Connect with us

Sách hay

Hà Nội còn một chút này

Được phát hành

,

Luôn kiếm tìm những điều mới lạ, độc đáo về Hà Nội, trang viết của Nguyễn Ngọc Tiến đã góp phần cho thấy sự giàu có trong những vỉa tầng văn hóa của thành phố. Ở đó, Hà Nội vốn đẹp và vẫn luôn đẹp trong những điều nhỏ bé và quen thuộc.

Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Trong tiếng Việt, phần đất nằm gần ao, sông, hồ được gọi là bờ ao, bờ sông, bờ hồ, còn phần sát mép nước thì gọi là rìa. Thế nhưng vì sao bờ hồ của hồ Hoàn Kiếm (hay hồ Gươm) lại để chỉ chính cái hồ đó?

Bo Ho anh 1

Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội. Ảnh: Phương Lâm, Minh Quân.

Vào những ngày nghỉ cuối tuần, dù không có sự kiện văn hóa diễn ra quanh hồ Gươm thì khu vực này vẫn đông đúc, nhộn nhịp hơn ngày thường. Không chỉ nam thanh nữ tú mà cả người già, trẻ nhỏ cứ đều bước chân dạo quanh hồ, mỏi thì nghỉ.

Ngày Quốc khánh 2/9 và đêm Giao thừa, quanh hồ Gươm là biển người, đông hơn bất kỳ nơi nào ở Hà Nội. Nếu có bắn pháo hoa thì dù người chen người nhưng sự vất vả lo toan thường nhật dường như biến mất, chỉ thấy những khuôn mặt nhẹ nhõm vui vẻ dạo chơi.

Thời bao cấp, người dân các tỉnh thường nói với nhau: Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Khi chưa làm đường quanh hồ, tức là trước năm 1893, khu vực phố Đinh Tiên Hoàng hiện nay là phần đất phía sau của các gia đình ở phố Cầu Gỗ. Họ làm nhà vệ sinh, đổ nước thải và quăng rác ra đó, thành ra không có ai ra hóng gió mùa hè ở đây cả.

Con đường quanh hồ khánh thành vào dịp Tết Nguyên đán năm 1893. Nhân ngày khánh thành, Công sứ Beauchamp Laurent cho tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: bịt mắt đập niêu, đấu vật, leo cột mỡ, liếm chảo, đua thuyền thúng, đốt pháo bông… Dù bị nhiều người đánh giá một hình thức mị dân song đây là sự kiện vui chơi giải trí mở đầu thời kỳ Pháp chiếm Hà Nội.

Cùng với làm con đường này, trước đó chính quyền cho xây dựng vườn hoa Bốn Tòa (năm 1887 gọi là vườn hoa Paul Bert, nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Năm 1893, chính quyền cho xây thêm nhà lục giác trong vườn hoa làm chỗ cho ban nhạc binh chơi kèn vào những ngày cuối tuần, phục vụ người Pháp và một bộ phận nhỏ người Việt tò mò.

Năm 1894, Hoàng Cao Khải cho dựng tượng vua Lê Thái Tổ bên bờ phía tây của hồ như một cách cụ thể hóa truyền thuyết và cũng để làm đối trọng với tượng công sứ Paul Bert ở vườn hoa mang tên ông ta bên bờ phía đông. Từ đó, vào những ngày nghỉ, quanh hồ Gươm trở thành nơi vui chơi, giải trí.

Vì đường sát hồ nên phần đất công cộng gần hồ rất ít, đường tàu điện từ chợ Mơ có thể đi thẳng lên phố Cầu Gỗ rồi rẽ trái chạy sang phố Hàng Gai. Hội đồng thành phố rất muốn có đất làm vườn hoa quanh hồ nhưng số tiền đền bù cho các nhà dân quá lớn nên quyết định áp dụng phương án lấp hồ.

Năm 1925, Hội đồng thành phố ra nghị quyết lấp hồ với lý do là: “Chiểu theo nguyện vọng của dân chúng Hà Nội muốn có một không gian rộng rãi để vui chơi, vì thế cần thiết phải mở rộng quảng trường Négrier (nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục)”.

Hội đồng thành phố đã họp và thống nhất phương án lấp 20 m hồ ở đầu phố Francis Garnier (phố Đinh Tiên Hoàng hiện nay) và 10 m ở phía tây (phố Lê Thái Tổ hiện nay) để trồng cây, làm tiểu cảnh.

Tháng 3/1925, dự án được thực hiện. Công việc đang tiến hành thì Viện Viễn Đông bác cổ có công văn hỏa tốc gửi Thống sứ Bắc Kỳ, kiến nghị cho dừng, lý do “phá hoại các di tích lịch sử ven hồ”.

Ngay lập tức ngày 1/5/1925, Thống sứ Bắc Kỳ J. Krautheimer có công văn gửi đốc lý Hà Nội yêu cầu tạm dừng việc lấp hồ. Nhưng đốc lý Louis Frédéric Eckert vẫn cho san lấp. Giám đốc Viện Viễn Đông bác cổ Leon Finot tức tốc gửi tiếp công văn thông báo cho thống sứ với nội dung “đốc lý Hà Nội vẫn tiếp tục lấp hồ”.

Trong công văn trả lời thống sứ, đốc lý Hà Nội cho rằng: “Nghị định của toàn quyền Đông Dương giao quyền quản lý các di tích lịch sử cho Viện Viễn Đông bác cổ vẫn chưa ký và chưa đăng trên công báo nên không thể áp dụng vào việc thành phố đang làm. Mặt khác nếu nghị định được ký thì bờ hồ cũng không thể xếp vào di tích lịch sử”.

Đốc lý Eckert đề nghị thống sứ thu hồi lệnh cấm. Trước lý lẽ đó, thống sứ Bắc Kỳ đành phải cho phép thành phố tiếp tục công việc. Và Viện Viễn Đông bác cổ cũng gửi công văn thông báo họ “không chịu trách nhiệm về những gì thành phố đã làm đồng thời yêu cầu thành phố thông báo những công việc tiếp theo là gì”.

San lấp xong, thành phố cho kè hồ trồng cây, hoa, lát vỉa hè, lắp đèn điện công cộng. Dân chúng các phố xung quanh thấy sạch sẽ nên mùa hè ra hồ hóng gió. Hồ Gươm với họ giống như hồ của phố mình, nên khi ra hồ hóng gió hay đi dạo họ nói tắt là ra Bờ Hồ. Người ở các phố khác cũng bắt chước, dần dần trở thành quen thuộc và phổ biến.

[…]

Bo Ho anh 2

Trong cuốn sách của mình, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho thấy vẻ đẹp trong những điều nhỏ bé, thân quen của Hà Nội. Ảnh: Đ. T.

Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương nhưng vĩ tuyến 17 đã chia cắt hai miền. Miền Bắc sống trong hòa bình, Mỹ nhanh chóng thay chân Pháp nhảy vào miền Nam. Trong khi nhiều người miền Bắc di cư vào Nam thì cũng rất nhiều cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc.

Năm 1960, Ủy ban Thống nhất Trung ương thành lập câu lạc bộ Thống Nhất ở số 16 phố Lê Thái Tổ và câu lạc bộ này trở thành nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa, tìm kiếm đồng hương của người Nam tập kết.

Địa chỉ 16 Lê Thái Tổ cũng chính nơi bà con liên hoan, đón Giao thừa, nghe Bác Hồ chúc Tết trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Đón Giao thừa xong, những người con miền Nam chưa lập gia đình đi chơi quanh hồ Gươm như để kìm nén nỗi nhớ quê, nhớ người thân.

Để chung vui đồng thời cũng chia sẻ với bà con miền Nam, nhiều người Hà Nội, nhất là thanh niên cũng ra hồ Gươm chơi qua Giao thừa, và thế là từ đó trở thành nét văn hóa độc đáo: đi chơi Giao thừa quanh hồ Gươm. Nét văn hóa này đã hơn nửa thế kỷ và chắc chắn nó sẽ còn mãi.

Vốn từ của một người có thể cho biết người đó ở miền quê nào. Người Hà Nội thường nói đi chơi Bờ Hồ, nếu ai nói đi chơi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm, hoặc đi ăn bún chả gọi chả viên mà không nói chả băm, thì chắc chắn người đó mới về sống, làm việc hoặc đến du lịch ở thành phố này.

Nguồn: https://zingnews.vn/vi-sao-goi-la-bo-ho-post1314915.html

Sách hay

Làm giáo dục

Được phát hành

,

Bởi

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm giáo dục

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512190.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Nghĩ lớn để thành công

Được phát hành

,

Bởi

Sách tiết lộ bí quyết, tư tưởng dám nghĩ lớn để thành công của Donald Trump, đồng thời truyền tải một phong cách sống, làm việc quyết liệt, kiên định, luôn hướng về phía trước của ông.

Trong sách “Nghĩ lớn để thành công”, Donald Trump tiết lộ ông không chỉ thừa hưởng trí tuệ mà còn học hỏi được rất nhiều điều từ người cha gốc Đức của mình.

Tôi đã hiểu được tầm quan trọng của sự đam mê nhờ cha mình. Cha tôi đã dạy tôi mọi thứ liên quan đến xây dựng, nhưng bạn có biết điều tôi thực sự học được từ ông là gì không?

Đó là niềm đam mê trong công việc. Cha tôi yêu công việc và ông không ngại làm việc cả thứ bảy và chủ nhật. Có lần, cha tôi tiến hành xây dựng một khu chung cư trong khi bên kia đường cũng có một khu nhà tương tự đang được xây dựng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là thời gian hoàn thành và chi phí xây dựng công trình của cha tôi ít hơn mà khu nhà lại đẹp hơn khu nhà đối diện rất nhiều. Tôi đã học được từ ông rằng làm việc với niềm đam mê thật sự sẽ khiến ta vô cùng hạnh phúc và không bao giờ cảm thấy mệt mỏi.

Nhờ có cha mà tôi đã tìm thấy niềm đam mê trong công việc của mình. Tôi say sưa làm việc đến nỗi mỗi đêm chỉ ngủ từ 3 đến 4 giờ đồng hồ và luôn mong trời mau sáng để được bắt tay vào công việc.

Một trong những niềm đam mê mãnh liệt nhất của tôi là thực hiện những vụ thương lượng quan trọng. Tôi thích tham gia và giành chiến thắng trong các cuộc thương lượng. Tôi muốn áp đảo đối thủ và giành những quyền lợi béo bở về mình. Tại sao ư? Vì chẳng có cảm giác nào tuyệt vời hơn thế, thậm chí với tôi, cảm giác đó còn hơn cả ham muốn tình dục dù rằng tôi cũng là người thích tình dục.

Khi đạt được mục đích thương lượng của mình, khi cuộc đàm phán diễn ra theo chiều hướng mình mong muốn, bạn sẽ có cảm giác rất tuyệt. Có thể bạn đã nghe nhiều người nói rằng một cuộc đàm phán thành công là khi cả hai bên đều đạt được mục đích của mình. Điều đó thật phi lý. Đàm phán thành công có nghĩa bạn là người chiến thắng, chứ không phải đối phương. Trong các vụ thương lượng, tôi muốn đạt được một chiến thắng tuyệt đối. Đó chính là lý do tại sao tôi có thể thành công trong nhiều cuộc thương lượng quan trọng đến vậy.

Một niềm đam mê lớn lao khác của tôi chính là tạo nên những công trình xây dựng tuyệt đẹp, và đó cũng là đam mê dẫn dắt tôi đến thành công như ngày hôm nay. Phát triển xây dựng và bất động sản được coi là lĩnh vực có những yêu cầu rất khắt khe. Lĩnh vực này đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối và không được phép lơ là bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây tổn hại cho rất nhiều người.

Bất kỳ sơ suất nào cũng không được chấp nhận. Nhưng tôi yêu thích những thử thách mà một công việc đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chính xác mang lại. Tôi nghĩ tôi đã làm tốt được công việc đó bởi tôi thực sự yêu thích nó. Và tôi đã áp dụng “chân lý” này trong mọi việc mình làm.

Donald Trump anh 1

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump.

Tôi nhớ ở Tổ chức Trump có một nhân viên luôn thắc mắc không hiểu tại sao chúng tôi phải mất nhiều thời gian đến thế cho việc kiểm tra các công trình đã được hoàn thiện. Dù tên tuổi đã được khẳng định và các công trình do chúng tôi xây dựng đều được nhiều người biết đến và đánh giá cao, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện việc kiểm tra hết sức kỹ lưỡng.

Người nhân viên kia đã không hiểu được rằng chúng tôi làm việc đó để luôn đảm bảo rằng các công trình của mình phải đạt tiêu chuẩn tốt nhất và luôn duy trì được những tiêu chuẩn đó. Có thể với người khác đây là điều không cần thiết nhưng với chúng tôi, đó lại là điều vô cùng quan trọng.

Tôi thích mua những mảnh đất chưa được ai đầu tư và tự mình biến chúng trở thành cái gì đó thật nguy nga và tráng lệ. Vẻ đẹp và sự tao nhã, bất kể ở một người phụ nữ hay một tác phẩm nghệ thuật, đều là niềm đam mê của tôi. Cái đẹp không phải ở vẻ bề ngoài hay thứ gì đó chỉ để ngắm nhìn. Cái đẹp chính là một sản phẩm mang phong cách và được toát lên từ tận sâu bên trong. Với tôi, niềm đam mê cái đẹp luôn song hành với những thành công đã đạt được. Tôi muốn cả hai.

Khi đến văn phòng của mình trong tòa nhà Trump ở thành phố New York, tôi rất thích ngắm nhìn khu đại sảnh tráng lệ mà mình đã tạo nên. Tôi thích chứng kiến đám đông trầm trồ thán phục trước bức tượng cẩm thạch tuyệt vời cùng thác nước nhân tạo đẹp ngoạn mục cao gần 25 mét.

Tôi thích chứng kiến sự hưởng ứng mang cảm xúc, sự trầm trồ kinh ngạc và thái độ trân trọng của mọi người trước vẻ đẹp lạ thường của tòa nhà. Cảm giác của tôi và của họ cộng hưởng với nhau. Dù chưa một lần gặp mặt nhưng tôi thấy gần gũi với họ hơn, bởi đó chính là cảm giác tôi đã từng có khi xây tòa nhà Trump này.

Nguồn: https://znews.vn/bi-mat-thanh-cong-cua-trump-tri-tue-vuot-troi-tu-gia-toc-duc-post1510769.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Kinh tế học tốt và kinh tế học tồi trong một thế giới bất ổn

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách “Kinh tế học thời khó nhọc” của hai nhà kinh tế từng đoạt Nobel đưa ra các ý tưởng và giải pháp để xây dựng một xã hội nhân văn hơn.

Sau Hiểu nghèo thoát nghèo, bộ đôi nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng chiến thắng Nobel năm 2019 tiếp tục cho ra mắt một cuốn sách bàn về kinh tế cho những người làm chính sách cũng như người bình thường mơ về một thế giới tốt đẹp và lành mạnh.

Cuốn sách Kinh tế học thời khó nhọc đưa ra giải pháp thuyết phục dựa trên chủ nghĩa can thiệp thông minh và một xã hội lấy lòng trắc ẩn và tôn trọng lẫn nhau làm cốt lõi khi thế giới đang được vận hành trên sự bất ổn.

Sach kinh te anh 1
Cuốn sách Kinh tế học thời khóc nhọc. Ảnh: NXB Trẻ.

Kinh tế học tồi bóp méo tranh luận công khai

Kinh tế học thời khó nhọc gồm 9 chương chính, đưa ra cách nền kinh tế đang vận hành như thế nào trước những vấn đề chung của nhân loại như tình trạng nhập cư và nạn phân biệt đối xử, quá trình toàn cầu hóa và sự sụp đổ của công nghệ, tốc độ tăng trưởng chậm và biến đổi thời tiết…

Một trong những tranh luận nổi bật nhất của nước Mỹ nói riêng cũng như các nước phát triển nói chung là vấn đề dòng người nhập cư. Phần lớn mọi người cho rằng dòng người nhập cư ồ ạt đổ vào đất nước của họ sẽ làm ảnh hưởng đến cư dân địa phương.

Cuốn sách đưa ra dẫn chứng về các cuộc di cư trong lịch sử chứng minh rằng dòng người đó không hề cướp mất việc làm của người bản xứ, thay vào đó giúp vạch trần những lỗ hổng trong dịch vụ công và nhà ở xã hội mà chính sách của quốc gia đó đang thực thi.

Qua đó, mọi người có thể thấy được việc nhập cư có vẻ có lợi cả với dân nhập cư lẫn dân địa phương. Nguyên nhân này bắt nguồn từ bản chất dị biệt của thị trường lao động và gần như không ăn khớp với câu chuyện cung cầu phổ thông.

Kinh tế học tồi tạo ra cơ sở cho việc tặng người giàu những món quà hào nhoáng, siết chặt các chương trình phúc lợi, đồng thời rao giảng ý tưởng nhà nước bất lực và tham nhũng, trong khi người nghèo thì lười biếng. Từ đó mở đường cho tình trạng bất bình đẳng và sự giận dữ khôn nguôi từ phần đông bộ phận người lao động nghèo.

Kinh tế học tốt trong thế giới bất ổn

Nhiệm vụ hàng đầu của Kinh tế học thời khó nhọc là làm thế nào để những hiểu biết sâu sắc này của hai nhà kinh tế học mang lại một thế giới nhân đạo hơn.

Một cuốn sách chỉ ra những trường hợp khi chính sách kinh tế thất bại, khi ý thức hệ che mắt khiến con người bỏ qua những điều hiển nhiên, nhưng cũng đồng thời cho thấy những hoàn cảnh và nguyên do mà kinh tế học tốt đã tỏ ra hữu dụng, nhất là trong thế giới ngày nay.

Khi con người tôn trọng lẫn nhau và giàu lòng trắc ẩn, mong muốn những điều tốt đẹp vì lợi ích chung là lúc kinh tế học tốt được thực thi.

Kinh tế học tốt đẩy mạnh việc phát thuốc kháng virus cho bệnh nhân HIV ở các nước đang phát triển để đảm bảo xét nghiệm được rộng rãi hơn và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Cũng nhờ kinh tế học tốt mà sự ngu dốt và ý thức hệ đã bị đánh bại, giúp cho màn tẩm thuốc diệt côn trùng được phát miễn phí tại châu Phi, nhờ đó giảm một nửa số trẻ em bị tử vong do sốt rét.

Sach kinh te anh 2
Hai nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee (trái) và Esther Duflo. Ảnh: IMF.

Những nhà kinh tế vì người nghèo

Trước Kinh tế học thời khó nhọc, Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng nổi tiếng với cuốn sách Hiểu nghèo thoát nghèo. 2

Vậy nên, là những nhà kinh tế chuyên nghiên cứu các nước nghèo, hai tác giả hiểu rõ được thực trạng nền kinh tế đang diễn ra ra sao, đặc biệt là ở những quốc gia họ từng sống và làm việc. Họ cũng ý thức sâu sắc được rằng thực tế đáng chú ý nhất trong 40 năm qua là tốc độ thay đổi của nền kinh tế cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Kinh tế học thời khó nhọc bàn về cả các vấn đề cũng như cách thức để sửa chữa thế giới này, với hy vọng mang đến sự cân bằng và bình đẳng hơn giữa các quốc gia.

Kinh tế học tưởng tượng ra một thế giới năng động mà không có rào chắn ngăn cản. Kinh tế học là những ý tưởng, chúng có thể thúc đẩy để thay đổi. Khi các nhà kinh tế học sẵn lòng thử nghiệm các ý tưởng và giải pháp, cho dù có làm sai hay đúng, miễn là đưa đến cái đích tối thượng, chính là xây dựng một thế giới nhân văn hơn.

Nguồn: https://znews.vn/kinh-te-hoc-tot-va-kinh-te-hoc-toi-trong-mot-the-gioi-bat-on-post1509322.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng