Connect with us

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu

Được phát hành

,

Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • I. Tác giả
  • II. Tác phẩm

I. Tác giả

1. Tiểu sử

– Trần Đình Hượu(1927 – 1995), quê ở Thanh Chương, Nghệ An.

– Năm 1945, ông tham gia thanh niên cứu Quốc và Uỷ ban khởi nghĩa ở quê nhà.

Advertisement

– Năm 1959 – 1963, ông là nghiên cứu sinh ở Đại học tổng hợp Lô-mô-nô-sôp

– Năm 1963 – 1993, ông là giảng viên môn Ngữ văn tại Đại học tổng hợp Hà Nội.

– Năm 1994, ông giảng dạy tại Đại học Prô  – văng – xơ thuộc Cộng hòa Pháp.

2. Sự nghiệp văn học

– Ông chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung, cận đại.

Advertisement

– Các công trình chính: “Văn học Việt Nam gia đoạn giao thời 1900 – 1930” (1988), “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại” (1995), “Đến hiện đại từ truyền thống” (1996), “Các bài giảng về tư tưởng phương Đống” (2001), …

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

   Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2000.

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

Advertisement

a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

– Xuất xứ: trích từ phần II, bài tiểu luận “Vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc”, in trong cuốn “Đến hiện đại từ truyền thống.

– Nhan đề do người biên soạn đặt.

b. Nội dung chính

– Từ vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống.

Advertisement

– Nắm vững bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.

c. Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến “chắc chắn có liên quan gần gũi với nó”): Nêu một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc

– Phần 2 (tiếp đó đến “để lại dấu vết khá rõ trong văn học”): Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

– Phần 3 (còn lại): Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

Advertisement

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Một số nhận xét về nền văn hóa dân tộc

– Cách nêu vấn đề ngắn gọn, khiêm tốn, khách quan, khôn khéo của tác giả

– Đưa ra nhận xét trên một số mặt của vấn đề nghị luận

b. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

Advertisement

* Hạn chế

– Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác

– Hạn chế trên các phương diện:

   + Thần thoại không phong phú

   + Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lí

Advertisement

   + Khoa học kí thuật không phát triển thành truyền thống

   + Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ

   + Thơ ca chưa tác giả nào có tầm vóc lớn lao

* Thế mạnh

      Thế mạnh của văn hóa Việt Nam: thiết thực, linh hoạt, dung hòa, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người hiền lành, tình nghĩa

Advertisement

 – Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra xung đột

 – Con người sống tình nghĩa: tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cái nết đánh chết cái đẹp,…

  – Các công trình kiến trúc quy mô vừa và nhỏ, hài hòa với thiên nhiên

* Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

– Về tôn giáo: không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia( Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo…)

Advertisement

– Nghệ thuật: sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, phi thường như “múa rối nước”, “hát chầu văn”, “chèo”, “quan họ”,…

– Ứng xử: trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, chuộng sự khéo léo, không kì thị, cực đoan, thích sự yên ổn

– Sinh hoạt: thích chừng mực vừa phải, mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong gì cao xa, khác thường,…

– Quan niệm về cái đẹp: cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải

– Kiến trúc: tuy nhỏ nhưng điểm nhấn lại là sự hài hòa, tinh tế với thiên nhiên “Chùa một cột”, “Tháp Thiên Bảo”, “Hoàng thành Thăng Long”, …

Advertisement

– Lối sống: ghét phô trương, thích kín đáo, trọng tình nghĩa…..

⇒ Văn hóa của người Việt Nam giàu tính nhân bản, luôn hướng đến sự tinh tế, hài hòa trên nhiều phương diện. Đó chính là bản sắc văn hóa Việt Nam

c. Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

– Sự tạo tác của chính dân tộc: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác chân chính dân tộc đó… là dân tộcViệt Nam có bản lĩnh”

– Khả năng chiếm lĩnh, đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài

Advertisement

d. Giá trị nội dung

 Bài học cho bản thân: mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản hân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, cần có những hành động đúng đắn, phù hợp….

e. Giá trị nghệ thuật

– Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

– Bố cục rõ ràng, rành mạch

Advertisement

– Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén

Hoctotnguvan.vn

Tiếp tục đọc
Quảng cáo

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tác giả Hồ Chí Minh

Được phát hành

,

Bởi

Tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học

1. Tiểu sử

– Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

– Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

Advertisement

– Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

– Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Advertisement

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước.

+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào CM, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

Advertisement

=> Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới. 

 


2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác:

– Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

Advertisement

– Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

– Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Di sản văn học:

– Văn chính luận:

+ Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

Advertisement

– Truyện và kí:

+ Tác phẩm chính: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

– Thơ ca:

+ Tác phẩm chính: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942-1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941-1945.

=> Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.

Advertisement

c. Phong cách nghệ thuật:

– Thống nhất:

+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.

+ Về cách viết ngắn gọn.

– Đa dạng:

Advertisement

+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích. 

Advertisement
Tiếp tục đọc

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

Được phát hành

,

Bởi

Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • I. Tác gia
  • II. Tác phẩm
  • Nhận định

I. Tác gia

1. Tiểu sử 

– Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

Advertisement

– Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

– Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước

– Người là một vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, người đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

– Được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Sự nghiệp văn học

Advertisement

a. Quan điểm sáng tác:

– Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

– Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

– Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Tác phẩm chính

Advertisement

Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí trong tù,…

c. Phong cách nghệ thuật:

– Thống nhất:

+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.

+ Về cách viết ngắn gọn.

Advertisement

– Đa dạng:

+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.

II. Tác phẩm

Advertisement

1. Tìm hiểu chung:

a. Hoàn cảnh ra đời :

– Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.

+ Nhật đầu hàng Đồng minh.

Advertisement

– Trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi.

+ 26 – 8 – 1945: Hồ chủ tịch về tới Hà Nội.

+ 28 -8 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

+ 2 – 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

b. Mục đích sáng tác:

Advertisement

– Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc trước quốc dân và thế giới.

– Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến; khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

c. Bố cục:

– Đoạn 1: Từ đầu… “không ai chối cãi được” => Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn độc lập.

– Đoạn 2: Từ “Thế mà” …. “phải được độc lập” => Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Advertisement

– Đoạn 3: (Còn lại) => Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập.

d. Nội dung chính:

     Vạch trần tội ác của thực dân Pháp cướp nước ta; tuyên bố nền độc lập dân tộc; khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

2. Tìm hiểu chi tiết:

a. Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập.

Advertisement

– Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:

=> Ý nghĩa:

+ Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại.

+ Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.

+ Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 bản tuyên ngôn, 3 dân tộc ngang hàng nhau.

Advertisement

b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam:

* Tố cáo tội ác của Pháp:

+ Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống khi cai trị nước ta: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (liệt kê hàng loạt dẫn chứng đanh thép, hùng hồn về tội ác của Pháp).

+ Giải thích rõ ràng, mạch lạc: từ mùa thu 1940 đến 9/3/1945, thực dân Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật (khi thì quỳ gối đầu hàng khi thì bỏ chạy), vì vậy không còn bất kì quyền lợi cai trị nào ở nước ta.

* Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc:

Advertisement

Trình bày cuộc đấu tranh xương máu giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:

+ Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.

+ Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi người Pháp cùng chống Nhật nhưng bị từ chối, khi Pháp thua chạy, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ họ.

+ Dân ta đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân, phát xít.

+ Quân và dân ta tin tưởng vào sự công bằng của các nước Đồng Minh.

Advertisement

 => Khẳng định, đề cao tinh thần xả thân giữ nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình.

c. Giá trị nội dung:

– Là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.

– Đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tư do của nước Việt Nam mới.

d. Giá trị nghệ thuật:

Advertisement

– Là một áng văn chính luận mẫu mực.

– Lập luận chặt chẽ.

– Lý lẽ đanh thép.

– Ngôn ngữ hùng hồn.

– Dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể.

Advertisement

Nhận định

Một số nhận định về tác giả, tác phẩm

1. Có ý kiến đánh giá: “Tuyên ngôn độc lập một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”.

2. Có ý kiến cho rằng: “Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận Việt Nam”.  

3. Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Về văn phong, cách nói và cách viết của Hồ Chủ Tịch có những nét rất độc đáo: Nội dung khảng khái, thấm thía đi sâu vào tình cảm của con người, chinh phục cả trái tim và khối óc con người ta: Hình thức sinh động, giản dị, giàu tính dân tộc và tính nhân dân.”

Advertisement

Tiếp tục đọc

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tác giả Phạm Văn Đồng

Được phát hành

,

Bởi

Tìm hiểu tác giả Phạm Văn Đồng gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

 1. Tiểu sử 

– Phạm Văn Đồng (1906 -2000)

– Ông sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Advertisement

– Tham gia cách mạng từ sớm và là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc; là nhà giáo dục tâm huyết và một nhà văn hóa, văn nghệ lớn.

– Năm 1936, Phạm Văn Đồng ra tù, hoạt động ở Hà Nội.

 Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt – Trung.

– Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, Phạm Văn Đồng được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.

Phạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 cho đến khi nghỉ hưu năm 1987.

Advertisement

Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976.

Phạm Văn Đồng là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987) và là học trò, cộng sự của Hồ Chí Minh.

=> Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, Phạm Văn Đồng được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn học,…

 2. Sự nghiệp văn học

– Thể loại: Các tác phẩm nghị luận xuất sắc.

Advertisement

– Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh.

– Tác phẩm chính: Hồ Chí Minh – Một con người, một dân tộc, một thời đại; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Văn hóa đổi mới… 

Tiếp tục đọc

Xu hướng