I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính
a. Câu nghi vấn đó là:
– Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
– Thế làm sao u cứ khóc mãi không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?
Những đặc điểm hình thức chi biết các câu trên là câu nghi vấn:
– Có những từ nghi vấn: “có…. không”, “làm sao” và từ “hay”
– Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).
b. Chức năng các câu nghi vấn trên là dùng để hỏi.
II. Các hình thức nghi vấn thường gặp
a. Câu nghi vấn không lựa chọn
Kiểu câu này thường được chia thành các trường hợp sau:
– Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, không,…
Ví dụ: Ông đi đâu đấy?
– Câu nghi vấn có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ,…
Ví dụ: Bạn làm bài xong rồi chứ?
b. Câu nghi vấn có lựa chọn
Kiểu câu này khi hỏi, người ta dùng quan hệ từ: hay, hay là, hoặc, hoặc là, hoặc dùng cặp phó từ: có… không, đã… chưa.
Ví dụ: Hôm qua, con có đi học không?
Các hình thức vừa nêu có thể liên kết với nhau, ví dụ:
VD: Bạn có nói thật không, hay một lần nữa lại nói dối mình?
III. Luyện tập
Câu 1: Có những câu nghi vấn sau:
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c. Văn là gì? Chương là gì?
d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cóc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
Đặc điểm hình thức cho biết đó là những câu nghi vấn:
– Có những từ nghi vấn như: phải không, tại sao, gì, không, hả.
– Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).
Câu 2:
– Các câu này đều là những câu nghi vấn vì có từ ‘hay’
– Không thể thay từ ‘hay’ bằng từ ‘hoặc’ trong các câu nghi vấn đó. Bởi vì nếu thay thì câu trở thành kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.
Câu 3:
Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn. Câu a, b có các từ nghi vấn như có… không, tại sao, không, nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.
Trong câu c, d thì nào (cũng), ai (cũng) là những từ bất định có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối, chứ không phải là nghi vấn.
Câu 4:
Hai câu đã cho khác nhau về mô hình cấu trúc câu: có… không; đã… chưa. Sự khác nhau về cấu trúc dẫn đến sự khác nhau về ý nghĩa: câu thứ nhất là một câu hỏi thực sự hướng vào tình trạng sức khoẻ thực tế của người được hỏi; trong khi đó, câu thú hai là một câu hỏi kèm giả định (người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ). Nếu sự giả định này sai thì câu hỏi trở nên vô lí.
Đối với câu a, có thể trả lời: Rất khoẻ.
Còn câu b, trả lời: Đã khoẻ.
Đặt một số câu tương tự và phân tích sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình: có… không với câu nghi vấn theo mô hình: đã… chưa.
– Có thể nêu ra các ví dụ sau (hãy tự so sánh):
+ Cái máy tính này có cũ không? (câu đúng)
+ Cái máy tính này đã cũ chưa? (câu đúng)
+ Cái máy tính này có mới không? (câu đúng)
+ Cái máy tính này đã mới chưa? (câu sai do giả định không hợp với thực tế).
Câu 5:
Về hình thức, câu a và câu b khác nhau ở trật tự từ. Trong câu a, “bao giờ” đứng đầu câu còn trong câu b, “bao giờ” đứng cuối câu.
Về ý nghĩa, câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ta trong tương lai, câu b hỏi thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.
Câu 6: Câu (a) đúng, tuy không biết nó nặng bao nhiêu nhưng có thể cảm nhận được sức nặng nhờ cảm giác. Câu (b) sai, vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể khẳng định chiếc xe rẻ được.