I. Kiến thức cơ bản
1. Tổng kết dấu câu
a. Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuật.
b. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn.
c. Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc.
d. Dấu phẩy được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói. Cụ thể:
– Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
– Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp.
– Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
– Giữa các vế của một câu ghép.
e. Dấu chấm phẩy dùng để:
– Đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp
– Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
g. Dấu chấm lửng được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị mục đích của người viết như:
– Tỏ ý chưa liệt kê hết
– Thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng,
– Biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…
h. Dấu gạch ngang dùng để:
– Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu
– Đặt trước những lời đối thoại
– Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…
i. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng:
– Giải thích
– Bổ sung
– Thuyết minh thêm
j. Dấu hai chấm dùng để:
– Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó
– Báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
kDấu ngoặc kép dùng để:
– Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
– Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
– Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.
2. Các lỗi thường gặp về dấu câu
Trong khi viết, ta thường mắc một số lỗi về dấu cau như sau:
– Không có dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
– Dùng dấu ngắt khi câu khi câu chưa kết thúc.
– Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
– Lẫn lộn cung dụng của các dấu câu:
II. Luyện tập
Câu 1: Sau khi điền đầy đủ các dấu câu, ta được đoạn trích sau:
Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng.
Anh Dậu lữ thử từ cổng tiến vào với cái vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội.
Cái Tý, thằng Dần cùng vỗ tay reo:
– A! Thầy đã về! A! Thầy đã về!…
Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay cào gối và bước lên thềm. rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách.
Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi:
– Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây mà!
Câu 2:
a. Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ dặn là anh phải làm xong… chiều nay.
b…. và sản xuất… có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”.
c…. năm tháng, nhưng.