Connect with us

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

Được phát hành

,

Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • I. Tác giả
  • II. Tác phẩm

I. Tác giả

1. Tiểu sử

– Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 tại Quảng Nam. Ông có bút danh là Nguyên Ngọc.

– Ông là nhà văn trưởng thành trong cả kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

– Ông gia nhập quân đội năm 1950, hoạt động chủ yếu và gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.

– Sau Hiệp định Genever ông làm phóng viên và tập kết ra Bắc

– Năm 1962 ông trở về Nam vừa tham gia chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ

– Sau chiến tranh ông làm Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Biên tập báo văn nghệ.

– Hiện nay ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục và đã dịch một số tác phẩm lý luận văn học.

2. Sự nghiệp sáng tác 

a. Phong cách nghệ thuật

Các tác phẩm của ông mang đậm âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

– Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng của núi rừng Tây Nguyên, của  những người anh hùng cách mạng bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước.

– Sức sống bất diệt và khả năng trỗi dậy phi thường của con người, sự sống  luôn được đề cao trong tác phẩm của ông.

b. Tác phẩm chính  

Đất nước đứng lên (1954-1955); Mạch nước ngầm (1960); Rẻo cao (1961); Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1961); Đất Quảng; Rừng xà nu (1965); Cát cháy…

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

     Nguyễn Trung Thành là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị và ghi dấu ấn đậm nét trong nền văn học nước nhà.

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt

      Sau ba năm tham gia lực lượng cách mạng, Tnú được về thăm làng. Trong đêm ấy, cụ Mết kể lại cho dân làng nghe về câu chuyện của Tnú. Tnú mồ côi từ nhỏ, được dân làng nuôi lớn và sớm tiếp nối tinh thần cách mạng. Tnú tham gia nuôi giấu chiến sĩ cách mạng và làm liên lạc. Tnú vốn là một cậu bé thông minh, can đảm và gan dạ: “chọn nơi rừng khó đi, nơi sông khó qua” để tránh kẻ thù. Lúc bị bắt dám thách thức quân giặc “nuốt vội lá thư và chỉ tay vào bụng mình”. Tnú bị bắt, bị tra tấn dã man nhưng nhất định không khai. Sau khi ra tù, Tnú về làng cưới Mai và cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Nghe tin đó, thằng Dục – tay sai của chính quyền Mỹ – Diệm đưa lính đến đàn áp. Không bắt được Tnú chúng đem vợ con anh ra đánh đập đến hết. Tnú đau xót xông ra nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng thiêu đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa cây xà nu. Trong khi đó cụ Mết cùng dân làng mang vũ khí cất giấu trong rừng trở về và chiến đấu thắng lợi. Tnú gia nhập giải phóng quân và chiến đấu dũng cảm nên được cấp phép về thăm làng. Cụ Mết tự hào kể về anh cũng như nhắc nhở bài học xương máu: ”Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Cuối truyện là hình ảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú về đơn vị, xa xa là những rừng xà nu, đồi xà nu bạt ngàn, chạy tít tắp đến chân trời.

2. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết năm 1965 và in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

– Truyện được viết khi tác giả đang tham gia chiến đấu chống Mỹ cứu nước và hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên anh hùng.

b. Bố cục

– Phần 1 (phần chữ nhỏ): Tnú sau ba năm theo cách mạng giờ về thăm làng.

– Phần 2 (còn lại): cụ Mết kể câu chuyện về cuộc đời của Tnú và người dân làng Xô Man.

 3. Tìm hiểu chi tiết

Tìm hiểu theo các khía cạnh của tác phẩm

a. Hình ảnh rừng xà nu

– Rừng xà nu là hình tượng xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.

– Rừng xà nu có mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó sâu sắc với mảnh đất Tây Nguyên

+ Có trong mối quan hệ hằng ngày: bếp lửa đốt bằng cây xà nu, lửa mười đầu ngón tay Tnú tẩm bằng nhựa cây xà nu, khói xà nu làm thành bảng đen cho Tnú và Mai học chữ, …

+ Xuất hiện cả trong những sự kiện trọng đại: Cụ Mết kể chuyện cho dân làng nghe, ngọn lửa cây xà nu chiếu sáng cho cả dân làng mài giáo đánh giặc,…

+ Ăn sâu vào suy nghĩ, tiềm thức của người dân Xô Man : sống cùng cây xà nu, chết cạnh cây xà nu.

=> Mối quan hệ rất đặc biệt, gắn bó khăng khít và trở thành một phần máu thịt của dân làng Xô Man.

– Rừng xà nu như một sinh thể, chịu sự tàn phá dữ dội của chiến tranh: “cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương,….”

– Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, sinh sôi, nảy nở rất nhanh và rất khỏe: “cạnh cây xà nu mới gục ngã đã có 4,5 cây con mọc lên”,…

– Loại cây ham ánh sáng mặt trời: giống như những con người Tây Nguyên luôn khao khát tự do và có một sức sống mãnh liệt.

=> Hình ảnh biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ và sự nối tiếp của các thế hệ con người Tây Nguyên.

b. Các thế hệ anh hùng Tây Nguyên

* Nhân vật cụ Mết 

– Ngoại hình: “Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng”, “mắt sáng và xếch ngược”, “ngực căng như một cây xà nu lớn”…

– Tính cách: Yêu nước, thương dân, biết nhìn xa trông rộng. Đại diện cho thế hệ anh hùng đi trước, tiêu biểu cho vẻ đẹp con người Tây Nguyên quả quyết, gan dạ, sáng suốt.

* Nhân vật Tnú 

– Xuất hiện qua lời kể của cụ Mết ( Có sự đáng giá khách quan)

– Là một chiến sĩ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

+ Thông minh, gan góc: nuôi giấu cán bộ cách mạng, đi liên lạc

+ Dũng cảm, trung thành với cách mạng: Bị tra tấn dã man cũng không khai

+  Có tính kỷ luật cao: Được về phép một đêm, sáng sớm hôm sau đi luôn

–  Là một công dân có lòng yêu nước, thương dân:

+ Khi bị giặc tra tấn dã man và đốt mười đầu ngón tay vẫn không chịu khuất phục, mà  quyết tâm chiến đấu cứu nước, cứu làng.

+ Được nghỉ phép liền về thăm dân làng.

–  Là một người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con : “hai con mắt là hai cục lửa lớn”. Tnú biết nén nỗi đau cá nhân để phục vụ cho lợi ích cộng đồng.

=> Tnú là người con ưu tú của dân tộc, là một chiến sĩ nòng cốt của cách mạng, tiêu biểu cho kiểu người anh hùng cách mạng.

* Nhân vật Dít và bé Heng:

– Dít: Là một cô gái gan dạ, dúng cảm, biết nén nỗi đau cá nhân để góp sức cho cộng đồng, dân tộc

+ Khi chị Mai mất cô đau đớn nhưng không hề than khóc

+ Đem gạo vào rừng cho dân làng

+ Không sợ và không khai báo khi giặc bắn súng dọa

– Bé Heng:           

+ Còn nhỏ tuổi đã tham gia làm nhiệm vụ cách mạng và rất thông minh,  tài giỏi: Thông thuộc từng hố trông, từng chiến điểm; Dũng cảm dẫn đường cho cán bộ cách mạng và khách đến làng.

+ Là thế hệ tiếp nối, kế tục cha ông để cuộc chiến đấu thắng lợi.

=> Đây là các thế hệ anh hùng nối tiếp nhau, đại diên cho các thế hệ anh hùng người Tây Nguyên. Họ tiêu biểu cho vẻ đẹp và phẩm chất của người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ và anh dũng.

c. Giá trị nội dung

     Đây là chuyện của một đời người được kể trong một đêm. Đồng thời đó cũng là chuyện về những con người ở một bản làng Tây Nguyên, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận. Qua đó, tác giả đặt vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của nhân dân và đất nước mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

d. Giá trị nghệ thuật

– Đặc sắc, đậm đà chất sử thi hùng tráng:

 + Đề tài có ý nghĩa lịch sử: Cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man

  + Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng. Rừng xà nu làm nền cho bức tranh về cuộc đấu tranh chống giặc “Cả rừng … ào ào rung động, lửa cháy khắp rừng”, ….

+ Các nhân vật tiêu biểu được miêu tả trong bối cảnh trang nghiêm, hùng  vĩ, vừa mang phong cách Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của anh hùng  thời đại: Tnú, Dít, Heng,…

+ Giọng điệu và ngôn ngữ trang trọng, mang đậm sắc màu Tây Nguyên.

 – Kết cấu vòng tròn: mở đầu, kết thúc là hình ảnh rừng xà nu.

 – Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết (già làng), kể bên bếp lửa gợi nhớ lối kể ” khan”- giống sử thi của các dân tộc Tây Nguyên.

Hoctotnguvan.vn

Tiếp tục đọc

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tác giả Hồ Chí Minh

Được phát hành

,

Bởi

Tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học

1. Tiểu sử

– Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

– Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

– Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

– Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước.

+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào CM, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

=> Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới. 

 


2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác:

– Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

– Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

– Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Di sản văn học:

– Văn chính luận:

+ Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

– Truyện và kí:

+ Tác phẩm chính: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

– Thơ ca:

+ Tác phẩm chính: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942-1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941-1945.

=> Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.

c. Phong cách nghệ thuật:

– Thống nhất:

+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.

+ Về cách viết ngắn gọn.

– Đa dạng:

+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích. 

Tiếp tục đọc

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

Được phát hành

,

Bởi

Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • I. Tác gia
  • II. Tác phẩm
  • Nhận định

I. Tác gia

1. Tiểu sử 

– Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

– Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

– Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước

– Người là một vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, người đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

– Được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác:

– Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

– Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

– Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Tác phẩm chính

Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí trong tù,…

c. Phong cách nghệ thuật:

– Thống nhất:

+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.

+ Về cách viết ngắn gọn.

– Đa dạng:

+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung:

a. Hoàn cảnh ra đời :

– Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.

+ Nhật đầu hàng Đồng minh.

– Trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi.

+ 26 – 8 – 1945: Hồ chủ tịch về tới Hà Nội.

+ 28 -8 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

+ 2 – 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

b. Mục đích sáng tác:

– Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc trước quốc dân và thế giới.

– Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến; khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

c. Bố cục:

– Đoạn 1: Từ đầu… “không ai chối cãi được” => Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn độc lập.

– Đoạn 2: Từ “Thế mà” …. “phải được độc lập” => Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Đoạn 3: (Còn lại) => Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập.

d. Nội dung chính:

     Vạch trần tội ác của thực dân Pháp cướp nước ta; tuyên bố nền độc lập dân tộc; khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

2. Tìm hiểu chi tiết:

a. Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập.

– Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:

=> Ý nghĩa:

+ Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại.

+ Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.

+ Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 bản tuyên ngôn, 3 dân tộc ngang hàng nhau.

b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam:

* Tố cáo tội ác của Pháp:

+ Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống khi cai trị nước ta: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (liệt kê hàng loạt dẫn chứng đanh thép, hùng hồn về tội ác của Pháp).

+ Giải thích rõ ràng, mạch lạc: từ mùa thu 1940 đến 9/3/1945, thực dân Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật (khi thì quỳ gối đầu hàng khi thì bỏ chạy), vì vậy không còn bất kì quyền lợi cai trị nào ở nước ta.

* Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc:

Trình bày cuộc đấu tranh xương máu giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:

+ Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.

+ Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi người Pháp cùng chống Nhật nhưng bị từ chối, khi Pháp thua chạy, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ họ.

+ Dân ta đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân, phát xít.

+ Quân và dân ta tin tưởng vào sự công bằng của các nước Đồng Minh.

 => Khẳng định, đề cao tinh thần xả thân giữ nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình.

c. Giá trị nội dung:

– Là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.

– Đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tư do của nước Việt Nam mới.

d. Giá trị nghệ thuật:

– Là một áng văn chính luận mẫu mực.

– Lập luận chặt chẽ.

– Lý lẽ đanh thép.

– Ngôn ngữ hùng hồn.

– Dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể.

Nhận định

Một số nhận định về tác giả, tác phẩm

1. Có ý kiến đánh giá: “Tuyên ngôn độc lập một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”.

2. Có ý kiến cho rằng: “Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận Việt Nam”.  

3. Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Về văn phong, cách nói và cách viết của Hồ Chủ Tịch có những nét rất độc đáo: Nội dung khảng khái, thấm thía đi sâu vào tình cảm của con người, chinh phục cả trái tim và khối óc con người ta: Hình thức sinh động, giản dị, giàu tính dân tộc và tính nhân dân.”

Tiếp tục đọc

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tác giả Phạm Văn Đồng

Được phát hành

,

Bởi

Tìm hiểu tác giả Phạm Văn Đồng gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

 1. Tiểu sử 

– Phạm Văn Đồng (1906 -2000)

– Ông sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

– Tham gia cách mạng từ sớm và là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc; là nhà giáo dục tâm huyết và một nhà văn hóa, văn nghệ lớn.

– Năm 1936, Phạm Văn Đồng ra tù, hoạt động ở Hà Nội.

 Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt – Trung.

– Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, Phạm Văn Đồng được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.

Phạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 cho đến khi nghỉ hưu năm 1987.

Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976.

Phạm Văn Đồng là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987) và là học trò, cộng sự của Hồ Chí Minh.

=> Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, Phạm Văn Đồng được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn học,…

 2. Sự nghiệp văn học

– Thể loại: Các tác phẩm nghị luận xuất sắc.

– Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh.

– Tác phẩm chính: Hồ Chí Minh – Một con người, một dân tộc, một thời đại; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Văn hóa đổi mới… 

Tiếp tục đọc

Xu hướng