Connect with us

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Đất nước – Nguyễn Đình Thi

Được phát hành

,

Đất nước – Nguyễn Đình Thi bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • I. Tác giả
  • II. Tác phẩm
  • III. Các nhận định

I. Tác giả

1. Tiểu sử – Cuộc đời

– Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.

Advertisement

– Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.

– Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

– Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.

Advertisement

– Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

b. Tác phẩm chính

– Thơ: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 – 1955); Nhớ; Lá đỏ….

– Tiểu thuyết “Xung kích“, “Vỡ bờ”; “Thu đông năm nay” (1954), “Bên bờ sông Lô” (1957), “Vào lửa” (1966), “Mặt trận trên cao” (1967…

– Phê bình văn học: Tiểu luận “Nhận đường”.

Advertisement

– Kịch: Con nai đen (1961); Hoa và Ngần (1975); Giấc mơ (1983); Rừng trúc (1978); Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979); Người đàn bà hóa đá (1980); Tiếng sóng (1980); Cái bóng trên tường (1982); Trương Chi (1983); Hòn Cuội (1983 – 1986).

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ – Hoàn cảnh ra đời

– Bài thơ được sáng tác trong một thời gian dài (1948-1955), tương đương với thời kì chống thực dân Pháp.

Advertisement

– Bài thơ có những đoạn lấy từ hai bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” (1948) và “Đêm mitting” (1949), đến năm 1955, Nguyễn Đình Thi viết thêm phần sau “Ôi những cánh…”

=> Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám viết về đề tài đất nước.

b. Bố cục: 2 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.

– Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa.

Advertisement

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Phần 1

* Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm (từ đầu đến… lá rơi đầy):

– Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

– Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

Advertisement

+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi “Người ra đi… lá rơi đầy”.

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

* Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.

– Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

Advertisement

– Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

– Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…

– Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.

=> Niềm tự hào về đất nước.

– Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt…

Advertisement

=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.

b. Phần 2

* Đất nước đau thương trong chiến tranh:

– Đất nước chìm trong máu và nước mắt: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt…đứa đè cổ đứa lột da.

– Đất nước bật lên nỗi căm hờn: Từ những năm đau thương chiến đấu…căm hờn.

Advertisement

* Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi:

– Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu, Xiềng xích chúng bay không khóa được….lòng dân ta yêu nước thương nhà.

– Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: Ôm đất nước những người áo vải / Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

– Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.

=> Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập).

Advertisement

 => Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài.

c. Giá trị nội dung

– Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn.

– Cảm xúc, suy tư: đất nước gần gũi, thiêng liêng, trang trọng, vĩ đại và anh hùng.

d. Giá trị nghệ thuật

Advertisement

– Nhịp điệu, hình ảnh thơ sáng tạo.

– Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc.

– Sử dụng sáng tạo, phong phú các biện pháp tu từ.

III. Các nhận định

Một số nhận định về tác giả, tác phẩm

Advertisement

Thơ Nguyễn Đình Thi say đắm, nhưng không say đắm như Xuân Diệu, say mà tỉnh; có trí tuệ nhưng không trí tuệ như Chế Lan Viên, anh xúc cảm từ nhỡn kiến chứ không phải từ tri thức; có suy tưởng như không suy tưởng như Huy Cận, anh suy tưởng từ hình sắc chứ không phải từ cái vô hình vô ảnh.”

(Nguyễn Đức Quyền – Sách Luyện Văn, NXBĐHQG TPHCM, trang 201)

Tiếp tục đọc
Quảng cáo

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tác giả Hồ Chí Minh

Được phát hành

,

Bởi

Tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học

1. Tiểu sử

– Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

– Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

Advertisement

– Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

– Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Advertisement

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước.

+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào CM, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

Advertisement

=> Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới. 

 


2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác:

– Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

Advertisement

– Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

– Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Di sản văn học:

– Văn chính luận:

+ Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

Advertisement

– Truyện và kí:

+ Tác phẩm chính: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

– Thơ ca:

+ Tác phẩm chính: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942-1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941-1945.

=> Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.

Advertisement

c. Phong cách nghệ thuật:

– Thống nhất:

+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.

+ Về cách viết ngắn gọn.

– Đa dạng:

Advertisement

+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích. 

Advertisement
Tiếp tục đọc

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

Được phát hành

,

Bởi

Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • I. Tác gia
  • II. Tác phẩm
  • Nhận định

I. Tác gia

1. Tiểu sử 

– Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

Advertisement

– Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

– Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước

– Người là một vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, người đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

– Được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Sự nghiệp văn học

Advertisement

a. Quan điểm sáng tác:

– Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

– Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

– Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Tác phẩm chính

Advertisement

Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí trong tù,…

c. Phong cách nghệ thuật:

– Thống nhất:

+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.

+ Về cách viết ngắn gọn.

Advertisement

– Đa dạng:

+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.

II. Tác phẩm

Advertisement

1. Tìm hiểu chung:

a. Hoàn cảnh ra đời :

– Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.

+ Nhật đầu hàng Đồng minh.

Advertisement

– Trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi.

+ 26 – 8 – 1945: Hồ chủ tịch về tới Hà Nội.

+ 28 -8 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

+ 2 – 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

b. Mục đích sáng tác:

Advertisement

– Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc trước quốc dân và thế giới.

– Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến; khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

c. Bố cục:

– Đoạn 1: Từ đầu… “không ai chối cãi được” => Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn độc lập.

– Đoạn 2: Từ “Thế mà” …. “phải được độc lập” => Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Advertisement

– Đoạn 3: (Còn lại) => Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập.

d. Nội dung chính:

     Vạch trần tội ác của thực dân Pháp cướp nước ta; tuyên bố nền độc lập dân tộc; khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

2. Tìm hiểu chi tiết:

a. Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập.

Advertisement

– Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:

=> Ý nghĩa:

+ Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại.

+ Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.

+ Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 bản tuyên ngôn, 3 dân tộc ngang hàng nhau.

Advertisement

b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam:

* Tố cáo tội ác của Pháp:

+ Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống khi cai trị nước ta: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (liệt kê hàng loạt dẫn chứng đanh thép, hùng hồn về tội ác của Pháp).

+ Giải thích rõ ràng, mạch lạc: từ mùa thu 1940 đến 9/3/1945, thực dân Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật (khi thì quỳ gối đầu hàng khi thì bỏ chạy), vì vậy không còn bất kì quyền lợi cai trị nào ở nước ta.

* Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc:

Advertisement

Trình bày cuộc đấu tranh xương máu giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:

+ Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.

+ Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi người Pháp cùng chống Nhật nhưng bị từ chối, khi Pháp thua chạy, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ họ.

+ Dân ta đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân, phát xít.

+ Quân và dân ta tin tưởng vào sự công bằng của các nước Đồng Minh.

Advertisement

 => Khẳng định, đề cao tinh thần xả thân giữ nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình.

c. Giá trị nội dung:

– Là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.

– Đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tư do của nước Việt Nam mới.

d. Giá trị nghệ thuật:

Advertisement

– Là một áng văn chính luận mẫu mực.

– Lập luận chặt chẽ.

– Lý lẽ đanh thép.

– Ngôn ngữ hùng hồn.

– Dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể.

Advertisement

Nhận định

Một số nhận định về tác giả, tác phẩm

1. Có ý kiến đánh giá: “Tuyên ngôn độc lập một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”.

2. Có ý kiến cho rằng: “Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận Việt Nam”.  

3. Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Về văn phong, cách nói và cách viết của Hồ Chủ Tịch có những nét rất độc đáo: Nội dung khảng khái, thấm thía đi sâu vào tình cảm của con người, chinh phục cả trái tim và khối óc con người ta: Hình thức sinh động, giản dị, giàu tính dân tộc và tính nhân dân.”

Advertisement

Tiếp tục đọc

Tác giả – Tác phẩm Văn 12

Tác giả Phạm Văn Đồng

Được phát hành

,

Bởi

Tìm hiểu tác giả Phạm Văn Đồng gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

 1. Tiểu sử 

– Phạm Văn Đồng (1906 -2000)

– Ông sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Advertisement

– Tham gia cách mạng từ sớm và là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc; là nhà giáo dục tâm huyết và một nhà văn hóa, văn nghệ lớn.

– Năm 1936, Phạm Văn Đồng ra tù, hoạt động ở Hà Nội.

 Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt – Trung.

– Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, Phạm Văn Đồng được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.

Phạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 cho đến khi nghỉ hưu năm 1987.

Advertisement

Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976.

Phạm Văn Đồng là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987) và là học trò, cộng sự của Hồ Chí Minh.

=> Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, Phạm Văn Đồng được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn học,…

 2. Sự nghiệp văn học

– Thể loại: Các tác phẩm nghị luận xuất sắc.

Advertisement

– Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh.

– Tác phẩm chính: Hồ Chí Minh – Một con người, một dân tộc, một thời đại; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Văn hóa đổi mới… 

Tiếp tục đọc

Xu hướng