Connect with us

Sách hay

Tự truyện Edward Snowden: Nhật ký người tình (kỳ cuối)

Được phát hành

,

Lindsay Mills – người tình cựu nhân viên CIA Edward Snowden – sốc khi thấy bạn trai trên Youtube sau thời gian biến mất vì tiết lộ bí mật tình báo.

9/6/2013

Tiffany đã gọi điện cho tôi. Cô ấy hỏi thăm và nói cô ấy lo lắng cho tôi. Tôi không hiểu. Cô im một lúc rồi hỏi tôi đã xem tin tức chưa. Tiffany cho hay là Ed đã làm một đoạn video và có đăng trên trang chủ của tờ Huffington Post. Sandra nối laptop của mình với màn hình phẳng. Tôi bình tĩnh chờ đợi đoạn video YouTube dài 12 phút tải về. Và anh ấy kìa. Thực sự. Sống động. Tôi bị sốc. Trông anh gầy gò, nhưng lại nói năng giống như anh vốn vậy. Ed ngày trước, tự tin và mạnh mẽ. Giống như anh ấy thời trước cái năm khó khăn vừa qua. Đây chính là người tôi yêu, không phải cái bóng ma lạnh lùng xa cách mà tôi gần đây đang chung sống. Sandra ôm chầm lấy tôi và tôi không biết nói gì. Chúng tôi đứng trong im lặng. Hai đứa lái xe đến chỗ tổ chức tiệc thịt nướng mừng sinh nhật Sandra, tại nhà anh em họ của cô ấy trên ngọn đồi xinh đẹp phía nam thành phố, ngay biên giới Mexico.

Tự truyện Edward Snowden: Nhật ký người tình (kỳ cuối)

Phong cảnh tuyệt đẹp nhưng tôi hầu như không thể chiêm ngưỡng một chút nào. Tôi thấy bất lực. Không biết làm gì, ngay cả việc bắt đầu phân tích tình hình. Chúng tôi đến nơi và gặp những khuôn mặt thân thiện, họ nào biết trong lòng tôi rối bời. Ed, anh đã làm gì? Làm sao anh còn đường quay về? Tôi chuyện gẫu với mọi người trong bữa tiệc nhỏ này mà hồn để đâu đâu. Cuộc gọi và tin nhắn ào ào réo về điện thoại của tôi. Cha. Mẹ. Wendy. Sau bữa tiệc lái xe trở lại San Diego, tôi đã lái chiếc Durango của người anh em họ của Sandra, mà Sandra cần dùng để đi lại trong tuần này. Khi xe chúng tôi chạy, một chiếc SUV màu đen đi theo chúng tôi và một chiếc xe cảnh sát đã bắt Sandra dừng xe, đó là chiếc xe tôi đã bước lên. Tôi cứ lái chiếc Durango, hy vọng mình không lạc đường vì điện thoại của tôi đã hết sạch pin vì các cuộc gọi

10/6/2013

Tôi biết Eileen, mẹ của Sandra, có vai vế trong hoạt động chính trị địa phương, nhưng tôi không ngờ bà ấy cũng ngầu như một tay gangster bá đạo. Bà lo liệu hết mọi việc. Trong lúc chúng tôi đang chờ các mối liên hệ của bà ấy giới thiệu cho một luật sư, tôi đã nhận được cuộc gọi của FBI. Một đặc vụ tên Chuck Landowski hỏi tôi đang làm gì ở San Diego. Eileen bảo tôi cúp máy. Đặc vụ đó gọi lại và tôi nhấc máy, mặc dù Eileen đã ngăn. Đặc vụ Chuck cho biết ông ta không muốn đến nhà mà không báo trước, vì vậy ông ta chỉ gọi điện “vì phép lịch sự” để cho chúng tôi biết là các đặc vụ đang đến. Nghe thế Eileen nổi điên lên. Bà ấy đúng là dữ quá chừng, thật là hay. Bà bắt tôi để điện thoại ở nhà và lấy xe của bà chở tôi đi lòng vòng để suy nghĩ. Eileen nhận được tin nhắn của một người bạn giới thiệu một luật sư, một ông tên là Jerry Farber, và bà đưa điện thoại cho tôi bảo tôi gọi cho ông này. Một thư ký bắt máy và tôi bảo cô ta rằng tôi là Lindsay Mills và là bạn gái của Edward Snowden và cần người đại diện. Cô thư ký nói ngay, “Ồ, để tôi chuyển máy liền”. Cảm giác thật lạ khi nghe được sự nhận biết trong giọng nói của cô ta.

Jerry nhấc điện thoại và hỏi ông ta có thể giúp bằng cách nào. Tôi nói với ông về các cuộc gọi của FBI và ông đã hỏi tên nhân viên đặc vụ ấy, để ông có thể nói chuyện với cảnh sát liên bang. Trong khi chúng tôi chờ nghe Jerry gọi lại, Eileen đề nghị chúng tôi nên mua mấy cái điện thoại dùng SIM trả trước, một để liên lạc với gia đình và bạn bè, một để liên lạc với Jerry.

Sau vụ điện thoại, Eileen hỏi tôi đã gửi tiền ở ngân hàng nào. Chúng tôi lái xe đến chi nhánh gần nhất và bà ấy bắt tôi rút toàn bộ tiền ngay lập tức phòng hờ cảnh sát liên bang khoá tài khoản của tôi. Tôi đi rút hết toàn bộ tiền tiết kiệm, chia đôi nửa là chi phiếu, nửa là tiền mặt. Eileen khăng khăng bắt tôi phải chia tiền như thế và tôi chỉ biết làm theo hướng dẫn của bà. Quản lý ngân hàng hỏi tôi cần nhiều tiền mặt như thế để làm gì và tôi nói, “Để sống”. Tôi thực sự chỉ muốn chửi thề bảo hắn câm đi, nhưng tôi quyết định là mình nên lịch sự để không gây chú ý. Tôi lo là mọi người sẽ nhận ra tôi vì tin tức khắp nơi đang đăng hình tôi cùng với hình của Ed. Khi ra khỏi ngân hàng, tôi hỏi Eileen làm sao bà có thể hành động chuyên nghiệp như vậy khi gặp rắc rối. Bà bảo tôi, rất tỉnh bơ, “Là phụ nữ thì con phải biết những chuyện này. Đằng nào thì con cũng luôn rút hết tiền khỏi ngân hàng khi con sắp ly dị”. Chúng tôi mua ít món ăn Việt Nam và mang về nhà Eileen, và ngồi ăn luôn trên sàn hành lang trên lầu. Eileen và Sandra cắm điện mấy cái máy sấy tóc và cứ để máy thổi gây ồn ào, trong lúc chúng tôi thì thầm với nhau, phòng hờ họ đang nghe lén.

Edward Snowden bên bạn gái cũ - Lindsay Mills. Ảnh: Express.

Edward Snowden bên bạn gái cũ – Lindsay Mills. Ảnh: Express.

Luật sư Jerry gọi và nói rằng chúng tôi phải gặp FBI hôm nay. Eileen chở chúng tôi đến văn phòng của Jerry, và trên đường đi, bà nhận ra chúng tôi đang bị theo dõi. Thật vô lý. Chúng tôi đang đi gặp cảnh sát liên bang để nói chuyện nhưng lại có cảnh sát liên bang bám theo sau, hai chiếc SUV và một chiếc Honda Accord không có biển số. Eileen có ý nghĩ rằng mấy chiếc xe đó có lẽ không phải của FBI. Bà cho là chúng có thể thuộc một số cơ quan khác hoặc thậm chí là của một chính phủ nước ngoài, đang định bắt cóc tôi. Bà bắt đầu lái thật nhanh và ẩu, cố gắng để cắt đuôi, nhưng mọi đèn giao thông đều chuyển sang màu đỏ ngay khi chúng tôi gần tới. Tôi bảo Eileen là bà điên rồi, bà phải chạy chậm lại.

Có một nhân viên mặc thường phục đứng ở cửa toà nhà có văn phòng của Jerry, nhìn mặt là biết ngay nhân viên chính phủ. Chúng tôi đi lên thang máy và khi cánh cửa mở ra, ba người đang đợi sẵn: hai trong số đó là đặc vụ, người còn lại là Jerry. Ông ta là người duy nhất bắt tay tôi. Jerry bảo Eileen rằng bà ấy không thể đi cùng chúng tôi vào phòng họp. Ông sẽ gọi cho bà khi chúng tôi xong việc. Eileen nhất định chờ đợi. Bà ngồi trong sảnh với một vẻ mặt kiên quyết như thể sẵn sàng chờ đợi một triệu năm. Trên đường đến phòng họp, Jerry kéo tôi sang một bên và nói là ông ta đã thương lượng được “quyền miễn trừ có giới hạn”, điều mà tôi nói là khá vô nghĩa, nhưng ông không đồng ý. Ông bảo tôi đừng bao giờ nói dối, và khi không biết phải nói gì thì cứ nói “tôi không biết” và để ông nói thay.

Đặc vụ Mike có một nụ cười hơi quá tử tế, trong khi Đặc vụ Leland cứ luôn nhìn tôi như thể tôi là một cuộc thí nghiệm và ông ta đang nghiên cứu các phản ứng. Cả hai đều đáng sợ. Họ bắt đầu với những câu hỏi về tôi hết sức cơ bản, giống như họ chỉ cố chứng tỏ cho tôi thấy là họ đã biết tất cả về tôi. Tất nhiên là họ biết. Đó là quan điểm của Ed. Chính phủ luôn biết tất cả mọi thứ. Họ bảo tôi nói về hai tháng vừa qua, tôi nói hai lần, rồi khi tôi kết thúc “trình tự thời gian” này, Đặc vụ Mike yêu cầu tôi bắt đầu lại từ đầu.

Tôi hỏi, “Từ đầu của chuyện gì?”.

Hắn nói, “Hãy cho biết hai người đã gặp nhau như thế nào”…

Kỳ 1,kỳ 2,kỳ 3, kỳ 4, hết trích đăng.

(Trích từ sách Bị theo dõi của Edward Snowden)

Nguồn: https://vnexpress.net/tu-truyen-edward-snowden-nhat-ky-nguoi-tinh-ky-cuoi-4113611.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Nghệ thuật tranh kiếng trong ‘Nhà gia tiên’

Được phát hành

,

Bởi

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình, nghệ thuật tranh kiếng gắn liền với văn hóa thờ tự và nhiều khía cạnh khác trong đời sống và sinh hoạt của nhiều gia đình Nam bộ.

Phim điện ảnh Nhà gia tiên do Huỳnh Lập đạo diễn gần cán mốc 200 tỷ, gây sốt phòng vé thời gian qua tuy nội dung còn gây tranh cãi song được đánh giá cao ở phần tái dựng bối cảnh. Trong đó, chi tiết nhân vật chính Mỹ Tiên (Phương Mỹ Chi) được ông mình, một người coi sóc đền miếu (nghệ sĩ Trung Dân đóng) kể về nghệ thuật làm tranh kiếng để lại ấn tượng.

Để tái hiện nghệ thuật dân gian này trên màn ảnh rộng, đoàn phim đã mời một nghệ nhân từ Long An thực hiện các tác phẩm tranh kiếng, cũng như đến làng nghề Bà Vệ (An Giang) tìm kiếm, phục chế những bức tranh cũ mục nát, bị vứt bỏ.

Chia sẻ với Tri Thức – Znews, Thạc sĩ Văn hóa học, nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình, tác giả cuốn sách Tranh dân gian Nam Bộ cho rằng việc tranh kiếng xuất hiện trong phim là một yếu tố không quá bất ngờ. “Bộ phim kể về câu chuyện diễn ra trong một không gian truyền thống với những nội dung phong hóa xưa… mà tranh kiếng là loại công nghệ phẩm ‘trang trí’ không chỉ ở những không gian thờ tự mà cả các không gian sinh hoạt trong nhiều gia đình Nam Bộ”, bà nói.

Sự ra đời và phát triển của tranh kiếng Nam Bộ

Theo nhà nghiên cứu, tranh kiếng có mặt ở cung đình Huế từ thời Minh Mạng – Thiệu Trị, song đó là các sản phẩm mỹ nghệ nhập khẩu. Mãi đầu thế kỷ XX, các di dân Quảng Đông đến lập nghiệp ở vùng Chợ Lớn, mới bắt đầu mở các tiệm kiếng, buôn bán các loại kiếng tráng thủy để soi mặt, lộng khuôn hình, tủ, khung cửa chớp, cửa gió… và các loại tranh kiếng: các bức đại tự và các bức thư họa dùng trong việc khánh chúc tân gia, khai trương, mừng thọ… Tranh kiếng Nam bộ ra đời từ đây.

Đến những năm 1920, nghề vẽ tranh kiếng chuyển địa bàn về Lái Thiêu (Thủ Dầu Một). Sau đó, khoảng những năm 1940-1950, nghề làm tranh kiếng lan tỏa khắp lục tỉnh Nam Kỳ, trụ lại ở Mỹ Tho, Cai Lậy, Gò Công (Tiền Giang ngày nay), Chợ Mới (An Giang), Chợ Trạm (Long An), Tây Ninh… và thâm nhập vào cộng đồng Khmer tạo nên dòng tranh kiếng Khmer Nam bộ ở Trà Vinh và Sóc Trăng…

Tranh kiếng Nam bộ chiếm tỷ lệ lớn là tranh thờ: Trước nhất là tranh thờ Tổ tiên với loại tranh Đại tự, Cửu huyền thất tổ, Sơn thủy (biểu đạt ý nghĩa hiếu đạo của câu ca dao nổi tiếng: Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra), Lão mai (nhằm biểu ý “Cây có cội”), Tre tàn măng mọc (động viên nỗ lực vươn lên của thế hệ hậu bối). Đặc biệt là tranh chân dung của tổ tiên quá vãng.

Thứ hai là tranh thờ các đối tượng thuộc tín ngưỡng dân gian như tranh Ông Địa, Ông Táo, các thần độ mạng… Thứ ba là tranh thờ của các tôn giáo: tranh thờ của Phật giáo như Phật, Bồ Tát, Tổ sư…; tranh thờ của Đạo giáo như Lão Tử cưỡi trâu, Bát Tiên…, tranh thờ của tín đồ Công giáo; tranh “Thiên nhãn” của đạo Cao Đài… Riêng tranh thờ của cộng đồng Khmer Nam bộ cũng như của cộng đồng người Hoa tạo thành một dòng độc đáo có đặc trưng về đề tài cũng như kỹ pháp tạo hình.

Ngoài ra, tranh kiếng trang trí nội ngoại thất, tranh khánh chúc và đặc biệt là loại tranh trang trí xe bán mì, hủ tíu.

“Tranh kiếng là loại tranh vẽ ngược và tô vẽ ở phía sau mặt kiếng, nên tinh hoa nhất trong nghệ thuật này là tài năng vẽ tranh, vờn màu, sắp xếp bố cục chính phụ sao cho có được một bức tranh đúng với mục đích sử dụng của nó và đẹp mắt về mặt mỹ thuật”, tác giả Huỳnh Thanh Bình chia sẻ. Thách thức lớn nhất của người nghệ nhân tranh kiếng là phải tạo nên những mẫu tranh đáp ứng được đa dạng yêu cầu về đề tài, về chủng loại; và cần sở đắc một vốn liếng chữ Hán để thể hiện thành những câu đối, những đại tự, những tấm hoành, tấm biển tương thích cho từng nội dung tranh.

Ở Nam bộ, hầu như tranh kiếng có mặt ở mọi gia đình, thậm chí nơi đình, đền, chùa, miếu. Việc sử dụng tranh kiếng cho nhu cầu thờ tự, trang trí hoặc chúc tụng… đã trở thành tập quán. Chính vì vậy, tranh kiếng chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa vùng đất này.

Nghệ thuật gắn liền với văn hóa thờ tự

Thờ tự tổ tiên là tập tục quan trọng trong đời sống văn hóa của xứ ta. Nơi thờ tự tổ tiên theo truyền thống là không gian tâm linh chiếm vị trí trung tâm trong mỗi ngôi nhà. Theo đó, việc trang nghiêm nơi thờ tự tổ tiên luôn được coi trọng. Theo tác giả sách Tranh dân gian Nam Bộ, từ cuối thế kỷ 19 đến nay, theo sự phát triển của tranh kiếng, các bộ tranh thờ tổ tiên vẽ trên kiếng ra đời và dần dần thay thế loại tranh thờ tổ tiên ở dạng bích họa hoặc tranh thờ cẩn ốc xà cừ hay các bức chạm gỗ sơn son thiếp vàng hay sơn then thiếp vàng.

“Từ bấy đến nay, tranh thờ tổ tiên vẽ trên kiếng đã không ngừng canh cải, tạo tác nên nhiều loại khác nhau”, bà Huỳnh Thanh Bình cho hay. Có loại chỉ là những bức đại tự, có loại chỉ là “bài vị” với dòng chữ Cửu Huyền thất tổ, đặc biệt là những bộ tranh vẽ cảnh sơn thủy hoặc có loại phát triển từ bộ tranh Tứ thời Mai-Lan-Cúc-Trúc

nha gia tien anh 4

Nhà nghiên cứu, tác giả Huỳnh Thanh Bình với tác phẩm Tranh dân gian Nam Bộ. Ảnh: Quỳnh My.

Cửu huyền thất tổ – bức tranh kiếng đầu tiên xuất hiện trong Nhà gia tiên – là một kiểu loại của bộ tranh thờ tổ tiên thuộc loại tranh đại tự, với dòng chữ “Cửu Huyền thất tổ”. Loại tranh này phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là các cộng đồng theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo và cả cộng đồng tín đồ đạo Cao Đài Tây Ninh.

Ở loại tranh này thì mỗi bộ gồm năm tấm ghép lại: Tấm biển nằm trên cùng, ghi tên tộc họ: “Nguyễn phủ đường”, “Lê phủ đường”…, hay “Đức lưu phương” hoặc “Phước Lộc Thọ”. Bức chính nằm giữa tranh, ghi bốn chữ Cửu huyền thất tổ và được trang trí bằng đồ hình tứ linh.

Bao quanh tấm tranh chính là bốn tấm tranh khác: bức thượng thổ ở phía trên (vẽ hình cuốn thư, hay năm sản xuất); bức hạ thổ ghép dưới đáy (thường trang trí hoa-điểu hay mâm ngũ quả) và đôi liễn, đặt dọc hai bên tấm chính, nội dung tôn vinh công đức của cha mẹ, tổ tiên.

Ngoài ra còn có bộ tranh thờ tổ tiên ba bức hay giản tiện hơn, loại tranh kiếng thờ tổ tiên này được thu gọn thành một bức duy nhất, đơn giản với chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” ở chính giữa; hai bên là hai câu đối:

“Tưởng nhớ Phật như ăn cơm bữa,

Vọng Cửu Huyền sớm tối mới mầu”.

Hay “Kính cửu huyền thiên niên bất tận

Trọng thất tổ nội ngoại tương đồng”.

Loại tranh thờ Cửu huyền thất tổ còn thấy trong bộ ba bức chín tròng với bức chính ở giữa từng chữ Cửu huyền thất tổ được thể hiện trong những ô tròn ở cả dạng thức Hán tự lẫn quốc ngữ trên nền sơn thủy hay dọc theo cội lão mai…

Ngày nay, tranh kiếng bị các loại tranh công nghiệp cạnh tranh. Song theo nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình, tranh kiếng vẽ thủ công vẫn được công chúng hâm mộ. Đây đó, nghề vẽ tranh kiếng vẫn còn tồn tại; thậm chí có nơi phát triển có quy mô hơn trước, và tiếp thu các kỹ thuật in lụa, in 3D…

Tác giả Huỳnh Thanh Bình sinh năm 1985, hiện công tác tại Bảo tàng TP.HCM. Bà từng xuất bản một số tác phẩm như Tranh kiếng Nam Bộ (2013); Biểu tượng thần thoại về chư thiên và linh vật Phật giáo (2018, Tái bản 2024); Tranh tường Khmer Nam Bộ (2020); Quy pháp đồ tượng Hindu và Phật giáo Ấn Độ (2021); Tranh dân gian Nam Bộ (2024).

Nguồn: https://znews.vn/nghe-thuat-tranh-kieng-trong-nha-gia-tien-post1535551.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tăng cường trí nhớ, phòng bệnh Alzeimer

Được phát hành

,

Bởi

“Tăng cường trí nhớ, phòng bệnh Alzheimer” của Tiến sĩ Y khoa Richard Restak là một tác phẩm toàn diện, khám phá cách trí nhớ hoạt động và cách tối ưu hóa khả năng ghi nhớ.

Phát triển một trí nhớ siêu việt giúp tăng cường sự chú ý, tập trung, khả năng trừu tượng hóa, gọi tên, hình dung không gian, khả năng sử dụng lời nói, ngôn ngữ và tiếp thu từ.

Những lo lắng về trí nhớ phổ biến đến mức nào?

Có nhiều lý do để quan tâm đến trí nhớ của bạn. Hãy xem xét những điều này: phát triển một trí nhớ siêu việt giúp tăng cường sự chú ý, tập trung, khả năng trừu tượng hóa, gọi tên, hình dung không gian, khả năng sử dụng lời nói, ngôn ngữ và tiếp thu từ. Nói ngắn gọn, trí nhớ chính là chìa khóa cho việc tăng cường trí não.

Ở Mỹ ngày nay, tất cả những người trên 50 tuổi đều đang sống trong nỗi sợ hãi mang tên Big A – bệnh Alzheimer. Các cuộc gặp gỡ nho nhỏ (bữa tối, tiệc cocktail, v.v.) mang bầu không khí như một phân đoạn từ chương trình đố vui hằng tuần “Chờ đã… Đừng nói là” của đài NPR. Đó là chương trình mà các khách mời sẽ ganh đua với nhau trong những cuộc thi căng thẳng để trở thành người đầu tiên nghĩ ra tên của những thứ như diễn viên đóng một vai nào đó trong loạt phim truyền hình ngắn mới nhất mà mọi người đang say mê theo dõi.

Gần như chắc chắn là ai đó sẽ lấy điện thoại di động ra để kiểm tra độ chính xác của người trả lời đầu tiên. Nhanh, nhanh hơn nữa, nhanh nhất kẻo người khác nghi ngờ bạn đang có những triệu chứng ban đầu của Big A.

Tri nho anh 1

Trí nhớ là một phần vô cùng quan trọng của con người. Ảnh: Nativespeaker.

Mặc dù bệnh Alzheimer không phổ biến như nhiều người vẫn lo sợ, nhưng người ta đang ngày càng bày tỏ lo lắng về chứng mất trí nhớ mà họ cảm nhận được với bạn bè của mình. Chúng cũng là những lời than thở phổ biến nhất mà những người trên 55 tuổi chia sẻ với bác sĩ của họ.

Những lo lắng về trí nhớ như vậy thường phi lý và khơi dậy sự lo lắng không cần thiết. Sự lo lắng phổ biến này đã góp phần tạo ra một mối quan ngại rộng rãi về trí nhớ và các dấu hiệu suy giảm trí nhớ. Một trong những lý do của sự hoảng loạn này là sự nhầm lẫn trong tư duy của nhiều người về cách chúng ta hình thành ký ức.

Hãy cố gắng nhớ lại một chuyện gì đó đã xảy ra với bạn vào đầu ngày hôm nay. Nó không nhất thiết phải là một chuyện đặc biệt – bất kỳ sự kiện thông thường nào cũng được. Giờ hãy xem ký ức đó đã hình thành như thế nào.

Theo yêu cầu của tôi, bạn đã truy xuất ký ức về một chuyện gì đó mà có lẽ bạn sẽ không nghĩ tới nếu tôi không thúc giục bạn nhớ lại nó và bạn không nỗ lực để truy xuất nó.

Về bản chất, trí nhớ là trải nghiệm lại một chuyện gì đó trong quá khứ dưới dạng một hồi ức. Về mặt hoạt động, ký ức là sản phẩm cuối cùng của những nỗ lực của chúng ta trong hiện tại nhằm truy xuất những thông tin được lưu trữ trong não mình.

Ký ức – tương tự những giấc mơ và hành động tưởng tượng – khác nhau tùy theo mỗi người. Ký ức của tôi khác biệt rõ rệt với ký ức của bạn vì chúng dựa trên trải nghiệm sống cá nhân của chúng ta.

Ký ức cũng khác với hình ảnh hoặc video về các sự kiện trong quá khứ. Mặc dù các phiên bản dựa trên công nghệ này của quá khứ có thể đóng vai trò là công cụ kích thích trí nhớ, nhưng bản thân chúng không phải là ký ức.

Nguồn: https://znews.vn/tai-sao-ban-nen-quan-tam-den-tri-nho-cua-minh-post1535566.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Vương miện xanh

Được phát hành

,

Bởi

Tập sách là hành trình từ hậu trường sân khấu các cuộc thi người đẹp, nơi người thắng cuộc được yêu quý nhưng cũng hứng chịu các phán xét khắt khe của công chúng, đến các dự án xanh của Hoa hậu Môi trường Thế giới Nguyễn Thanh Hà.

Hai năm nhìn lại, tôi tự hỏi về bản thân, về phiên bản khác của chính mình giữa có và không có vương miện, giữa những gì tôi đạt được và đánh mất.

Năm 2022, tôi bước lên bục cao sân khấu Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh đăng quang Hoa hậu Môi trường Việt Nam.

Năm 2023, tôi tiếp tục trở thành người Việt Nam đầu tiên chinh phục vương miện Miss Eco International 2023 (Hoa hậu Môi trường Thế giới) tại Cairo, Ai Cập giữa những phấn khích và xúc động.

Chiếc vương miện đã thay đổi tôi. Từ một cô bé vô tư trong chiếc “tổ kén” gia đình nuôi dưỡng gần 20 năm qua, nay tôi bước ra thế giới rộng lớn và choáng ngợp với những điều không thể ngờ đến. Thế giới đã “dạy” tôi lớn lên, trước những vô lo, niềm vui, nỗi buồn, cảm xúc của tuổi vừa rời ghế nhà trường.

Nhiệm kỳ hoa hậu của tôi đã kết thúc, nhưng tôi vẫn tiếp tục sứ mệnh trên con đường đã chọn, đó là tình yêu, là trái tim, là thanh xuân, là giá trị sống.

Hai năm nhìn lại, tôi tự hỏi về bản thân, về phiên bản khác của chính mình giữa có và không có vương miện, giữa những gì tôi đạt được và đánh mất. Thế giới đó, có gì ở lại cùng tôi? Có gì đã khiến tôi dũng cảm đi tiếp trong khoảng thời gian đầy khó khăn đó?

Hoa hau anh 1

Hoa hậu môi trường thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà. Ảnh: Vietnam.vn.

Một mình trên sân khấu

Ngay khi vừa đạt cột mốc “đủ tuổi”, tôi lập tức đăng ký cuộc thi Hoa hậu Môi trường Việt Nam. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ rằng, phải thực hiện ước mơ của mình ngay khi có cơ hội. Ước mơ làm hoa hậu? Không hẳn! Đó là ước mơ được làm gì đó, thật cụ thể, thật thiết thực cho môi trường sống này, cho hành tinh này.

Nếu trở thành hoa hậu, tôi sẽ có ưu thế hơn, có thể xuất hiện trước nhiều người để bày tỏ những vấn đề về môi trường, đánh động sự quan tâm của nhiều người hơn. Nghĩ là làm, thật may mắn, tôi đã thành công và đăng quang khi lần đầu thử sức ở một đấu trường sắc đẹp mà mục tiêu không phải để trở thành người đẹp được ca ngợi hay được công nhận về nhan sắc. Tôi chỉ muốn nhắm tới sứ mệnh vì môi trường như chính danh hiệu mà cuộc thi đã trao.

Tôi bỗng nhớ đến câu nói trong Nhà Giả Kim: “Khi bạn thực sự mong muốn một điều gì, cả vũ trụ sẽ hợp lại giúp bạn đạt được nó”. Phải chăng, tôi thành công vì tôi khao khát điều đó mãnh liệt?

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã nhiều lần tự đặt câu hỏi cho bản thân: Là một người trẻ lớn lên trong điều kiện sống đầy đủ, được ăn ngon mặc đẹp và có nhiều cơ hội học tập hơn thế hệ ông bà, ba mẹ ngày xưa, liệu tôi có thể làm ngơ trước những mối đe dọa đang rình rập môi trường sống của chúng ta như rác thải, ô nhiễm, hạn mặn, lũ lụt, phá rừng hay hiệu ứng nhà kính không? Chính vì vậy, tôi đã quyết định tham gia cuộc thi Hoa hậu Môi trường. Hai chữ “môi trường” trong danh hiệu chính là nguồn sức mạnh và động lực để tôi hành động.

Ban đầu, tôi cũng mang trong mình rất nhiều lo ngại: Liệu mình có đủ khả năng không? Liệu có thể vượt qua những thí sinh tài năng khác? Tuy nhiên, tôi nhận ra, niềm khao khát mạnh mẽ muốn thử thách bản thân và tìm kiếm những cơ hội mới để trưởng thành còn lớn hơn. Điều thôi thúc tôi tham gia không chỉ là mong muốn thể hiện bản thân, mà còn ở khát khao được lan tỏa những giá trị tích cực về bảo vệ môi trường đến cộng đồng.

Nguồn: https://znews.vn/chiec-vuong-mien-thay-doi-cuoc-doi-hoa-hau-moi-truong-the-gioi-post1535563.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng