Thi vào Nhạc viện với một người bình thường đã là một thử thách, huống chi với một người khiếm thị như Hà Chương.
>>Sức mạnh của âm nhạc thôi thúc “những người bạn của bóng tối” (kỳ 1)
Năm 2003, sau nhiều chuyến đi công tác Hà Nội, thầy hiệu trưởng Phan Hoàng Dũng phát hiện ra Nhạc viện Hà Nội có tuyển sinh hệ trung cấp. Chấn động hơn, nhiều bạn khiếm thị ở trường Nguyễn Đình Chiểu ngoài Bắc đã trúng tuyển và đi học. Như vậy, học sinh khiếm thị ngoài Bắc được đối xử rất công bằng trong thi cử và đào tạo.
Ngay khi biết tin, thầy thông báo về trường và muốn tôi làm hồ sơ đi học Nhạc viện Hà Nội. Thầy kỳ vọng tôi là học sinh đầu tiên của trường Nguyễn Đình Chiểu-Đà Nẵng vào học ở ngôi trường âm nhạc danh giá này. Thầy Dũng và thầy Lưu Học cùng khuyên tôi nên rời Đà Nẵng để ra Bắc thi và học. Đã đến lúc tôi không thể ở lại Đà Nẵng được nữa mà phải bước ra môi trường mới rộng lớn hơn.
Tôi gọi điện cho mẹ Tường Vi. Kể từ sau đêm liên hoan Tiếng hát Hoa phượng đỏ năm 1995, tôi luôn hỏi ý kiến của mẹ về tất cả dự định của mình. Mẹ Vi nghe tôi nói về ước mơ ra Hà Nội, liền hào hứng hứa giúp đỡ vật chất và chỗ ở. Thêm nữa, mẹ sẵn sàng tìm chỗ cho tôi đi hát kiếm thêm. Vài ngày sau, hồ sơ đăng ký thi tuyển của tôi đã được mẹ Tường Vi điền xong. Bộ hồ sơ đó do mẹ Vi lấy ở Nhạc viện Hà Nội.
Ba mua vé tàu ghế cứng, dẫn tôi ra Hà Nội. Ở được vài bữa thì ba về. Sau thoáng bỡ ngỡ, tôi bắt đầu thích nghi với Hà Nội. Mặc dù học giỏi đàn bầu nhưng tôi vẫn chỉ là một học sinh tỉnh lẻ. Tôi hoàn toàn không biết gì về các thí sinh khác ở miền Bắc. Hà Nội rộng lớn, nhân tài nhiều như nấm sau mưa.
Lúc đó chỉ còn đúng bốn mươi ngày nữa là đến kỳ thi. Mẹ Vi mời nghệ sĩ khiếm thị Hoàng Mạnh Cường dạy cho tôi kinh nghiệm thi cử và cả ký âm, xướng âm. Vẫn chưa yên tâm, mẹ Vi dắt tôi đến Nhạc viện, mua tặng một cây đàn bầu rồi trực tiếp gửi gắm tôi cho Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Tâm, Trưởng khoa Nhạc cụ Dân tộc dạy bồi dưỡng luyện thi. Cô Thanh Tâm chẳng những không lấy tiền, còn giao tôi cho thầy Hồ Hoài Anh, con trai cô dạy thêm. Các tác phẩm cô Thanh Tâm chọn cho tôi để dự kỳ thi tuyển là Buổi sáng sông Hương của tác giả Xuân Khải, Lý con sáo – dân ca Nam bộ và Dáng đứng Bến Tre của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
Tôi bước qua cuộc thi cam go là bản lề của đời mình với kết quả thủ khoa. Cầm kết quả trong tay, tôi bật khóc, Những giọt nước mắt hạnh phúc vì tôi đã không phụ lòng tin thương của những người đã yêu mến và tận tình giúp đỡ tôi.
Nhận tin báo từ Hà Nội, ba mẹ tôi ào đi khoe khắp xóm về kết quả thủ khoa đầu vào Nhạc viện của tôi. Lần đầu tiên trên khắp cả nước, có một học sinh khiếm thị, quê nhà tỉnh lẻ làm ruộng đạt được thành tích đó.
Cuộc sống Hà Nội ồn ã, vội vàng và có phần kiểu cách làm tôi chới với. Tôi lân la xin vào các chùa hát phục vụ Phật tử kiếm cơm chay qua bữa. Còn mẹ Tường Vi chạy đôn chạy đáo tìm các trường cấp ba có hợp đồng biểu diễn văn nghệ. Ngày ấy, các trường ở Hà Nội thường thu quỹ học sinh để mời người thuộc trung tâm Nghệ thuật Tình thương về hát vào mỗi sáng thứ hai, trước buổi chào cờ. Gọi là thù lao cho sang, thật ra mỗi buổi hát sáng thứ hai, tôi cũng chỉ nhận được khoản tiền một trăm ngàn đồng. Số tiền này tôi đã phải chi hơn một nửa cho hai vòng xe ôm đến nơi biểu diễn và về nhạc viện để kịp buổi học.
Những ai từng trải qua mùa đông Hà Nội mới cảm nhận được hết cái khắc nghiệt của thời tiết miền Bắc. Rét cắt da cắt thịt vào mỗi buổi sáng. Nước lạnh đến mức như dao lam cứa đứt nướu khi đánh răng. Thảm não nhất là những sáng run cầm cập vì cơn sốt, nhưng nghĩ tới một trăm ngàn đồng, tôi vẫn bám chặt người vào chú xe ôm để đi hát.
Rồi mẹ Vi kiếm được vài tụ điểm hát ban đêm cho tôi. Lúc đó chẳng ai biết Hà Chương là ai nên thù lao trả cho anh ca sĩ vô danh bèo nhèo hết biết. Có khi trả xong cuốc xe ôm đến tụ điểm xa, tôi còn lại số tiền vừa đủ cho hai đĩa cơm vỉa hè. Đã vậy, một số bầu show ngoài Bắc còn tìm cách ép tiền ca sĩ, hoặc đỉnh điểm là quỵt luôn cát sê.
Nhưng có lẽ nỗi cay đắng khi cất tiếng hát giữa đêm đông giá lạnh trong sự hờ hững của người nghe khó mà bì được với những nghiệt oan khác mà người khiếm thị phải gánh chịu. Những bạn bè khiếm thị của tôi chỉ có thể hát tụ điểm, hát ở chùa, hát trường học, còn các sự kiện như đám cưới, khánh thành tòa nhà, công ty…là điều không thể. Người ta sợ người mù đi hát sẽ gây xui xẻo. Không ít lần tôi nổi đóa đến muốn phát điên khi nghe cậu bạn Đinh Quang Vũ, người thổi sáo chầu văn xuất sắc của Hà Nội, nghẹn ngào vì người ta không cho biểu diễn.
Cũng may, trong những tháng ngày khốn khó đó, tôi đã không cô độc. Ngoài mẹ Tường Vi, tôi còn có cô bạn gái từ Quảng Nam ra Hà Nội học ở bên cạnh, hết mực yêu thương và chăm sóc. Một mối tình không thành để lại nhiều luyến lưu…
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
II. Đôi nét về tác giả Nguyễn Du
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Một số tác phẩm như:
Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…
III. Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).
– Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
– Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
– Phần 3. Còn lại. Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.
Cuốn sách cung cấp kiến thức để người đọc hiểu hơn về hành trình niềng răng, cũng là cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Phải mất hơn 4 năm sau ngày tốt nghiệp khoá đào tạo chuyên sâu kỹ thuật niềng răng do trường POS, Mỹ tổ chức, Ths. BS. Nguyễn Quang Tiến, Giám đốc Nha khoa Đăng Lưu, mới hoàn thành được tâm nguyện của mình, ra mắt Cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”. Đây là tài liệu cung cấp chi tiết và khoa học về kỹ thuật niềng răng, được thực hiện bởi người đã trải qua cả hai vai trò: bệnh nhân lẫn người điều trị.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, anh là một trong những bệnh nhân đầu tiên thực hiện niềng răng, chỉnh lại khuyết điểm răng hô và mọc lệch, tại Việt Nam. Thời điểm 2004, kỹ thuật này còn khá mới lạ. Trong nước, vẫn chưa có khoá đào tạo chuyên sâu về niềng răng như bây giờ. Tuy nhiên, khát khao tiếp cận những tiến bộ mới cũng như mong muốn sâu kín, là có được nụ cười tự tin, toả sáng khiến anh quyết tâm trải nghiệm. Kết quả nhận được ngoài mong đợi khiến anh càng quyết tâm theo đuổi con đường này, tham dự các chương trình đào tạo chuyên ngành ở nước ngoài để có thể mang đến người bệnh một diện mạo khác, tự tin hơn nhờ khắc phục những khiếm khuyết từ nụ cười của mình. Bác sĩ Tiến cho biết: “Ngay tại thời điểm đó, kỹ thuật niềng răng cũng không gây đau. Thế nhưng, đến tận bây giờ, xung quanh lựa chọn này vẫn còn nhiều thêu dệt gây sợ hãi và lo lắng”.
Đó chính là lý do, ngay từ những trang đầu, anh đã định hướng cuốn sách sẽ là chiếc cầu nối đầu tiên để bác sĩ và bệnh nhân có thể hiểu nhau nhiều hơn, giúp cho quá trình này trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ. Thông qua tập sách, anh đính chính lại những hiểu lầm thường thấy của đa số người chuẩn bị niềng răng, hoặc đang niềng răng, làm sáng tỏ những vấn đề bên lề có liên quan, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng.
Cùng với niềng răng, những thông tin “độc, lạ” về sức khoẻ răng miệng, như những mẹo nhỏ trong chăm sóc răng cũng được tìm thấy trong tập sách thú vị này. Người đọc sẽ bất ngờ khi biết, răng được hình thành trước cả khi chúng ta được sinh ra, hay 85% răng khôn là cần phải nhổ đi, hoặc có đến 4 tiêu chuẩn để “đo” độ hoàn hảo của một nụ cười. “Điều trị niềng răng, chuyên môn và kỹ thuật là chưa đủ, điều quan trọng không kém là tâm lý của bệnh nhân. Viết không phải là nghề của tôi nhưng không có nghĩa là tôi xem việc viết lách này là cuộc dạo chơi. Tôi viết cuốn sách này để tri ân nghề nghiệp của mình, để chia sẻ với những ai có duyên đọc nó những kiến thức mà tôi cho là hữu ích”, bác sĩ Tiến nói vậy.
Sách do Sách do First News thực hiện, NXB Thế giới ấn hành.
Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ấn phẩm nghiên cứu…
Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.
Tại buổi lễ, Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành cho biết năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020, chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020), 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), 75 năm Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020)…
Để thực hiện tốt vai trò của mình, Nhà xuất bản đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành nhiều đầu sách chính trị, lý luận, pháp luật và tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Tính đến ngày 20/7/2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bạn đọc gần 400 ấn phẩm về lĩnh vực chính trị, lý luận, pháp luật, kinh tế, lịch sử, văn hóa- xã hội. Tại buổi lễ công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 này, chúng tôi chọn lọc giới thiệu một số đầu sách quan trọng, có giá trị và ý nghĩa lớn được xuất bản, phát hành”, ông Phạm Chí Thành nói.
Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; sách phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sách tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam và một số ấn phẩm nghiên cứu tiêu biểu khác…
Trong số các cuốn sách được giới thiệu tại buổi lễ, có cuốn sách có giá trị về Bác như “Hồ Chí Minh- Biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An sưu tầm, biên soạn. Với hơn 700 trang tư liệu ảnh quý, cuốn sách được xuất bản bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh, đã hệ thống, khắc họa sinh động, sâu sắc những hoạt động quốc tế, hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phong phú tư tưởng, nghệ thuật, phong cách ngoại giao đặc sắc của Người, toát lên tình cảm thắm thiết, niềm tin yêu, kính trọng và sự tôn vinh của Đảng ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cũng tại buổi lễ, đại diện các nhóm tác giả cũng đã giới thiệu khái quát và thông tin thêm về nội dung, bối cảnh xuất bản của các tác phẩm như: “Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011” và bộ sách “Niên giám khoa học 2019” – TS. Lê Hữu Nghĩa; “Văn hóa biển đảo Việt Nam”- GS.TS Nguyễn Chí Bền; giới thiệu cuốn “Tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển đảo Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Chu Hồi; giới thiệu cuốn “Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020)”…