Cụ thể, trường xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đối với tất cả ngành đào tạo) và xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế đối với ngành Y khoa đào tạo tại Hà Nội.
Hai phương thức trên độc lập với nhau. Thí sinh có thể đăng ký cả hai phương thức khi xét tuyển. Thí sinh đã trúng tuyển sẽ không được tham gia xét tuyển bởi các phương thức tuyển sinh khác.
Với phương thức xét tuyển kết hợp, thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế hợp lệ, có giá trị sử dụng ít nhất đến ngày nộp hồ sơ (dự kiến trước 15/6) và đạt mức điểm tốt thiểu theo bảng dưới đây:
Điểm trúng tuyển thấp hơn điểm trúng tuyển ngành Y khoa của phương thức xét tuyển 1 không quá 3 điểm và không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do trường quy định.
Trong trường hợp không tuyển đủ 10% chỉ tiêu, nhà trường sẽ dành chỉ tiêu còn lại cho ngành Y khoa của phương thức xét tuyển 1.
Chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể như sau:
Ngoài ra, trường tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định chung. Việc tuyển thẳng thí sinh tham gia các cuộc thi học thuật như sau:
Với thí sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật, hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét từng dự án hoặc đề tài của thí sinh để tuyển thẳng.
Trong đó, thí sinh tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Bộ GD&ĐT triệu tập được xem xét tuyển thẳng vào tất cả ngành phù hợp nội dung đề tài dự thi của thí sinh.
Thí sinh trong đội tuyển quốc gia tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế và có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên, phải báo cáo đề tài dự thi bằng tiếng Anh trước hội đồng tuyển sinh và được tất cả thành viên hội đồng tuyển sinh dự họp đồng ý, thì được xem xét tuyển thẳng vào tất cả ngành phù hợp nội dung đề tài dự thi của thí sinh.
Do tình hình dịch bệnh năm 2020, Bộ GD&ĐT không thể cử đội tuyển quốc gia tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế. Những thí sinh đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia trong diện được triệu tập tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế năm 2020 (có xác nhận của Bộ GD&ĐT), có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên, phải báo cáo đề tài dự thi mà thí sinh đạt giải bằng tiếng Anh trước hội đồng tuyển sinh của trường và được tất cả thành viên hội đồng dự họp đồng ý, được xem xét tuyển thẳng vào tất cả ngành phù hợp nội dung đề tài dự thi của thí sinh.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được xem xét tuyển thẳng vào các ngành hệ cử nhân phù hợp nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
Chỉ tiêu tuyển thẳng không quá 25% chỉ tiêu mỗi chuyên ngành. Nếu số lượng hồ sơ đăng ký vượt chỉ tiêu tuyển thẳng, ĐH Y Hà Nội xét theo tiêu chí ưu tiên lần lượt là thứ tự đoạt giải, điểm trung bình chung học tập lớp 10, lớp 11, lớp 12.
ĐH Y Hà Nội dành chỉ tiêu xét tuyển thẳng cho các thí sinh đã hoàn thành chương trình dự bị đại học năm học 2020-2021, 3 chỉ tiêu mỗi ngành cho các ngành Y khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Y tế công cộng.
Nếu số lượng thí sinh vượt quá chỉ tiêu xét tuyển thẳng, nhà trường xét ưu tiên theo kết quả tổng điểm 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Để trúng tuyển, thí sinh phải đạt hạnh kiểm tốt. Ngoài ra, ngành Y khoa yêu cầu thí sinh đạt điểm 3 môn Toán, Hóa, Sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 từ 23 trở lên, điểm trung bình 3 môn này tại trường dự bị đạt từ 8 trở lên.
Với ngành Y học dự phòng, yêu cầu này lần lượt là 21 điểm và 6,5 điểm, Y tế công cộng và Điều dưỡng là 19 điểm và 6,5 điểm.
Thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh được cộng điểm thưởng vào tổng điểm 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học để xét tuyển (giải nhất 5 điểm, nhìn 4 điểm, ba 3 điểm, khuyến khích 2 điểm và dự thi 1 điểm).