Năm 2023, Đại học Y Hà Nội dự kiến tuyển sinh tổng 1.370 chỉ tiêu. Ảnh: HMU. |
Theo đó, Đại học Y Hà Nội dự kiến thu học phí 55,2 triệu đồng/năm đối với 2 ngành Y khoa, Y học cổ truyền. Các ngành Khúc xạ nhãn khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Điều dưỡng (chương trình tiên tiến) có học phí 41,8 triệu đồng/năm học.
Ngành Răng – Hàm – Mặt, Y học dự phòng, Y khoa (phân hiệu Thanh Hóa) có mức học phí 27,6 triệu đồng/năm học. Mức học phí 20,9 triệu đồng/năm học sẽ áp dụng cho các ngành Y tế công cộng, Dinh dưỡng, Điều dưỡng (phân hiệu Thanh Hóa).
Nhà trường áp dụng mức tăng học phí cho các năm sau theo quy định tại Điều 31, khoản 3 của Nghị định 81 năm 2021, tăng không quá 12,5%.
Năm 2023, Đại học Y Hà Nội dự kiến tuyển sinh tổng 1.370 chỉ tiêu cho 10 ngành đào tạo, tăng 200 chỉ tiêu so với năm 2022. Trong đó, ngành Y khoa tuyển nhiều nhất với 520 chỉ tiêu (400 chỉ tiêu tại cơ sở chính, 120 chỉ tiêu tại phân hiệu Thanh Hóa). Ngành Điều dưỡng chương trình tiên tiến dự kiến tuyển 130 chỉ tiêu tại cơ sở chính, 80 chỉ tiêu cho chương trình đại trà tại phân hiệu Thanh Hóa.
Mỗi ngành Y học dự phòng, Dinh dưỡng, Răng – Hàm – Mặt tuyển 100 chỉ tiêu. Ngành Y học cổ truyền, Kỹ thuật xét nghiệm y học dự kiến tuyển 80 em/ngành. Khúc xạ nhãn khoa sẽ tuyển 70 chỉ tiêu và 60 là chỉ tiêu của ngành Y tế công cộng.
Năm nay, ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng cũng bắt đầu tuyển sinh, trường dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu.
Đại học Y Hà Nội áp dụng 2 phương thức tuyển sinh, bao gồm:
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Y Hà Nội (không quá 25% chỉ tiêu mỗi ngành).
- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, tổ hợp 3 bài thi: Toán, Hóa học, Sinh học.
Riêng ngành Y khoa, Y khoa phân hiệu Thanh Hóa, Răng – Hàm – Mặt, Điều dưỡng (chương trình tiên tiến) có thêm phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Ở phương thức này, điều kiện bắt buộc là thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh và tiếng Pháp hợp lệ, có giá trị sử dụng đến ngày nộp hồ sơ. Các chứng chỉ được trường công nhận đối với ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt gồm IELTS 6.5, TOEFL iBT 79-93 hoặc TOEFL ITP 561-589 đối với tiếng Anh; DELF B2, TCF 400 điểm đối với tiếng Pháp.
Đối với ngành Điều dưỡng chương trình tiên tiến, các chứng chỉ tiếng Anh được chấp nhận gồm IELTS 5.0, TOEFL iBT 35-45 hoặc TOEFL ITP 485-499.
Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết hợp điểm tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ thấp hơn tối đa 3 điểm so với xét thuần bằng điểm thi.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight – 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo”, cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.
You must be logged in to post a comment Login