I. Chức năng của tình thái từ
Tình thái từ có chức năng chính là cấu tạo câu theo mục đích nói
Để tạo dạng câu nghi vấn, người ta thường dùng các tình thái từ: à, ư, hở, hả, chứ, phỏng, chăng.
Câu 1:
a. Nếu lược bỏ từ “à” thì câu này không còn là câu nghi vấn nữa.
b. Nếu lược bỏ từ “đi” thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa.
c. Nếu không có từ “thay” thì không thể cấu tạo được câu cảm thán.
d. Từ “ạ” giúp cho câu chào thể hiện tính lễ phép cao hơn.
Câu 2:
– Biểu thị thái độ hoài nghi: à, chăng, hử, hả.
Ví dụ: Nó làm sao thế hả chị?
– Biểu thị thái độ ngạc nhiên: nhỉ, ư, a…
Ví dụ: Nó cũng đỗ ư.
– Biểu thị thái độ cầu mong: đi, nào, thôi, với, chứ…
Ví dụ: Anh cho em đi cùng với!
– Biểu thị thái độ, cảm xúc gần gũi, thân mật: mà, nhé, nhỉ…
Ví dụ: Em đi học nhé!
II. Sử dụng tình thái từ
– Trong giao tiếp hàng ngày, người giao tiếp cần dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp… để sử dụng hình thái từ sao cho phù hợp.
+ Khi biểu thị sự lễ phép, kính trọng, thường sử dụng từ “ạ” ở cuối câu. VD: Cháu ăn cơm rồi ạ!
+ Khi biểu thị sự miễn cưỡng, thường dùng từ “vậy”. VD: Đến giờ rồi, cháu phải đi vậy.
+ Khi bày tỏ sự phân trần, giải thích, thường dùng từ “mà”. VD: Ông đã bảo rồi mà.
III. Rèn luyện kỹ năng
Câu 1: Xác định các tình thái từ có trong những đoạn sau. Phân loại chúng:
a. Nào không phải là tình thái từ.
b. Nào là tình thái từ.
c. Chứ là tình thái từ.
d. Chứ không phải là tình thái từ
e. Với là tình thái từ
f. Với không phải là tình thái từ
g. Kia không phải là tình thái từ
h. Kia là tình thái từ.
– Cầu khiến: nào, với, chứ.
– Cảm xúc thân mật, gần gũi: nhé
Câu 2:
a. chứ: dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định (chủ yếu để thể hiện sự quan tâm, chia sẻ)
b. chứ: nhấn mạnh điều vừa nói
c. ư: bày tỏ sự hoài nghi, thắc mắc.
d. nhỉ: bày tỏ sự băn khoăn
e. nhé: dặn dò với thái độ thân mật, cầu mong.
f. vậy: chấp nhận một cách miễn cưỡng.
g. cơ mà: động viên, an ủi một cách chân tình.
Câu 3: Đặt câu có sử dụng tình thái từ
– Làm bài tập giúp tới đi mà.
– Hôm nay chiếu phim Ám ảnh kinh hoàng đấy.
Các từ còn lại học sinh tự đặt câu.
Câu 4:
Thầy cô hỏi học sinh: Em bị ốm à?
Bạn nam với bạn nữ cùng tuổi: Cậu làm bài tập về nhà chưa đấy?
Con hỏi mẹ: Mẹ đi chợ về rồi ạ?
Câu 5:
Hén – nhỉ. VD: Ở đây vui quá hén!
Mừ – mà. VD: Tui đã bảo với bà rồi mừ!