Connect with us

Văn học

Lối về của Duy Thảo

Được phát hành

,

 Lối về, kể chuyện xưa, nhưng chính là dành cho con cháu. Đối với người cao tuổi, ký ức là tài sản vô giá mà họ muốn chuyển tải lại cho các thế hệ tương lai. Bởi đó là bài học làm người.

Tuổi cao, bạn cứ ít dần

Thì ta tìm đến mùa Xuân chuyện trò

Ngày Xuân gặp lại tuổi thơ……

…Bao nhiêu ký ức tìm về

Advertisement

Khi qua vườn cũ làng quê, không nhà

( Tâm sự mùa xuân )

Cái làng quê- làng Tùng Ảnh- Châu Phong huyện Đức Thọ của Duy Thảo, cách đây tròn 70 năm , tôi đã từng sống. Đó là những ngày còn kháng chiến chống Pháp, khi Mặt trận Bình- Trị – Thiên bị vỡ, quân đội Pháp tràn ra đến Quảng Bình. Tỉnh ủy Quảng Trị phải nhờ vùng tự do Hà Tĩnh làm hậu cứ , từ đây tiếp tế vũ khí, lương thực cho đội quân chiến đấu ở quê nhà. Lo cho sự an toàn và tương lai của con trẻ, Tỉnh ủy tổ chức đưa một số con em cán bộ và bộ đội ra, lập Trại Thiếu sinh Quảng Trị, để có nơi ăn học. Tháng 5-1949, do cha tôi nằm trong Ban Kinh tài của tỉnh, nên tôi có mặt trong lớp Trại sinh đầu tiên. Đang từ vùng giặc chiếm, ngày chạy trốn các trận càn, đêm chui lủi hầm sâu tránh pháo, mới mấy năm, mẹ tôi, rồi một người chú bị giặc Pháp bắn chết, gia đình lớn đột nhiên tan tác, nay được ra tới Châu Phong, một vùng quê yên bình, phong cảnh tươi đẹp, con đê, dòng sông La trong xanh, trên bến dưới thuyền sinh hoạt rộn ràng. Có trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng tập họp nam thanh nữ tú khắp miền Trung tụ về. Những ấn tượng đó in đậm trong bộ nhớ mới bắt đầu khởi động của đứa trẻ lên mười. Cũng có thể, bởi đó là những ngày hạnh phúc ngắn ngủi cuối cùng của đời tôi.
Cuối 1950, sau khi bị gãy chân trên đường đi công tác, phải bó bột hàng nửa năm, vừa lành, cha tôi lại áp tải thuyền chở vũ khí vào Mặt trận. 25 năm sau, trong những ngày tháng 3-1975, Huế được giải phóng, tôi tìm về nơi ông hy sinh, thì chỉ còn là một nấm mộ thấp lè tè giữa một vùng cát trắng ven biển Phú Vang.Tôi bắt đầu những năm học đầu tiên trên đất Đức Thọ . Ăn cơm, uống nước, sống với người dân, nên luôn cảm thấy trong mình nhiều tố chất Hà Tĩnh, đến cả giọng nói cũng ra ngài Hà Tịnh.
Không chỉ riêng tôi, mấy trăm Trại sinh dạo ấy, sau này hầu hết đều nên ông nọ bà kia, gặp nhau ở đâu cũng nhắc đến ân tình nuôi dưỡng của người dân và mảnh đất Hà Tĩnh những ngày khốn khó. Những làng xóm xưa từng ở. Những địa danh như chợ thì : Tổng, Nhe,Đầy, Nướt,, Choi, Trổ, Cầu, Thựơng, Hạ. Cầu thì: Họ, Phủ, Cày, Voi… Chùa Am, chùa Nhắt… quá thân thuộc, gắn bó với chúng tôi.

Phải thế chăng, mà khi lần đầu gặp nhau, cách đây hơn chục năm, lúc đó nhà thơ Duy Thảo đã 70, chúng tôi vẫn nhận ra như đã quen thân từ độ xưa nào.

Thật ra, cũng còn một nguyên do, giữa những năm 60 của thế kỷ trước, chúng tôi đều đang ở trong quân ngũ. Duy Thảo đi bộ đội từ năm 1962, ở đơn vị Pháo phòng không trong binh chủng Phòng không- Không quân; tôi đến tháng 2-1965 mới nhập ngũ, ở đơn vị Pháo binh mặt đất, trong Sư đoàn Quân Tiên phong. Nhưng khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc đầu 1965, thì cả hai đơn vị còn luyện tập ở vùng Vĩnh Phúc. Ngay trong trận đầu , 26-3-1965, quân dân Hà Tĩnh đã bắn rơi 12 máy bay Mỹ. Chiến thắng vang dội của quê nhà, đã biến anh pháo thủ pháo Cao xạ gốc quê văn chương Phan Duy Thảo dâng trào cảm xúc, viết nên một thiên hùng văn: Mừng chiến thắng trời quê. Báo đăng trang đầu. Đài đọc ra rả. Các nghệ sĩ nổi tiếng diễn ngâm. Trong một phiên họp Bộ Chính trị, nghệ sĩ Hồng Năm còn được mời biểu diễn. Bác Hồ nghe và đích thân khen ngợi. Tên Duy Thảo được chú ý từ đó.
Thơ ông có trên nhiều báo, đặc biệt báo Quân đội nhân dân, và dưới bài thơ thường ghi tên mật của đơn vị Phòng không : Thơ chiến sĩ, như một niềm tự hào. Sau này chuyển về báo của binh chủng, rồi về làm báo ở tỉnh nhà, thơ ông luôn có mặt . Thuở tôi còn ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nhiều lần đi công tác đơn vị, có cán bộ chiến sĩ còn hỏi tôi có phải là nhà thơ Duy Thảo không. Chỉ nhờ trùng tên, mà tôi được thơm lây.Thế mới biết, thơ của ông được nhiều người biết đến.

Advertisement
Lối về của Duy Thảo - 1

Bìa tập thơ Lối về

Ông đã có 13 tập thơ, in dấu những chặng đời của một Nhà thơ- Chiến sĩ. Và tập thơ mới này, Lối về:

Xuân này mình tuổi 83

Vợ, Cô gái Bắc, thành Bà 72

Chùm thơ ký ức cuộc đời

Xin dâng viếng mẹ, dành lời tặng em

Advertisement

Như lời tâm sự của ông , tập thơ nghiêng hẳn về chuyện nhà, dâng tặng người mẹ tần tảo nuôi con và người vợ xứ Bắc chung thủy ,về quê chồng nuôi bốn người con khôn lớn.Giản dị. Mộc mạc. Chân Tình. Như chính tính cách của Duy Thảo.

Mẹ nuôi chị em ông khi cha cả đời lưu lạc. Ở một vùng quê nghèo, côi cút. Dù họ Phan – cùng quê với Đình nguyên, nhà thơ, nhà khoa bảng, nhà lãnh tụ Cần vương Phan Đình Phùng- nhưng xem ra thân cô thế cô. Đến ngày đi bộ đội, vẫn : Xin tạ lỗi, ngày con ra chiến trận/ Cứ ngỡ mình chịu ác liệt, gian nan/ Nào đâu biết mẹ sống bên mâm pháo/Ngày tải thường, đêm chung sức cứu hàng/Nhà bom dội hai lần, lều dựng tạm/Thư cho con,mẹ vẫn kể chuyện bình yên/ Chị con chết, mẹ giấu, chưa báo vội/Chỉ mong con chân cứng đá mềm. Ám ảnh trong tuổi trưởng thành vẫn là : Tìm về năm giáp hạt/ Đồng làng trụi lá khoai. ..Cũng không thể quên là khung cảnh này : Còn đêm nay nữa, xin ngồi thâu canh/Gió lay bóng nến qua màn/Tưởng là mẹ thở nhẹ nhàng trong chăn/. Tình sâu, nghĩa nặng hiển hiện thành lời.
Làm thơ tặng vợ, ông không phải là người đầu tiên, Nhưng mối tình anh lính miền Trung với cô gái vùng Trung du phía Bắc kém mình hơn chục tuổi thì thật đáng kể lại. Ngày thay mặt đơn vị, đi bàn việc hợp đồng chiến đấu với dân quân địa phương, gặp nữ dân quân mới 16, tình trong như đã, mà phải Giấu: Như chân em đi/ Giấu điều bối rối/Cho điều anh nói/ Giấu trong ỡm ờ/Bắt đôi con mắt/ Giấu vào …tỉnh bơ. Đến ngày thành ông thành bà, tìm cớ để tặng hoa cho vợ, ông nhớ lại rạch ròi : Năm em 16 tuổi/ Anh đóng quân gần nhà/ Gặp em lòng cảm mến/Nhà nghèo mà nết na/Đời chinh chiến gần xa/Đường hành quân rong ruổi/Thư anh vẫn gửi về/ Biết còn ai mong đợi/Năm em 18 tuổi/Ta thành vợ thành chồng…Đúng là ký ức về tình yêu làm cho hồn thơ, hơi thơ tươi trẻ lại như thuở xưa nào.

Lối về, kể chuyện xưa, nhưng chính là dành cho con cháu. Đối với người cao tuổi, ký ức là tài sản vô giá mà họ muốn chuyển tải lại cho các thế hệ tương lai. Bởi đó là bài học làm người . Nghe có vẻ thủ cựu, nhưng chân lý giản dị đó không phải người nào cũng thấy : Hương trầm thơm mãi đời ta/ Thuần phong mỹ tục, ông cha lưu truyền. Cho nên bước vào tuổi thượng thọ , nhà thơ : Tôi tìm về cội nguồn tôi/Nghề thơ nghiệp báo, một đời đa mang/Giữ cho tay khỏi nhúng chàm/ Mặc ai danh lợi, hư hàm mặc ai. Có mấy người con theo nghiệp bố, biết là đã ngoài vòng tay với, nhưng đêm đêm , nghe tiếng con cuốc kêu, ông vẫn muốn dặn con: Rất có thể những câu thơ bố viết/Gửi các con vẫn cách nói vụng về/Thì xin được đêm trường là tiếng cuốc/Và ngày dài là ra rả tiếng ve.

Sống qua hai thế kỷ,trãi mấy cuộc chiến tranh,chứng kiến gia đình mình và bao gia đình tan tác, không lành lặn, đến lượt lớn lên, làm người lính, rồi làm bố, làm ông, giữ cho được một vùng an nhiên cho con cháu, ông vẫn có nỗi bất an, đau đáu nhân tình thế thái . Người lính trẻ trong chiến tranh, người lính già trên trường văn trận bút Phan Duy Thảo qua trải nghiệm của đời mình trong Lối về , nhân năm mở đầu một thập niên mới, gửi tới bạn đọc một món quà tâm tình thật trân quý đằng sau những câu chữ chân thành, bình dị.

Phương Nam đêm cuối của thập niên thứ 2 thế kỷ 21

Advertisement

Nhà văn NGÔ THẢO

Nguồn: Dantri.com.vn (https://dantri.com.vn/van-hoa/loi-ve-cua-duy-thao-20200317163139192.htm)

Tiếp tục đọc
Quảng cáo

Văn học

Trao Duyên

Được phát hành

,

Bởi

I. Đoạn trích Trao Duyên (Trích Truyện Kiều)

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

II. Đôi nét về tác giả Nguyễn Du

– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.

Advertisement

– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Một số tác phẩm như:

  • Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
  • Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…

III. Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).

– Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

Advertisement

– Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.

– Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.

– Phần 3. Còn lại. Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.

Advertisement
Tiếp tục đọc

Văn học

Ra mắt cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”

Được phát hành

,

Bởi

 Cuốn sách cung cấp kiến thức để người đọc hiểu hơn về hành trình niềng răng, cũng là cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Phải mất hơn 4 năm sau ngày tốt nghiệp khoá đào tạo chuyên sâu kỹ thuật niềng răng do trường POS, Mỹ tổ chức, Ths. BS. Nguyễn Quang Tiến, Giám đốc Nha khoa Đăng Lưu, mới hoàn thành được tâm nguyện của mình, ra mắt Cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”. Đây là tài liệu cung cấp chi tiết và khoa học về kỹ thuật niềng răng, được thực hiện bởi người đã trải qua cả hai vai trò: bệnh nhân lẫn người điều trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, anh là một trong những bệnh nhân đầu tiên thực hiện niềng răng, chỉnh lại khuyết điểm răng hô và mọc lệch, tại Việt Nam. Thời điểm 2004, kỹ thuật này còn khá mới lạ. Trong nước, vẫn chưa có khoá đào tạo chuyên sâu về niềng răng như bây giờ. Tuy nhiên, khát khao tiếp cận những tiến bộ mới cũng như mong muốn sâu kín, là có được nụ cười tự tin, toả sáng khiến anh quyết tâm trải nghiệm. Kết quả nhận được ngoài mong đợi khiến anh càng quyết tâm theo đuổi con đường này, tham dự các chương trình đào tạo chuyên ngành ở nước ngoài để có thể mang đến người bệnh một diện mạo khác, tự tin hơn nhờ khắc phục những khiếm khuyết từ nụ cười của mình. Bác sĩ Tiến cho biết: “Ngay tại thời điểm đó, kỹ thuật niềng răng cũng không gây đau. Thế nhưng, đến tận bây giờ, xung quanh lựa chọn này vẫn còn nhiều thêu dệt gây sợ hãi và lo lắng”.

Ra mắt cuốn sách “Niềng răng - Hiểu đúng, hiểu đủ” - 1

Đó chính là lý do, ngay từ những trang đầu, anh đã định hướng cuốn sách sẽ là chiếc cầu nối đầu tiên để bác sĩ và bệnh nhân có thể hiểu nhau nhiều hơn, giúp cho quá trình này trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ. Thông qua tập sách, anh đính chính lại những hiểu lầm thường thấy của đa số người chuẩn bị niềng răng, hoặc đang niềng răng, làm sáng tỏ những vấn đề bên lề có liên quan, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng.

Cùng với niềng răng, những thông tin “độc, lạ” về sức khoẻ răng miệng, như những mẹo nhỏ trong chăm sóc răng cũng được tìm thấy trong tập sách thú vị này. Người đọc sẽ bất ngờ khi biết, răng được hình thành trước cả khi chúng ta được sinh ra, hay 85% răng khôn là cần phải nhổ đi, hoặc có đến 4 tiêu chuẩn để “đo” độ hoàn hảo của một nụ cười. “Điều trị niềng răng, chuyên môn và kỹ thuật là chưa đủ, điều quan trọng không kém là tâm lý của bệnh nhân. Viết không phải là nghề của tôi nhưng không có nghĩa là tôi xem việc viết lách này là cuộc dạo chơi. Tôi viết cuốn sách này để tri ân nghề nghiệp của mình, để chia sẻ với những ai có duyên đọc nó những kiến thức mà tôi cho là hữu ích”, bác sĩ Tiến nói vậy.

Sách do Sách do First News thực hiện, NXB Thế giới ấn hành.

Advertisement

Nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/ra-mat-cuon-sach-nieng-rang-hieu-dung-hieu-du-20200727120231346.htm

Tiếp tục đọc

Văn học

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020

Được phát hành

,

Bởi

 Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ấn phẩm nghiên cứu…

Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.

Tại buổi lễ, Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành cho biết năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020, chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020), 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), 75 năm Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020)…

Để thực hiện tốt vai trò của mình, Nhà xuất bản đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành nhiều đầu sách chính trị, lý luận, pháp luật và tư tưởng Hồ Chí Minh.

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 - 1

Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.

“Tính đến ngày 20/7/2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bạn đọc gần 400 ấn phẩm về lĩnh vực chính trị, lý luận, pháp luật, kinh tế, lịch sử, văn hóa- xã hội. Tại buổi lễ công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 này, chúng tôi chọn lọc giới thiệu một số đầu sách quan trọng, có giá trị và ý nghĩa lớn được xuất bản, phát hành”, ông Phạm Chí Thành nói.

Advertisement

Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; sách phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sách tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam và một số ấn phẩm nghiên cứu tiêu biểu khác…

Trong số các cuốn sách được giới thiệu tại buổi lễ, có cuốn sách có giá trị về Bác như “Hồ Chí Minh- Biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An sưu tầm, biên soạn. Với hơn 700 trang tư liệu ảnh quý, cuốn sách được xuất bản bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh, đã hệ thống, khắc họa sinh động, sâu sắc những hoạt động quốc tế, hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phong phú tư tưởng, nghệ thuật, phong cách ngoại giao đặc sắc của Người, toát lên tình cảm thắm thiết, niềm tin yêu, kính trọng và sự tôn vinh của Đảng ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 - 2

Hình ảnh một số cuốn sách được giới thiệu tại sự kiện.

Cũng tại buổi lễ, đại diện các nhóm tác giả cũng đã giới thiệu khái quát và thông tin thêm về nội dung, bối cảnh xuất bản của các tác phẩm như: “Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011” và bộ sách “Niên giám khoa học 2019” – TS. Lê Hữu Nghĩa; “Văn hóa biển đảo Việt Nam”- GS.TS Nguyễn Chí Bền; giới thiệu cuốn “Tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển đảo Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Chu Hồi; giới thiệu cuốn “Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020)”…

Tin và ảnh: Nguyễn Hằng

Nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/nxb-chinh-tri-quoc-gia-su-that-cong-bo-sach-xuat-ban-lan-thu-nhat-nam-2020-20200723121418164.htm

Advertisement

Tiếp tục đọc

Xu hướng