Connect with us

Văn mẫu 7

Phát biểu cảm nghĩ về một số bài ca dao châm biếm trong xã hội phong kiến (2)

Được phát hành

,

1. Bài ca dao “Số cô chẳng giầu thì nghèo” nói lên “cái tài” của tay thày bói xem quẻ, đoán quẻ. Một cách nói nước đôi, tất cả đều là chân lý sờ sờ ra đó: “chẳng giầu thì nghèo”, “có mẹ có cha”, “có vợ có chồng”, “chẳng gái thì trai”,.. Có những câu khẳng định sự thật như đinh đóng cột:

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà



Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông



Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.

Giọng thơ nhẹ nhàng, liền mạch, đúng là lời “phán” quẻ trơn tuôn tuột của tay thầy bói bịp bợm, nói mò nhảm nhí. Bài ca dao không chỉ châm biếm bọn thầy bói kiếm ăn một cách bịp bợm, mà còn phê phán tệ nạn bói toán, mê tín nhảm nhí trong xã hội xưa, nay.

Ca dao, dân ca có nhiều bài châm biếm, giễu cợt bọn “thầy bói nói dựa”:

Tiền buộc dải yếm bo bo,

Trao cho thầy bói, đâm lo vào mình.

Hay

Advertisement

Nhất hào

Nhị hào, tam hào…

Chó chạy bờ ao

Chuột chạy bờ rào…

Quẻ này có động!

Nhà này có quái trong nhà,

Có con chó mực cắn ra bằng mồm.

Nhà bà có con chó đen,

Người lạ nó cắn, người quen nó mừng.

Nhà bà có cái cối xay,

Bốn chân xuống đất, ngõng quay lên trời…

2. Bài ca dao thứ hai là bài ca dao 6 câu lục bát “Cái cò lặn lội bờ ao” đã đặc tả chân dung “chú tôi” của cái cò. Như một lời mối lái. “Cô yếm đào” là ẩn dụ về cô thôn nữ xinh đẹp, xinh tươi. “chú tôi” đang sống độc thân, chưa có người nâng khăn sửa túi:

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

“Chú tôi” là một người đàn ông rất đặc biệt. Bốn chữ “hay” giới thiệu cái nết “chú tôi” là say sưa rượu chè. “Hay tửu hay tăm” là nghiện rượu, thích uống rượu ngon, “Hay nước chè đặc” là nghiện chè, nghiện trà ngon. Người nông dân vốn cần cù “hai sương một nắng”, chân lấm tay bùn quanh năm, nhưng chú cái cò lại “hay nằm ngủ trưa”, nghĩa là rất lười biếng:

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

Những điều “ước” của chú cái cò cũng rất lạ, ta ít thấy trong tâm lý, trong suy nghĩ của người nông dân xưa nay. “Ước những ngày mưa” để khỏi phải ra đồng làm lụng. “Ước những đêm thừa trống canh” để ngủ được đẫy giấc. Điều “ước” của “chú tôi” vừa kỳ quặc, vừa phi lí. Đêm chỉ có 5 canh, làm sao có thể “đêm thừa trống canh”. Chỉ thích ăn no ngủ kỹ mà lại rất lười biếng không muốn động chân mó tay vào bất cứ công việc gì, nên mới “ước” như vậy:

Ngày thì ước những ngày mưa,

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Giọng bài ca nhẹ nhàng mà bỡn cợt. Chú cái cò là hình ảnh người nông dân nghiện rượu chè, thích ăn no ngủ kỹ mà lại rất lười biếng. Đó là đối tượng châm biếm của dân gian được thể hiện một cách hóm hỉnh qua bài ca dao này.

3. Bài ca dao thứ ba nói về một đám ma ở nông thôn ngày xưa. Người chết là con cò, một ẩn dụ về người nông dân, đó là một bác nhiêu, bác xã trong làng. “Chết rũ” là chết nhiều ngày, tử khí đã bốc lên, thế mà vẫn chưa được chôn cất. Cò con, cà cuống, chim ri, chào mào, chim chích… là những ẩn dụ nói về những con người, những hạng người trong làng ngoài xã ngày xưa. Đám ma như một đám rước, đám hội. Người xấu số đã “chết rũ” nhưng thầy cũng còn “mở lịch xem ngày làm ma”. “Cò con” hay “Bố cu mở lịch xem ngày làm ma” như một kịch bản khác đã ghi? Có lẽ “bố cu” mới hợp lý hơn vai thầy cúng ấy. “Cà cuống” là ẩn dụ về những quan viên, những vị có vai vế trong làng thì đến dự đám ma “con cò” là một dịp để tuý luý say sưa “uống rượu la đà”. Đám ma không có một tiếng khóc. Trai tráng, dân bạch định kéo đến để ăn cỗ…, hoặc “chia phần”, hoặc “đánh trống quân”, hoặc “vác mõ đi rao”. Chim ri, chào mào, chim chích là những con người được nói đến rất sống, rất điển hình cho những hạng người “đầu chày đít thớt” của cái làng xôi thịt ngày xưa:

Advertisement

Cà cuống uống rượu la đà,

Chi ri ríu rít bò ra lấy phần.

Chào mào thì đánh trống quân,

Chim chính cởi trần, vác mõ đi rao.

Qua một loại ẩn dụ, với cách nói phóng đại và sáng tạo chi tiết nghệ thuật, bài ca dao đã châm biếm hủ tục ma chay trong dân gian. Cũng xem ngày giờ tốt xấu đưa ma, cũng cỗ bàn linh đình; đám ma được biến thành một đám hội, đám rước. Hình ảnh đáng buồn ấy cho đến nay, ta vẫn còn bắt gặp đó đây!

Trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, bài ca dao này được ghi như sau:

Con cò chết rũ trên cây,

Bồ cu mở lịch xem ngày làm ma.

Cà cuống uống rượu la đà,

Bao nhiêu cóc nhái nhảy ra chia phần.

Chào mào thì đánh trống quân,

Chim chích mặc quần vắc mõ đi rao…

4. Bài ca dao thứ tư là bức chân dung biếm hoạ về “cậu cai”. Không phải là ông cai, mà là “cậu cai” vì vị chức sắc này còn rất trẻ, hay là cách nói ngọt mơn trớn để châm biếm?

“Nón dấu lông gà” là sắc phụ tượng trưng cho uy quyền. “Ngón tay đeo nhẫn” là biểu tượng cho sự sang trọng. Nhẫn vàng mười hay vàng Mì – Kí (vàng giả)? Chỉ bằng hai chi tiết về ngoại hình, về sắc phục, trang phục, nhà thơ dân gian đã “điểm nhãn” về sự oai vệ và sang trọng của tên cai lệ nơi cửa quan ngày trước. Không phải là khen, là trầm trồ. Đã “cậu cai” rồi lại nói tiếp “gọi là cậu cai”, ngữ điệu, giọng điệu trở lên mơn trớn, châm biếm, giễu cợt:

Cậu cai nón dấu lông gà.

Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.

Vì thế của cậu, thân phận của cậu chỉ là tôi tớ của quan, hầu hạ vợ con quan phụ mẫu. ăn chực nằm chờ mãi mới được quan sai phái. Chữ “ba năm” trong câu ca “Ba năm được một chuyến sai” là cách nói thập xưng.

Bề ngoài cậu cai có thể oai vệ, sang trọng, mỗi lần được quan sai phái đi ra ngoài cũng có áo quần xênh xang, có vẻ ta đây, nhưng thực chất là chỉ “đi mượn”, “đi thuê”. Câu ca là một tiếng cười bật lên, con người thật của cậu cai đã bị lột trần, bị hạ bệ:

Advertisement

Ba năm được một chuyến sai

Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê

Bốn bài ca dao châm biếm cho thấy nghệ thuật trào lộng dân gian thật sắc sảo, nhiều màu vẻ làm bật ra những tiếng cười. Những thói hư tật xấu, những hủ tục mê tín dị đoan, những hạng người, những hiện tượng lố bịch, đáng cười trong xã hội cũ đều bị châm biếm, giễu cợt, đả kích. Các ẩn dụ, lối phóng đại, cách nói ngược, chọn chi tiết điển hình, tạo dọng điệu buồn cười… là những thủ pháp nghệ thuật châm biếm được các nhà thơ dân gian sáng tạo nên một cách đặc sắc. Tính chiến đấu và phê phán là giá trị đích thực của những bài ca dao châm biếm này. Đến nay nó vẫn còn nhiều ý nghĩa trong việc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, cuộc sống mới văn minh, tiến bộ.

Tiếp tục đọc
Quảng cáo

Văn mẫu 7

Biểu cảm về loài cây em yêu: cây bàng

Được phát hành

,

Bởi

Trước sân nhà em có một cây bàng. Trường em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em.

Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy.

Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu.

Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng.

Advertisement

Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường. Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ. Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ.

Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng.

Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm… là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

Advertisement
Tiếp tục đọc

Văn mẫu 7

Biểu cảm về loài cây em yêu: cây dừa

Được phát hành

,

Bởi

Có một loài cây từ lâu đã trở thành sự sống của người dân và trở thành hình tượng bất tử của nhiều vùng quê Việt Nam. Loài cây ấy cũng là nỗi nhớ mong trong lòng của tôi về tuổi thơ êm đềm nơi quê ngoại. Cây dừa ơi! Tôi mãi gọi tên dừa như gọi tên quê hương mình.

Quê ngoại tôi là xứ sở của dừa. Ở đây không chỉ có vài cây, vài rặng dừa mà là cả liếp dừa nối tiếp nhau nhìn xa xa như một cánh rừng. Cây dừa thân to tròn như một chiếc cột lớn giữa nhà. Lá dừa như những ngọn gươm khua xào xạc có lúc lại mềm mại như bàn tay cầm quạt của cô gái đang múa hát. Tôi yêu cái dáng đứng thẳng của dừa và cái ngẩng đầu thách thức dù mưa giông, bão tố. Hứng chịu bao cơ cực của cuộc đời, dừa lại chắt lọc những gì tinh tuý nhất vào quả của mình. Có lần tôi đã nghĩ quả dừa giống như những hủ rượu ngàn năm của Tề thiên đại thánh bỏ quên nơi trần gian. Chỉ khác một điều chắc gì rượu quý kia lại thơm ngon bằng nước dừa. Tôi thích thú với những chiếc rễ dừa to to vươn lên mặt đất. Ngày đó, tôi chưa học dừa là loại cây rễ chùm, chỉ biết rằng bộ rể đồ sộ kia lại có sự sống bền bỉ và bám chặt vào đất giành lấy sự sống của mình.

Làm sao có thể kể hết những lợi ích mà loài cây này mang đến cho con người. Ở quê ngoại tôi, dừa chính là nguồn lợi lớn nhất giúp người dân thoát nghèo, có cuộc sống đầy đủ hơn. Nước dừa vừa ngọt vừa thanh lại là thức uống bổ, rẻ nên được hầu hết mọi người ưa chuộng. Thân dừa già làm gỗ, lá dừa, cọng dừa khô làm củi, chiếc chổi bà tôi quét nhà cũng được làm từ những sóng lá nhỏ….Hình như người dân chúng tôi không bỏ đi thứ gì kể cả vỏ trái dừa. Hiếm có loài cây nào lại hữu ích đến thế và cũng hiếm loài cây nào được người dân chúng tôi trân quý đến thế. Hễ thấy một trái dừa khô nào ra mọng là bà tôi lại chọn một nơi tốt nhất để trồng.

Đối với chúng tôi, dừa là cả một miền thơ mộng. Dưới gốc dừa mát rượi, chúng tôi chơi trốn tìm, chơi nhảy dây, chơi nhà chòi. Có khi lại thích thú cuộn những chiếc lá dừa thành kèn rồi thổi tí te vui tai. Tôi yêu dừa như yêu những đứa bạn thân cùng xóm, yêu người dì tốt bụng gần nhà. Ai biết một ngày có cô bé nhớ mẹ ngồi khóc dưới gốc cây, mẹ đi chợ về mua ít bột, lấy nải chuối chín cây, bẻ thêm trái dừa khô làm bánh. Cô quên làm sao được cái hương vị thơm béo của nước cốt dừa hoà vào từng miếng bánh ngọt lịm ăn mãi vẫn không biết ngán. Ôi, cái hương vị của tuổi thơ là những ngọt, bùi của dừa mang lại khiến bao năm tháng trôi qua vẫn không thể nào quên.

Advertisement

Ai dám bảo mình chưa bao giờ thử uống một ngụm nước dừa thanh mát? Ai dám bảo mình sẽ quên hình bóng một loài cây của quê hương? Tôi có cố nhớ đâu sao cái dáng dừa soi bóng nước những trưa hè vẫn in hằn trong trí nhớ. Phải chăng đó sẽ mãi là kí ức, là kỉ niệm tươi đẹp trong đời. Cảm ơn dừa đã cho tôi bóng mát giữa đời thường và cho tôi những ngày tháng tuyệt vời của tuổi thơ.

Tiếp tục đọc

Văn mẫu 7

Biểu cảm về loài cây em yêu: cây đa làng em (1)

Được phát hành

,

Bởi

Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi luỹ tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé chân vào quán tranh nghỉ tạm, uống một bát nước chè tươi hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo… Thế là đã được một con trâu lá đa, cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiến. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ… nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!

Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ có thể nhặt về làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu “toe” lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong, trẻo vang xa.

Advertisement

Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cảnh đồng lang là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phất phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chông Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây… Rồi chuyện làm ăn hằng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

Tiếp tục đọc

Xu hướng