Ngủ ít vẫn khỏe (tác giả Satoru Tsubora) là cuốn sách giúp độc giả có thể sở hữu những giấc ngủ chất lượng, giữ được sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng.
Được sự đồng ý của Thái Hà Books – đơn vị giữ bản quyền – Zing trích đăng một phần cuốn sách.
Có thể nếu chỉ nhìn vào mặt con chữ, bạn sẽ cảm thấy “Nghi thức” là việc làm gì đó phô trương và có phần phóng đại. Nhưng những hành động như “Đánh răng”, “Đi vệ sinh”, “Thay quần áo ngủ” cũng được xem là một trong những “Nghi thức trước khi ngủ”.
Nói tóm lại, tất cả thói quen tuyệt đối phải thực hiện trước khi ngủ chính là nghi thức trước khi ngủ. Thực hiện nghi thức trước khi ngủ là phương pháp hữu hiệu để bạn có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Điều quan trọng là bạn phải tạo cho mình thói quen làm những hành động giống nhau mỗi ngày. Bằng việc thực hiện những nghi thức cố định trước khi ngủ, não bộ sẽ tự nhận thức: “À, đến hành động này rồi, thế thì chuẩn bị đi ngủ thôi”, tự nhiên sẽ thúc đẩy con người ta cảm thấy buồn ngủ.
Việc làm này cũng giống như nguyên lý “Chú chó của Pavlov” mà tôi đã đề cập ở phần đầu cuốn sách.
Nên tạo ra những thói quen riêng trước khi ngủ. Ảnh: EverydayHealth. |
Việc làm có thể thực hiện mà không cần phải suy nghĩ trước khi đi ngủ
Nghi thức trước khi ngủ phổ biến nhất mà hầu như mọi người cùng thực hiện đó là “đánh răng, thay quần áo ngủ”.
Đan xen vào khoảng thời gian bản thân thảnh thơi thư giãn có được giữa “thời gian làm việc bận rộn” và “giấc ngủ”, bạn nên làm những việc nhẹ nhàng, không để đầu óc phải suy nghĩ như “dọn dẹp đơn giản”, “kéo giãn cơ thể”, “nghe nhạc”… để khi lên giường thì cơ thể chìm vào giấc ngủ hơn.
Ngoài ra, phương pháp hô hấp bằng bụng mà tôi vừa giới thiệu ở trang trước cũng là nghi thức trước khi ngủ hiệu quả.
Nếu có thể tạo ra những nghi thức trước khi ngủ một cách tự nhiên, tức bạn luôn thực hiện chúng với trạng thái tinh thần nhẹ nhõm, dần dần, dù chỉ ít thôi, chắc chắn cho dù môi trường dành cho giấc ngủ có thay đổi, bạn cũng có thể nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ.
Lý do bạn nên kiểm tra hòm thư điện tử của công việc vào “buổi sáng”
Hẳn rằng bạn cũng từng nghe thấy ảnh hưởng xấu của “ánh sáng xanh” phát ra từ màn hình của thiết bị điện tử đúng không?
Sự chói mắt hay ánh sáng nhấp nháy từ màn hình chắc chắn sẽ phá hủy đôi mắt của con người. Càng là những người có công việc phải sử dụng đến máy tính càng là những người thường xuyên gặp phải chứng mỏi mắt hay mắt bị đau. Nguyên nhân gây ra được cho rằng xuất phát từ ánh sáng xanh.
Theo nghiên cứu gần đây, ánh sáng xanh này không chỉ trực tiếp phá hủy mắt mà còn khiến cho con người khó chìm vào giấc ngủ.
Tiến sĩ Chris Yikkowski của Trung tâm Nghiên cứu Giấc ngủ Edinburgh (Anh), trong nghiên cứu của mình, đã phát hiện: “Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình hiển thị của thiết bị điện tử sẽ kích thích não bộ, khiến não ngừng tiết melatonin”. Melatonin là một loại hooc-môn của giấc ngủ.
Nếu như việc tiết ra hooc-môn này bị ngừng lại, việc cảm thấy không buồn ngủ là điều đương nhiên.
Và tất nhiên, nội dung của thư điện tử cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nguyên nhân lớn nhất tác động đến giấc ngủ là căng thẳng. Thư điện tử dễ tạo ra những căng thẳng mới hay hưng phấn trong não bộ con người.
Về điểm này, tiến sĩ Yikkowski cũng chỉ ra rằng: “Chỉ cần nhìn thấy thư điện tử liên quan công việc, giống như bạn sẽ ở trong trạng thái hưng phấn tương tự như khi uống hai cốc cà phê phin vậy”. Nồng độ chắc chắn là cà phê khủng khiếp thế nào.
Nói ngược lại, kiểm tra thư điện tử vào buổi sáng chính là phương pháp hiệu quả khiến não bộ được chuyển sang công tắc hoạt động hăng hái.
Cho dù có đọc thư điện tử vào buổi tối đi nữa, chắc chắn việc bạn có thể làm được sẽ chỉ trong một phạm vi giới hạn. Thư điện tử, hãy kiểm tra chúng “vào buổi sáng chứ không phải buổi tối”.