản tương tự – nếu không phải là một bữa tiệc ồn ào thì có lẽ là trong thư viện khi chúng ta học bài. Bạn có thể đang tập trung vào một đoạn văn nào đó rất khó hiểu, đọc đi đọc lại nó để cố gắng hiểu.

Advertisement

Có lẽ bạn gặp khó khăn vì cùng lúc đó bạn tình cờ hóng hớt được bạn mình ở góc gần đó đang bàn tán về trận bóng chày hôm nay. Bạn bị giằng xé giữa hai cái – một phần bạn muốn tập trung học, phần kia lại muốn biết xem đội bóng của mình chơi thế nào. Vì thế bạn phải chọn tín hiệu nào để đáp ứng. Bạn không thể đồng thời suy nghĩ hai thứ trong đầu.

Hay liệu bạn có thể không? Bạn có thể dẹp việc hóng hớt bóng đá sang một bên và tập trung vào đoạn văn đang đọc. Suy cho cùng thì bạn có thể biết về kết quả trận đấu bằng cách đọc báo sau. Bạn đã chọn để tập trung vào bài học và không để ý đến bóng chày nữa. Nhưng liệu bạn có hoàn toàn tách rời khỏi cuộc trò chuyện của bạn bè bạn không?

Nghiên cứu cho thấy bạn không. Bạn chỉ là quyết định không chọn thông tin đi vào não bạn từ tai. Chúng đã đi vào rồi mặc dù bạn cố ý chọn không để xem xét chúng. Ví dụ điển hình của hiện tượng này là khi người ta nghe tên mình trong những cuộc trò chuyện mà họ không để ý tới. Trường hợp trận bóng chày nói trên cũng là ví dụ tương tự. Mặc dù bạn đang tập trung học bài, nếu người khác đột nhiên nhắc đến cái bạn quan tâm muốn biết – trong trường hợp này là tỷ số – thì đột nhiên bạn sẽ dỏng tai lắng nghe và thôi tập trung vào bài học.

Nguồn: https://znews.vn/su-chu-y-cua-tam-tri-con-nguoi-hinh-thanh-tren-co-che-nao-post1499256.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng