Connect with us

Sách hay

Bill Gates review cuốn sách ‘Viết lại mã sự sống’

Được phát hành

,

Bill Gates là người thích đọc các cuốn sách về khoa học, công nghệ và môi trường. Năm 2021, ông đã đọc cuốn sách “The Code Breaker – Viết lại mã sự sống” khi sách vừa ra mắt.

Keo di truyen anh 1

Bill Gates. Ảnh: GatesNotes.

Năm 2016, cuốn sách Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại là một trong những cuốn sách yêu thích của tôi. Tác giả Siddhartha Mukherjee quyết định viết cuốn sách ấy phần lớn là do một tiến bộ to lớn trong khoa học nhưng lại không nhận được sự chú ý đáng có: Nhà hóa sinh Jennifer Doudna và nhà vi trùng học Emmanuelle Charpentier phát hiện ra “chiếc kéo di truyền” cho phép các nhà khoa học cắt bất kỳ chuỗi DNA nào với độ chính xác đáng kinh ngạc. Khám phá của Doudna và Charpentier đã mang về cho họ giải Nobel Hóa học năm 2020.

Những chiếc “kéo” mà Doudna và Charpentier phát hiện được gọi là CRISPR, viết tắt của cụm từ Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeat. Hệ thống CRISPR là một hệ thống phòng thủ tinh vi mà vi khuẩn tiến hóa để vô hiệu hóa các virus xâm nhập, tương tự cách nấm phát triển penicillin để tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm vi khuẩn. Hệ thống CRISPR giúp các nhà khoa học dễ dàng thay đổi bộ gen của con người và các bộ gen khác theo những cách có lợi, chẳng hạn sửa chữa các đột biến gen gây ra những căn bệnh khủng khiếp như bệnh xơ nang.

Trong 5 năm kể từ khi Mukherjee viết cuốn sách của mình, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một công việc đáng chú ý là hoàn thiện hệ thống CRISPR cho các ứng dụng y tế và nông nghiệp, và sự phấn khích của tôi về CRISPR đã khó có thể kiểm soát. CRISPR về cơ bản đã thay đổi suy nghĩ của tôi về những gì có thể làm được để cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng cho các gia đình ở các nước nghèo – và tốc độ cải thiện như thế nào.

Ví dụ, phải mất hơn 30 năm để phát triển loại vắc xin phòng bệnh sốt rét hiệu quả đầu tiên – và vắc xin đó chỉ có hiệu quả khoảng 50% đối với bệnh sốt rét nghiêm trọng trong năm đầu tiên và giảm dần trong những năm tiếp theo. Nhờ hệ thống CRISPR, rất có thể những người được tài trợ của chúng tôi sẽ có thể phát triển các loại vắc xin hiệu quả hơn nhiều trong 5 năm tới.

Quỹ đang đầu tư vào nhiều dự án khác sử dụng hệ thống CRISPR, như:

  • giống cây trồng chịu được tác động của biến đổi khí hậu;
  • một bộ công cụ mới được gọi là liệu pháp y tế có thể lập trình, có thể tăng tốc đáng kể việc phát triển các phương pháp điều trị các loại virus mới và ngăn chặn các đại dịch trong tương lai;
  • những cách chẩn đoán bệnh nhanh chóng, ít tốn kém ở các nước nghèo;
  • kháng thể đơn dòng có thể nhắm mục tiêu và tiêu diệt mầm bệnh gây bệnh sốt rét và AIDS.

Khi tôi nghe tin một trong những tác giả yêu thích của tôi, Walter Isaacson, đang viết một cuốn sách về CRISPR và người phát minh ra nó, tôi đã háo hức đọc nó. Cuốn sách Viết lại mã sự sống là tiểu sử của Doudna, nhưng phạm vi của nó còn rộng hơn thế. Trên thực tế, Isaacson đi sâu vào chi tiết về mọi nhà nghiên cứu CRISPR mà quỹ đang hỗ trợ (và nhiều nhà nghiên cứu khác nữa). Tôi nhận thấy cuốn sách này có giá trị ở một số cấp độ.

Đầu tiên, nó rất hay khi câu chuyện khám phá khoa học có nhân vật trung tâm là một phụ nữ. Với tư cách là một người cha, tôi rất cảm động trước những đoạn viết về cha của Doudna, Martin – một giáo sư, đã giúp khơi dậy niềm đam mê khoa học và sự tự tin của cô để theo đuổi khoa học ở cấp độ cao nhất. Thật không may, Martin qua đời vì khối u ác tính trước khi con gái ông nổi tiếng toàn cầu.

Keo di truyen anh 2

Sách Viết lại mã sự sống.

Thứ hai, tôi nghĩ Isaacson đã làm rất tốt khi nêu bật những câu hỏi đạo đức quan trọng nhất nảy sinh từ cuộc cách mạng CRISPR. Không thể phủ nhận những ứng dụng có ích của CRISPR, chẳng hạn như sử dụng nó để chữa các bệnh về máu như thiếu máu hồng cầu hình liềm và bệnh thalassemia beta. Trong những trường hợp này, các nhà khoa học đang giúp giảm bớt nỗi đau của người bệnh mà không làm đột biến dòng mầm. Nói cách khác, các chỉnh sửa chỉ ảnh hưởng đến người nhận chúng và không di truyền cho các thế hệ sau.

Nhưng một số nhà khoa học không dừng lại ở đó. Isaacson viết lại với nhiều sắc thái. Ba năm trước, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tên là He Jiankui đã sử dụng CRISPR để chỉnh sửa bộ gen của phôi người và sau đó cấy những phôi này vào những phụ nữ đồng ý mang chúng đến kỳ sinh nở. Hai em bé tên là Nana và Lulu hiện đã được sinh ra từ những phôi thai đó. Nếu một ngày nào đó Nana và Lulu có con riêng, con của họ sẽ thừa hưởng những biến đổi gen mà Nana và Lulu nhận được.

Ý định của nhà nghiên cứu Trung Quốc là tốt – giúp các cặp vợ chồng nhiễm HIV sinh ra những đứa trẻ có gen có khả năng kháng lại sự lây nhiễm HIV – nhưng ông ta đã coi thường các rào cản khoa học do chính quyền Trung Quốc và Mỹ thiết lập.

Mặc dù quỹ không tài trợ cho bất kỳ dự án CRISPR nào liên quan đến chỉnh sửa dòng mầm, Doudna nói rằng việc cấm hoàn toàn việc chỉnh sửa dòng mầm là không hiệu quả. Cô lập luận rằng việc chỉnh sửa không liên quan đến tế bào mầm, được gọi là “chỉnh sửa soma”, có những hạn chế.

Như tôi đã đề cập ở trên, các nhà khoa học hiện nay có thể chữa khỏi bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhưng phương pháp soma đó nằm ngoài tầm với của phần lớn trong số 4 triệu người mắc bệnh này, bởi vì đây là một phương pháp phức tạp và tốn kém và chỉ có các bệnh viện hàng đầu mới có thể thực hiện được. Phiên bản dòng mầm có thể rẻ hơn nhiều và do đó dễ tiếp cận hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi có hầu hết 300.000 trẻ sinh ra mắc bệnh hồng cầu hình liềm mỗi năm.

Nhưng sau đó lại nảy sinh một vấn đề nan giải về mặt đạo đức khác. Theo lời của Isaacson, “Giả sử các nhà nghiên cứu cho thấy rằng việc chỉnh sửa đột biến hồng cầu hình liềm là an toàn. Vậy có lý do gì để cấm cha mẹ chỉnh sửa gen khi mang thai con cái không?” Ông đưa ra câu trả lời là: có thể.

Isaacson kể câu chuyện về một thiếu niên California tên là David Sanchez, cậu bị bệnh hồng cầu hình liềm suy nhược đến mức phải bỏ học cấp ba. Khi một trong các bác sĩ của Sanchez nói với cậu rằng “nhờ CRISPR, một ngày nào đó, họ có thể tiến hành và thay đổi gen trong phôi thai để đứa trẻ khi sinh ra không mắc bệnh hồng cầu hình liềm”. Sanchez đã đáp lại theo cách mà bạn có thể không ngờ tới: “Tôi nghĩ việc đó sẽ tùy thuộc vào đứa trẻ sau này. Có rất nhiều điều tôi học được khi mắc bệnh hồng cầu hình liềm. Vì có nó nên tôi học được tính kiên nhẫn với mọi người”. Câu chuyện này muốn truyền tải rằng: Việc tìm ra điều gì là đúng để chỉnh sửa bộ gen của con người vẫn chưa rõ ràng.

Những người không phải là nhà khoa học vẫn có thể đọc cuốn sáchViết lại mã sự sống. Và điều đó cực kỳ quan trọng là quy định về đạo đức khi sử dụng CRISPR vẫn chưa rõ ràng. Doudna đang dành phần lớn thời gian của mình để tập trung vào các vấn đề nhân đạo và đạo đức, đặc biệt là khả năng chỉnh sửa gen có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng. Như cô ấy nói với Isaacson: “Nếu bạn nghĩ rằng bây giờ chúng ta đang phải đối mặt với sự bất bình đẳng, hãy tưởng tượng xem mọi chuyện sẽ như thế nào nếu xã hội trở nên phân cấp về mặt di truyền theo mức độ kinh tế và thay vì bất bình đẳng về kinh tế, giờ đây chúng ta bất bình đẳng về di truyền”.

Cũng như trí tuệ nhân tạo, nhận dạng khuôn mặt và các công nghệ kỹ thuật số khác, công chúng nên có vai trò trong việc vạch ra ranh giới đạo đức. Đó là cách tốt nhất để đảm bảo rằng việc tối đa hóa tiềm năng của những đổi mới đáng chú ý là để cải thiện điều kiện sống của con người.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho ZNews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. ZNews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng!

Nguồn: https://znews.vn/bill-gates-review-cuon-sach-viet-lai-ma-su-song-post1452097.html

Sách hay

Tại sao cần điện hạt nhân?

Được phát hành

,

Bởi

Trong hai cuốn sách về năng lượng, khí hậu, hai tác giả Richard Rhodes và Bill Gates đánh giá điện hạt nhân là nguồn năng lượng phát thải thấp, quan trọng với hành trình tiến đến Net Zero.

Theo ước tính của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ đạt khoảng 10,4 tỷ người vào năm 2100, tức tăng hơn 25% so với hiện nay. Không chỉ quy mô dân số gia tăng, mà mức sống cũng ngày càng tăng cao, chuyển từ sinh tồn sang thịnh vượng.

Điều này đặt ra một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21: Làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng để phát triển của nhân loại.

Khoa học cho thấy để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo tồn một hành tinh phù hợp cho sự sống, nhiệt độ toàn cầu phải giới hạn mức tăng không quá 1,5°C so với trước thời kỳ công nghiệp. Hiện tại, Trái đất đã nóng hơn khoảng 1,2°C so với cuối những năm 1800 và lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng.

Để giữ mức nóng lên toàn cầu không quá 1,5°C (như đã nêu trong Thỏa thuận Paris), lượng khí thải phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Điều này đòi hỏi một cuộc cách mạng triệt để trong các phương thức sản xuất, tiêu thụ và di chuyển của con người.

Ngành năng lượng là nguồn phát thải khoảng 3/4 lượng khí nhà kính hiện nay và nắm giữ chìa khóa để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Thay thế năng lượng gây ô nhiễm từ than, khí đốt và dầu bằng nguồn năng lượng tái tạo như gió hoặc Mặt trời sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

Tính đến tháng 6/2024, 107 quốc gia, chiếm khoảng 82% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, đã thông qua các cam kết phát thải ròng bằng 0 với thời hạn đạt mục tiêu khác nhau. Việt Nam đã phê duyệt Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2016, cam kết đạt Net Zero vào năm 2050.

Nhằm đáp ứng nhu cầu điện về dài hạn, đồng thời hướng đến thực hiện cam kết trên, mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Trong hai cuốn sách Thảm họa khí hậuNăng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, các tác giả chỉ ra những ưu và nhược điểm của năng lượng hạt nhân, lý giải vì sao các quốc gia nên triển khai nguồn năng lượng này.

Điện hạt nhân là thiết yếu để tiến tới Net Zero

Trong Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, Richard Rhodes so sánh: chuyển từ than đá sang khí đốt tự nhiên là quá trình khử carbon, còn từ than đá sang điện hạt nhân là khử carbon triệt để. Bởi lẽ khí đốt tự nhiên giảm được lượng CO2 khoảng một nửa so với đốt than; còn điện hạt nhân chỉ tạo ra khí nhà kính trong lúc xây dựng, khai thác, xử lý nhiên liệu, bảo trì và ngừng hoạt động – tương tự với điện Mặt trời. Điện hạt nhân và điện Mặt trời đều chỉ tạo ra khoảng 2% đến 4% lượng CO2 so với nhà máy nhiệt điện chạy than và khoảng 4% đến 5% so với nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên.

Trong Thảm họa khí hậu, Bill Gates chỉ ra rằng không chỉ vượt trội về khả năng giảm thiểu carbon, điện hạt nhân còn được chứng minh là nguồn năng lượng được sản xuất hữu hiệu nhất trên một đơn vị vật liệu.

nang luong hat nhan anh 1

Biểu đồ minh họa đơn vị vật liệu cần để xây dựng nhà máy điện mặt trời, nước, gió, nhiệt điện, than đá, hạt nhân và khí tự nhiên trong sách Thảm họa khí hậu. Ảnh: Omega Plus/Fonos.

Cột trong biểu đồ của điện hạt nhân thấp đáng kể khi so với nguồn năng lượng từ Mặt trời, gió, nước, địa nhiệt. Điều này nghĩa là mỗi đơn vị vật liệu đầu tư cho xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, ta nhận được nhiều năng lượng hơn so với các cách khai thác điện khác.

Hơn nữa, nhà máy điện hạt nhân có công suất ổn định hơn các nguồn năng lượng khác: không phải lúc nào cũng có Mặt trời chiếu sáng, không phải lúc nào gió cũng thổi, không phải lúc nào nước cũng đổ xuống các tua-bin của đập.

Richard Rhodes lấy ví dụ Mỹ vào năm 2016: các nhà máy điện hạt nhân có hệ số công suất trung bình 92,1%, tương đương với công suất hoạt động đạt mức 336 ngày mỗi năm. 29 ngày công suất còn lại dành cho công tác bảo trì.

Trong khi đó, hệ thống thủy điện đạt 38% công suất tối đa; tua-bin điện gió đạt 34,7%; trang trại điện Mặt trời chỉ đạt 27,2%. Ngay cả các nhà máy chạy bằng than hoặc khí đốt tự nhiên cũng chỉ tạo ra điện trong khoảng một nửa thời gian của năm.

Cũng với những dẫn chứng tương tự, Bill Gates khẳng định năng lượng hạt nhân tạo ra từ phản ứng phân hạch là “nguồn năng lượng không phát thải carbon duy nhất có thể cung cấp năng lượng ổn định cả ngày lẫn đêm, qua mọi mùa, ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất và đã được chứng minh là có thể triển khai trên quy mô lớn”.

Hiện nay tại Mỹ – quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới, khoảng 20% điện năng đến từ các nhà máy hạt nhân. Pháp là nước có tỉ trọng điện hạt nhân cao nhất thế giới, chiếm 70% sản lượng điện.

Bill Gates cho rằng nếu không sử dụng năng lượng hạt nhân thì khó thấy được tương lai loại bỏ carbon khỏi lưới điện với giá cả phải chăng. Năm 2018, phân tích gần 1.000 kịch bản đạt Net Zero tại Mỹ, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận thấy các trường hợp chi phí thấp nhất đều cần sử dụng một nguồn điện sạch và luôn sẵn có như năng lượng hạt nhân.

Chất vấn những quan ngại về điện hạt nhân

Tuy nhiên, điện hạt nhân hiện vẫn vấp phải nhiều tranh cãi và phản đối trên thế giới. Bên cạnh quan ngại về chi phí sản xuất – đầu tư và hiệu quả kinh tế, nổi bật hơn cả là lo lắng về vấn đề an toàn.

Chỉ trong hơn 40 năm, đã có 3 tai nạn hạt nhân khiến thế giới bàng hoàng. Sự cố Three Mile tại Pennsylvania (Mỹ) vào năm 1979 phá hủy lò phản ứng nhưng không phá hủy cấu trúc cách ly bằng thép và bê tông, chỉ phát tán lượng phóng xạ tối thiểu vào khí quyển.

Vụ tai nạn tại Chernobyl năm 1986, đã phá hủy lò phản ứng (lò này bị thiếu cấu trúc cách ly). Lò phản ứng cháy mất kiểm soát trong 14 ngày và phát tán lượng phóng xạ đáng kể vào không khí.

Thảm họa hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) xảy ra vào tháng 3/2011 sau một trận động đất và sóng thần lớn. Sóng thần làm ngập hệ thống cung cấp điện và hệ thống làm mát của ba lò phản ứng, khiến chúng tan chảy và nổ tung, phá vỡ cấu trúc cách ly.

nang luong hat nhan anh 2

Sách Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân Thảm họa khí hậu.

Những vụ tai nạn kể trên đã hướng sự quan tâm với vấn đề hạt nhân chủ yếu tập trung vào mặt rủi ro. Tuy nhiên, cả Richard Rhodes và Bill Gates đều lập luận rằng nếu nhìn rộng ra, rủi ro an toàn của điện hạt nhân thấp hơn so với các nguồn năng lượng khác.

Theo báo cáo đệ trình lên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào tháng 6/2011, không tìm thấy ảnh hưởng có hại cho sức khỏe với 195.345 cư dân sống ở khu vực lân cận của nhà máy Fukushima Daiichi sau khi họ được kiểm tra sức khỏe vào cuối tháng 5/2011. Tất cả 1.080 trẻ em xét nghiệm phơi nhiễm tuyến giáp cho thấy kết quả trong giới hạn an toàn.

Đến tháng 12, chính quyền kiểm tra sức khỏe cho khoảng 1.700 cư dân đã được sơ tán từ ba thành phố cho thấy hai phần ba đã bị phơi nhiễm phóng xạ bên ngoài trong giới hạn quốc tế bình thường là 1 mSv/năm, 98% là dưới 5 mSv/năm và mười người bị phơi nhiễm với hơn 10 mSv.

Không có sự phơi nhiễm lớn nào với cộng đồng, cũng không có ca tử vong nào do phóng xạ, nhưng có đến có 761 ca tử vong “liên quan đến thảm họa”, đặc biệt là người già phải rời bỏ nhà ở và bệnh viện vì lệnh sơ tán bắt buộc và các biện pháp phòng tránh phóng xạ khác.

“Trong tất cả công nghệ năng lượng quy mô lớn, ngành hạt nhân có số vụ tai nạn ít nhất và số người chết ít nhất”, Richard Rhodes viết. Tác giả trích dẫn một nghiên cứu năm 2007 trên tạp chí y khoa Lancet của Anh. Trong đó cho thấy các dự án điện hạt nhân dẫn đến nguy cơ tử nghiệp ở mức khoảng 0,019 mỗi TWh(47), phần lớn là ở giai đoạn khai mỏ, chạy tua-bin, và các giai đoạn tạo năng lượng.

Đây là con số nhỏ trong bối cảnh vận hành bình thường. Để dễ hình dung, một lò phản ứng bình thường đang vận hành ở Pháp sẽ sản xuất 5,7 TWh một năm. Tức là hơn 10 năm hoạt động liên tục mới xảy ra một tai nạn gây tử vong.

Bên cạnh đó, Richard Rhodes đưa ra những báo cáo dẫn chứng rằng những tai nạn và thiệt hại liên quan đến điện hạt nhân chủ yếu gây ra bởi lỗi trong vận hành quản lý, hơn là lỗi trong công nghệ và sử dụng.

Bill Gates ví von rằng tránh né năng lượng hạt nhân với lý do an toàn thì tương tự loại bỏ ôtô vì nguy cơ tai nạn. Mà theo ông, thực tế thì “Năng lượng hạt nhân gây thiệt hại nhân mạng ít hơn nhiều so với ôtô. Xét về khía cạnh này, nó gây ra ít cái chết hơn nhiều so với bất kỳ loại nhiên liệu hóa thạch nào”.

Do đó, ông khuyến khích con người cải thiện công nghệ hạt nhân, “giống những gì chúng ta đã làm với ôtô, bằng cách phân tích từng vấn đề và tiến hành giải quyết chúng bằng sự cải tiến”.

Khép lại công trình của mình, Richard Rhodes nhận định nhân loại sẽ cần tất cả nguồn năng lượng từ gió, năng lượng Mặt trời, thủy điện, hạt nhân, khí đốt tự nhiên nếu muốn hoàn thành mục tiêu khử carbon. Mỗi hệ thống năng lượng đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng có lẽ như Bill Gates nghĩ, quan trọng nhất là một kế hoạch cụ thể để phát triển các lưới điện mới – với khả năng cung cấp điện không carbon ổn định, giá cả phải chăng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/tai-sao-can-dien-hat-nhan-post1511051.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cuộc đời soi tỏ

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách là một tuyển tập cảm động những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đầy riêng tư giữa một nhà phân tâm học và các bệnh nhân của ông. “Cuộc đời soi tỏ” tiết lộ nghệ thuật thấu hiểu có thể soi tỏ những trải nghiệm phức tạp, rối bời và rất “con người”.

Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, phòng khám tâm lý trị liệu, trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, phòng khám tư…

Trong hai mươi lăm năm qua, tôi làm nghề phân tâm học. Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, các phòng khám tâm lý trị liệu và tâm lý trị liệu pháp y, các trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, và cả phòng khám tư. Tôi đã gặp trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành để tham vấn, giới thiệu và trị liệu tâm lý một lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, phần lớn tôi làm phân tâm học với người lớn – gặp gỡ một người trong năm mươi phút, bốn hoặc năm lần một tuần, trong suốt nhiều năm liền. Tôi đã dành hơn 50.000 giờ với các bệnh nhân. Chất liệu của công việc đó tạo nên chất liệu của cuốn sách này.

Tam ly anh 1
Ảnh minh họa.Nguồn: The Psych Professionals.

Các chương tiếp theo là những câu chuyện được rút ra từ công việc hằng ngày. Chúng có thật, tuy nhiên tôi đã chỉnh sửa mọi chi tiết nhận dạng vì mục đích bảo mật.

Lúc này hay lúc khác, phần lớn chúng ta từng cảm thấy bị mắc kẹt bởi chính suy nghĩ và hành động do mình tạo ra, bị cuốn vào những thôi thúc hoặc lựa chọn ngu ngốc của bản thân; bế tắc trong những bất hạnh hoặc sợ hãi; bị cầm tù bởi chính lịch sử của bản thân.

Ta cảm thấy không thể bước tiếp nhưng vẫn luôn tin rằng phải có một con đường. “Tôi muốn đổi thay, nhưng không muốn thay đổi”, một bệnh nhân từng nói với tôi với vẻ hoàn toàn “vô tội”. Vì công việc của tôi là giúp mọi người thay đổi, cuốn sách này nói về sự thay đổi. Và bởi vì thay đổi và mất mát có mối liên hệ sâu sắc – không thể thay đổi mà không có mất mát – nỗi mất mát ám ảnh cuốn sách này.

Triết gia Simone Weil miêu tả cách hai tù nhân trong phòng giam liền kề học cách nói chuyện với nhau bằng cách gõ lên tường trong một thời gian dài. “Bức tường chính là thứ ngăn cách họ, nhưng nó cũng là phương tiện giao tiếp của họ,” bà viết. “Mọi sự chia cắt đều là một kết nối”.

Cuốn sách này nói về bức tường đó. Về khát khao trò chuyện, thấu hiểu và được hiểu của chúng ta. Nó cũng là việc lắng nghe nhau, không chỉ là ngôn từ mà còn là khoảng cách giữa chúng. Những gì tôi miêu tả ở đây không diễn ra như một phép màu. Nó là một phần của đời sống hằng ngày – ta gõ, ta lắng nghe.

Nguồn: https://znews.vn/nha-phan-tam-hoc-danh-50000-gio-gap-benh-nhan-post1511767.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Được phát hành

,

Bởi

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Henrik Fexeus anh 1Henrik Fexeus anh 2

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nghệ thuật Đọc vị bất kỳ ai

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-nghe-thuat-doc-vi-bat-ky-ai-biet-nguoi-biet-ta-tram-tran-tram-thang-post1510522.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng