Connect with us

Tuyển sinh

Xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ

Được phát hành

,

Trung Quốc tách tốt nghiệp và đại học thành 2 kỳ thi riêng, trong khi Nhật Bản không tổ chức thi tốt nghiệp và Mỹ có xu hướng bỏ kỳ thi này.

Tại Trung Quốc, Nhật Bản, học sinh phải cạnh tranh gay gắt để vào đại học, đặc biệt các trường hàng đầu. Ở hai nước này, học sinh không phải thi tốt nghiệp hoặc kỳ thi tốt nghiệp rất đơn giản.

Trong khi đó, ở Mỹ, nhiều năm nay, các chuyên gia giáo dục, dư luận vẫn tranh cãi về việc nên hay không duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thi tot nghiep va tuyen sinh dai hoc anh 1

Học sinh ở Trung Quốc dự thi gaokao để tuyển sinh đại học, không nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT. Ảnh: VCG.

Học sinh Trung Quốc thi tốt nghiệp tùy địa phương

Trung Quốc nổi tiếng với kỳ thi gaokao khắc nghiệt bậc nhất thế giới. Kỳ thi này phục vụ cho mục đích xét tuyển đại học và để có thể tham dự, học sinh phải tốt nghiệp THPT.

Advertisement

Nước này có hai kiểu bài thi tốt nghiệp, gồm bài thi Tốt nghiệp chung (huikao) hoặc làm bài Kiểm tra Năng lực Học thuật (Academic Proficiency Test – APT).

Theo World Education News + Reviews, cả huikao và APT đều dựa trên chương trình quốc gia do Bộ GD&ĐT Trung Quốc đưa ra. Tuy nhiên, kỳ thi cụ thể do sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý và lên kế hoạch xây dựng.

Các tỉnh có hình thức, nội dung thi tốt nghiệp khác nhau. Học sinh thi huikao hay APT để tốt nghiệp THPT tùy thuộc nơi các em có đăng ký hộ khẩu hoặc thường trú.

Ngoài ra, học sinh cũng không cần chờ đến khi học xong chương trình lớp 12 mới dự thi. Các em có thể bắt đầu thi từng môn vào học kỳ II năm lớp 10, miễn là đã hoàn thành tín chỉ bắt buộc của môn học đó.

Thực tế, nhiều người quen dùng từ “huikao” cho cả hai loại bài thi dù chúng có những điểm khác nhau.

Advertisement

Huikao được triển khai từ năm 1993. Thí sinh thi tất cả môn trong chương trình học. Kết quả thi không liên quan tuyển sinh đại học.

APT được tổ chức lần đầu vào năm 2005, tại tỉnh Giang Tô. Sau đó, các tỉnh, thành khác cũng áp dụng kỳ thi này để xét tốt nghiệp THPT. Khác với huikao, APT có ít môn thi hơn nhằm phù hợp chương trình cải cách năm 2014.

Kết quả kỳ thi này (phần nâng cao) ở một số tỉnh, thành như Thượng Hải còn được sử dụng để xét tuyển đại học cùng gaokao.

Cụ thể, từ năm 2016, bên cạnh phần cơ bản để xét tốt nghiệp, Thượng Hải có thêm phần nâng cao.

Ở phần cơ bản, học sinh có thể đăng ký thi từng môn khi học lớp 10, 11 hay 12, trừ môn Toán, Trung văn, Ngoại ngữ phải thi vào học kỳ I lớp 12. Điểm của bài thi cơ bản được chấm theo “Đạt” hoặc “Không đạt”. Thí sinh có thể thi lại một lần nếu lần đầu trượt.

Advertisement

Trong khi đó, để có thể đăng ký thi nâng cao, thí sinh ở Thượng Hải phải vượt qua bài thi cơ bản, thí sinh ở khu vực khác phải đỗ trong kỳ thi huikao của địa phương đó.

Học sinh chọn thi 3 trong số 6 môn (Khoa học Chính trị, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Khoa học Đời sống). Điểm bài thi được chấm cao nhất là A+, thấp nhất là E và có giá trị xét tuyển trong 2 năm.

Thực tế, kỳ thi tốt nghiệp THPT của Trung Quốc không khó và ít được chú ý. Tỷ lệ tốt nghiệp của nước này cũng đạt trên 90%. Trong khi đó, kỳ thi tuyển sinh đại học (gaokao) lại nhận được sự chú ý gần như của toàn dân. Nó được coi như yếu tố quyết định tương lai của một người. Kỳ thi này dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT và từ 2001, không quy định tuổi của thí sinh.

Đây là kỳ thi quốc gia nhưng một số tỉnh, thành có thể ra đề thi riêng. Thời lượng làm bài kéo dài 9 tiếng, có thể rơi vào 2 hoặc 3 ngày tùy địa phương, bắt đầu từ ngày 8/7.

Ngoài 3 môn bắt buộc (Toán, Trung văn, Ngoại ngữ), thí sinh chọn thi Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội. Điểm tối đa cho bài thi là 750 điểm.

Advertisement
Thi tot nghiep va tuyen sinh dai hoc anh 2

Học sinh Nhật Bản chỉ thi tuyển sinh đại học, không thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Japan Times.

Học sinh Nhật Bản không thi tốt nghiệp

Tại Nhật Bản, học sinh không phải dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó, các trường căn cứ kết quả học tập để xét tốt nghiệp cho học sinh.

Những ai muốn học tiếp lên đại học sẽ tham dự kỳ thi do Trung tâm Tuyển sinh Đại học Quốc gia tổ chức. Kết quả này được dùng để xét tuyển hoặc là điều kiện để thí sinh vượt qua vòng sơ tuyển, tiếp tục dự kỳ thi riêng của các trường (thường là đại học danh tiếng) tổ chức.

Theo Japanistry, kỳ thi thường được tổ chức vào hai ngày cuối tuần giữa tháng một với 29 bài thi riêng cho 6 môn. Các trường đại học sẽ yêu cầu những bài thi khác nhau khi tuyển sinh. Do đó, thí sinh phải xác định rõ chiến lược khi đăng ký dự thi và xét tuyển.

Lẽ ra, năm 2020, kỳ thi có sự thay đổi ở môn Tiếng Anh hay có thêm phần tự luận môn Quốc ngữ và Toán. Tuy nhiên, kế hoạch này được hoãn lại.

Japan Times cho hay trong kỳ thi năm 2021, đề thi vẫn bao gồm phần trắc nghiệm nhưng chú trọng hơn vào tư duy phản biện. Điểm cho phần Nghe ở môn Tiếng Anh tăng so với đề thi được áp dụng 31 năm qua.

Advertisement

Kỳ thi còn được tổ chức thêm hai đợt vào ngày 30-31/1 và 13-14/2 cho những thí sinh chưa thể thi đợt 1 với lý do sức khỏe hoặc dịch bệnh.

Về môn thi, thứ bảy là ngày thi cho các môn Địa lý, Lịch sử, Công dân, Ngữ văn và Ngoại ngữ, trong khi Toán, Khoa học được thi vào chủ nhật. Thí sinh chọn các bài thi cần thiết cho tuyển sinh vào trường mình hướng tới nhưng không được chọn hai bài cùng môn thi (ví dụ, chọn Lịch sử thế giới A thì không được chọn Lịch sử thế giới B).

Thi tot nghiep va tuyen sinh dai hoc anh 3

11 bang ở Mỹ còn duy trì thi tốt nghiệp, 18 bang bỏ kỳ thi trong khi những bang còn lại chưa từng tổ chức kỳ thi này. Ảnh: Fair Test.

Mỹ có xu hướng bỏ kỳ thi tốt nghiệp

Giáo dục ở Mỹ có sự khác biệt giữa các bang cả về chương trình học lẫn cách thức, yêu cầu để học sinh có thể nhận bằng tốt nghiệp trung học.

Việc bỏ hay duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT là cuộc tranh cãi dài kỳ ở Mỹ. Nhiều người ủng hộ việc tổ chức thi trong khi không ít người cho rằng đây là sự cản trở không cần thiết như giảm tỷ lệ tốt nghiệp, tăng tỷ lệ bỏ học…

“Kỳ thi này là sự ràng buộc bởi điểm số với tấm bằng tốt nghiệp THPT. Nó loại bỏ những học sinh thi trượt khỏi môi trường giáo dục, đẩy các em ra đường, vào nhà tù hay rơi vào đường cùng”, chuyên gia giáo dục Stan Karp viết trong một bài đăng trên Washington Post.

Advertisement

Thực tế, số lượng bang áp dụng quy định học sinh phải dự thi tốt nghiệp để nhận bằng đang giảm dần qua các năm. Đạo luật Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau (No Child Left Behind), có hiệu lực vào năm 2001, đã khiến số lượng bang áp dụng thi cử để xét tốt nghiệp lên đến 27 bang.

Sau đó, với xu hướng phản đối thi cử ngày càng tăng, con số này giảm xuống 13 bang năm 2017. Một số bang như California, Georgia, South Carolina, Arizona không chỉ bỏ thi tốt nghiệp THPT mà còn xét cấp bằng cho những thí sinh đã thi trượt trong kỳ thi các năm trước. Đến năm 2020, Mỹ còn 11 bang vẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT.

Ở những bang không tổ chức thi tốt nghiệp, học sinh sẽ nhận bằng nếu hoàn thành các yêu cầu do bang quy định cho các môn Tiếng Anh, Toán, Nghiên cứu xã hội, Khoa học, Sức khỏe/Thể dục, Nghệ thuật, Ngoại ngữ, môn tự chọn và các yêu cầu khác.

Ngoài ra, do ở Mỹ chấp nhận mô hình homeschooling, những học sinh không đến trường vẫn có thể dự kỳ thi GED để lấy chứng nhận tương đương với bằng trung học. Họ sẽ thi 4 môn, gồm Toán, Khoa học, Nghiên cứu xã hội, Nghệ thuật Ngôn ngữ.

Hơn 98% đại học, cao đẳng ở Mỹ chấp nhận chứng nhận GED. Người học cũng có thể sử dụng nó để xin việc nếu không học lên. Ngoài ra, ở Mỹ, nhiều trường cao đẳng cũng không yêu cầu sinh viên phải có bằng trung học hay GED.

Advertisement

Tuy nhiên, để học lên đại học, nhiều học sinh lựa chọn tham dự một trong hai kỳ thi chuẩn hóa là SAT hoặc ACT để lấy điểm làm một trong những căn cứ cho trường xét tuyển.

Điểm số chiếm một phần. Ngoài ra, thí sinh còn phải thuyết phục ban tuyển sinh bằng thành tích học tập, hoạt động xã hội, năng khiếu thể thao, nghệ thuật hoặc bài luận.

Nguồn: https://zingnews.vn/xet-tot-nghiep-va-tuyen-sinh-dai-hoc-o-trung-quoc-nhat-ban-my-post1266853.html

Advertisement

Tuyển sinh

Sinh viên chọn Bách khoa vì môi trường học tập quốc tế

Được phát hành

,

Bởi

Thay vì du học, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn chương trình dạy và học bằng tiếng Anh của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) để ươm mầm giấc mơ chinh phục tri thức bậc cao.

Là trường dẫn đầu cả nước về số chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế và đóng góp bảy trên tổng số chín ngành giúp toàn khối ĐHQG-HCM vào bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới theo lĩnh vực năm 2023, Trường Đại học Bách khoa luôn là nguyện vọng ưu tiên của các thí sinh muốn theo đuổi khối ngành kỹ thuật – công nghệ trong môi trường học tập quốc tế.

Ấn tượng với môi trường trao quyền

Có “lý lịch vàng” để đi du học gồm IELTS 8.0, giải Ba Học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp tỉnh, “cây” hoạt động phong trào năng nổ của trường cấp ba (hùng biện, MC, đoàn hội, thiện nguyện, bóng chuyền…), nhưng Nguyễn Thành Thơ đã chọn Trường Đại học Bách khoa làm bến đậu. Là thủ khoa đầu vào ngành Quản lý Công nghiệp thuộc chương trình dạy và học bằng tiếng Anh khóa 2023, Thành Thơ cho biết môi trường học tập quốc tế ở Bách khoa rất cởi mở, đa dạng và tôn trọng sự khác biệt văn hóa của từng sinh viên.

Tham gia chưa đầy một học kỳ tại trường, Thành Thơ đã “bỏ túi” nhiều thành tích và kinh nghiệm đáng nể như Á quân cuộc thi Startathon Đổi mới sáng tạo chủ đề “Phát triển bền vững” tại Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo trẻ khối ASEAN – Trung Quốc – Ấn Độ 2023 diễn ra ở Singapore; đảm nhiệm vai trò Trưởng ban Nghiên cứu và phát triển UniService – dự án liên kết giữa khoa Quản lý Công nghiệp với doanh nghiệp đối tác…

Advertisement
DHBK anh 1

Nguyễn Thành Thơ tại Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo trẻ khối ASEAN – Trung Quốc – Ấn Độ 2023.

“Bách khoa còn gây ấn tượng cho mình về môi trường trao quyền khi cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng, cơ hội để người học phát huy năng lực bản thân, kết nối với giảng viên và cựu sinh viên kỳ cựu, tham gia nghiên cứu khoa học… Từ đó, mình hiểu được khát vọng bản thân và tìm cách chinh phục”, Thành Thơ chia sẻ.

Nền tảng phát triển sự nghiệp quốc tế

Còn với Nguyễn Phúc Hưng – cựu sinh viên khóa 2017 chương trình dạy và học bằng tiếng Anh ngành Khoa học Máy tính – việc lựa chọn Bách khoa là quyết định táo bạo bởi thời điểm chọn nguyện vọng, tiếng Anh của Hưng chỉ ở mức khá.

DHBK anh 2

Nguyễn Phúc Hưng trong lần về thăm Bách khoa vào tháng 1/2024.

“Hồi mới vô trường, mình rấtbỡ ngỡ vì môi trường học hoàn toàn mới mẻ, giảng viên và các bạn nói tiếng Anh suốt. Ban đầu, mình cảm thấy khó khăn để thích nghi, nhưng dần dần đã vượt qua được. Việc sử dụng tiếng Anh trong học tập chuyên môn và giao tiếp, cộng với môi trường đào tạo quốc tế chính là nền tảng giúp mình đạt được mục tiêu nghề nghiệp và vươn tầm quốc tế”, Hưng nhớ lại.

Hiện Phúc Hưng là kỹ sư dữ liệu tại ZaloPay và sắp sang Canada để học tiếp bậc sau đại học.

Cùng khóa với Hưng, Bùi Đức Minh – cựu sinh viên chương trình Tiên tiến ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử, thẳng thắn cho biết bản thân chọn Bách khoa Quốc tế vì nuôi ước mơ du học nhưng chưa đủ điều kiện kinh tế.

Advertisement

“Chương trình đào tạo quốc tế của Trường Đại học Bách khoa giúp mình từng bước chinh phục khát khao du học trời Tây do học phí phù hợp thu nhập của gia đình, giảng viên trình độ cao, môi trường học tập quốc tế năng động, bạn bè giỏi giang. Tận dụng bốn năm đại học, mình luôn phấn đấu đạt kết quả học tập thật tốt, tích cực trau dồi tiếng Anh, xung phong tham gia nghiên cứu và chủ động tích lũy kinh nghiệm thực tiễn”, Minh tâm sự.

Sau khi tốt nghiệp, Đức Minh thực tập tại Intel Products, làm kỹ sư thiết kế – thẩm định ở công ty Ampere Computing. Hiện tại, Minh học sau đại học ngành Công nghệ Vi mạch tại Đại học Công nghệ Ilmenau, Đức.

DHBK anh 3

Bùi Đức Minh lúc làm kỹ sư thiết kế – thẩm định tại Ampere Computing.

Loạt hoạt động thúc đẩy quốc tế hóa

Là đơn vị đào tạo kỹ thuật – công nghệ hàng đầu phía nam, Trường Đại học Bách khoa xác định quốc tế hóa giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đào tạo ra những công dân toàn cầu, đồng thời nâng cao thứ hạng của nhà trường trên bản đồ xếp hạng đại học thế giới.

Tầm nhìn đến năm 2030, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) chú trọng phát triển các chương trình dạy và học bằng tiếng Anh, nâng cao năng lực cạnh tranh việc làm của sinh viên cũng như thứ hạng của nhà trường trên phạm vi quốc tế.

Nhà trường đang triển khai nhiều hoạt động trọng tâm phục vụ mục tiêu quốc tế hóa như tăng cường các chương trình dạy và học bằng tiếng Anh; sinh viên được thực tập tại những công ty có môi trường làm việc quốc tế; sinh viên tốt nghiệp phải đạt chuẩn đầu ra về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng; tăng cường tuyển dụng giảng viên nước ngoài…

Advertisement

Để hiểu rõ hơn về môi trường học tập quốc tế năng động và nắm bắt thông tin tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Bách khoa, phụ huynh – học sinh có thể tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh Bách khoa Open day 2024 với thông tin cụ thể:

– Thời gian: 7-12h, chủ nhật 14/1

– Địa điểm: Trường Đại học Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP.HCM

– Đăng ký tham gia tại đây.

Thông tin liên hệ:Văn phòng Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Bách khoa, (028)73014183 – 0397989798, [email protected].

Advertisement

Nguồn: https://lifestyle.zingnews.vn/sinh-vien-chon-bach-khoa-vi-moi-truong-hoc-tap-quoc-te-post1453985.html

Tiếp tục đọc

Tuyển sinh

Học viện Hàng không Việt Nam lấy điểm sàn cao nhất là 20

Được phát hành

,

Bởi

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Hàng không Việt Nam bằng điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 nằm trong khoảng 16-20 điểm.

Học viện Hàng không Việt Nam đặt ra điểm sàn từ 16-20 điểm. Ảnh: Phương Lâm.

Ngày 30/6, Học viện Hàng không Việt Nam công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, mức điểm sàn cao nhất thuộc về ngành Quản lý hoạt động bay, 20 điểm. Ngành Công nghệ thông tin lấy 17 điểm.

3 ngành lấy mức sàn 16 là Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Các ngành còn lại lấy mức sàn 18.

Advertisement
Hoc vien Hang khong anh 1

Điểm sàn do Học viện Hàng không Việt Nam công bố.

Đối với phương án xét học bạ, mức sàn chung cho 12 ngành tuyển sinh là 18 điểm. Trong khi đó, ở phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, trường yêu cầu thí sinh đạt mức sàn trên 600 điểm (nếu thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM) hoặc trên 66 điểm (nếu thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội).

Trước đó, ngày 6/6, Học viện Hàng không Việt Nam đã thông báo điểm chuẩn xét tuyển sớm đợt 1 cho phương thức xét học bạ, xét điểm thi đánh giá năng lực. Ở phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, hai ngành lấy điểm chuẩn cao nhất, 850, là Kỹ thuật hàng không và Quản lý hoạt động bay. Các ngành còn lại lấy điểm chuẩn 600-700 điểm.

Với phương thức xét học bạ, Quản lý hoạt động bay là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất, 27. Theo sau đó là ngành Kỹ thuật hàng không với mức chuẩn 26. Điểm chuẩn các ngành còn lại nằm trong khoảng 18-21 điểm.

Năm 2023, Học viện Hàng không Việt Nam dự kiến tuyển 3.000 chỉ tiêu cho 12 ngành đào tạo. Các phương thức tuyển sinh được nhà trường áp dụng bao gồm: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi, ưu tiên xét tuyển theo chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, xét học bạ, tuyển thẳng.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Advertisement

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ “tuột xích”, về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Điểm thi THPT 2022

Nguồn: https://lifestyle.zingnews.vn/hoc-vien-hang-khong-viet-nam-lay-diem-san-cao-nhat-la-20-post1444727.html

Tiếp tục đọc

Tuyển sinh

ĐH Bách khoa Hà Nội công bố đề án tuyển sinh 2024 sớm hơn mọi năm

Được phát hành

,

Bởi

Phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, trường sẽ công bố đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong ôn tập, lựa chọn ngành.

Thí sinh có ý định thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội có thể tham khảo Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm. Ảnh: HUST.

Mùa tuyển sinh năm 2023, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố tổng chỉ tiêu là 8.555 sinh viên; tổng số thí sinh đăng ký là hơn 34.000 em, tỷ lệ 1 chọi 4.

Tổng số nguyện vọng đăng ký của ĐH Bách khoa đạt rất cao với con số gần 89.000. Tổng số nguyện vọng đăng ký trước khi xét tuyển vào 63/63 chương trình đào tạo đều đạt 400% trở lên.

Tổng số nguyện vọng 1 đăng ký vào ĐH Bách khoa Hà Nội là gần 16.000. So với chỉ tiêu nhà trường đặt ra (hơn 8.000), chỉ số về nguyện vọng 1 cho thấy sự quan tâm của thí sinh thực sự yêu thích các ngành học của Bách khoa Hà Nội có tỷ lệ rất cao, gần 200%.

Advertisement

Về số liệu xét tuyển và nhập học, tổng số thí sinh nhập học là gần 8.700 em, đạt 102% so chỉ tiêu đặt ra. Về tỷ lệ các phương thức tuyển sinh, năm 2023; phương thức xét tuyển tài năng chiếm tỷ lệ 20%; phương thức xét theo điểm thi (đánh giá tư duy và kết quả thi tốt nghiệp THPT) là 80%.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, khẳng định năm 2024, trường sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.

Theo số liệu công bố từ Bộ GD&ĐT, số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH năm 2023 đạt 65.9% so với số thí sinh đăng ký dự thi THPT, tỷ lệ trúng nguyện vọng 1 năm 2023 là 49,1%. Đây là số liệu quan trọng để Đại học Bách khoa Hà Nội lên kế hoạch trong mùa tuyển sinh năm 2024.

Đại học Bách khoa Hà Nội hiện có 5 trường trực thuộc cùng với các viện, khoa. Các đơn vị đào tạo của đại học này rất quan tâm đến nội dung phân tích số liệu trong tuyển sinh của đại học, xác định rõ “phân khúc khách hàng”; đồng thời có điều chỉnh hợp lý để đầu tư, mở rộng ra địa bàn, thu hút những học sinh xuất sắc vào học.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Advertisement

Được học – câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau – hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Điểm thi THPT 2022

Nguồn: https://lifestyle.zingnews.vn/dh-bach-khoa-ha-noi-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-2024-som-hon-moi-nam-post1447020.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng