Connect with us

Sách hay

Tác giả ‘Nhật ký Vũ Hán’ xúc động ngày chấm dứt phong tỏa

Được phát hành

,

Nhà văn Phương Phương, người viết “Nhật ký Vũ Hán”, nói xúc động khi livestream thành phố mở lại các tuyến đường, dỡ lệnh phong tỏa.

Rạng sáng 8/4 – ngày giới chức Trung Quốc gỡ các biện pháp hạn chế đi lại với dân Vũ Hán, Phương Phương đăng một số trạng thái trên Weibo, bày tỏ vui mừng. “Tốt quá, cuối cùng đã chấm dứt phong tỏa”, bà viết. Nhà văn còn chia sẻ video livestream cảnh thành phố mở các tuyến đường và viết: “Cứ ngỡ sẽ rất bình thản, không ngờ tôi vẫn xúc động đến thế”.
Vũ Hán gỡ lệnh phong tỏa
Vũ Hán gỡ lệnh phong tỏa

Vũ Hán sau 0h ngày 8/4, chuyến tàu đầu tiên rời thành phố, các tòa nhà thắp sáng, chạy chữ ca ngợi “người dân Vũ Hán anh hùng”, cảm ơn đội ngũ y bác sĩ chống dịch. Video: People’s Daily.

Phương Phương ngừng viết nhật ký từ cuối tháng 3 song vẫn đăng trên Weibo các bài viết về tình hình ở Vũ Hán, công việc của bà. Trong bài cuối cùng, bà viết chuyện chính khách Mỹ – Trung chỉ trích lẫn nhau về dịch còn không ít bác sĩ hai nước lại bắt tay tìm cách cứu người, bàn bạc cách cách ly, phòng tránh bệnh.

Advertisement

“Khi tình hình ở Vũ Hán căng thẳng, nhiều người Hoa lùng mua khẩu trang ở nước ngoài gửi về nước. Còn bây giờ y bác sĩ Mỹ lại đối mặt tình trạng thiếu khẩu trang cùng các đồ bảo hộ. Một người bạn gốc Hoa của tôi bảo, bạn ấy cảm thấy có lỗi với họ”, Phương Phương viết.

Nhà văn cho biết dù ngừng viết nhật ký, bà vẫn nói quan điểm của mình trên Weibo và không bỏ cuộc việc đòi truy cứu trách nhiệm những người tắc trách, gây hậu quả nghiêm trọng ở Vũ Hán. “Sau này, nhà nước có truy cứu trách nhiệm không, tôi không biết. Nhưng bất luận thế nào, là người Vũ Hán bị nhốt trong nhà hơn hai tháng, chứng kiến tháng ngày bi thảm, chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ đòi công bằng cho những người chết oan uổng. Ai sai, người đó gánh trách nhiệm. Nếu chúng ta quên đi những ngày tháng này, nếu một ngày chúng ta không còn nhớ sự tuyệt vọng của đạo diễn Thường Khải, vậy thì, tôi muốn nói: Người Vũ Hán, các bạn không chỉ chịu đựng tai họa mà sẽ chịu đựng cả sự hổ thẹn, hổ thẹn khi chấp nhận lãng quên”, bà viết.

Nhật ký của nhà văn Phương Phương đăng trên chuyên trang blog của trang tin tài chính Caixin từ cuối tháng 1, thu hút nhiều người xem và bình luận. Nhật ký Vũ Hán của bà được dịch giả Michael Berry chuyển ngữ sang tiếng Anh, phát hành dưới dạng sách điện tử.

Nhật ký Vũ Hán của Phương Phương được phát hành bản tiếng Anh. Ảnh: QQ.

“Nhật ký Vũ Hán” của Phương Phương được phát hành bản tiếng Anh. Ảnh: QQ.

Nhà văn Phương Phương 65 tuổi, tên thật Uông Phương. Bà sinh ở Nam Kinh, theo cha mẹ tới Vũ Hán sống từ năm hai tuổi. Năm 1978, bà học khoa Văn Đại học Vũ Hán, trở thành phóng viên, biên tập viên ở Đài truyền hình Hồ Bắc sau khi tốt nghiệp. Phương Phương còn từng làm tổng biên tập tạp chí Contemporary Celebrities (Kim Nhật Danh Lưu). Bà sáng tác tiểu thuyết, tản văn từ cuối thập niên 1980. Năm 2012, tiểu thuyết Vạn tiễn xuyên tâm của bà được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên, kể về cuộc đời một người phụ nữ Vũ Hán. Phương Phương là nguyên ủy viên Hội nhà văn Trung Quốc, nguyên Chủ tịch Hội nhà văn tỉnh Hồ Bắc.

Nghinh Xuân

Advertisement

Nguồn: https://vnexpress.net/tac-gia-nhat-ky-vu-han-xuc-dong-ngay-cham-dut-phong-toa-4081291.html

Tiếp tục đọc
Quảng cáo

Sách hay

Bộ não và tâm trí

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách xem xét quan niệm của loài người về bộ não qua nhiều thời đại, mô tả chi tiết cấu trúc và hoạt động của bộ não, phân tích cách mà hệ thống tri giác và não bộ giúp ta lý giải những cảm giác của mình về thế giới xung quanh. Ngoài ra, sách còn thảo luận về khái niệm ý thức và vai trò của cảm xúc. Đặc biệt, một chủ đề nóng hổi cũng được nhắc tới: trí tuệ nhân tạo liệu có thể sánh với trí tuệ con người?

Để hành động, phản ứng và sinh tồn trong thế giới này, chúng ta cần biết cách lựa chọn và nhận biết những gì ta cảm nhận được.

Minh họa: WikiHow.

Sự chú ý và tâm trí

Mục tiêu của tôi không phải là xem bệnh nhân là một hệ thống, mà là hình dung ra thế giới… cảnh quan trạng thái mà bệnh nhân đang cư trú.”

Advertisement

– Oliver Sacks, 1973.

Năng lực để làm những điều này được gọi chung là “sự chú ý”. Từ ngữ này có thể xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh – chúng ta để ý; chúng ta chú ý; cái gì khiến ta để ý; ta để ý chăm sóc; thậm chí ta gây sự chú ý – nhưng thực ra nó là cái gì?

Theo William James (xem tập Lịch sử Tâm lý học) trong cuốn Principles of Psychology: “Mọi người đều biết sự chú ý là gì. Nó là cái gì đó chiếm lĩnh tâm trí ở dạng rõ ràng và sống động trong số rất nhiều đồ vật cùng xuất hiện, hoặc chuỗi suy nghĩ đang chạy trong đầu. Những đặc điểm cốt lõi của nó gồm nhắm tới, tập trung ý thức. Nó ngụ ý rằng cần dẹp những thứ này sang một bên để xử lý hiệu quả những thứ kia, và nó là trạng thái ngược lại với trạng thái lú lẫn, sững sờ và mất tập trung.”

Tam tri anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Ketut Subiyanto/Pexels.

Vậy nó thực ra là gì? Đương nhiên chúng ta có thể chọn để tập trung vào cái gì. Chúng ta phải làm được, nếu không chúng ta sẽ bị chôn vùi dưới đống thông tin tràn ngập. Câu chuyện điển hình cho khía cạnh tự chủ của sự chú ý là “hiệu ứng tiệc tùng” (xem tập Tư duy và hiểu biết).

Làm thế nào mà trong một môi trường ồn ào như tiệc tùng mà chúng ta vẫn có thể trò chuyện với nhau được? Có lẽ chúng ta cũng từng trải qua những dị bản tương tự – nếu không phải là một bữa tiệc ồn ào thì có lẽ là trong thư viện khi chúng ta học bài. Bạn có thể đang tập trung vào một đoạn văn nào đó rất khó hiểu, đọc đi đọc lại nó để cố gắng hiểu.

Advertisement

Có lẽ bạn gặp khó khăn vì cùng lúc đó bạn tình cờ hóng hớt được bạn mình ở góc gần đó đang bàn tán về trận bóng chày hôm nay. Bạn bị giằng xé giữa hai cái – một phần bạn muốn tập trung học, phần kia lại muốn biết xem đội bóng của mình chơi thế nào. Vì thế bạn phải chọn tín hiệu nào để đáp ứng. Bạn không thể đồng thời suy nghĩ hai thứ trong đầu.

Hay liệu bạn có thể không? Bạn có thể dẹp việc hóng hớt bóng đá sang một bên và tập trung vào đoạn văn đang đọc. Suy cho cùng thì bạn có thể biết về kết quả trận đấu bằng cách đọc báo sau. Bạn đã chọn để tập trung vào bài học và không để ý đến bóng chày nữa. Nhưng liệu bạn có hoàn toàn tách rời khỏi cuộc trò chuyện của bạn bè bạn không?

Nghiên cứu cho thấy bạn không. Bạn chỉ là quyết định không chọn thông tin đi vào não bạn từ tai. Chúng đã đi vào rồi mặc dù bạn cố ý chọn không để xem xét chúng. Ví dụ điển hình của hiện tượng này là khi người ta nghe tên mình trong những cuộc trò chuyện mà họ không để ý tới. Trường hợp trận bóng chày nói trên cũng là ví dụ tương tự. Mặc dù bạn đang tập trung học bài, nếu người khác đột nhiên nhắc đến cái bạn quan tâm muốn biết – trong trường hợp này là tỷ số – thì đột nhiên bạn sẽ dỏng tai lắng nghe và thôi tập trung vào bài học.

Nguồn: https://znews.vn/su-chu-y-cua-tam-tri-con-nguoi-hinh-thanh-tren-co-che-nao-post1499256.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Bắt đầu bằng đích đến

Được phát hành

,

Bởi

Bắt đầu bằng đích đến có nghĩa là khởi đầu với sự hiểu biết rõ ràng về đích đến, để hiểu rõ hơn về hiện trạng của bản thân, đảm bảo những bước đi của bạn đều hướng về đích đến đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bắt đầu bằng đích đến có nghĩa là khởi đầu với sự hiểu biết rõ ràng về đích đến, để hiểu rõ hơn về hiện trạng của bản thân, đảm bảo những bước đi của bạn đều hướng về đích đến đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Bắt đầu bằng đích đến

Bắt đầu bằng đích đến có nghĩa là khởi đầu với sự hiểu biết rõ ràng về đích đến, để hiểu rõ hơn về hiện trạng của bản thân, đảm bảo những bước đi của bạn đều hướng về đích đến đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

7 thói quen hiệu quả

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498567.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Cái nhìn trực diện về thói hư tật xấu của người Việt hiện đại

Được phát hành

,

Bởi

Trong cuốn “Cái vội của người mình” tác giả Vương Trí Nhàn đã chỉ ra những thói hư tật xấu của người Việt hiện đại, đồng thời đưa ra một số thảo luận để dần tiến tới cách khắc phục có hiệu quả.

Tiếp nối tập sách Người xưa cảnh tỉnh – thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX (viết chung cùng Trần Văn Chánh, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM 2018, tái bản 2024), tác giả Vương Trí Nhàn tiếp tục cho ra mắt tập phiếm luận Cái vội của người mình để nói về thói hư tật xấu của người Việt.

Căn tính của người Việt hiện đại

Đây là kết quả của nhiều năm quan sát đời sống hàng ngày của tác giả, được ông khái quát lên thành những nội dung bằng kinh nghiệm của một người có hơn bốn mươi năm viết văn, viết báo và làm công tác nghiên cứu, xuất bản.

Đây cũng là kết quả của quá trình khai thác ba nguồn tư liệu chính của tác giả. Một là việc tìm hiểu và giải thích thói hư tật xấu lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội mà tác giả tìm ở đó nhiều gợi ý. Hai là những công trình nghiên cứu khoa học xã hội soi rọi những vấn đề về người Việt, xã hội Việt mà tác giả dành thời gian để học hỏi.

Advertisement

Ba là những cuốn sách nghiên cứu triết học, xã hội học… như Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Các giá trị đạo đức trong phát triển kinh tế… đã mang lại cho tác giả những gợi ý sâu sắc.

Cái vội của người mình gồm 80 bài phiếm luận về thói hư, tật xấu của người Việt hiện đại, được nhóm thành 5 chủ đề lớn, tương ứng với 5 phần của cuốn sách.

Ở mỗi chủ đề lớn, tác giả không chỉ chỉ ra hàng loạt thói hư tật xấu người Việt, mà còn phân tích, thảo luận, làm rõ hơn từng thói hư tật xấu này. Cách làm này của tác giả (đi từ cái chung đến cái riêng), không chỉ giúp người đọc nắm bắt được những nội dung / vấn đề mang tính hệ thống, mà còn giúp họ có được cái nhìn cụ thể, chi tiết về từng thói hư tật xấu.

Ví dụ như trong chủ đề “Những thói hư tật xấu bộc lộ trong làm ăn kiếm sống, đi lại, các hoạt động nghề nghiệp”, tác giả liệt kê một loạt thói hư tật xấu như: suy thoái đạo đức trong kinh doanh (khôn ranh, lọc lừa, thấy làm gì kiếm tiền được là làm, kiếm sống bằng bất cứ giá nào, làm bậy bất chấp pháp luật), thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, giỏi kiếm ăn chứ không giỏi nghề, mạnh ai nấy sống, hỗn loạn trong giao thông, hỗn loạn trong tâm lý…

Từ đó, tác giả phân tích (giải phẫu), thảo luận (phiếm đàm), làm rõ những thói hư tật xấu này như một căn tính / đặc tính / căn bệnh trầm kha khó chữa của người Việt (nói cách khác là chỉ ra những lý do thâm căn cố đế khiến chúng ta khó thay đổi) .

Advertisement

Chẳng hạn khi nói về tật xấu kiếm sống bằng bất cứ giá nào, tác giả cho biết, thời chiến tranh, ở ta có người coi kho còn phá cả một cỗ máy chỉ để lấy mấy cái vít. Còn ngày nay, để kiếm sống, người ta làm bất cứ việc gì họ có thể làm, bất kể có hại cho người xung quanh, hoặc tàn phá môi trường đến mức độ như thế nào.

Người ta rải đinh trên đường cao tốc, bán đủ loại rau củ quả vừa phun thuốc trừ sâu, đá bóng vào lưới nhà để thực hiện hợp đồng bán độ. Rồi người ta chặt phá rừng vô tội vạ, mua bán bằng cấp và chức sắc, kê đơn cho bệnh nhân toàn những thứ thuốc đắt tiền để ăn hoa hồng…

Hay nói về thói hư tật xấu (tình trạng / thực trạng) thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, tác giả cho rằng con người thời nay suy thoái so với thời ngày xưa ở sự lỏng lẻo trong mối quan hệ với công việc, nói cách khác là sự kém cỏi trong chất lượng công việc mà họ hoàn thành, điều này dẫn đến người ở ta chỉ có một trình độ nghề nghiệp loàng xoàng.

Tác giả viết “Có lẽ không nước nào nhiều cơ sở sản xuất như nước ta, hàng hóa chỉ được mẻ đầu, càng về sau càng hỏng. Nhiều con đường mới làm đã nứt vỡ toe toét. Đình chùa tu bổ ngày một lai căng xa lạ…”.

Theo tác giả, căn nguyên của tình trạng có phần “lộn xộn” trên không chỉ là do sự dễ dãi thiếu chuẩn mực cùng sự kém cỏi của những người cầm trịch, mà còn do sự tha hóa của người lao động. Nhiều người thiếu hẳn sự tha thiết với công việc hàng ngày, vốn là lẽ sống của mình”.

Advertisement

Nhận diện thói hư tật xấu để dần tiến tới cách khắc phục có hiệu quả

Tương tự, ở các chủ đề: “Những bất cập trong thói quen sinh hoạt, trong đời sống tinh thần mỗi cá nhân, trong các mối quan hệ người với người hàng ngày”; “Những di lụy quá khứ đồng thời trong mỗi thói hư tật xấu đều mang dấu vết thời đại”; “Những hạn chế kéo dài trong tổ chức và quản lý xã hội”, tác giả cũng liệt kê hàng loạt thói hư tật xấu.

Cai voi cua nguoi minh anh 1

Tác giả Vương Trí Nhàn. Ảnh: FBNV.

Có thể kể đến như: Lối sống buông thả vô độ, thói vung vít, lãng phí, sự cạnh tranh đến mức tàn bạo, lối ứng xử thô bạo trong đời sống, tâm lý cầu may, cầu lợi, tính ráo hoảnh, vô cảm, cái vội (lối sống nhanh, sống gấp) của người Việt hiện đại…

Nói về thói hư tật xấu ứng xử thô bạo trong đời sống, tác giả sách lấy một ví dụ một người nước ngoài đã nhận xét cách đi xe máy của dân mình mang nhiều tính cách bạo lực, nghĩa là luôn luôn trong tư thế muốn chèn ép nhau, đối đầu nhau, ai liều lĩnh chịu chơi hơn thì chiến thắng.

Không chỉ chỉ ra thói hư tật xấu của dân mình, trong cuốn sách tác giả còn đưa ra cái nhìn khái quát về những thói hư tật xấu để dần tiến tới cách khắc phục có hiệu quả.

Chẳng hạn nói về cái vội của người mình, tác giả không chỉ chỉ ra những tác động có phần tiêu cực của “một nhịp sống gấp gáp, gấp gáp đến liều lĩnh, vội vàng đến bất cần, công việc cứ rối tung cả lên mà vẫn chẳng việc gì ra việc gì”, mà còn tìm cách giải thích vì sao chúng ta lại sống vội như vậy.

Advertisement

Đồng thời, tác giả cũng vận dụng 3 thủ pháp kinh điển là lấy xưa nói nay, lấy ngoài nói trong, lấy người nói ta (những thủ pháp này cũng được ông sử dụng xuyên suốt trong cuốn sách) để chỉ những giá trị, lợi ích sống chậm, sống hài hòa đem lại.

Hay trong cuốn sách, từ kinh nghiệm của bản thân và quan sát những gì gần gũi xung quanh, tác giả còn chỉ ra quá trình tha hóa, quá trình đánh mất những gì tốt đẹp ở mỗi con người. Theo tác giả đây là một phần di sản của lớp người đang sống để lại cho các lớp kế tiếp, mà những người đi sau có thể sáng suốt hơn, không còn đánh mất mình, trở nên hữu ích hơn.

Bình luận về cuốn sách và phong cách phiếm luận của tác giả Vương Trí Nhàn, họa sĩ Nguyễn Quân viết: “Thảo luận trí tuệ thú vị cũng có thể chỉ là một thú tiêu khiển cho đỡ buồn tay. Cái lạ là dọn vườn quét rác tâm lý tùm lum như vậy mà đọc xong chẳng thấy bi quan, bị chấn thương gì… Bởi rác ấy, chấn thương ấy xưa đã có, đâu cũng có, người ta cũng có… nó chỉ là chuyện nhân văn. Thế gọi là thể phiếm đàm có ích”.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Advertisement

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/cai-nhin-truc-dien-ve-thoi-hu-tat-xau-cua-nguoi-viet-hien-dai-post1499350.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng