Connect with us

Văn học

Nếu người cộng sự phản bội bạn, bạn sẽ trả thù hay tha thứ? (kỳ 1)

Được phát hành

,

 Shirer nhìn sang Murrow tìm kiếm sự ủng hộ. Thế nhưng, thay vì đứng về phía người cộng sự lâu năm của mình, Murrow lại nói: “Nếu anh không muốn thì thôi vậy. Bill, anh là sếp”…

Edward R. Murrow và William L. Shirer, hai phóng viên đài phát thanh CBS, là đôi cộng sự ăn ý. Họ làm nhiều chương trình phát thanh gây chấn động về châu Âu trước chiến tranh, nổi tiếng nhất là chương trình “Tổng hợp tin tức châu Âu” ngay sau khi Áo bị Đức quốc xã thôn tính.

Quá trình làm việc cùng nhau dưới nhiều áp lực đã xây dựng sự tin tưởng mãnh liệt giữa hai phóng viên. “Chúng tôi đã tạo nên mối liên kết thật sự, và bạn chỉ có thể có được một vài lần như thế trong đời”, – Shirer cho biết sau chương trình phát thanh cuối cùng từ châu Âu.

Nếu người cộng sự phản bội bạn, bạn sẽ trả thù hay tha thứ? (kỳ 1) - 1

Vào năm 1947, Shirer là bình luận viên của đài CBS, nhưng khi nhà quảng cáo tài trợ cho chương trình tỏ ra không hài lòng về anh, anh bị chuyển xuống làm chương trình vào giờ phát sóng không được tài trợ. Shirer tuyên bố từ chức. Với tuyên bố công khai như vậy, Shirer đã đặt Murrow, khi ấy đang nằm trong ban giám đốc điều hành CBS, vào tình thế khó xử trước những đồng nghiệp đứng về phía Shirer.

Hai nhà báo gặp nhau bàn chuyện trong một quán rượu ở khách sạn New York. “Họ là hai cộng sự già từng bên nhau trong những đường hào chiến đấu để có ngày hôm nay”, – Joseph E. Persico, người viết tiểu sử Murrow, viết. Họ nghĩ ra cách sắp xếp cho Shirer ở lại CBS. Hai người trình bày với Tổng Giám đốc CBS là William S. Paley và mong được chấp thuận. Tuy nhiên, Paley không quan tâm. “Tôi chỉ biết rằng anh không còn hữu dụng nữa. Anh bị sa thải”.

Shirer nhìn sang Murrow tìm kiếm sự ủng hộ. Thế nhưng, thay vì đứng về phía người cộng sự lâu năm của mình, Murrow lại nói: “Nếu anh không muốn thì thôi vậy. Bill, anh là sếp”. Shirer cảm thấy như bị phản bội.

Nếu người cộng sự phản bội bạn, bạn sẽ trả thù hay tha thứ? (kỳ 1) - 2

Việc rời khỏi CBS rốt cuộc lại có lợi cho Shirer. Anh chuyển sang viết lách và tác phẩm hay nhất của anh đã ra đời, cuốn “The Rise and Fall of the Third Reich” (Thời Kỳ Huy Hoàng Và Sụp Đổ Của Đệ Tam Quốc xã). “Nếu Shirer tiếp tục làm trong lĩnh vực phát thanh, thay vì nghiên cứu và viết lách, thì sẽ không bao giờ có quyển sách đó”, – tờ The New York Times bình luận.

Shirer thôi làm phát thanh. Nhưng đó không phải là vấn đề. Murrow đã dập tắt sự tin tưởng ở Shirer, nhưng lại nhen nhóm lên sự căm phẫn trong anh. Trong cuốn tiểu thuyết năm 1954 “Stranger Come Home” (Người Lạ Trở Về Nhà) của Shirer mô tả một nhân vật với tính cách nhu nhược và đạo đức giả, như là bức chân dung biếm họa của Murrow.

Gần hai mươi năm sau sự việc, Murrow lúc đó đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư, đã đòi được gặp Shirer. Hai người cộng sự cũ lái xe lòng vòng trong một ngày hè oi ả gần trang trại của Murrow ở thành phố New York. Murrow có vẻ mệt mỏi và ho. “Có đôi lần anh ấy muốn nhắc về quá khứ, nhưng tôi đã lảng sang chuyện khác”, – Shirer nhớ lại. – “Tôi không muốn nói lại nữa. Chuyện đó đã xảy ra, đã tàn phá con người tôi, nhưng tôi vẫn sống được. Chỉ thế thôi”.

Họ trở lại nhà của Murrow và tạm biệt nhau.

Murrow mất vào mùa Xuân năm sau. “Shirer đã gạt bỏ ký ức đó ra khỏi trái tim mình, và khi ấy, anh đã tha thứ”, – Persico viết.

***

Khi một mối quan hệ hợp tác đang tốt đẹp thì những người cộng sự sẽ hành động vì nhau. Người này thay đổi mục tiêu để thích ứng với người kia. Họ công bằng với nhau. Họ tập trung vào ưu điểm và bỏ qua nhược điểm của nhau. Đỉnh điểm của sự hợp tác là khi cả hai đều hy sinh lợi ích cá nhân vì hạnh phúc của người kia.

Nếu người cộng sự phản bội bạn, bạn sẽ trả thù hay tha thứ? (kỳ 1) - 3

Tuy nhiên, khi sự việc chuyển hướng tiêu cực, một loạt cảm xúc và phản ứng song song sẽ bùng phát. Mỗi người sẽ theo đuổi một mục đích riêng. Điểm mạnh của người cộng sự dường như không còn ấn tượng nữa. Đến lúc mối quan hệ trở nên tồi tệ, các cộng sự không chỉ từ chối hy sinh vì lợi ích của nhau, mà còn “không muốn nhìn mặt nhau” và khiến người kia bị tổn thương.

“Sẽ có ngày họ phải trả giá”, – Terry Garnett tự nhủ khi Giám đốc Điều hành Oracle Larry Ellison sa thải ông. Cuối cùng, Garnett đã trở thành chủ tịch của Ingres, đối thủ cạnh tranh của Oracle. Garnett chia sẻ trên Bussiness Week: “Tôi nuôi mối hận thù. Phải chăng đó là động lực của tôi? Đúng là như vậy đấy”.

Theo triết gia Aristotle, những cảm giác giận dữ cần phải được trút bỏ hoặc giải tỏa, tránh bị dồn nén, bởi điều đó có thể khiến cảm giác tiêu cực bùng nổ dữ dội hơn. Nhà phân tâm học Sigmund Freud lập luận rằng nếu con người không phản ứng mạnh mẽ trước sự tấn công về mặt cảm xúc, những cảm giác chưa được giải tỏa sẽ vẫn còn mãi.

Lời khuyên của Freud đã được lặp lại sau đó hàng thập kỷ. Một cuốn sách xuất bản năm 1993 nói về cách kiểm soát cơn giận dữ đã viết: “Hãy đấm thật mạnh vào cái gối hay bao cát. Hãy trút tất cả sự phẫn nộ vào đó. Và như vậy, bạn sẽ tránh làm tổn hại đến bản thân khi giữ trong lòng sự bực tức tai hại”.

Chỉ có một vấn đề với giải pháp trên là nó… không hiệu quả. Theo giả thuyết của Freud, nếu một người nào đó bị đồng nghiệp lăng mạ, anh ta sẽ chuyển cơn giận sang việc đóng đinh suốt 10 phút, và sau đó sẽ giải tỏa được cảm giác tiêu cực trong lòng. Vào năm 1959, một nhà nghiên cứu ở Đại học Iowa đã thử nghiệm ý tưởng này khi cho phép một nửa đối tượng nghiên cứu đập búa để trút cơn giận sau khi bị lăng mạ. Kết quả là những người đóng đinh càng tăng nỗi hận thù với người đã xúc phạm họ.

Điều đó cho thấy việc giải tỏa cơn giận theo cách đó chẳng khác nào trút thêm dầu vào lửa, và sẽ càng làm cho ngọn lửa cháy bùng lên. Nghĩ đến cảm giác hận thù, hận thù sẽ ngày càng chồng chất.

Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một người càng nuôi dưỡng sự giận dữ hay gợi lại những sự kiện tồi tệ thì vấn đề càng khó giải quyết, và vì thế mối quan hệ hợp tác sẽ càng khó kéo dài và dễ rạn nứt.

Vậy bạn nên làm gì để hàn gắn mối quan hệ hợp tác của mình? Giải pháp mang tính xây dựng đòi hỏi sự dung hòa giữa việc tách biệt và đắm chìm vào những xúc cảm do sự việc gây ra – đủ gần để chấp nhận hoàn cảnh và đủ xa để tránh hồi tưởng đến nó. Lúc ấy, bạn có thể đánh giá nguyên nhân cảm giác khó chịu mà không khuấy động cảm xúc ban đầu.

Một trong những cách tốt nhất để giải quyết vấn đề trong quá khứ là tìm kiếm điều tích cực bên trong nó. Shirer đã cảm thấy thanh thản hơn khi thôi day dứt về hành động quay lưng của Murrow, mà nghĩ nhiều đến việc rời khỏi CBS đã mang đến cho anh cơ hội viết nên một cuốn sách đỉnh cao.

Một nghiên cứu trên 304 sinh viên với yêu cầu họ nhớ lại “một việc xấu mà ai đó đã làm với bạn” đã khám phá ra rằng những sinh viên được hướng dẫn tư duy tích cực vượt qua sự việc dễ dàng hơn. Nhóm nghiên cứu bảo họ: “Hãy viết ra những điều tốt đẹp sau sự việc ấy. Mặt tích cực mà bạn nhận được là gì? Có thể bạn nhận thức được điểm mạnh của bản thân mà trước đó bạn không hề nhận ra, hoặc có thể bạn trở nên sáng suốt và mạnh mẽ hơn”.

Kết quả là những sinh viên tư duy tích cực dễ dàng tha thứ hơn. Họ ít nghĩ đến việc trả thù và né tránh người gây sự với họ so với những tình nguyện viên được hướng dẫn tập trung vào sự công kích.

Theo “Người thông minh không làm việc một mình”

First News phát hành

Nguồn: Dantri.com.vn (https://dantri.com.vn/van-hoa/neu-nguoi-cong-su-phan-boi-ban-ban-se-tra-thu-hay-tha-thu-ky-1-20200415150800089.htm)

Văn học

Trao Duyên

Được phát hành

,

Bởi

I. Đoạn trích Trao Duyên (Trích Truyện Kiều)

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

II. Đôi nét về tác giả Nguyễn Du

– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.

– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Một số tác phẩm như:

  • Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
  • Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…

III. Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).

– Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.

– Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.

– Phần 3. Còn lại. Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.

Tiếp tục đọc

Văn học

Ra mắt cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”

Được phát hành

,

Bởi

 Cuốn sách cung cấp kiến thức để người đọc hiểu hơn về hành trình niềng răng, cũng là cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Phải mất hơn 4 năm sau ngày tốt nghiệp khoá đào tạo chuyên sâu kỹ thuật niềng răng do trường POS, Mỹ tổ chức, Ths. BS. Nguyễn Quang Tiến, Giám đốc Nha khoa Đăng Lưu, mới hoàn thành được tâm nguyện của mình, ra mắt Cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”. Đây là tài liệu cung cấp chi tiết và khoa học về kỹ thuật niềng răng, được thực hiện bởi người đã trải qua cả hai vai trò: bệnh nhân lẫn người điều trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, anh là một trong những bệnh nhân đầu tiên thực hiện niềng răng, chỉnh lại khuyết điểm răng hô và mọc lệch, tại Việt Nam. Thời điểm 2004, kỹ thuật này còn khá mới lạ. Trong nước, vẫn chưa có khoá đào tạo chuyên sâu về niềng răng như bây giờ. Tuy nhiên, khát khao tiếp cận những tiến bộ mới cũng như mong muốn sâu kín, là có được nụ cười tự tin, toả sáng khiến anh quyết tâm trải nghiệm. Kết quả nhận được ngoài mong đợi khiến anh càng quyết tâm theo đuổi con đường này, tham dự các chương trình đào tạo chuyên ngành ở nước ngoài để có thể mang đến người bệnh một diện mạo khác, tự tin hơn nhờ khắc phục những khiếm khuyết từ nụ cười của mình. Bác sĩ Tiến cho biết: “Ngay tại thời điểm đó, kỹ thuật niềng răng cũng không gây đau. Thế nhưng, đến tận bây giờ, xung quanh lựa chọn này vẫn còn nhiều thêu dệt gây sợ hãi và lo lắng”.

Ra mắt cuốn sách “Niềng răng - Hiểu đúng, hiểu đủ” - 1

Đó chính là lý do, ngay từ những trang đầu, anh đã định hướng cuốn sách sẽ là chiếc cầu nối đầu tiên để bác sĩ và bệnh nhân có thể hiểu nhau nhiều hơn, giúp cho quá trình này trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ. Thông qua tập sách, anh đính chính lại những hiểu lầm thường thấy của đa số người chuẩn bị niềng răng, hoặc đang niềng răng, làm sáng tỏ những vấn đề bên lề có liên quan, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng.

Cùng với niềng răng, những thông tin “độc, lạ” về sức khoẻ răng miệng, như những mẹo nhỏ trong chăm sóc răng cũng được tìm thấy trong tập sách thú vị này. Người đọc sẽ bất ngờ khi biết, răng được hình thành trước cả khi chúng ta được sinh ra, hay 85% răng khôn là cần phải nhổ đi, hoặc có đến 4 tiêu chuẩn để “đo” độ hoàn hảo của một nụ cười. “Điều trị niềng răng, chuyên môn và kỹ thuật là chưa đủ, điều quan trọng không kém là tâm lý của bệnh nhân. Viết không phải là nghề của tôi nhưng không có nghĩa là tôi xem việc viết lách này là cuộc dạo chơi. Tôi viết cuốn sách này để tri ân nghề nghiệp của mình, để chia sẻ với những ai có duyên đọc nó những kiến thức mà tôi cho là hữu ích”, bác sĩ Tiến nói vậy.

Sách do Sách do First News thực hiện, NXB Thế giới ấn hành.

Nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/ra-mat-cuon-sach-nieng-rang-hieu-dung-hieu-du-20200727120231346.htm

Tiếp tục đọc

Văn học

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020

Được phát hành

,

Bởi

 Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ấn phẩm nghiên cứu…

Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.

Tại buổi lễ, Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành cho biết năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020, chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020), 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), 75 năm Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020)…

Để thực hiện tốt vai trò của mình, Nhà xuất bản đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành nhiều đầu sách chính trị, lý luận, pháp luật và tư tưởng Hồ Chí Minh.

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 - 1

Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.

“Tính đến ngày 20/7/2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bạn đọc gần 400 ấn phẩm về lĩnh vực chính trị, lý luận, pháp luật, kinh tế, lịch sử, văn hóa- xã hội. Tại buổi lễ công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 này, chúng tôi chọn lọc giới thiệu một số đầu sách quan trọng, có giá trị và ý nghĩa lớn được xuất bản, phát hành”, ông Phạm Chí Thành nói.

Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; sách phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sách tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam và một số ấn phẩm nghiên cứu tiêu biểu khác…

Trong số các cuốn sách được giới thiệu tại buổi lễ, có cuốn sách có giá trị về Bác như “Hồ Chí Minh- Biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An sưu tầm, biên soạn. Với hơn 700 trang tư liệu ảnh quý, cuốn sách được xuất bản bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh, đã hệ thống, khắc họa sinh động, sâu sắc những hoạt động quốc tế, hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phong phú tư tưởng, nghệ thuật, phong cách ngoại giao đặc sắc của Người, toát lên tình cảm thắm thiết, niềm tin yêu, kính trọng và sự tôn vinh của Đảng ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 - 2

Hình ảnh một số cuốn sách được giới thiệu tại sự kiện.

Cũng tại buổi lễ, đại diện các nhóm tác giả cũng đã giới thiệu khái quát và thông tin thêm về nội dung, bối cảnh xuất bản của các tác phẩm như: “Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011” và bộ sách “Niên giám khoa học 2019” – TS. Lê Hữu Nghĩa; “Văn hóa biển đảo Việt Nam”- GS.TS Nguyễn Chí Bền; giới thiệu cuốn “Tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển đảo Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Chu Hồi; giới thiệu cuốn “Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020)”…

Tin và ảnh: Nguyễn Hằng

Nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/nxb-chinh-tri-quoc-gia-su-that-cong-bo-sach-xuat-ban-lan-thu-nhat-nam-2020-20200723121418164.htm

Tiếp tục đọc

Xu hướng