Connect with us

Sách hay

Sách về chân dung giáo sư Phạm Thiều

Được phát hành

,

Trang viết Phạm Tường Hạnh, Trần Văn Khê, Cao Tự Thanh… khắc họa giáo sư Phạm Thiều là nhân sĩ trí thức hiếm có của Việt Nam thế kỷ 20.

Quyển Giáo sư Phạm Thiều (1904-1986), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật ấn hành giữa tháng 6, cung cấp tư liệu dồi dào, đa dạng về chân dung một nhân vật có vai trò quan trọng trong lịch sử giáo dục và ngoại giao nước nhà. Ấn bản gồm bốn phần: Cuộc đời và con người giáo sư Phạm Thiều, Những trang viết của giáo sư, hồi ức về ông và phần cuối là một số tư liệu.

Bìa sách Giáo sư Phạm Thiều (1904-1986).

Bìa sách “Giáo sư Phạm Thiều (1904-1986). Ngoài các bài viết, sách còn có nhiều hình ảnh tư liệu về chân dung, cuộc đời hoạt động ngoại giao của cố giáo sư.

Ở phần một, nhà nghiên cứu lịch sử Cao Tự Thanh viết và phân tích chân dung Phạm Thiều là một nhân vật học rộng, tài hoa. Góc độ lịch sử lẫn đời thường của Phạm Thiều hòa quyện nhau tạo nên một con người nhất quán trong học vấn, tư duy, phẩm chất đạo đức. Giáo sư Phạm Thiều, dù hoạt động trong lĩnh vực nào, nắm cương vị nào, cũng đều giữ cốt cách của một con người hướng thượng, kiên trì với niềm tin học vấn đàng hoàng sẽ góp phần thay đổi cuộc sống và con người, cũng như kiên trì với lý tường phụng sự dân tộc và bổn phận của một nhà trí thức.

Sinh năm 1904, so với các trí thức Tây học cùng thời, Phạm Thiều là một trong những người hiếm hoi tham gia lều chõng, từng dự thi khoa Hương cuối cùng ở Việt Nam năm 1918. Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm Hà Nội 1927, ông được chính phủ Pháp phân công vào Nam làm việc trong ngành giáo dục. Ông dạy ở trường Pétrus Ký năm 1938, đồng thời là cây bút khảo cứu nổi tiếng ở Nam kỳ, đào tạo nhiều học trò, trong đó có Dương Đình Thảo, Trần Văn Khê…

Advertisement

Năm 1945, ông cùng người Sài Gòn tham gia kháng chiến, nổi dậy giành chính quyền từ thực dân Pháp. Cuối 1955, ông chuyển công tác từ Bộ Ngoại giao qua Bộ Giáo dục, đến tháng 4/1960 chuyển từ Bộ Giáo dục về Bộ Ngoại giao. Cuộc đời, chân dung của Phạm Thiều phản ánh lịch sử ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa giai đoạn 1954-1975. Hết nhiệm kỳ đại sứ 1964, ông về nước. Tháng 8/1964, chính phủ Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân ở miền Bắc. Bước vào cuộc sống sơ tán, ông vẫn cùng các đồng nghiệp và học trò đi sưu tầm tư liệu Hán Nôm nhiều nơi. Ông có nhiều đóng góp để đến năm 1965, lớp đại học Hán văn của Viện Văn học được tổ chức. Trong hơn 20 năm cuối đời, giáo sư gắn với sự phát triển của ngành Hán Nôm học trước tháng 4/1975 ở miền Bắc và sau đó là cả nước.

Phần haigồm những bài viết, thơ văn của ông còn có các ghi chép, đề cương, báo cáo… về hoạt động ngoại giao trong thời gian làm đại sứ ở Tiệp Khắc (Cộng hòa Czech) và Hungary, hay thời gian phụ trách ban Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam trước khi nghỉ hưu vào tháng 8/1974. Ngoài ra, ông viết rất nhiều đề tài, sáng tác thi ca từ phú, nghiên cứu văn sử ngữ triết, bình luận chính trị thời sự…

Phần thứ ba sách quy tụ 14 bài viết của những tên tuổi nhiều lĩnh vực, như: nhà báo, nhà văn Phạm Tường Hạnh (1919-2013), nhà báo Nguyên Hùng (1927-2005), giáo sư âm nhạc dân tộc Trần Văn Khê (1921-2015), ông Vũ Hắc Bồng (nguyên giám đốc Sở ngoại vụ TP HCM, từ 1982 đến 2002), nhà báo Phạm Bích Hà – đích tôn của giáo sư… 14 bài viết như những mảnh ghép hoàn chỉnh về mặt tư liệu, giúp độc giả hiểu thêm chân dung một nhà giáo nổi tiếng của đất Sài Gòn, một trí thức yêu nước và nhà ngoại giao đáng kính.

Ấn bản về giáo sư Phạm Thiều được làm mới, bổ sung thêm nhiều nguồn tư liệu từ sách cùng tên, do Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM ấn hành năm 2004. Bản cũ chỉ có ba phần, gồm hồi ức về giáo sư Phạm Thiều, còn phần tiểu sử của ông chỉ là bản khai lý lịch mở rộng, gọi là Niên biểu Phạm Thiều đặt ở đầu phần Phụ lục.

Sách do nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh biên soạn. Cao Tự Thanh quen biết Phạm Thiều vào năm 1976, là nhân viên của ông năm 1978, từng làm chung quyển sách về Nguyễn Hữu Huân, được thừa hưởng một số sách vở chữ Hán của cố giáo sư từ 1986. Ông cho biết: “Nhìn lại cuộc đời Phạm Thiều, ngưởi ta bất giác nhớ tới câu nói của tiên nữ Ma Cô trong Thần tiên truyện ‘Ta đã ba lần thấy bể xanh biến thành nương dâu’. Giống như nhiều người cùng thời, ông đã trải qua hai lần ‘dâu bể’. Lần đầu năm 1945, khi nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp vong quốc nô. Lần kế năm 1975, khi đất nước thống nhất trở lại…

Advertisement

Tìm hiểu con người Phạm Thiều, dễ nhận ra ở đây một kết hợp độc đáo giữa truyền thống quê hương, hoàn cảnh gia đình, với sinh hoạt văn hóa – giáo dục Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám và tiến trình lịch sử – xã hội Việt Nam mà chủ yếu từ tháng 8/1945 trở đi…”

Thoại Hà

Nguồn: https://vnexpress.net/sach-ve-chan-dung-giao-su-pham-thieu-4295905.html

Advertisement
Tiếp tục đọc
Quảng cáo

Sách hay

Điểm thi không phải thước đo duy nhất với giáo viên

Được phát hành

,

Bởi

Theo tác giả Charles Wheelan, thay vì đánh giá giáo viên bằng điểm số, nhà quản lý giáo dục cần một hệ thống đánh giá tập trung vào giá trị dài hạn mà giáo viên mang lại.

giao vien anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Oki Toki.

Trong tác phẩm Sự thật trần trụi về thống kê, tác giả Charles Wheelan, giảng viên Đại học Dartmouth (Mỹ), đã đặt ra những câu hỏi về việc đánh giá giáo viên thông qua điểm số của học sinh. Dù dựa trên quá trình thay đổi của học sinh hay kết quả từ một bài thi, điểm số vẫn không phải dữ liệu chính xác nhất để cho một kết quả khách quan.

Đi tìm câu trả lời cho việc đánh giá giáo viên

Vào đầu thập niên 2000, đối với những người làm thống kê trong ngành giáo dục, điểm số của một bài thi chuẩn hóa dường như là dữ liệu chính xác nhất để cho thấy hiệu quả của giáo viên.

Tuy nhiên, các học giả dần nhận thấy nhiều lỗ hổng khi đánh giá giáo viên thông qua dữ liệu này. Vì vậy, họ tiến tới đánh giá hiệu quả thông qua quá trình tiến bộ của học sinh. Ví dụ, nếu một học sinh bắt đầu với kết quả kém nhưng sau một năm dưới sự hướng dẫn của một giáo viên cụ thể, học sinh đó đạt tiến bộ rõ rệt, giáo viên này có thể được đánh giá có hiệu quả cao.

Advertisement

Đánh giá dựa trên “giá trị gia tăng” được cho là giải pháp hữu hiệu để các hệ thống trả lương giáo viên hợp lý hơn. Đồng thời, phương pháp này giúp các nhà quản lý phát hiện những giáo viên thực sự có năng lực.

Nhưng tác giả Charles Wheelan cho rằng hình thức thống kê trên cũng hạn chế bởi các yếu tố nhân khẩu học như thu nhập, chủng tộc hay năng khiếu tự nhiên của học sinh. Điều này còn dẫn tới sự bất bình đẳng rằng giáo viên dạy các lớp học sinh giỏi sẽ có mức lương cao hơn giáo viên dạy các lớp khác.

giao vien anh 2

Cuốn sách Sự thật trần trụi về thống kê của tác giả Charles Wheelan.

Phương pháp này còn gây tranh cãi khi Thành phố New York công bố xếp hạng của 18.000 giáo viên dựa trên đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh. Một số người ủng hộ cho rằng các thông tin này mang đến một cái nhìn chưa từng có về hiệu quả giảng dạy. Ngược lại, các công đoàn giáo viên và nhiều chuyên gia cảnh báo rằng hệ thống này dễ bị sai lệch và có thể không phản ánh đúng khả năng của giáo viên do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh như điều kiện thi cử, hoặc tính “nhiễu loạn” trong dữ liệu.

Wheelan cũng so sánh dữ liệu đánh giá giáo viên với thống kê trong môn bóng chày, cho thấy mức tương quan về hiệu quả giảng dạy qua các năm chỉ đạt khoảng 0,35, tương đương hiệu suất đánh bóng của các vận động viên bóng chày. Điều này cho thấy việc sử dụng dữ liệu để đánh giá giáo viên là hữu ích nhưng không hoàn hảo và cần thời gian để thu thập thêm dữ liệu trước khi đưa ra các đánh giá chính xác.

Cuối cùng, Wheelan cảnh báo rằng không phải mọi thước đo đều phản ánh được những giá trị dài hạn mà chúng ta quan tâm. Một giáo viên có thể giúp học sinh đạt điểm số cao trong một kỳ thi chuẩn hóa, nhưng điều đó không có nghĩa là học sinh đó sẽ thành công trong tương lai.

Advertisement

Kết quả bất ngờ của việc đo lường hiệu quả giáo viên

Trong quá trình tác giả Charles Wheelan tìm câu trả lời cho việc đo lường hiệu quả giáo viên, ông đã phát hiện ra trường hợp đặc biệt tại Học viện Không quân tại Mỹ.

Ngôi trường này đã thực hiện một thử nghiệm với nhiều cải tiến. Hai người chịu trách nhiệm chính là GS Scott Carrell và GS James West đến từ Đại học California (Mỹ). Họ phân học sinh thành các nhóm ngẫu nhiên để tham gia một khóa học. Tất cả khóa học sử dụng cùng giáo trình và bài thi để đảm bảo so sánh công bằng giữa các giảng viên.

giao vien anh 3

Bộ ba tác phẩm về kinh tế của tác giả Charles Wheelan. Ảnh: Alpha Books.

Kết quả ban đầu có vẻ khá bất ngờ: Những giáo sư trẻ, ít kinh nghiệm và ít bằng cấp hơn lại thường giúp sinh viên đạt điểm cao hơn trong các bài thi tiêu chuẩn. Các sinh viên cũng đưa ra những đánh giá tích cực hơn về các giảng viên này. Điều này dường như chỉ ra rằng các giáo sư trẻ nhiệt huyết hơn, tận tâm với công việc giảng dạy trong khi các giảng viên kỳ cựu có vẻ ít linh hoạt và gắn bó với phương pháp giảng dạy cũ kỹ.

Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu xem xét kết quả dài hạn của sinh viên, một bức tranh hoàn toàn khác đã xuất hiện. Sinh viên học với những giáo sư kỳ cựu lại thể hiện tốt hơn trong các khóa học bắt buộc tiếp theo, đặc biệt trong các môn toán và khoa học. Điều này dẫn đến giả thuyết rằng các giáo viên trẻ, mặc dù giúp sinh viên đạt điểm cao trong các kỳ thi, nhưng có xu hướng “dạy để làm bài thi” thay vì dạy những khái niệm quan trọng.

Ngược lại, các giáo sư lớn tuổi, dù khó tính và ít nhận được sự yêu mến từ sinh viên, lại tập trung vào việc truyền đạt những kiến thức nền tảng cần thiết cho các khóa học sau này và cả cuộc sống sau khi tốt nghiệp.

Advertisement

Từ thí nghiệm này, tác giả Charles Wheelan rút ra một bài học quan trọng rằng việc đánh giá giáo viên không nên chỉ dựa vào kết quả thi cử trước mắt hoặc sự hài lòng của sinh viên. Thay vào đó, cần xây dựng một hệ thống đánh giá dài hạn, tập trung vào giá trị thực sự mà giáo viên mang lại trong quá trình học tập của sinh viên.

Dữ liệu có một quyền năng lớn nhưng người phân tích dữ liệu cần phải tinh tế trong việc nhìn nhận để không sa đà vào đánh giá chủ quan. Bài học từ Học viện Không quân không chỉ nhắc nhở những người làm thống kê về sự phức tạp trong giáo dục, mà còn về tầm quan trọng của việc nhìn nhận thành công dài hạn.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/diem-thi-khong-phai-thuoc-do-de-danh-gia-giao-vien-post1501300.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Để Có Một Cuộc Sống Lành Mạnh

Được phát hành

,

Bởi

Để có một cuộc sống tốt hơn, ít ốm đau và bệnh tật, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp tập thể dục, yoga, thiền và dưỡng sinh nhằm đạt được sức khỏe toàn diện, bao gồm cả trí lực và thể lực. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Để có một cuộc sống tốt hơn, ít ốm đau và bệnh tật, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp tập thể dục, yoga, thiền và dưỡng sinh nhằm đạt được sức khỏe toàn diện, bao gồm cả trí lực và thể lực. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Enzyme anh 1Enzyme anh 2

Để Có Một Cuộc Sống Lành Mạnh

Để có một cuộc sống tốt hơn, ít ốm đau và bệnh tật, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp tập thể dục, yoga, thiền và dưỡng sinh nhằm đạt được sức khỏe toàn diện, bao gồm cả trí lực và thể lực. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Enzyme và giải mã bí mật về tuổi thọ

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-enzyme-va-giai-ma-bi-mat-ve-tuoi-tho-de-co-goc-nhin-toan-dien-ve-enzyme-va-nhung-anh-huong-den-tuoi-tho-con-nguoi-post1500002.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Sự thật trần trụi về tiền

Được phát hành

,

Bởi

Sách “Naked Money – Sự thật trần trụi về tiền” giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về tiền, hệ thống tài chính và cách nền kinh tế hiện đại vận hành.

Trong cuốn Naked Money – Sự thật trần trụi về tiền, tác giả Charles Wheelan – hiện là giảng viên cao cấp và nghiên cứu chính sách tại Trung tâm Rockefeller – đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về tiền (từ nguồn gốc, chức năng cơ bản của tiền tệ, đến chế độ bản vị vàng, đôla hóa, rồi đồng tiền chung khu vực như euro, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số như bitcoin, onecoin…).

Su that ve tien anh 1

Bên cạnh đó, bằng văn phong dí dỏm, nhẹ nhàng, và những ví dụ cụ thể, tác giả còn giải thích, làm rõ cách hệ thống tài chính hiện đại hoạt động và vai trò của các tổ chức tài chính khác nhau; ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế; ảnh hưởng của tiền tệ đối với chính trị và ngược lai; các cuộc khủng hoảng tài chính lớn trong lịch sử, bài học và cách phòng tránh / giải quyết các tình huống tương tự…

Bên cạnh đó, tác giả sách cũng đề cập đến tương lai của tiền tệ bao gồm sự phát triển của tiền điện tử và các xu hướng tài chính khác, và có những thách thức cần vượt qua để tạo ra một hệ thống tài chính ổn định và công bằng hơn.

Nền tảng của nền kinh tế hiện đại

Naked Money – Sự thật trần trụi về tiền gồm hai phần chính: Phần I “Bản chất của vấn đề”, tác giả tập trung vào việc mô tả các chế độ tiền tệ; vấn đề lạm phát và giảm phát; vai trò dẫn dắt của ngân hàng trung ương; tỷ giá hối đoái và hệ thống tài chính… Phần II “Tại sao nó lại quan trọng”, tác giả tập trung vào việc tìm hiểu lịch sử tiền tệ, tài chính và những cuộc khủng hoảng, từ đó phân tích, tìm nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị cho tương lai…

Advertisement
Su that ve tien anh 2

Sách Naked Money – Sự thật trần trụi về tiền. Ảnh: Alpha Books.

Charles Wheelan bắt đầu cuốn sách bằng việc trích dẫn câu nói của Carl Menger – nhà sáng lập Trường Kinh tế Áo, 1892 nói về bản chất của tiền: “Bản chất của những đồng tròn nhỏ hay những tờ giấy đó là gì, khi dường như bản thân chúng không phục vụ mục đích hữu ích nào nhưng lại được truyền tay từ người này sang người khác để trao đổi những thứ hàng hóa hữu ích nhất, và quả thực, mọi người đều rất háo hức giao nộp hàng hóa của mình”.

Tiếp đó, tác giả bàn về việc làm thế nào mà tờ giấy trong ví chúng ta hay những con số trong tài khoản ngân hàng của chúng ta lại có giá trị như vậy, và làm thế nào mà quy ước kỳ lạ – trao đổi những tờ giấy dường như vô dụng để lấy hàng hóa thật – lại trở thành nền tảng cho nền kinh tế hiện đại.

Theo tác giả, một đồng tiền có giá trị lưu hành phải phục vụ được ba mục đích. Đầu tiên, nó đóng vai trò là đơn vị đo lường. Có nghĩa là người ta đặt một đơn vị tiền tệ cụ thể để đặt mức giá trị lên đồ vật. Nói cách khác đó là đơn vị đo lường để định giá các đồ vật. Thứ hai, tiền là phương tiện lưu trữ giá trị. Nó cho chúng ta một cách thức để chấp nhận khoản thanh toán cho một thứ gì đó vào lúc này và sử dụng nó để mua trong tương lai. Thứ ba, tiền được sử dụng như một phương tiện trao đổi, nghĩa là nó được sử dụng để dễ bề thực hiện các giao dịch.

Tuy nhiên, tác giả lưu ý, tiền không đồng nghĩa với của cải / tài sản đơn thuần, mà nó là loại tài sản thường có thể sử dụng ngay lập tức để mua bán hàng hóa. Ví dụ tiền mặt, các khoản tiền gửi trong tài khoản thanh toán hoặc các tài khoản khác với đặc quyền viết séc, bạn có thể sử dụng chúng để mua hàng ngay.

Ngược lại, một chiếc ôtô sang trọng và ngôi nhà khang trang không được coi là tiền, dù cả hai có giá trị lớn nhưng chúng không được sử dụng thường xuyên để mua bán. Ngay cả cổ phiếu và trái phiếu cũng không được coi là tiền, chúng là những tài sản để người bán đổi lấy tiền, sau đó có thể sử dụng để mua sắm. Điều này cho thấy tất cả tiền đều là tài sản, nhưng không phải tất cả tài sản đều là tiền.

Advertisement

Tương tự tất cả tiền tệ đều là tiền bạc nhưng không phải tất cả tiền bạc đều là tiền tệ. Theo Charles Wheelan về cơ bản tiền tệ bao gồm tiền giấy và tiền xu lưu hành. Tiền bạc là một khái niệm rộng hơn bao gồm cả tiền tệ và các tài sản khác có thể sử dụng để mua hàng hoặc nhanh chóng có thể chuyển đổi sang tiền tệ, chẳng hạn như tiền gửi trong tài khoản ngân hàng.

Charles Wheelan cũng lưu ý tiền hiện đại còn phụ thuộc vào niềm tin và phong tục xã hội ở một vùng lãnh thổ hoặc một nhóm người nào đó. Ví dụ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ coi mọi tờ tiền rupee dù có bẩn và rách vẫn được coi là hợp pháp, miễn là nó còn hai dãy số se-ri nguyên vẹn. Tuy nhiên, trên đường phố Mumbai bạn khó có thể tìm được một người chấp nhận một tờ tiền rupee rách và quá cũ, kể cả số se-ri nguyên vẹn.

Một ví dụ khác là ở Somali đầu những năm 2000 người ta vẫn lưu hành những tờ tiền shilling Somali được phát hành hai thập kỷ trước bởi một chính phủ không còn tồn tại. Theo tờ Economist: “Việc sử dụng tiền giấy thường được coi là biểu hiện niềm tin vào chính phủ phát hành nó”. Với trường hợp của Somali, thực tế nước này không có chính phủ trong suốt vài thập kỷ. Tuy nhiên, tiền tệ – mặc dù chỉ là những tờ giấy – vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Lý do là vì tất cả đều chấp nhận nó.

Hệ thống tài chính hiện đại và vai trò của các tổ chức tài chính

Tiếp theo, Wheelan chuyển sang bàn về tín dụng. Theo ông, tiền không đơn thuần là những tờ tiền giấy trong ví của bạn. Toàn bộ hệ thống tài chính của chúng ta được xây dựng dựa trên một ý tưởng rất mạnh mẽ: tín dụng. Các ngân hàng và nhiều định chế hoạt động giống như ngân hàng đóng vai trò trung gian kết nối cho người đi vay và người vay (tất nhiên kèm theo một khoản phí).

Su that ve tien anh 3

Tác giả Charles Wheelan. Nguồn: Dartmouth.

Nói cách khác là ngành ngân hàng cho phép chúng ta tận dụng hiệu quả khoản vốn của người khác. Tất nhiên khoản vốn vay này vừa là nguồn sức mạnh kinh tế nhưng cũng vừa là nguồn của bất ổn kinh tế. Khi hệ thống hoạt động tốt, tiền và tín dụng sẽ là chất bôi trơn cho hệ thống, đồng thời tăng cường sự sáng tạo của con người. Khi hệ thống sụp đổ, giống như những gì đã từng xảy ra vào năm 2008, toàn bộ cơ cấu tài chính sẽ sụp đổ theo với tổn thất không lồ cho nhân loại.

Advertisement

Wheelan cũng đưa ra những giải thích về vai trò và cơ chế hoạt động của Ngân hàng trung ương trong việc duy trì giá trị của đồng tiền và bảo toàn sự ổn định của hệ thống tài chính. Cục Dự trữ Liên bang có trách nhiệm trong việc quản lý nguồn cung tiền, và là người cho vay cuối cùng. Cục này còn được trao những quyền lực đặc biệt, bao gồm đặc quyền in thêm tiền mới.

Trong cuốn sách, Wheelan còn bàn rất nhiều vấn đề khác nhau của tiền tệ như: việc các quốc gia sử dụng đồng tiền chung, việc các quốc gia sử dụng đồng tiền riêng; những xung đột nảy sinh khi các quốc gia khác nhau sử dụng các tờ giấy khác nhau làm tiền tệ… Ông thảo luận về sức mua tương đương, tác động của biến động tỷ giá hối đoái lên các doanh nghiệp và lợi ích cũng như chi phí của một loại tiền tệ “mạnh”, tác động của bản vị vàng đối với nền kinh tế…

Ông cũng đề cập các cuộc khủng hoảng tài chính bao gồm năm 1929 và 2008, sự ra đời của các đồng tiền mã hóa và đưa ra nhiều dự đoán về tương lai của tiền tệ, bao gồm sự phát triển của tiền điện tử và các xu hướng tài chính khác…

Tóm lại, với việc đưa ra cái nhìn tổng quan về tiền và trình bày rõ ràng về chính sách tiền tệ cũng như tác động của nó, Naked Money – Sự thật trần trụi về tiền là một tài liệu hướng dẫn toàn diện về tiền và hệ thống tài chính. Sách phù hợp với nhiều đối tượng độc giả, từ người mới bắt đầu tìm hiểu về tài chính đến các chuyên gia trong ngành.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Advertisement

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/su-that-tran-trui-ve-tien-post1501782.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng