Connect with us

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Đô-xtôi-ép-xki – Xtê-phan Xvai-gơ

Được phát hành

,

Đô-xtôi-ép-xki – Xtê-phan Xvai-gơ bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • I. Tác giả
  • II. Tác phẩm

I. Tác giả

– Xtê-phan Xvai-gơ (1991 – 1942) là nhà văn Áo.

– 1901: Khởi đầu sự nghiệp sáng tác văn học bằng tập thơ “Những sợi dây đàn bằng bạc”.

– Ông từng đi du lịch nhiều nơi như châu Á, châu Phi, châu Mĩ, gia nhập nhóm nhà văn tiến bộ, đấu tranh chống chiến tranh.

– Ngoài làm thơ, ông còn viết kịch, sáng tác truyện ngắn và đặc biệt nổi tiếng khi viết về chân dung những nhà văn.

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a.  Tìm hiểu về Đô-xtôi-ép-xki

– Là đại thi hào Nga, có tư tưởng chống Nga hoàng nên bị kết án tử hình, sau giam thành án chung thân.

– Suốt một thời gian dài sống trong cảnh nghèo đói, bệnh tât, nợ nần.

– Tư tưởng: Tự do – Dân chủ.

– Sự nghiệp văn học: tiểu thuyết đa thanh tiếng tăm lừng lẫy có tầm ảnh hưởng rất lớn đến văn xuôi hiện đại TK XX.

b. Xuất xứ – Vị trí đoạn trích

Tiểu luận về Đô-xtôi-ép-xki trích trong cuốn Ba bậc thầy: Đô-xtôi-ép-xki – Ban-dắc – Đích-ken. Phần về Đô-xtôi-ép-xki gồm 10 mục, trong đó đoạn trích nằm ở cuối phần Bi kịch cuộc đời.

c.  Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “…hàng thế kỉ dằn vặt” => Số phận nghiệt ngã của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.

– Phần 2: “… Cuối cùng…” đến “…cái đầu của người bị hành khổ này.” => Nghị lực lao động không mệt mỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật.

– Phần 3: Còn lại => Cái chết của ông và sự thương xót, yêu mến, khâm phục mà nhân dân dành cho ông, tác dụng to lớn tỏa ra từ cuộc đời và văn chương của ông đối với nước Nga.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Cuộc đời của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki

* Nỗi khổ về vật chất và tinh thần:

– Nỗi khổ về vật chất: điều kiện sống khốn cùng

+ Thân thể sống leo lét.

+ Không có tiền phải cầu xin “xa lạ, thấp hèn”.

+ Không có tiền phải cầm cố “biết bao lần phải quỳ gối”, “cầm chiếc quần đùi cuối cùng”, “tiếng khóc tuyệt vọng xé ruột”….

+ Điều kiện sống quẫn bách đủ đường: vợ rên rỉ trong cơn đau đẻ, chủ nhà dọa gọi cảnh sát, bà đỡ đẻ đòi tiền, bản thân bị bệnh…

– Nỗi khổ về tinh thần:

+ Xa lạ với mọi người.

+ Bị lưu đày khỏi quê hương trong khi lòng ông ngày đêm mong muốn được sống với quê hương: “trái tim chỉ đập vì nước Nga”.

=> Là nhà văn có số phận nghiệt ngã không kém gì các nhân vật do ông tạo ra.

b. Nghị lực lao động của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki

– Là một nhà văn lao động không biết mệt mỏi:

+ Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, ông vẫn cho ra đời hàng loạt những tác phẩn văn học đồ sộ xuất sắc: Tội ác và trừng phạt, Lũ người quỷ ám, Anh em nhà Ka-ra-ma-zốp….

+ “Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông”.

– Là một nhà văn yêu lao động:

+ Các tác phẩm chính là “rượu ngọt làm ông ngây ngất”, là “niềm hoan lạc lớn nhất đời ông”.

=> Ông là nhà văn lao động không biết mệt mỏi, bất chấp hoàn cảnh khó khăn và thân thể bệnh tật.

c. Đô-xtôi-ép-xki là một nhà văn vĩ đại, nhận được sự trân trong yêu mến của mọi người

– Tài năng và lòng nhiệt thành của nhà văn cuối cùng được nhìn nhận, ông được trở về với nước Nga.

– Cái chết xúc động dữ dội trong mọi tầng lớp nhân dân:

+ Một cơn run rẩy toàn nước Nga; “một phút đau đớn câm lặng, rồi cùng một lúc, không thỏa thuận trước, từ các thành phố xa xôi nhất, các đoàn đâị biểu kéo đến để viếng ông. Một làn sóng yêu thương cuồng nhiệt dâng lên từ mọi nơi của thành phố ngàn tháp chuông…”

+ “Phố Thợ Rèn nơi quản linh cữu ông đen nghịt người; run rẩy, im lặng…..”

– Khát vọng của ông về một nước Nga thống nhất thành hiện thực “dười một rừng cờ và cờ hiệu phấp phới trước gió,…..; trước mộ ông còn để ngỏ, tất cả các phái đảng đoàn kết lại trong một lời nguyền đầy yêu thương và cảm phục.”

=> “Trong giờ phút cuối cùng, ông đã cho đất nước ông một sự hòa giải chốc lát”

=> Với tất cả những gì ông làm được, ông xứng đáng là nhà văn vĩ đại của nước Nga và tình cảm của nhân dân đã chứng minh điều đó.

d. Giá trị nội dung

– Cuộc đời đầy cay đắng, tủi nhục, nghiệt ngã và khổ đau của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.

– Ca ngợi nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.

e. Giá trị nghệ thuật

– Xvai-gơ đã tái hiện cuộc đời đại thi hào Nga Đô-xtôi-ép-xki bằng những chi tiết đắt giá, sinh động.

– Nghệ thuật đối lập: nghiệt ngã/vĩ đại đã làm nổi bật được con người và tính cách của nhà văn.

– Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.

Tiếp tục đọc

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tác giả Hồ Chí Minh

Được phát hành

,

Bởi

Tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học

1. Tiểu sử

– Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

– Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

– Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

– Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước.

+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào CM, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

=> Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới. 

 


2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác:

– Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

– Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

– Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Di sản văn học:

– Văn chính luận:

+ Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

– Truyện và kí:

+ Tác phẩm chính: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

– Thơ ca:

+ Tác phẩm chính: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942-1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941-1945.

=> Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.

c. Phong cách nghệ thuật:

– Thống nhất:

+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.

+ Về cách viết ngắn gọn.

– Đa dạng:

+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích. 

Tiếp tục đọc

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

Được phát hành

,

Bởi

Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • I. Tác gia
  • II. Tác phẩm
  • Nhận định

I. Tác gia

1. Tiểu sử 

– Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

– Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

– Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước

– Người là một vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, người đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

– Được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác:

– Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

– Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

– Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Tác phẩm chính

Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí trong tù,…

c. Phong cách nghệ thuật:

– Thống nhất:

+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.

+ Về cách viết ngắn gọn.

– Đa dạng:

+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung:

a. Hoàn cảnh ra đời :

– Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.

+ Nhật đầu hàng Đồng minh.

– Trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi.

+ 26 – 8 – 1945: Hồ chủ tịch về tới Hà Nội.

+ 28 -8 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

+ 2 – 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

b. Mục đích sáng tác:

– Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc trước quốc dân và thế giới.

– Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến; khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

c. Bố cục:

– Đoạn 1: Từ đầu… “không ai chối cãi được” => Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn độc lập.

– Đoạn 2: Từ “Thế mà” …. “phải được độc lập” => Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Đoạn 3: (Còn lại) => Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập.

d. Nội dung chính:

     Vạch trần tội ác của thực dân Pháp cướp nước ta; tuyên bố nền độc lập dân tộc; khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

2. Tìm hiểu chi tiết:

a. Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập.

– Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:

=> Ý nghĩa:

+ Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại.

+ Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.

+ Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 bản tuyên ngôn, 3 dân tộc ngang hàng nhau.

b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam:

* Tố cáo tội ác của Pháp:

+ Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống khi cai trị nước ta: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (liệt kê hàng loạt dẫn chứng đanh thép, hùng hồn về tội ác của Pháp).

+ Giải thích rõ ràng, mạch lạc: từ mùa thu 1940 đến 9/3/1945, thực dân Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật (khi thì quỳ gối đầu hàng khi thì bỏ chạy), vì vậy không còn bất kì quyền lợi cai trị nào ở nước ta.

* Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc:

Trình bày cuộc đấu tranh xương máu giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:

+ Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.

+ Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi người Pháp cùng chống Nhật nhưng bị từ chối, khi Pháp thua chạy, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ họ.

+ Dân ta đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân, phát xít.

+ Quân và dân ta tin tưởng vào sự công bằng của các nước Đồng Minh.

 => Khẳng định, đề cao tinh thần xả thân giữ nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình.

c. Giá trị nội dung:

– Là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.

– Đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tư do của nước Việt Nam mới.

d. Giá trị nghệ thuật:

– Là một áng văn chính luận mẫu mực.

– Lập luận chặt chẽ.

– Lý lẽ đanh thép.

– Ngôn ngữ hùng hồn.

– Dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể.

Nhận định

Một số nhận định về tác giả, tác phẩm

1. Có ý kiến đánh giá: “Tuyên ngôn độc lập một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”.

2. Có ý kiến cho rằng: “Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận Việt Nam”.  

3. Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Về văn phong, cách nói và cách viết của Hồ Chủ Tịch có những nét rất độc đáo: Nội dung khảng khái, thấm thía đi sâu vào tình cảm của con người, chinh phục cả trái tim và khối óc con người ta: Hình thức sinh động, giản dị, giàu tính dân tộc và tính nhân dân.”

Tiếp tục đọc

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tác giả Phạm Văn Đồng

Được phát hành

,

Bởi

Tìm hiểu tác giả Phạm Văn Đồng gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

 1. Tiểu sử 

– Phạm Văn Đồng (1906 -2000)

– Ông sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

– Tham gia cách mạng từ sớm và là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc; là nhà giáo dục tâm huyết và một nhà văn hóa, văn nghệ lớn.

– Năm 1936, Phạm Văn Đồng ra tù, hoạt động ở Hà Nội.

 Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt – Trung.

– Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, Phạm Văn Đồng được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.

Phạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 cho đến khi nghỉ hưu năm 1987.

Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976.

Phạm Văn Đồng là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987) và là học trò, cộng sự của Hồ Chí Minh.

=> Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, Phạm Văn Đồng được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn học,…

 2. Sự nghiệp văn học

– Thể loại: Các tác phẩm nghị luận xuất sắc.

– Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh.

– Tác phẩm chính: Hồ Chí Minh – Một con người, một dân tộc, một thời đại; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Văn hóa đổi mới… 

Tiếp tục đọc

Xu hướng