Connect with us

Sách hay

Truyền thống và hiện đại trong tranh dân gian Hàng Trống

Được phát hành

,

Qua thời gian, dòng tranh dân gian Hàng Trống vẫn lưu giữ được yếu tố truyền thống, đồng thời có những ứng dụng phù hợp thời đại ngày nay.

Hoa quyen truyen thong va hien dai trong tranh dan gian Hang Trong anh 1

Vào thời Lê sơ, thám hoa Lương Nhữ Hộc đi sứ phương Bắc, học được nghề khắc in trên ván gỗ, truyền dạy cho dân hai làng Hồng Lục – Liễu Chàng. Ông được thờ làm tổ nghề khắc ván in tranh. Với dòng tranh dân gian Hàng Trống, gốc tích cho sự ra đời còn chưa minh định hoàn toàn.

Hiện nay Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lưu giữ bản khắc tranh Hàng Trống khắc họa tích truyện kèm theo minh văn: “Quý Mùi lục nguyệt khởi Minh Mạng tứ niên”, tức năm 1823.

Từ cứ liệu đó, sách Dòng tranh dân gian Hàng Trống đoán định tranh Hàng Trống ra đời thế kỷ 18 hoặc 19. Qua tác phẩm này, lịch sử dòng tranh đất Kẻ Chợ được tìm hiểu cặn kẽ.

Hoa quyen truyen thong va hien dai trong tranh dan gian Hang Trong anh 2

Cửa hàng bán trống và tranh Hàng Trống, Hà Nội năm 1892. Ảnh:

Pierre Dieulefils.

Dòng tranh phố thị điển hình

Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa, tranh Hàng Trống nổi tiếng bởi sự thanh mảnh trong nét khắc, lão luyện trong việc tô màu, cản màu cho tranh.

Ra đời ở đất kinh kỳ, tranh Hàng Trống được xem là dòng tranh đáp ứng nhu cầu cho tầng lớp thị dân, hoặc các cơ sở tín ngưỡng, nhất là tục thờ Mẫu. Đây là dòng tranh phố thị điển hình, đại diện cho trung tâm chính trị, văn hóa, có lúc cả kinh tế của miền Bắc và cả nước một thời gian dài.

Nói đến tranh Hàng Trống, có thể phân biệt với những dòng tranh khác bởi đặc trưng riêng như: In ván ngửa, chỉ in nét đen trên nền giấy trắng, sau đó tô màu; chủ yếu đáp ứng nhu cầu thờ cúng và trang hoàng nhà cửa cho cư dân đô thị và ngoại ô Hà Nội.

Từ khi ra đời đến nay, tranh dân gian Hàng Trống chịu ảnh hưởng của nhiều phối hưởng khác nhau, những minh họa kinh Phật, tranh thờ Đạo giáo…

Trong các dòng tranh dân gian hiện diện ở Việt Nam, tranh dân gian Hàng Trống có đặc điểm là khuôn khổ lớn, dài, tập hợp các tranh dọc thành bộ, treo dàn ngang với nhiều thể thức nhất – nhị bình, tam bình, tứ bình, ngũ bình…

Chia sẻ về việc sản xuất tranh, tác giả sách Dòng tranh dân gian Hàng Trống cho hay đây là dòng tranh duy nhất hoàn thiện mọi công đoạn cho đến tận khâu hoàn chỉnh sản phẩm.

Cụ thể là thêm các loại giấy và lụa vân để bồi biểu tranh (cho dày và đẹp hơn), kẻ hai đường màu chàm đậm (nay màu vàng) hai bên diềm dọc tranh coi như khung (đối với các tranh có bố cục thoáng, không in sẵn khung vuông hay chữ nhật), dùng trục gỗ tiện sẵn (hoặc tre, trúc) để làm thành trục trên và dưới, thậm chí cả dây dệt sang trọng để làm dây treo tranh.

Và vẫn chỉ có ở riêng dòng tranh Hàng Trống, đây vừa là đồ họa vừa là hội họa. Đồ họa được thể hiện ở ván khắc nét in ra hình hài cơ bản của tranh, bước này nghệ nhân tự do nhân bản mà tạo hình không thay đổi; còn chất hội họa nằm ở màu sắc và độ đậm nhạt do vẽ tay, cản màu của người thực hiện, tạo ra hiệu quả vờn tỉa, luyến láy biến ảo, tinh xảo cho tranh.

Về các công đoạn thực hiện, tranh dân gian Hàng Trống được tiến hành với các công đoạn sáng tác mẫu, khắc ván, in tranh, vẽ tranh, dát vàng, bồi tranh… Mỗi công đoạn lại có kỹ thuật thực hành đậm chất chuyên môn mà nếu không được giải thích, người xem thực khó tường tận được.

Hoa quyen truyen thong va hien dai trong tranh dan gian Hang Trong anh 3

Tản vàng cho các hoa văn cần dát trên tranh dân gian Hàng Trống.

Những biến đổi thích nghi với dòng chảy thời gian

Hiện diện ở trung tâm văn hóa của cả nước, tranh dân gian Hàng Trống là tranh của dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng. Tuy nhiên, chủ nhân của dòng tranh này còn mở rộng đối tượng phục vụ lên tận miền ngược khi vẽ cả tranh thờ miền núi, đặc biệt là các tranh đòi hỏi chất lượng cao cho các thầy cúng người Dao.

Qua sách Dòng tranh dân gian Hàng Trống, độc giả sẽ được hiểu thêm về việc sản xuất tranh với đủ những công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu, kỹ thuật điêu luyện cùng tấm lòng của người thợ, nghệ nhân với tranh. Và để ý kỹ, bạn sẽ thấy tranh dân gian Đông Hồ được phân ra các dòng tranh theo chủ đề khác nhau rất dễ phân định.

Hoa quyen truyen thong va hien dai trong tranh dan gian Hang Trong anh 4

Tranh Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận.

Dòng tranh thờ trong tranh dân gian Hàng Trống gồm: Tranh thờ Phật giáo, tranh thờ Đức Thánh Trần, tranh thờ Đạo Mẫu, tranh thờ Đạo giáo của người Kinh và dân tộc thiểu số, tranh thờ các gia thần và tín ngưỡng tổ tiên. Dòng tranh này chiếm một số lượng lớn và có nhiều bức quen thuộc như những tranh thờ Mẫu Tam phủ công đồng, Tứ phủ công đồng, Ngũ vị Tôn ông

Trong khi đó, dòng tranh lịch sử số lượng thực sự ít ỏi nhưng độc đáo với tranh Đinh Tiên Hoàng tập trận, Trận chiến Sơn Tây, Trận chiến Bắc Ninh… Điểm dễ nhận thấy là những bức này vẽ công phu với cảnh trí đông người và là cảnh động.

Dòng tranh trang trí lại được phân vai thành tranh sinh hoạt xã hội, tranh chúc tụng ngày Tết, tranh trang trí cảnh sắc con người, thiên nhiên, tranh cảnh vật, tranh tích truyện… Trong đó, nhiều bức đẹp hút hồn người thưởng tranh như bộ tứ bình Ngư, tiều, canh, mục, Tố nữ, Tùng, cúc, trúc, mai

Cùng sự biến thiên của lịch sử, tranh dân gian Hàng Trống có những vận động thích nghi qua thời gian chứ không bất động về chủ đề. Ngoài những chủ đề quen thuộc Lý ngư vọng nguyệt, Bịt mắt bắt dê… đã xuất hiện những chủ đề mới như thời Pháp thuộc có tranh Tố nữ, Công Cử – Hiểu Dụ, Duyệt binh, Hội Tây bên hồ Hoàn Kiếm

Hiện nay, trước sự xâm thực ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ, văn hóa ngoại lai và những yếu tố kinh tế thị trường, tranh dân gian Hàng Trống không nằm im đợi thời mà có những chuyển đổi cùng thời cuộc.

Hoa quyen truyen thong va hien dai trong tranh dan gian Hang Trong anh 5

Đèn lồng được trang trí bằng các bức tranh dân gian như tranh Tố nữ của dòng tranh dân gian Hàng Trống.

Đã có nhiều hướng đi được thực hiện để đưa tranh dân gian Hàng Trống gần hơn với đại chúng như đưa các hình tượng tranh dân gian vào những sản phẩm ứng dụng, văn hóa phẩm, trang trí nội thất và thời trang…

Những chủ đề “Ngũ hổ”, “Ông hoàng”, “Tố nữ”… được vẽ lên vách đèn lồng, in vào bookmark, bìa sổ trang trí; những hình ảnh của tranh dân gian Hàng Trống được phóng và chuyển chất liệu lên tường phố bích họa Phùng Hưng (Hà Nội)…

Có những bộ sưu tập áo dài đã lấy cảm hứng, chất liệu, chủ đề từ chính tranh dân gian Hàng Trống tạo thành những nét mới, sáng tạo đầy thanh lịch. Những tranh Tướng canh cửa hay Đám cưới chuột ngày xưa giàu đường nét dân gian trên giấy dó thì nay còn nhập hồn vào màu men lam đơn sắc của gốm sứ…

Nguồn: https://zingnews.vn/truyen-thong-va-hien-dai-trong-tranh-dan-gian-hang-trong-post1159675.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Làm sao để có được năng lực làm Dân

Được phát hành

,

Bởi

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm sao để có được năng lực làm Dân

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512185.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Kinh tế học tốt và kinh tế học tồi trong một thế giới bất ổn

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách “Kinh tế học thời khó nhọc” của hai nhà kinh tế từng đoạt Nobel đưa ra các ý tưởng và giải pháp để xây dựng một xã hội nhân văn hơn.

Sau Hiểu nghèo thoát nghèo, bộ đôi nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng chiến thắng Nobel năm 2019 tiếp tục cho ra mắt một cuốn sách bàn về kinh tế cho những người làm chính sách cũng như người bình thường mơ về một thế giới tốt đẹp và lành mạnh.

Cuốn sách Kinh tế học thời khó nhọc đưa ra giải pháp thuyết phục dựa trên chủ nghĩa can thiệp thông minh và một xã hội lấy lòng trắc ẩn và tôn trọng lẫn nhau làm cốt lõi khi thế giới đang được vận hành trên sự bất ổn.

Sach kinh te anh 1
Cuốn sách Kinh tế học thời khóc nhọc. Ảnh: NXB Trẻ.

Kinh tế học tồi bóp méo tranh luận công khai

Kinh tế học thời khó nhọc gồm 9 chương chính, đưa ra cách nền kinh tế đang vận hành như thế nào trước những vấn đề chung của nhân loại như tình trạng nhập cư và nạn phân biệt đối xử, quá trình toàn cầu hóa và sự sụp đổ của công nghệ, tốc độ tăng trưởng chậm và biến đổi thời tiết…

Một trong những tranh luận nổi bật nhất của nước Mỹ nói riêng cũng như các nước phát triển nói chung là vấn đề dòng người nhập cư. Phần lớn mọi người cho rằng dòng người nhập cư ồ ạt đổ vào đất nước của họ sẽ làm ảnh hưởng đến cư dân địa phương.

Cuốn sách đưa ra dẫn chứng về các cuộc di cư trong lịch sử chứng minh rằng dòng người đó không hề cướp mất việc làm của người bản xứ, thay vào đó giúp vạch trần những lỗ hổng trong dịch vụ công và nhà ở xã hội mà chính sách của quốc gia đó đang thực thi.

Qua đó, mọi người có thể thấy được việc nhập cư có vẻ có lợi cả với dân nhập cư lẫn dân địa phương. Nguyên nhân này bắt nguồn từ bản chất dị biệt của thị trường lao động và gần như không ăn khớp với câu chuyện cung cầu phổ thông.

Kinh tế học tồi tạo ra cơ sở cho việc tặng người giàu những món quà hào nhoáng, siết chặt các chương trình phúc lợi, đồng thời rao giảng ý tưởng nhà nước bất lực và tham nhũng, trong khi người nghèo thì lười biếng. Từ đó mở đường cho tình trạng bất bình đẳng và sự giận dữ khôn nguôi từ phần đông bộ phận người lao động nghèo.

Kinh tế học tốt trong thế giới bất ổn

Nhiệm vụ hàng đầu của Kinh tế học thời khó nhọc là làm thế nào để những hiểu biết sâu sắc này của hai nhà kinh tế học mang lại một thế giới nhân đạo hơn.

Một cuốn sách chỉ ra những trường hợp khi chính sách kinh tế thất bại, khi ý thức hệ che mắt khiến con người bỏ qua những điều hiển nhiên, nhưng cũng đồng thời cho thấy những hoàn cảnh và nguyên do mà kinh tế học tốt đã tỏ ra hữu dụng, nhất là trong thế giới ngày nay.

Khi con người tôn trọng lẫn nhau và giàu lòng trắc ẩn, mong muốn những điều tốt đẹp vì lợi ích chung là lúc kinh tế học tốt được thực thi.

Kinh tế học tốt đẩy mạnh việc phát thuốc kháng virus cho bệnh nhân HIV ở các nước đang phát triển để đảm bảo xét nghiệm được rộng rãi hơn và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Cũng nhờ kinh tế học tốt mà sự ngu dốt và ý thức hệ đã bị đánh bại, giúp cho màn tẩm thuốc diệt côn trùng được phát miễn phí tại châu Phi, nhờ đó giảm một nửa số trẻ em bị tử vong do sốt rét.

Sach kinh te anh 2
Hai nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee (trái) và Esther Duflo. Ảnh: IMF.

Những nhà kinh tế vì người nghèo

Trước Kinh tế học thời khó nhọc, Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng nổi tiếng với cuốn sách Hiểu nghèo thoát nghèo. 2

Vậy nên, là những nhà kinh tế chuyên nghiên cứu các nước nghèo, hai tác giả hiểu rõ được thực trạng nền kinh tế đang diễn ra ra sao, đặc biệt là ở những quốc gia họ từng sống và làm việc. Họ cũng ý thức sâu sắc được rằng thực tế đáng chú ý nhất trong 40 năm qua là tốc độ thay đổi của nền kinh tế cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Kinh tế học thời khó nhọc bàn về cả các vấn đề cũng như cách thức để sửa chữa thế giới này, với hy vọng mang đến sự cân bằng và bình đẳng hơn giữa các quốc gia.

Kinh tế học tưởng tượng ra một thế giới năng động mà không có rào chắn ngăn cản. Kinh tế học là những ý tưởng, chúng có thể thúc đẩy để thay đổi. Khi các nhà kinh tế học sẵn lòng thử nghiệm các ý tưởng và giải pháp, cho dù có làm sai hay đúng, miễn là đưa đến cái đích tối thượng, chính là xây dựng một thế giới nhân văn hơn.

Nguồn: https://znews.vn/kinh-te-hoc-tot-va-kinh-te-hoc-toi-trong-mot-the-gioi-bat-on-post1509322.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Sách về tình thầy trò của hai vị tướng nhận hai đề cử Sách Quốc gia

Được phát hành

,

Bởi

“Một người thầy, một cuộc đời đức độ, nhân văn và rất đỗi bình dị”. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã viết về ông Ba Quốc như vậy trong sách “Người thầy”.

tinh bao anh 1
Ông Ba Quốc (ngồi) và thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Tư liệu.

Người thầy của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là một tác phẩm giá trị về cuộc đời người tình báo, Thiếu tướng Đặng Trần Đức (tức ông Ba Quốc).

Trong cuốn sách Người Thầy, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khắc họa sâu sắc mối quan hệ đặc biệt giữa ông và người thầy đáng kính – Thiếu tướng Đặng Trần Đức (tức ông Ba Quốc). Cuốn sách không chỉ kể lại những câu chuyện xúc động mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về lòng trung thành, sự hy sinh và ý chí phụng sự đất nước.

Cuốn sách Người thầy cho ta thấy mối quan hệ của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Ba Quốc – Đặng Trần Đức không chỉ đơn giản dừng lại ở mức độ thầy trò.

Ông Ba Quốc đã rèn luyện cho người lính trẻ Nguyễn Chí Vịnh biết, hiểu mọi thứ về nghề tình báo. Khi tác giả Nguyễn Chí Vịnh mới ở Việt Nam sang Campuchia ông cho làm ở Phòng N, sau xuống đội X, là đội nhận những nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng.

Sau nhiều thử thách thì làm trợ lý trực tiếp cho ông Ba, rồi những bữa cơm chiều rỉ rả chuyện đời thường ông Ba kể chuyện cho học trò nghe về mọi điều đã trải qua trong đời mình, chuyện đời thường nhưng sau mỗi câu chuyện là kinh nghiệm, cách làm việc, đối nhân xử thế… đều là những bài học quý với thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

tinh bao anh 2
Sách Người thầy.

Kể hành trình dọc biên giới phía Bắc những năm còn chiến tranh, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho thấy hình ảnh một người thầy tình báo can trường, đầy trách nhiệm.

Trong một lần di chuyển qua biên giới, khi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị đổi vị trí ngồi vì lo ngại pháo kích, ông Ba Quốc đã khẳng định dứt khoát: “Không, tôi ngồi ghế trước.” Hình ảnh ông ung dung trên ghế trước trong bối cảnh biên giới căng thẳng là minh chứng sống động cho tinh thần dũng cảm và trách nhiệm của một người lính tình báo.

Đối với tướng Nguyễn Chí Vịnh, những câu chuyện bên bếp lửa tại nhà người dân ở Lạng Sơn hay những ngày rong ruổi trên đường số 4 đã trở thành những ký ức không thể phai mờ. Trong khoảnh khắc giản dị đó, ông Ba Quốc đã có dịp chia sẻ nhiều bài học từ kinh nghiệm thực chiến, từ lý tưởng sống cho người học trò.

Thông qua những câu chuyện quá khứ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh được biết sâu hơn về con người ông. Đó là tình cảm sâu kín của người tình báo vĩ đại với đồng chí, đồng đội, với những người trong gia đình…

Cho đến những năm tháng cuối đời, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh vẫn ở bên người thầy của mình. Vào lúc đó, ông Ba đã tâm sự: “Tình yêu chỉ có một và lý tưởng cũng chỉ có một”. Với ông, tình yêu chỉ có một là tình yêu dành cho cái đẹp và lẽ phải. Lý tưởng của ông cũng vậy, điều cao nhất ông hướng tới là hy sinh tất cả những gì mình có để đất nước có độc lập và hòa bình, người dân được hưởng hạnh phúc.

Cuộc đời của ông Ba Quốc không chỉ là tấm gương sáng về trí tuệ và bản lĩnh mà còn là bài học nhân văn sâu sắc. Cuối cuốn sách, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh viết: “Một người thầy, một cuộc đời đức độ, nhân văn và rất đỗi bình dị”. Tình thầy trò giữa ông Ba và Thượng tướng Vịnh mãi mãi là biểu tượng của tình yêu, lý tưởng và sự hy sinh vì tổ quốc.

Với những giá trị to lớn, cuốn sách Người thầy đã được đề cử ở hai hạng mục là Sách được bạn đọc yêu thích và Sách Văn học – Nghệ thuật tại giải Sách Quốc gia 2024.

Nguồn: https://znews.vn/sach-ve-tinh-thay-tro-cua-hai-vi-tuong-nhan-hai-de-cu-sach-quoc-gia-post1512302.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng