Connect with us

Văn mẫu 11

Cảm nhận về bài thơ “Thương vợ”

Được phát hành

,

Hình ảnh của người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở cho nền văn chương kim cổ Việt Nam. Tuy nhiên, thơ văn viết về người vợ bằng tình cảm của một người chồng đã ít nay lại viết về người vợ đang sống lại còn hiếm hoi hơn. Và Trần Tế Xương là một trong những bậc thức giả hiếm hoi của nền thơ ca trung đại Việt Nam đã đưa hình ảnh người vợ tần tảo của mình ngay khi bà vẫn còn là một đoá hoa tươi tắn trên đường đời vào những dòng thơ trữ tình nhưng cũng không kém phần trào phúng làm bật lên được đức hi sinh đảm đang, tấm lòng tháo vát chịu thương chịu khó của người bạn đời, bà Tú, qua đó cũng thể hiện tấm lòng tri ân đến người vợ của mình:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Trần Tế Xương, thường gọi là Tú Xương, sống trong buổi giao thời đầy nghèo khổ nửa thực dân Pháp – nửa phong kiến. Ông là người thông minh, ham học, hào hoa, phóng túng, có tài làm thơ hay nhưng lại lận đận trên con đường thi sử và nổi tiếng chủ yếu ở hai mảng thơ: trào phúng và trữ tình có pha chút giọng cười chân biếm sắc xảo bắt nguồn từ tâm huyết với dân, với nước, với đời. Ông từng được mệnh danh là nhà thơ trào phúng xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thể kỉ XIX.

Kho tàng thơ văn của Tú Xương tuy không nhiều chỉ với 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ như thất ngôn bát cú đường luật, lục bát,… và một số bài văn tế, phú, câu đối… nhưng có nhiều bài rất đặc sắc, đạt đến trình độ tuyệt mĩ về cả nội dung và nghệ thuật và được xem như những bài thơ bất tử. Minh chứng rõ ràng nhất đó là thi phẩm Thương vợ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ đề cập đến nhiều khía cạnh trong xã hội, đồng thời cũng là tiếng lòng tha thiết, sự tri ân đầy xót xa của Tú Xương – nạn nhân của xã hội lố lăng, đảo điên biến con người trở thành vô tích sự với chính mình và gia đình, đối với bà Tú, qua đó, người đọc cũng phần nào thấy được những đức hi sinh to lớn của những người phụ nữ lúc bấy giờ hay của bà Tú đối với người chồng của mình.

Mở đầu tác phẩm, Tú Xương giới thiệu về hoàn cảnh và công việc mưu sinh của bà Tú, qua đó bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với người vợ tảo tần sớm mai của mình:

Advertisement

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Mạch cảm xúc của thi phẩm dần dần mở ra với bức tranh toàn cảnh đầy nỗi khó nhọc, lo toan của bà Tú – tên thật là Phạm Thị Mẫn. Tác giả đã sử dụng “Quanh năm” – cụm từ chỉ một khoảng thời gian trường kì lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn khép kín của tự nhiên để cực tả nỗi vất vả triền miên của bà Tú trải dài hết ngày tháng này sang ngày tháng khác, năm này qua năm nọ mặc cho nắng gắt hay mưa rào vẫn không bỏ xót giây phút nào cả. Chỉ có thế thôi cũng đủ để lại trong lòng độc giả một ấn tượng khó phai về hình ảnh người vợ đầu tắt mặt tối chu toàn mọi sự trong gia đình như bà Tú. Chưa dừng lại ở đó, cách cân đo, đong đếm như thế của thời gian còn góp phần làm bật lên cái không gian, địa điểm bán buôn của bà Tú thông qua hình ảnh “mom sông”. Địa thế “mom sông” rất trắc trở, đầy rẫy những hiểm nguy khôn lường bởi lẽ đó chỉ là một doi đất nhô ra phía lòng sông nơi người làng chài thường tụ tập buôn bán nên những khi tiết trời khắc nghiệt, địa thế chênh vênh mỏng manh kia sẽ dễ sạt lở, gây nhiều khó khăn cho bà Tú. Khó khăn là thế, gian nan là vậy nhưng bà Tú vẫn mạnh mẽ vượt qua, luôn luôn cố gắng để cho gia đình được ấm no:

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Với giọng thơ hóm hỉnh cùng tài năng trong nghệ thuật thơ trào phúng, câu thơ thứ hai như lời lên án gay gắt xã hội phong kiến xưa đã biến những người đàn ông vốn là những trụ cột vững chắc trong gia đình thành những kẻ vô tích sự chỉ biết sống dựa vào vợ, mà đặc biệt là “ăn lương vợ:

Trống hầu chưa dứt bố lên thang,

Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ.
(Quan tại gia – Trần Tế Xương)

Đôi vai của bà Tú đã nặng nay còn nhân lên bội phần khi bà “bất đắc dĩ” trở thành trụ cột chính trong gia đình. Hai chữ “Nuôi đủ” là vừa đủ, vừa đủ nuôi, không thiếu mà cũng không thừa vang lên tạo cho câu thơ một âm điệu trang trọng nhưng cũng không kém phần tự hào gợi tả sự đảm đang tột cùng nơi bà Tú khi chỉ với công việc buôn bán “quanh năm” ở nơi “mom sông” chênh vênh, nguy hiểm mà bà vẫn có thể đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho “năm” đứa con và người chồng của mình. Bên cạnh đó, cách đặt hai danh từ số đếm “năm” và “một” song song với nhau tưởng chừng như khập khiễng nhưng lại rất độc đáo và mới lạ. Tú Xương tự chế giễu mình khi so sánh bản thân ngang hàng với “năm đứa con thơ” vì ông là một “đứa con đặc biệt” ngầm nâng cao vị thế người vợ tảo tần của mình lên một thứ bậc thiêng liêng khác như một người “mẹ hiền” để có thể đề cao công lao của bà Tú một cách chí lí và chuẩn xác nhất. Hơn thế nữa, cấu trúc “năm” – “một” cùng liên từ “với” chất chứa bao nỗi hổ thẹn, buồn bã đã khắc hoạ nên chiếc đòn gánh mà ở giữa là đôi vai gầy guộc, nhỏ bé của người phụ nữ chịu thương chịu khó còn hai bên đều trĩu nặng với “năm con” và “một chồng” nhưng dường như sự khó khăn lại nghiêng lệch về phía người chồng vô tích sự nhiều hơn vì chế độ “trọng nam khinh nữ” rẻ rúng trong xã hội cũ. Có thể nói, bà Tú “nuôi đủ” cho Tế Xương không chỉ chu toàn cho ông “chăn ấm, nệm êm” mà còn lo cho ông đủ thứ cao sang tốn kém khác để khiến ông phải nở mài nở mặt vì suy cho cùng, Tế Xương vẫn là một tú tài, là người có chí thi cử công danh:

Biết thuốc lá, biết chè tàu,

Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi.

(Hỏi ông trời – Trần Tế Xương)

Hay:

Hôm qua anh đến chơi đây,

Giày “giôn” anh dận, “ô Tây” anh cầm.

(Đi hát mất ô – Trần Tế Xương)

Hai câu đề mở đầu thi phẩm tuy chỉ gói gọn trong mười bốn chữ nhưng đã thể hiện được tất cả những đức tính cao đẹp nơi bà Tú với sự chịu thương chịu khó, tần tảo không quảng nắng mưa để chu toàn mọi việc trong gia đình. Qua đó, Tú Xương cũng khéo léo thể hiện sự biết ơn của mình đối với bà Tú, đồng thời cũng phần nào miêu tả sự hổ thẹn của tác giả khi là một đấng nam nhi mà lại không thể làm gì giúp đỡ vợ đến nỗi phải đặt mình trong mối tương quan với “năm đứa con thơ”. Thật xót xa!

Advertisement

Thấu hiểu được những nỗi lo toan, vất vả của người vợ vĩ đại của mình, Tú Xương liên tưởng đến hình ảnh “con cò” năm xưa trong ca dao:

Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

(Ca dao)

để cực tả nỗi khổ tâm mà bà Tú đang trải qua trong hai câu thực:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Tú Xương sử dụng “thân cò” chứ không phải “con cò” như trong ca dao xưa vừa thể hiện được cá tính riêng, sự sáng tạo mang tính chất thời đại trong phong cách thơ ca của thi sĩ, vừa đồng nhất thân phận của bà Tú nói riêng và người phụ nữ nói chung với hình ảnh gầy guộc của “con cò” để nói lên sự cơ cực trong cuộc sống của một người phụ nữ trụ cột. Tiếp đó, chữ “thân” tuy đơn giản nhưng nghe sao cay đắng quá, nó luôn gợi cho mọi người về một thứ gì đó nhỏ bé tội nghiệp đến vô cùng. Và khi xưa, nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng đã từng ngậm ngùi trên trang giấy khi nói đến chữ “thân” bạc mệnh:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.

(Bánh trôi nước)

“Khi quãng vắng” là một cụm từ rất đặc biệt vì nó không chỉ gợi lên cái không gian rợn ngợp cảm giác đơn lẻ đầy nguy hiểm rình rập nơi bờ sông heo hút, giá lạnh lúc bấy giờ mà còn diễn tả sâu sắc nỗi khắc khoải về thời gian của sự tảo tần và một khi được song hành cùng với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ của từ láy “lặn lội”, hình ảnh giản dị, chất phát của người phụ nữ gầy guộc chân trần mưu sinh nơi rừng sông núi bãi vào ban đêm – thời gian mà những người phụ nữ khác đang hạnh phúc bên chồng con, đang tận hưởng những giấc ngủ say, hằng mong có thể kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống càng trở nên nổi bật và chói lọi hơn trong khung cảnh hiu quạnh đến ghê sợ nơi doi đất chênh vênh.

Nếu như câu thơ thứ ba gợi nỗi cực nhọc đơn chiếc thì câu thơ thứ tư lại là sự vật lộn đầy cam go của bà Tú giữa thời buổi mua bán đông đúc:

Advertisement

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một lần nữa, biện pháp nghệ thuật đảo ngữ lại được sử dụng trong lời thơ của Tú Xương nhưng với từ láy tượng thanh “eo sèo” gợi sự tấp nập, ồn ào để nhấn mạnh tính chất thường tình nơi chợ búa và sự lam lũ của người phụ nữ “năm con với một chồng”. Mặt khác, hình ảnh “buổi đò đông” cũng góp phần mạnh mẽ trong việc xây dựng hình tượng một bà Tú cần mẫn, tất bật và sự đông đúc, xô bồ đó đã từng được ca dao xưa nhắc đến:

Con ơi nhớ lấy câu này,

Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.

Mặc dù văng vẳng bên tai là lời dạy chân tình của cha ông ta: “Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” nhưng bà Tú vẫn cứ khăng khăng dấn thân vào cuộc chiến tranh âm thầm và dai dẳng của những lần đôi co “eo sèo”, chen chúc, tranh giành khách, phân mua với các gian hàng khác, bất chấp người qua kẻ lại đếm nhiều không xuể khi “đò đông” để bươn chải miếng cơm, manh áo cho chồng, con vì chỉ khi tấp nập như thế, cơ hội kiếm thêm thu nhập sẽ tăng vọt hơn “khi quãng vắng” cho dù phải chịu cảnh đau nhức khi “đầu đội trời, chân đạp đất”, tổn thương về thể xác khi bị dòng người xô ngã. Ôi! Quả là một người phụ nữ chan hoà tình yêu thương, bà đã đánh đổi cả bản thân mình mà chen lấn bán đi từng món hàng của mình để kiếm từng đồng tiền ít ỏi lo cho cuộc sống gia đình mình, thật đáng khâm phục!

Bằng cách đảo những từ láy hô ứng vừa giàu tính tạo hình vừa giàu tính biểu cảm “lặn lội”, “eo sèo” lên ngay vị trí đầu câu thơ kết hợp với hai hình ảnh đối nhau rất chỉnh “khi quảng vắng” – “buổi đò đông” trong hai câu thực, hình tượng người vợ tháo vát vã mồ hôi chỗ đông đúc vì phải giành giật, trào nước mắt nơi quạnh hiu khi tìm được khách hàng hiện lên với tất cả niềm tự hào của nhà thơ cả về thể chất mạnh mẽ lẫn tinh thần thép của bà Tú dù trong mọi hoàn cảnh khắc khổ nhất.

Đến với những câu thơ tiếp theo, Tú Xương như nhập vai vào chủ thể trữ tình nhằm mượn lời tâm sự của vợ để ngầm ca ngợi những công lao âm thầm vì chồng vì con mà bà Tú đang gồng gánh trên vai:

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Theo quan niệm phong kiến xưa, “duyên” và “nợ” là hai định nghĩa hết sức thiêng liêng về mối quan hệ vợ chồng do trời định sẵn, xuất phát từ số phận, từ sợi chỉ hồng của ông Tơ bà Nguyệt:

Advertisement

Kiếp người sao mãi long đong,

Ông tơ bà Nguyệt chỉ hồng se duyên.

Thế nhưng khi đi vào lời thơ của một bậc thức giả dè dặn kinh nghiệm như Tú Xương, định nghĩa đó dường như đã đánh mất đi tính chất quyền quý của mình mà trở nên nặng nề vô cùng như một lời than thở khi “duyên” thì chỉ có một mà “nợ” lại hai:

Chồng gì anh, vợ gì tôi,
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.

(Ca dao)

Bên cạnh đó, cách sử dụng hai thành ngữ xưa song song với nhau “Một duyên hai nợ” – “năm nắng mười mưa” vừa đối nhau về từ: “một” – “hai”, “năm” – “mười”, vừa đối nhau về ý đã không những khiến cho nhạc thơ bỗng trầm lắng trước nỗi khổ tâm chồng chất ngày một dâng lên theo cấp số nhân của bà Tú mà còn thể hiện rất rõ tài năng văn chương điêu luyện của thi sĩ khi biết vận dụng triệt để giá trị của các thành ngữ cùng các con số mộc mạc để thiêng liêng hoá hình ảnh bà Tú. Có thể nói, dẫu có khó khăn muôn trùng, chông gai trước mắt, “nợ” nghiêng về mình nhưng bà Tú chưa một lần chùn bước mà chỉ gật đầu nhẫn nhục cho qua và ba tiếng đối ứng thượng, hạ: “âu đành phận”, “dám quản công” đã thể hiện được điều đó. Nguyên nhân dẫn đến sự cần cù, âm thầm đầy cam chịu của bà Tú tuy giản đơn nhưng cũng rất cao quý: đó là vì mối nhân duyên thiên định và vì tương lai của đàn con nhỏ. Quả là một người mẹ, người vợ giàu đức hi sinh!

Từ việc pha trộn lời thơ đan xen những thành ngữ đã đạt đến độ hoàn hảo về nội dung với các phép đảo ngữ cực tinh tế cùng các cấp số nhân rất thực và chuẩn xác, nhà thơ Tú Xương đã khắc hoạ thành công tấm chân dung một người vợ kết tinh đầy đủ đức hi sinh, sự nhẫn nại, sự tần tảo chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam truyền thống trong hai câu luận. Qua đó, ông còn ngầm ý bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người vợ thân thương của mình khi bà đã quên đi cái tôi mà gánh vác hết mọi trách nhiệm của một trụ cột trong gia đình. Thật vậy:

Có con phải khổ vì con,

Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.

(Kho tàng lục bát dân gian)

Vì quá thương vợ, quá thương cho phận đời nữ nhi mà lại sắm vai trụ cột, Tú Xương tự trách bản thân mình và thông qua đó cũng nói lên tiếng chửi vừa đắng cay vừa phẫn nộ cho định kiến khắt khe “trọng nam khinh nữ” đã biến ông thành một kẻ vô tích sự:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Mạch cảm xúc của thi phẩm dường như có sự chuyển biến đột ngột khi giờ đây, Tú Xương không còn “ẩn mình” sau những vần thơ để tán dương vợ nữa mà ông đã chịu xuất hiện để nói thay cho sự oán trách chồng, trách phận của bà Tú. “Cha mẹ thói đời” thật là một cách nói có phần thô cứng, xù xì nhưng lại rất phù hợp với phong cách thơ ca trào phùng của thi sĩ. Đó là sự giận đời, hận đời vì cái xã hội “Tây tàu lố lăng” lúc bấy giờ không cho phép ông san sẻ gánh nặng gia đình cùng vợ.

Advertisement

Thêm vào đó, ít ai biết được rằng đằng sau tiếng chửi đầy dứt khoát ấy lại là một bi kịch của một con người chất chứa bao niềm phẫn uất, đau xót và tê tái:

Có chồng hờ hững cũng như không.

Tú xương chửi “đời” nhưng cũng “tự chửi” mình, “tự chửi” cái thói sĩ diện của một đấng nam nhi đang trên đường công danh, thói gia trưởng chỉ biết ngồi than vãn sự đời, mà không biết được mọi người xung quanh đang khổ cực vì mình. Tú xương coi mình như kẻ vô tâm, “ăn ở bạc” với vợ con, luôn luôn “hờ hững” trong trách nhiệm và vai trò của một kẻ làm cha, làm chồng. Thật là “có chồng hờ hững cũng như không”! Thế nhưng nếu nhìn nhận lại sự việc một cách lạc quan thì Tú Xương không hề đáng trách mà lại rất đáng thương bởi suy cho cùng, chính xã hội lem luốt kia đã đẩy ông, một tài năng xuất chúng vào bước đường cùng khiến cho người vợ vốn thuộc dòng dỏi cao quý phải chịu khổ. Thật đau đớn!:

Con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ

Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ

(Văn tế sống vợ – Trần Tế Xương)

Hai câu thơ khép lại tác phẩm là lời tự rủa mát mình của Tú Xương nhưng lại mang đậm ý nghĩa lên án xã hội sâu sắc góp phần khẳng định tình cảm của ông đối với bà Tú là vô bờ bến. Người chồng ấy tuy “ăn lương vợ” nhưng không hề “ở bạc”, “hờ hững” mà rất chu đáo, luôn dõi theo từng bước đi của bà trên đường đời và đặc biệt là luôn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với vợ. Thi phẩm kết thúc thật bất ngờ: vừa thấm đượm cái bi, cái bất hạnh trong niềm riêng của tác giả, lại vừa dí dỏm, hài hước.

Nói tóm lại, bài thơ Thương vợ là một thi phẩm mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Với chất thơ bình dị mà trữ tình pha chút trào phúng, Tú Xương đã không những khắc hoạ nên một bức chân dung tuyệt đẹp về người vợ tảo tần, chịu thương chịu khó của mình mà còn thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách của bản thân và hình ảnh bà Tú cần mẫn, đầy lo toan đó chính là hình ảnh đẹp đẽ nhất của người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ: vừa mộc mạc, chất phát, vừa cứng rắn, mạnh mẽ.

Tiếp tục đọc
Quảng cáo

Văn mẫu 11

Bình giảng bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” – Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh

Được phát hành

,

Bởi

Bài ca ngất ngưởng được viết theo thể ca trù, một lối thơ gần với thơ tự do sau này. Bài thơ tuy có những dòng “tự thuật” của tác giả, nhưng vần là một tác phẩm trữ tình, bộc lộ khá rõ tâm hồn, tư tưởng, nhàn cách của Nguyễn Công Trứ. Cố người xem đây như một “tuyên ngôn” bằng thơ của ông. Bởi vậy, Bài ca ngất ngưởng có giá trị khá tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Công Trứ.

Nguyễn Công Trứ viết khá nhiều bài ca trù (trên sáu mươi bài). Trước và sau ông trong văn học Việt Nam, cũng có một số người viết, nhưng ca trù của Nguyễn Công Trứ ở vào hàng xuất sắc. “Nếu như ngâm khúc thể hiện một con người cô đơn đau xót đi tìm những giá trị của mình đã bị mất mát thì thể thơ hát nói, một thể thông dụng trong ca trù lại thể hiện một con người tài tứ thoát vòng cương toả, thoát sáo, thoát tục luỵ, danh lợi, nắm lấy phút vui hiện tại.

Không chỉ viết ca trù, đương thời nhà thơ Nguyễn Công Trứ còn tham gia sinh hoạt loại hình nghệ thuật này Giá trị của Bài ca ngất ngưởng là ở chỗ, đây là bài thơ duy nhất Nguyễn Công Trứ trực tiếp thể hiện thái độ phong cách sống của mình. Sự thể hiện đó chỉ có thế có được trên cơ sở một sự tự ý thức sâu sắc về những giá trị của bản thân, về chốn quan trường và rộng hơn là cả xã hội thời bấy giờ. Điều này, trong văn học trung đại Việt Nam, khá hiếm hoi, nhất là với những nhà thơ tham gia vào chốn quan trường. Nói rộng hơn, những kiểu tự ý thức như Nguyễn Công Trứ báo hiệu cho sự đòi hỏi bức thiết về sự xuất hiện và khẳng định cái tôi trong văn học cũng như ngoài đời. Hơn nữa, bài thơ được Nguyễn Công Trứ viết khi đã cáo quan về nghỉ và bước vào tuổi bảy mươi. Do đó, nó là sự tổng kết, tự đánh giá một cách nghiêm túc, sâu sắc của một người từng trải, chứ không phải nhất thời, bồng bột khi ở tuổi thanh xuân.

Bài thơ có tên: Bài ca ngất ngưởng. Điểm đáng chú ý là từ ngất ngưởng, chứ không phải là “bài ca” (cùng thời với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng viết nhiều bài ca: Sa hành đoản ca – Bài ca ngắn đi trên cát, Đằng tiên ca – Bài ca cái roi song…). Từ “ngất ngưởng” vốn diễn tả trạng thái không vững, ở chỗ cheo leo, dễ đổ, dễ rơi. Đấy là lớp nghĩa thông thường, càng không phải ở trong trường hợp của Nguyễn Công Trứ. Đáng chú ý hơn, trong bài thơ, tác giả sử dụng tất cả năm lần (kể cả tiêu đề). Hai lần đầu trong bài, từ ngất ngưởng xuất hiện ở cuối một khổ thơ, có tác dụng nhấn mạnh.

Advertisement

Lần thứ nhất, kể từ khi ông Hi Văn đỗ Thủ khoa, rồi làm quan Tham tán và tới chức vụ rất cao (Tổng đốc), ông đã ngất ngưởng. Rồi khi bình Tây, lúc về Phủ doãn Thừa Thiên và tới ngày đô môn giải tổ, ông đều ngất ngưởng. Khi thực sự cáo quan, sống cuộc sống bình thường, ông càng ngất ngưởng. So ra, trong triều, chẳng có ai ngất ngưởng như ông. Như vậy, ngất ngưởng là một thái độ, một phong cách sống của Nguyền Công Trứ. Nó vượt lên muôn vạn người thường, nó cũng không Phật, không tiên, không vướng tục. Nó là một cá nhân – cá thể, là bản ngã của chính nhà thơ.

Có thể nói, bộ phận thơ ngôn chí trong di sản thơ Nguyễn Công Trứ là những bài thơ có giá trị nghệ thuật cao, mà trong đó bài thơ Bải ca ngất ngưởng có một vị trí quan trọng. Bài thơ mang dáng vẻ một lời tuyên ngôn nhưng thực sự chính là bản tổng kết cả cuộc đời mình cua Nguyễn Công Trứ.

Thật đặc biệt, cả cuộc đời làm quan, nhìn lại, ông chỉ tự định giá bằng bốn từ: ngất ngưởng.

Trước hết, đó là ngất ngưởng khi “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”, có nghĩa là sự ngất ngưởng khi Nguyễn Công Trứ đã bước vào hoạn lộ, ông đang “đắc chí”. Làm nên sự ngất ngưởng lúc này là tài và chí. Cũng như tất cả những nhà nho dấn thân hành đạo, Nguyễn Công Trứ lập chí ở việc “kinh bang tế thế” (trị nước giúp đời). Đó là sự nghiệp, đương nhiên có công ắt có danh. Nguyễn Công Trứ đã coi điều đó – công danh – là lẽ sống: “Không công danh thà nát với cỏ cây”; đã làm trai đứng trong trời đất “phải có danh gì với núi sông”. Với một quan niệm “chí làm trai” như thế, Nguyễn Công Trứ đã “vơ” tất cả mọi việc trong thiên hạ vào phận sự của mình: Vũ trụ nội mạc phi phận sự. Cũng không mấy nhà nho hào phóng tự tin đến thế trong việc tự nhận trách nhiệm với đời. Và quả thật trong 28 năm, từ khi thi đỗ đến khi nghỉ quan, Nguyễn Công Trứ đã chứng tỏ tài thao lược của mình. Ông đã liệt kê hàng loạt sự việc lớn:

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông…

Lúc bình Tây, cờ Đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Tất cả, Nguyễn Công Trứ đã thực hiện một cách “ngang ngửa với đời” (nói như ngôn từ đang được lưu hành trong dân gian gần đây):

Advertisement

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Nguyễn Công Trứ đã tỏ ra tự bằng lòng về mình! Ngất ngưởng là một từ tự khen, thể hiện sự đánh giá cao tài năng, nhân cách và cả phong cách cá nhân mình trong thời gian ở cương vị mà những con người thiếu bản lĩnh rất dễ bị tha hoá: quyền cao chức trọng.

Tuy nhiên đối với Nguyễn Công Trứ, công danh không chỉ là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm. Vì thế ông đã coi đó là sự “dấn thân”, tự nguyện đem tự do, tài hoa nhốt vào vòng trói buộc:

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Một nhà nghiên cứu đã bình luận “giọng văn hơi khoa trương và không gây khó chịu là bởi nhà thơ rất có ý thức về tài năng và phẩm hạnh vủa mình”; nhưng có lúc cần nói thêm: chính là nhờ sự giảm đẳng của ngữ khí trào lộng và cụm từ “tay ngất ngưởng”. Nguyễn Công Trứ đã “ngang trời dọc đất” nhưng bằng sự từng trải trong cuộc đời nhiều thăng trầm, nhìn lại ông đã nhận ra tất cả đều không hẳn là quan trọng, vững bền và dường như còn không hoàn toàn nghiêm chỉnh, cũng gần như một thứ trò đùa. Không hẳn là Nguyền Công Trứ phủ định công tích của mình nhưng ông đã nhìn nó với một cái nhìn có phần khinh bạc.

Thứ hai là trạng thái ngất ngưởng trên lưng bò vàng đeo đạc ngựa khi nghỉ quan.

Thông thường, sự kiện cởi mũ áo nghỉ quan là một việc hết sức hệ trọng, một bước ngoặt trong đời đối với một người iàm quan mà lại là quan to như ông. Nhưng với Nguyễn Công Trứ thì chuyện đó cũng chẳng làm ông bận tâm. Ông không lưu luyến gì và rất muốn “phủi sạch tay trước khi ra về” như giáo sư Trương Chinh nhận định. Ngày 3 tháng 8 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) khi xin về hưu, ông đà làm đơn nộp trả lại hết bằng sắc cho triều đình và ngày “đô môn giải tổ” chỉ còn đọng lại duy nhất trong ông một sự kiện ngất ngưởng:

Advertisement

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Nguyễn Công Trứ đã làm một việc ngược đời, đã bày ra một đối nghịch: kinh thành đầy vồng lọng, ngựa xe nghiêm trang, còn ông thì ngất ngưởng trên lưng con bò vàng nghênh ngang đủng đỉnh! Không những thế, con bò của ông cũng biểu hiện một sự trái khoáy: đã là bò, một loài vật thấp kém, lại còn là bò cái, nhưng được trang sức bằng đạc ngựa – đồ trang sức sang trọng của loài gia súc cao quý. Tương truyền Nguyễn Công Trứ còn cho buộc mo cau vào đuôi bò ở cái chỗ cần che nhất với một tuyên ngôn ngạo ngược: “để che miệng thế gian”! Nguyễn Công Trứ đã trêu ngươi, khinh thị cả thế gian kinh kì. Không những riêng ông mà cả con bò vàng của ông cũng ngất ngưởng.

Thứ ba là ngất ngưởng trong “dạng từ bi” đến nỗi Bụt cũng phải nực cười.

Nguyễn Công Trứ nghi quan, cương vị, chức phận và cuộc sống đã thay đổi, mà thay đổi sâu sắc: một ông tướng quyền sinh quvền sát “tay kiếm cung” đã trở thành một ông già mang dáng từ bi. Nguyễn Công Trứ đã để lại đằng sau cả một thời vùng vẫy ngang dọc, còn phía trước, chờ đón ông, dường như là một sự trống vắng: chỉ có núi Đại Nại quê ông với những tầng mây trắng phau:

Kìa núi nọ phau phau mây trắng.

Câu thơ trữ tình, gợi một chút bâng khuâng, thoáng ý vị chua chát. Hình ảnh những làn mây trắng – rất trắng – trên đỉnh núi gợi nhiều liên tưởng. Nó biểu tượng cho những gì rất thanh, rất cao nhưng nhẹ tênh, mong manh và vô định. Tất cả sẽ là hư vô chăng, “bạch vân thương cẩu” (mây trắng biến ra hình chó xanh) chăng?

Tuy nhiên Nguyễn Công Trứ vốn là một tính cách mạnh, sự bâng khuâng triết học đó không dừng lại lâu trong ông. Ông đã nhanh chóng chọn lối sống phá cách đủ để “thích ý”:

Advertisement

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng!

Ở đây cùng vậy, giữa Nguyễn Công Trứ và thế gian lại diễn ra những điều trái ngược: dạng từ bi nhưng lại sống tiên cách. Nguyễn Công Trứ đã không đi tu khổ hạnh, cùng không theo những phương pháp nghiên cứu Thiền học để tìm đến sự giác ngộ mà trái lại ông sống phóng túng, thảnh thơi, vui vẻ. Những cuộc dạo chơi, cả khi lên chùa theo sau ông, cũng có vài bóng “hường hường yến yến”. Tuy nhiên lúc này Nguyễn Công Trứ dường như không còn “hết mình” trong những cuộc hành lạc “Chơi cho thủng trống long bồng”. Trạng từ đủng đỉnh, nhân dạo số từ không xác định một, đôi rất có giá trị gợi tả, giúp cho người đọc hình dung ra một nhóm người thũng thẳng du ngoạn, kể cả lèn chùa, trong đó có sự trang nghiêm của ông già và sự nhùng nhẵng của những cô gái trỏ. Đó quả là một hiện tượng “trái mắt” nhưng nó chỉ đủ để biểu thị sự trêu ngươi, bất cần của tác giả chứ không thể đủ để lên án ông “đắm say tửu sắc”. Chính vì thế Bụt cùng phải bật cười – một nụ cười vừa như khoan dung vừa như chấp nhận.

Cuối cùng kết luận, Nguyễn Công Trứ tự coi sự ngất ngưởng là nét độc đáo, khác đời cứa nhân cách ông.

Ở các đoạn trôn Nguyễn Công Trứ đà định nghĩa con người mình từng giai đoạn: một tay ngất ngưởng ở quan trường, một cách làm ngất ngưởng khi nghỉ quan và một cách sống ngất ngưởng khi đả là một là một hưu quan. Đoạn này, Nguyễn Công Trứ đánh giá con người mình một cách tổng quát, toàn diện. Ông là một người không quan tâm đến chuyện được mất, không bận lòng về sự khen chê, có những khi hành lạc: uống rượu, cô đầu con hát, nhưng rốt cuộc lại ông không phải là người của Phật, của tiên mà vẫn là một con người của cuộc đời, duy có điều: không vướng tục. Người như thế thật là một nhân cách, một bản lình cao, đã “chấp” tất cả, đã không để luỵ và khinh thị tất cả những gì của thói thường. Tuy vậy, cuối cùng Nguyễn Công Trứ vẫn là một nhà nho, mặc dù các bậc “phương diện quốc gia” không ưa ông và ông cũng không ưa được họ, ông vẫn luôn bày ra những sự trái ngược với hộ song trong phấn sâu thẳm của tâm hồn, lí tưởng mà ông theo đuổi suốt đời không thế nào từ bỏ vẫn là lòng trung quân, giúp đời:

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi chơ vẹn đạo sơ chung.

Tống kết cuộc đời mình, Nguyễn Công Trứ tự cho rằng hai điều quan trọng nhất đối với kẻ nam nhi là trách nhiệm “kinh bang tế thế” và đạo nghĩa vua tôi. Ong đã giữ được trọn vẹn, đã thực hiện một cách xuất sắc, sánh được với những danh tướng thời xưa. Chính vì vậy, Nguyễn Công Trứ dám ngông ngạo buông một câu khẳng định chắc nịch đầy vẻ thách thức:

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Thơ Nguyên Cồng Trứ phong phú, nhiều vẻ Bài ca ngất ngưởng có một vị trí đặc biệt. Nó vừa là lời tuyên ngôn về quan niệm, phong cách sống, vừa tự khẳng định về nhân cách, sự nghiệp của chính mình. Chính nhờ bài thơ này với những đặc sắc nghệ thuật của nó mà hậu thế định hình một chân dung Nguyễn Công Trứ: con người ngất ngưởng.

Advertisement
PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh

Tiếp tục đọc

Văn mẫu 11

Bình giảng bài thơ “Chiều xuân”

Được phát hành

,

Bởi

Anh Thơ (1921-2005) là một nhà thơ xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở tỉnh Bắc Giang, tên tuổi của bà xuất hiện trong phong trào Thơ mới với những bài thơ viết về cảnh sắc nông thôn tràn ngập những hình ảnh gần gũi, thân thuộc, gợi được không khí và nhịp sống sôi động nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Anh Thơ được được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007. Các tác phẩm tiêu biểu của bà là: Bức tranh quê (thơ -1941), Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986)… Bài thơ Chiều xuân là bài thơ được rút từ Bức tranh quê – là tập thơ đầu tay của Anh Thơ. Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Anh Thơ, bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mát, thơ mộng và khung cảnh làng quê tĩnh lặng, thanh bình làm cho con người thêm gắn bó với quê hương.

Bài thơ với ba khổ thơ như vẽ nên ba bức tranh về chiều xuân yên ả, thanh bình. Những bức tranh nhỏ ghép lại thành một bức hoạ lớn về bức tranh thiên nhiên nơi đồng quê miền Bắc nước ta.

Khổ thơ thứ nhất tương ứng với bức tranh thứ nhất, tả cảnh một chiều mưa bụi với những hình ảnh thân thuộc, “bến sông vắng khách”, “quán tranh” và “chòm xoan đầy hoa tím”:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Nhà thơ đã dùng cả tâm hồn nhạy cảm của mình để cảm nhận cảnh vật, trong một buổi chiều mưa lạnh nên cảnh vật trở nên tiêu điều, vắng vẻ và có phần xơ xác. Bao trùm cả bức tranh là một vẻ tĩnh lặng gần như là hoàn toàn, nhưng vẫn có sự hoạt động của cảnh vật dù chỉ là sự hoạt động rất nhẹ: “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng”, các cảnh vật còn lại dường như chỉ lặng im, con đò thì “nằm mặc nước sông trôi”, còn quán tranh thì “đứng im lìm”. Con đò hàng ngày tất bật chở khách thì hôm nay trở nên “biếng lười”, như tỏ vẻ mệt mỏi. Quán tranh trong buổi chiều mưa bụi cũng trở nên vắng lạnh vì thiếu đi sự nhộn nhịp tấp nập tiếng cười, tiếng trò chuyện của khách. Nhưng cơn mưa dù nhỏ, nhẹ nhưng khi kèm theo những cơn gió gió còn vướng hơi lạnh của những ngày cuối mùa đông cũng đủ sức làm cho những chòm hoa xoan tím rụng “tơi bời”. Nhưng có lẽ chính sự tĩnh lặng này đã làm cho bức tranh buổi chiều xuân có chiều sâu của nó, tất cả cảnh vật đều như ẩn chứa một nỗi buồn sâu kín.

Advertisement

Tiếp đến là khổ thơ thứ hai với bức tranh thứ hai, nếu như ở bức tranh thứ nhất là bức tranh về cảnh vật tĩnh lặng thì ở bức tranh thứ hai dường như đã có sự sống, hoạt động của các loài động vật:

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;

Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Con đê ven làng là hình ảnh thân thuộc mà có lẽ ở vùng quê nào cũng có, mùa xuân là mùa của hoa lá, cỏ cây bắt đầu sinh sôi nảy nở, chính vì vậy mà con đường ven đê cỏ non tràn biếc cỏ, câu thơ thể hiện sự tươi mát, xanh non của cảnh vật tràn ngập sức sống của mùa xuân, hai từ cỏ như mở ra trước mắt ta một không gian ngập tràn màu xanh làm tâm hồn ta mênh mang, rộng mở. Trên cái nền xanh tươi ấy là hình ảnh “đàn sáo đen”, là “mấy cánh bướm” và “những trâu bò”, tất cả như một sự điểm xuyết làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động hơn. Trong bức tranh này các hoạt động cũng trở nên rộn ràng, tấp nập hơn chứ không nhỏ, nhẹ như bức tranh thứ nhất nữa, đàn sáo đen sà xuống mặt đất mổ nhưng chỉ là mổ vu vơ, trước cơn gió xuân ta cảm giác như những cánh bướm không bay mà là đang “trôi’ theo làn gió, đặc biệt là hình ảnh trâu bò “cúi ăn mưa”, tại sao không phải là ăn cỏ mà lại là “ăn mưa”. Đây là một hình ảnh thật sự lãng mạn, mưa xuống những ngọn cỏ còn long lanh nước, ta có cảm giác như không phải là trâu bò gặm cỏ dưới làn mưa bụi mà là đang cúi xuống để gặm những hạt mưa. Bức tranh thứ hai là một bức tranh được nhìn bằng sự lãng mạn của nhà thơ, chính vì vậy nó vừa thực vừa ảo, vừa gợi cảm giác tươi mát vừa gợi sự thơ mộng.

Bức tranh thứ ba được thể hiện qua khổ thơ cuối cùng với sự xuất hiện của con người, đây chính là yếu tố quan trọng làm cho từ một bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh sinh hoạt của con người:

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

Một bức tranh dù đẹp đến đâu nhưng nếu thiếu vắng đi bóng dáng con người thì bức tranh cũng thật đơn điệu và kém phần sinh động. Từ bức tranh thứ nhất đến bức tranh thứ ba đã có sự biến chuyển đi từ tĩnh lặng gần như là tuyệt đối đến đã bắt đầu có sự hoạt động của sự vật và ở bức tranh cuối cùng là hoạt động của con người. Giữa cánh đồng lúa xanh rờn và hành động của lũ cò con “chốc chốc vụt bay ra” thì đã xuất hiện hình ảnh của con người đó là “một cô nàng yếm thắm”, cả bức tranh là một sự hoà hợp của nhiều sắc màu, lúa xanh, cò trắng, yếm thắm làm cho bức tranh trở nên sinh động và rất tươi tắn.

Ba bức tranh đã khắc hoạ nên những cảnh vật khác nhau với những dáng vẻ khác nhau nhưng đó đều là những hình ảnh rất thân thuộc, gần gũi với làng quê nông thôn, mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của Anh Thơ. Bài thơ mang cho ta cảm nhận về bức tranh thiên nhiên của một buổi chiều xuân êm đẹp, qua đó gợi lên tình yêu quê hương đất nước sâu sắc trong trái tim mỗi con người chúng ta.

Advertisement
Tiếp tục đọc

Văn mẫu 11

Bình giảng bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca”

Được phát hành

,

Bởi

Chu Mạnh Trinh (1862-1905) đậu tiến sĩ, nổi danh tài hoa phong nhà văn chương lỗi lạc, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc đều tinh thông. Chu Mạnh Trinh là người vẽ kiểu, trùng tu chùa Thiên Trù ở Hương Sơn. Thi sĩ Xuân Diệu đã xếp Chu Mạnh Trinh vào hàng ngũ những tao nhân – tài tử – tài tình trong nền văn học Việt Nam thời cận đại.

Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, một vùng sơn thuỷ hữu tình có động Hương Tích với nhiều chùa chiền tuyệt đẹp, được coi là “Nam thiên đệ nhất động”. Hội chùa Hương là một lề hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, kéo dài từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch hàng năm, có ngày đông tới hàng vạn người. Thám hoa Vũ Phạm Hàm đã từng viết:

Người tai mắt kẻ nhân gian,

Ai chẳng đến Hương Sơn thì cùng tục.

(Hương Sơn phong cảnh)

Thơ viết về Hương Sơn khá nhiều. Trong hàng trăm bài thơ của các thi sĩ thời cận đại và hiện đại, bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh được xem là áng thơ kiệt tác. Bài thơ được viết theo thể hát nói (đôi hai khổ giữa) gồm 19 câu thơ. Tính nhạc du dương, cảnh đẹp thiên nhiên đượm mùi Thiền, được miêu tả và cảm nhận qua tâm hồn nghệ sĩ tài hoa là nét đặc sác của bài thơ này.

Khổ thơ đầu giới thiệu khái quát phong cảnh Hương Sơn được tả từ xa trong tầm mắt của du khách. Giọng thơ trang trọng, từ điệu khoan thai thể hiện du khách vừa đi vừa đứng lại ngắm cảnh và suy ngẫm:

Advertisement

Bầu trời cảnh Bụt,

Thú Hương Sơn ao ước bây lâu nay.

Kìa non non, nước nước, mây mây,

Đệ nhất động hỏi đây có phải?

Một thiên nhiên mênh mông chan hoà với màu sắc Phật giáo. Hương Sơn là thiên tạo nhưng cũng là cảnh Bụt đã và đang vẫy gọi người đời. Đi lễ hội chùa Hương là thú vui, là niềm ước ao bấy lâu nay của nhiều người.

Vốn từ xưa, trong dân gian lưu truyền câu: “Dục đáo Hương Sơn bất khả ước”, nghĩa là muốn đến Hương Sơn không thể nói trước. Người đời tin rằng nếu nói trước sẽ gặp điều trở ngại không đi được. Câu thơ thứ hai của Chu Mạnh Trinh mang một ý mới mẻ: cảnh đẹp Hương Sơn và lễ hội chùa Hương là thú vui mà nhiều người từng ao ước bấy lâu nay. Kìa là đại từ để trỏ một vật từ xa; ở trong văn cảnh biểu lộ sự ngạc nhiên trước cảnh tri thiên nhiên hùng vĩ. Ba chữ non non, nước nước, mây mây được điệp lại hai lần chỉ số nhiều, gợi tả cảnh núi non, sông nước, mây trời tầng tầng lớp lớp, nhấp nhô trùng điệp như mở ra và dẫn dụ khách vào một thế giới thiên nhiên kì vĩ hấp dẫn. Khách trầm trồ, tự hỏi để rồi khẳng định: Hương Sơn là Nam thiên đệ nhất động. Cảm xúc mà vần thơ tạo nên vừa hư vừa thực, lâng lâng mộng ảo. Du khách như mở rộng tâm hồn chiếm lĩnh bầu trời cảnh Bụt kì quan tạo hoá xây đắp đã bao đời nay, đã tô điểm giang sơn gấm vóc.

Khổ thơ tiếp theo trong bài hát nói gọi là khổ giữa, nhà thơ nói về suối, rừng và tiếng chuông chùa. Ba chi tiết nghệ thuật này đều tô đậm nét đặc trưng của Hương Sơn. Rừng là rừng Mai với trái mơ đặc sản của chùa Hương. Tiếng chim hót thỏ thẻ – chậm rãi, nỉ non – gọi bầy tìm bạn, kết đôi. Bầy chim trời vừa hót vừa mổ trái mơ. Hình ảnh chim cúng trái là nét vẽ độc đáo, tài hoa. Bầy chim mổ trái mơ như khách hàng hương đứng dưới mái chùa cổ trong hang động đang khom lưng khấn vái trước mâm ngũ quả dâng trên bàn thờ Phật. Suối ở đây là suối Yến. Chơi chùa Hương ai cũng phải đi đò dọc bến Đục suối Yến? Đàn cá nơi suối Yến lững lờ bơi từ từ thong thả – như đang cùng du khách thưởng ngoạn cảnh trí. Cá nghe kinh cũng là một hình ảnh sáng tạo, đầy chất thơ. Đây là hai câu thơ hay nhất trong bài hát nói:

Thỏ thẻ rừng Mai, chim cúng trái

Lửng lơ khe Yến, cá nghe kinh.

Cảnh lâm tuyền hữu tình đăng đối hài hoà, có chim có cá, có khe Yến rừng Mai, tạo vật được nhân hoà đượm mùi Thiền; Chim cúng trái, cá nghe kinh. Có âm thanh thỏ thẻ, có đường nét lửng lơ. Nét vẽ vừa thanh vừa nhẹ thể hiện bút pháp điêu luyện của nghệ sĩ tài ba. Cũng tả cảnh rừng mơ Hưomg Tích, một thi sĩ khác cảm nhận:

Trong bụi rậm đàn chim thỏ thẻ
Dưới rừng xanh mấy chị tìm mơ

Lá vàng man mác ngẩn ngơ…

(Hương Sơn phong cảnh — Vũ Phạm Hàm)

Lội suôi trèo non… thăm thú chùa xưa, hang động nơi cảnh Bụt, bỗng một tiếng chuông chùa xa đưa tới thoảng bên tai êm ái mơ hồ. Khách hành hương như trút đi bao nỗi ưu phiền trong cuộc đời tang hải – bể dâu – đầy biến động, nhọc nhằn. Tiếng chuông như ru hồn khách tang hải, giật mình trong khoảnh khắc chìm sâu hơn vào giấc mộng diệu huyền:

Advertisement

Thoảng bên tai một tiếng chày kình

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Câu thơ cho ta nhiều thú vị về nhạc diệu du dương. Hai thanh bằng có K âm vang ngân nga, ngọt ngào vần với nhau: kình – mình tạo nên nhạc điệu, âm hưởng trầm bổng của vần thơ. Chỉ một tiếng chày kình êm ái trầm bổng nơi chùa Hương cũng đủ rửa sạch bụi trần làm thanh thản, thảnh thơi tâm hồn khách tang hải. Chu Mạnh Trinh không chỉ tạo nên những vần thơ có nhạc có hoạ khi tả chim, tả cá, tả tiếng chuông chùa mà còn thế hiện sự kì diệu của hồn cảnh vật Hương Sơn Nam thiên đệ nhất động.

Hai khổ thơ 3 và 4 tiếp theo là hai khổ dôi của bài hát nói. Hương Sơn có biết bao cảnh đẹp nên thi sĩ phải sử dụng khổ dôi để diễn tả cảm xúc và miêu tả cảnh vật. Du khách như đi dần vào thế giới Hương Sơn, nơi bầu trời cảnh Bụt. Chu Mạnh Trinh dùng biện pháp tu từ liệt kê và điệp từ để tả, để vẽ, để tạo nên nhạc điệu trầm bổng của vần thơ. Hai cập song hành với bức tranh tứ bình nối tiếp hiện ra. Bốn chữ này vang lên như bốn nốt nhấn của khúc ca:

Này suôi Giải Oan, này chùa Cửa Võng,

Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.

Sự phối thanh bằng, trắc ở hai tiếng chẵn (2, 4, 6, 8) trong hai câu thơ này cũng cho thấy bút pháp già dặn, tài hoa của tác giả đế làm nối bật tính nhạc của bài hát nói. Hương Sơn có rất nhiều di tích thắng cảnh nhung Chu Mạnh Trinh chỉ giới thiệu bốn cảnh điển hình, chỉ gợi ra mà không tả. Suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Quynh mỗi đi tích mỗi thắng cảnh đều đem đến cho ta nhiều liên tưởng và hướng thiện lòng người hành hương. Ai cũng cảm thấy mình đang cùng nhà thơ chan hoà vào cảnh Bụt, được sống lại giây phút mà chỉ có bầu trời, cảnh Bụt nơi Hương Sơn mới ban phát cho mình. Cảm hứng tín ngưỡng về đạo Phật được thể hiện qua những vần thơ nói về suối, chùa, am, động như mời gọi du khách, lắng nghe tiếng chuông chùa xa đưa lại mà ngạc nhiên, mà ngỡ ngàng…

Chu Mạnh Trinh có những vần thơ đầy màu sắc tả hang động. Cảnh sắc ấy được tạo dựng nên bởi hoá công và tài trí của con người:

Nhác trông lên ai khéo vẽ hình

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.

Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông.

Advertisement

Hương Sơn có đường lên trời có hang xuống âm ti địa ngục dẫn khách hành hương du nhập vào thế giới siêu thoát. Cảnh được tả từ xa tới gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao, huyền ảo. Các từ láy: thăm thẳm, gập ghềnh gợi tả độ sâu, nét lượn cheo leo, khúc khuỷu của sườn non, hang động mà du khách lần bước vượt qua để hoà nhập với thiên nhiên, để chiếm lĩnh cái hồn của cảnh bụt. Phép đảo ngữ đã làm nổi bật cái độ sâu thăm thẳm của hang động, cái nét gập ghềnh của những sườn non, những thang mây cao vút:

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt.

Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.

Có hang sâu thăm thẳm, lại có lối uốn gập ghềnh, có bóng nguyệt lồng hang, lại có thang mây uốn lối… Câu thơ mềm mại uyển chuyển, mỗi một chi tiết nghệ thuật là một nét vẽ, nét khắc tài hoa. Cảnh đẹp mang tình người và hồn người, đáng yêu và đáng nhớ. Hương Sơn là mảnh hồn thiêng liêng sông núi, là gấm hoa giang sơn. Mọi di tích cảnh đẹp chùa chiền hang động, suối Yến, rừng Mai, am Phật Tích… tuy hùng vĩ, đượm mùi Thiền nhưng không xa lạ cõi trần. Khách hành hương không hề cảm thấy rợn ngợp nhỏ bé, trái lại luôn luôn tìm thấy niềm vui hoà nhập chiêm ngưỡng. Con người đã tìm thấy niềm vui trong thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên cũng là tình yêu quê hương đất nước:

Chừng giang sơn còn đợi ai đây,

Hay tạo vật khéo ra tay xếp đặt.

Ở trên tác giả đã viết: ai khéo vẽ hình, ở dưới lại nói: hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt. Có biết Chu Mạnh Trinh là người từng đem tiền của, công sức, tài năng ra trùng tu chùa Thiên Trù, tạc tượng đúc chuông… mới cảm nhận được một chữ ai đáng tự hào kín đáo đã hai lần xuất hiện trong bài thơ này.

Ba câu cuối gọi là khổ xếp của bài hát nói. Câu cuối chỉ có sáu từ gọi là câu keo. Luật thơ đã qui định chặt chẽ như vậy. Không gian nghệ thuật được miêu tả theo bước chân xa dần của đoàn người hành hương. Họ vừa đi vừa ngắm cảnh, miệng tụng kinh, tay lần tràng hạt. Không khí thành kính trang nghiêm. Lòng hướng thiện của du khách đều hướng về cửa từ bi của đạo Phật, ai cũng cảm thấy tự hào đối với giang sơn đất nước:

Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật

Cửa từ bi công đức biết là bao!

Càng trông phong cảnh càng yêu.

Câu keo láy lại hai lần chữ càng – càng trông… càng yêu – nói lên thật hay cái thú vị đi hội chùa Hương của nhân dân ta. Chẳng có cách nào nói hay hơn, hồn nhiên hơn và đậm đà hơn cách nói của Chu Mạnh Trinh vậy.

Lễ hội nói chung, hội chùa Hương nói riêng thể hiện bản sắc vãn hoá dân gian Việt Nam vô cùng phong phú. Cảnh Hương Sơn vốn đã được chúa Trịnh Sâm ngợi ca là Nam thiên đệ nhất động. Đó là một niềm thiên nhiên kì thú hữu tình. Bài thơ của Chu Mạnh Trinh giúp chúng ta chiếm linh vẻ đẹp hồn thiêng núi sông. Thơ nên hoạ nên nhạc cho thấy chất tài hoa nghệ sĩ của Chu Mạnh Trinh. Bài thơ dã làm đẹp làm phong phú thể ca trù – hát nói của dân tộc. Có đi lễ hội chùa Hương mới thấy hết cái hay của bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca. Có được nếm vị chua giòn mơ Hương Tích, có được ăn rau sắng chùa Hương ta mới yêu hơn nhiều lần Hương Sơn, mới thêm tự hào vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. Tổ quốc ta không chi có Hương Sơn mà còn có trăm sông nghìn núi tráng lệ, bao thắng cảnh kì quan. Hãy làm cho đất nước mãi mãi thanh bình, nhân dân được sống yên vui trong những mùa xuân tung bừng lễ hội…

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng