Không ít người nghĩ rằng với những người suốt đời phải đối diện với bóng tối thì việc sinh hoạt hàng ngày đã là điều khó khăn, đừng nói chi đến việc làm nghệ thuật.
Tuy nhiên, âm nhạc không chỉ cần mắt nhìn mà nó còn yêu cầu thính giác nhạy bén và một đôi tay điêu luyện.
Gian nan những buổi học đàn
Ngày đầu tiên tập đàn, thầy Lưu Học hướng dẫn ba đứa học sinh khiếm thị xác định đúng vị trí âm thanh các nốt trên dây đàn, kèm với đó là cách chặn cạnh bàn tay, gảy que để tiếng đàn bầu bật ra. Trong ba đứa học trò khi đó, tôi học chậm nhất lớp. Ngay trong ngày đầu tiên, có bạn đã đánh kêu được đàn, còn tôi phải mất thời gian gấp ba lần như vậy.
Một tuần chỉ có hai buổi tập đàn, mỗi buổi chỉ tròm trèm hai tiếng đồng hồ, vì còn phải dành thời gian cho các môn học văn hóa khác. Trong khi tôi lúc đó chỉ là học sinh lớp một nên còn phải dành thời gian cố thuộc bảng chữ nổi. Sau giờ học chữ, tôi xin ban giám hiệu cho vào phòng nhạc cụ tự tập một mình.
Sau mấy ngày ròng rã mà cây đàn chỉ kêu “tè tè”, “tạch tạch” có lúc đôi tay tôi mỏi nhừ như muốn rơi ra từng đốt xương. Tôi nhớ lúc dạy võ cho tôi, cha nuôi Nguyễn Bá có nói: “Muốn giỏi võ, không có cách nào khác phải tập luyện thường xuyên. Khi võ đã ngấm vào máu, người ta quên hết những chiêu thức được học để ra đòn tự nhiên nhất”.
Tôi mang tâm thế ấy đến với cây đàn bầu, như lựa chọn một loại binh khí!
Năm 1994, công nghệ điện tử đã được phát triển, ứng dụng trên tất cả các loại nhạc cụ. Đàn bầu thùng, dây tơ đã được thay thế bằng đàn điện tử có bộ phận khuếch âm và dùng dây kim loại. Để khỏi ảnh hưởng đến các phòng học khác, và do tôi học ngoài giờ, nên chỉ được sử dụng đàn không cắm điện để tập. Càng gắng sức gảy, dây đàn căng cứng cứa vào lòng bàn tay tôi chảy máu. Mồ hôi trán tôi túa ra giữa gian phòng không một hơi gió trong mùa Đà Nẵng oi nồng.
Mỗi hành động của tôi trên cây đàn đều không qua được sự quan sát từ xa của thầy Lưu Học. Chắc khi thấy máu tôi tứa ra, đọng lại trên mặt dây như một nốt đen, thầy hẳn đã gật đầu hài lòng, dù rất xót xa.…
Cuối cùng thì tôi cũng chinh phục được cây đàn, như một anh chàng đã len lỏi được vào nỗi nhớ thiếu nữ mỗi đêm xa nhau.
Vinh quang với cây đàn bầu
Khi còn là một cậu bé, tôi mơ có ngày bước chân ra khỏi Thanh Trà và ngao du khắp thế gian. Tôi sẽ vốc từng nắm cát sa mạc nóng bỏng. Tôi sẽ hít khí lạnh vào tận buồng phổi trên những rặng núi phủ đầy tuyết. Tôi sẽ cất tiếng hát hòa giọng với bạn bè năm châu. Thường trực trong những cánh diều nơi mấp mô ruộng cháy miền Trung, tôi gửi điều ước đến bà Tiên, ông Bụt.
Rồi một hôm, đang tập đàn ở Nhạc viện, cổ tích đến cái ào giữa đời thực. Tôi được thông báo sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự trại Art for All (Nghệ thuật cho Thế giới) tại Thái Lan có sự tham dự của những nghệ sĩ khuyết tật đến từ mười quốc gia châu Á vào tháng Bảy năm 2007.
Năm 2007, cả nước đã có Internet tốc độ cao, điện thoại di động đầy khắp nơi, nhưng ở một vùng quê như Bình Sơn, cái tin tôi đi Thái Lan chấn động cả huyện. Chỉ cách khoảng hai giờ bay mà người dân quê chẳng mấy ai biết gì về đất Thái, ngoài các cầu thủ đá banh hay thắng đội Việt Nam.
Tác phẩm tôi chọn biểu diễn trong trại nghệ thuật Art for All là “Cung đàn đất nước”. Đây là tác phẩm khí nhạc dành cho đàn bầu được tác giả Xuân Khải sáng tác, khai thác chất liệu ca trù. Buổi biểu diễn hôm đó thành công hơn mong đợi khi có công chúa Thái Lan, đại diện cho Hoàng gia đến tham dự.
Bản độc tấu đàn bầu của tôi kéo dài khoảng năm phút, nhưng tôi phải nán lại sân khấu rất lâu để giới thiệu về cây đàn một dây vô cùng độc đáo này của Việt Nam. Nhiều bạn nghệ sĩ nước ngoài tò mò xin sờ vào cây đàn bầu, họ luôn miệng trầm trồ về những ấn tượng mãnh liệt và cảm xúc sâu lắng mà cây đàn mang đến cho người nghe.
Trước ngày sang Thái, tôi đã tìm hiểu âm nhạc cổ truyền của các nước bạn tham dự, tập sẵn mấy bài. Khi được đề nghị, tôi mạnh dạn tấu thêm mấy khúc như Sakura của Nhật Bản, Hoa Champa của Lào, Hoa Chanti của Campuchia và hàng loạt bài dân ca của Thái Lan, … trên đàn bầu và thu hút thêm nhiều sự quan tâm của hàng ngàn khán giả. Vây quanh tôi ở sảnh nhà hát là hàng chục hãng thông tấn, truyền hình của nhiều quốc gia. Họ phỏng vấn nghệ sĩ khiếm thị Hà Chương. Tôi ngất ngây trong niềm tự hào và vui sướng.
Sáu ngày ở Thái Lan là quãng thời gian trải nghiệm đầy thú vị đối với một chàng trai nhà quê như tôi. Lần đầu tiên tôi được ở trong một resort sang trọng, được thưởng thức rất nhiều món ngon của đất nước Thái Lan và dạo chơi đường phố Băng Cốc cùng những người bạn Thái hiền lành như đất cục.
Còn một điều tuyệt vời nữa, ban tổ chức tặng tôi bốn trăm đô-la sau đêm biểu diễn. Nỗi buồn vì album thứ hai không thành công, cây guitar phải bán ở Hà Nội nhanh chóng bay đi. Tôi nhét mấy tờ đô vào ví và ào ra phố.
Tại một tiệm đàn ở Băng Cốc, người ta đón một thanh niên khiếm thị đến từ Việt Nam. Anh ta mua cây đàn acoustic của Nhật và ra thẳng sân bay với cái miệng luôn nhoẻn cười.
Dường như âm nhạc đã có một sức mạnh kì diệu vô hình luôn thôi thúc “những người bạn của bóng tối” phải luôn nỗ lực. Nó còn khiến người ta quên đi những khiếm khuyết của bản thân, sống hết mình với mơ ước và kéo gần những trái tim lại với nhau.
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
II. Đôi nét về tác giả Nguyễn Du
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Một số tác phẩm như:
Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…
III. Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).
– Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
– Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
– Phần 3. Còn lại. Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.
Cuốn sách cung cấp kiến thức để người đọc hiểu hơn về hành trình niềng răng, cũng là cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Phải mất hơn 4 năm sau ngày tốt nghiệp khoá đào tạo chuyên sâu kỹ thuật niềng răng do trường POS, Mỹ tổ chức, Ths. BS. Nguyễn Quang Tiến, Giám đốc Nha khoa Đăng Lưu, mới hoàn thành được tâm nguyện của mình, ra mắt Cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”. Đây là tài liệu cung cấp chi tiết và khoa học về kỹ thuật niềng răng, được thực hiện bởi người đã trải qua cả hai vai trò: bệnh nhân lẫn người điều trị.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, anh là một trong những bệnh nhân đầu tiên thực hiện niềng răng, chỉnh lại khuyết điểm răng hô và mọc lệch, tại Việt Nam. Thời điểm 2004, kỹ thuật này còn khá mới lạ. Trong nước, vẫn chưa có khoá đào tạo chuyên sâu về niềng răng như bây giờ. Tuy nhiên, khát khao tiếp cận những tiến bộ mới cũng như mong muốn sâu kín, là có được nụ cười tự tin, toả sáng khiến anh quyết tâm trải nghiệm. Kết quả nhận được ngoài mong đợi khiến anh càng quyết tâm theo đuổi con đường này, tham dự các chương trình đào tạo chuyên ngành ở nước ngoài để có thể mang đến người bệnh một diện mạo khác, tự tin hơn nhờ khắc phục những khiếm khuyết từ nụ cười của mình. Bác sĩ Tiến cho biết: “Ngay tại thời điểm đó, kỹ thuật niềng răng cũng không gây đau. Thế nhưng, đến tận bây giờ, xung quanh lựa chọn này vẫn còn nhiều thêu dệt gây sợ hãi và lo lắng”.
Đó chính là lý do, ngay từ những trang đầu, anh đã định hướng cuốn sách sẽ là chiếc cầu nối đầu tiên để bác sĩ và bệnh nhân có thể hiểu nhau nhiều hơn, giúp cho quá trình này trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ. Thông qua tập sách, anh đính chính lại những hiểu lầm thường thấy của đa số người chuẩn bị niềng răng, hoặc đang niềng răng, làm sáng tỏ những vấn đề bên lề có liên quan, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng.
Cùng với niềng răng, những thông tin “độc, lạ” về sức khoẻ răng miệng, như những mẹo nhỏ trong chăm sóc răng cũng được tìm thấy trong tập sách thú vị này. Người đọc sẽ bất ngờ khi biết, răng được hình thành trước cả khi chúng ta được sinh ra, hay 85% răng khôn là cần phải nhổ đi, hoặc có đến 4 tiêu chuẩn để “đo” độ hoàn hảo của một nụ cười. “Điều trị niềng răng, chuyên môn và kỹ thuật là chưa đủ, điều quan trọng không kém là tâm lý của bệnh nhân. Viết không phải là nghề của tôi nhưng không có nghĩa là tôi xem việc viết lách này là cuộc dạo chơi. Tôi viết cuốn sách này để tri ân nghề nghiệp của mình, để chia sẻ với những ai có duyên đọc nó những kiến thức mà tôi cho là hữu ích”, bác sĩ Tiến nói vậy.
Sách do Sách do First News thực hiện, NXB Thế giới ấn hành.
Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ấn phẩm nghiên cứu…
Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.
Tại buổi lễ, Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành cho biết năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020, chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020), 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), 75 năm Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020)…
Để thực hiện tốt vai trò của mình, Nhà xuất bản đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành nhiều đầu sách chính trị, lý luận, pháp luật và tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Tính đến ngày 20/7/2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bạn đọc gần 400 ấn phẩm về lĩnh vực chính trị, lý luận, pháp luật, kinh tế, lịch sử, văn hóa- xã hội. Tại buổi lễ công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 này, chúng tôi chọn lọc giới thiệu một số đầu sách quan trọng, có giá trị và ý nghĩa lớn được xuất bản, phát hành”, ông Phạm Chí Thành nói.
Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; sách phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sách tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam và một số ấn phẩm nghiên cứu tiêu biểu khác…
Trong số các cuốn sách được giới thiệu tại buổi lễ, có cuốn sách có giá trị về Bác như “Hồ Chí Minh- Biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An sưu tầm, biên soạn. Với hơn 700 trang tư liệu ảnh quý, cuốn sách được xuất bản bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh, đã hệ thống, khắc họa sinh động, sâu sắc những hoạt động quốc tế, hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phong phú tư tưởng, nghệ thuật, phong cách ngoại giao đặc sắc của Người, toát lên tình cảm thắm thiết, niềm tin yêu, kính trọng và sự tôn vinh của Đảng ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cũng tại buổi lễ, đại diện các nhóm tác giả cũng đã giới thiệu khái quát và thông tin thêm về nội dung, bối cảnh xuất bản của các tác phẩm như: “Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011” và bộ sách “Niên giám khoa học 2019” – TS. Lê Hữu Nghĩa; “Văn hóa biển đảo Việt Nam”- GS.TS Nguyễn Chí Bền; giới thiệu cuốn “Tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển đảo Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Chu Hồi; giới thiệu cuốn “Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020)”…